TẬP II - Phần Thứ Ba - Sông Hương - 1936
- 3 -

- Cha, tại sao cha có thể nói rằng con làm xấu hổ gia đình mình - cha không biết con đã đánh bại thằng Tây vô địch đó một cách ngay thẳng sao?
Từ trong thư phòng của Trần văn Hiếu, qua khung cửa sổ mở, giọng Kim sang sảng vang ra tới chỗ Lan đang ngồi bên cạnh hồ sen, nghe rõ từng tiếng. Suốt nửa giờ vừa qua, Lan không thể nào gạt khỏi tâm trí hình ảnh cậu bé Mỹ nhiệt tình và gan dạ ngày xưa nay là người thanh niên tuấn tú và chân thật đã đưa nàng về nhà chiều nay. Nàng cảm thấy lòng bâng khuâng lạ thường mỗi lần nhớ lại lúc đôi mắt xanh ấy nhìn vào mắt mình với vẻ ngưỡng mộ và nồng ấm. Nhưng rồi giọng Kim cất lên càng lúc càng cao đưa Lan về với thực tại, làm nàng thấp thỏm thu mình lại. Tay giữ mái tóc, tay ôm ngực nàng ngồi yên trên ghế đá và nghiêng đầu về hướng thư phòng, lắng tai nghe ngóng.
Với giọng quyết liệt Kim nói tiếp:
- Con đã chơi đúng luật và con thắng. Đúng lẽ công bằng chiếc cúp bạc phải thuộc về con!
Kế đó, nghe lối nói chậm rải, thận trọng đầy cân nhắc của cha, Lan biết ông đang nén giận:
- Nhưng cách chơi của con xúc phạm nặng nề người Pháp. Nó phản thể thao và khiêu khích - không đúng với cách chơi quần vợt truyền thống của họ. Họ có lý khi ra lệnh cho con chơi lại trận chung kết. Còn cha, cha cấm con không được chơi theo kiểu đó thêm lần nữa.
Kim nói, giọng thì thầm ngờ vực khiến Lan phải nín thở mới nghe ra:
- Cha! Con không tin nổi hai tai mình. Có phải cha đang có ý ra lệnh cho con “hợp tác” với bọn Tây để tự đánh bại mình?
Trần văn Hiếu nói lạnh lùng:
- Sự nhiễu loạn đó của đám đông là do bởi thái độ của con và vì vậy gây thành dư luận xấu kinh khủng cho gia đình ta! Cha cho con quyết định làm cách nào tốt nhất để bảo đảm không tái diễn sự xấu hổ ấy.
Kim phản đối:
- Con không chịu trách nhiệm về việc người trong các đám đông đó đã làm. Người ta chỉ phản ứng trước sự bất công trắng trợn của bọn Tây. Con không chấp nhận chơi lại! Con đã thắng sòng phẳng. Và con đã đồng ý với ông Nguyễn An Ninh rằng con sẽ viết một bài báo ký tên mình trên tờ La Lutte, công kích việc bọn Tây áp bức luôn cả cái sân quần vợt!
- Con lúc nào cũng ngoan cố không nghe lời cha. Con đã tham dự giải quần vợt trái với lời khuyên của cha. Trên tất cả mọi sự, con chỉ muốn thách thức cha và chỉ muốn gây rắc rối.
Sự giận dữ trong cung giọng cất cao của cha làm Lan như mất thở. Nàng hồi hộp, cực lòng trong khi chờ nghe câu trả lời của anh. Sau cùng, Kim nói với tiếng cười nho nhỏ và gượng gạo:
- Lúc này con đã thấy ra! Từ đầu tới cuối chắc chắn cha chỉ mong sao cho con bị đánh bại! Đó là lý do cha từ chối đi xem. Con thật điên rồ khi nghĩ cha có thể hãnh diện về con - hãnh diện rằng rốt cuộc con đã tìm kiếm được một sự tôn trọng và ngưỡng mộ chân thành nào đó giữa dân tộc mình! Lúc này con đã biết rất rõ! Dù con có làm gì đi nữa cha cũng không bao giờ hãnh diện về con. Ngay cả việc dành được một chiến thắng nhỏ nhoi trên bọn Tây chúa tể của chúng ta cũng làm cha thất vọng, có đúng như vậy không?
- Đúng! Vì bản tính của con bao giờ cũng mưu sự thành công bằng thách thức và đối đầu. Cha đã nhiều lần dạy con rằng nếu mình lùi một bước, tự nhiên sẽ yên ổn, sẽ sống êm thắm với mọi người. Cha luôn luôn ra sức hướng dẫn con và Tâm như thân phụ của cha đã hướng dẫn cha - để có sự tôn trọng thích đáng và đầy tinh thần Khổng Mạnh đối với người lớn tuổi, đối với đức vua và đối với các bậc quan quyền. Thằng Tâm học thuộc bài học đó, còn con, con lúc nào cũng chọn con đường làm loạn - đó là lý do cha xấu hổ về con!
Kim nói lớn, giọng như thể gào lên:
- Cái luân lý được Khổng tử cổ võ đó chính xác là loại tinh thần nô lệ ngoan ngoãn chính bọn Tây chủ nhân ông muốn chúng ta có. Chúng ta sẽ mãi mãi làm thân trâu ngựa cho bọn chúngï nếu chúng ta chỉ nghe theo những lời giảng dạy đó.
Trước lời phê bình bất kính và vô lễ lộ liễu ấy tiếng hơi thở rít vào đột ngột của cha làm Lan đứng bật dậy, tim đập rộn ràng. Dù trong khu vườn chỉ lờ mờ sáng nhưng qua khung cửa sổ nàng vẫn thấy rõ cha đang ngồi sau bàn viết, trước hai bức trướng bằng lụa đỏ treo trên vách trong đó thêu chỉ vàng hai chữ nho “Nhẫn” và “Hoà”.
Chửng chạc, tóc hai bên thái dương lốm đốm bạc theo số tuổi ngoài năm mươi, ông mặc chiếc áo thụng màu lam vẫn thường mặc buổi tối để thắp nhang và vái lạy trước bàn thờ tổ tiên. Đầu và vai rung rung cho thấy ông đang cố dằn mình để làm chủ cơn thịnh nộ. Tâm đứng sát bên ông còn Kim đứng phía bên kia bàn. Anh vẫn mặc bộ quần áo chơi quần vợt, đăm đăm nhìn cha và Tâm. Sợ cha và hai anh có thể quay ra thấy mình đang nghe lén, Lan lùi lại nép sau cành mận bên ngoài cửa sổ.
Trần văn Hiếu cất tiếng, rất điềm đạm:
- Con lại xúc phạm nặng nề thêm khi nói với cha theo kiểu đó. Cha yêu cầu con về phòng mình, chuẩn bị cho chuyến đi Huế ngày mai. Có lẽ việc quan chiêm cuộc tế lễ cổ truyền sẽ nhắc cho con nhớ di sản kế thừa đáng hãnh diện của chúng ta, khiến từ đó con không còn cư xử rồ dại hoặc phi lý nữa. Con hãy ngẫm nghĩ về những lời lẽ và hành động của mình trong thời gian vừa qua. Vài ngày tới, cha sẽ nói chuyện với con thêm.
Kim đáp trả ngay, giọng run run:
- Con không đi Huế với cha! Sau khi nghe những lời cha vừa nói tối nay, con thấy con không còn lý do để tiếp tục giấu giếm cha quan điểm thật sự của con.
Lan thấy cha ngước lên nhìn Kim, mặt lộ vẻ choáng váng. Rồi ông nói với giọng sỉ nhte. Tôi hi vọng họ không dự tính gây lộn xộn ở đây.
Khi cả bốn người ngồi yên chỗ Joseph hỏi nhỏ:
- La Lutte là cái gì vậy Paul?
- Một tờ báo cánh tả xuất bản ở Sài Gòn. Hầu hết những người viết cho nó là thanh niên trí thức An Nam có khuynh hướng cộng sản chủ nghĩa không kiểu này thì kiểu nọ. Một số theo Trotsky như Tạ Thu Thâu, Phan văn Hùm, Trần văn Thạch...
Joseph nhìn quanh các khán đài lúc này đã nhanh chóng ngồi đầy các tây thuộc địa và rải rác vài nhóm người An Nam. Ở hàng ghế đằng sau anh có khoảng ba chục thanh niên An Nam. Cũng giống các đồng bào của mình đang có mặt trong một môi trường xa lạ, họ giữ thái độ nhẫn nhục đồng thời không có ý chuyện trò với những người Pháp ngồi chung quanh. Lúc hai đấu thủ bước ra sân, họ nồng nhiệt cổ võ Kim nhưng không gây ồn ào.
Khi hai đấu thủ đứng vào vị trí ở vạch cuối phần sân của mỗi người, trong khán giả Pháp có ý kiến rì rào và thích thú về tầm vóc của mỗi tay quần vợt. Jules Pinot, nhà quán quân Pháp, trợ tá một chủ đồn điền trà gần Sài Gòn, có tác người cao lớn vạm vỡ. Còn Kim chỉ có chiều cao của một người An Nam trung bình nên so với đối thủ, anh có vẻ nhỏ nhắn ẻo lả.
Trận đấu gồm nhiều nhất là ba “sét” nếu hai sét đầu hòa nhau. Khi đôi bên chỉ mới bắt đầu dượt banh làm nóng người, tay quần vợt Pháp đã tỏ rõ không tính tới chuyện sẽ nhường đối thủ nhỏ con của mình một điểm nhỏ nào. Anh ta giao banh và đánh banh dài, xuôi tay rồi ngược tay, khai thác hết sức mạnh của hai vai đồ sộ. Còn Kim giao banh ngắn và xoáy mạnh, chạy lẹ làng khắp sân để đánh trả bằng những cú xoay cổ tay nhuyển và khéo léo hơn.
Sau đôi ba phút quan sát, Joseph nêu ý kiến:
- Người của anh coi bộ rất tự tin đó Paul. Anh ta đánh rất chắc banh.
Paul gật đầu rồi nhìn Lan, cười gây cảm tình:
- Chẳng may Kim gặp một đấu thủ không dễ nuốt. Pinot hiện giữ chức vô địch giải ba năm liên tục. Anh có thể thấy hắn không nghĩ là hắn sẽ thua.
Lan ngắm khuôn mặt cương nghị của anh mình trong một lúc. Dù điểm hơn thua chưa cách biệt lắm nhưng vẻ mặt Kim quyết liệt, tập trung hết tinh thần, với những di chuyển lao tới và vọt lui khắp sân, vớt các đường banh dài và chéo của người Pháp. Lan thở ra nhè nhẹ, nói nho nhỏ:
- Đúng vậy. Tôi e rằng so với anh Kim, Monsieur Pinot cho thấy có sức vóc hơn. Nhưng anh Kim biết rõ anh là người An Nam đầu tiên vào chung kết - anh ấy sẽ chống chọi tới cùng.
Sét thứ nhất với các ván khai trận đúng y lời Lan đoán trước. Thỉnh thoảng giữa hai điểm số của một ván, nàng cười cam chịu với Paul và Joseph. Ở set thứ nhất, người Pháp dẫn trước ba không. Cú giao banh rất nhanh và những cú đánh banh sát đất phá vỡ thế phòng ngự của Kim. Khắp chung quanh Joseph và các bạn anh, đám tây thuộc địa vỗ tay hoan hô Pinot, tưng bừng bày tỏ thiện cảm. Chỉ trong những dịp hiếm hoi Kim kiếm được một điểm họ mới vỗ tay một cách lịch sự để tỏ ra cũng có cảm tình với kẻ yếu thế. Tuy nhiên, người thanh niên tuyển thủ An Nam cực kỳ ngoan cường, tiếp tục tranh từng điểm một. Anh nhanh nhẹn lao mình từ đường biên mé bên này sang tới đường biên mé bên kia sân cỏ, đuổi theo banh không biết mệt dù không mấy kết quả. Tới lúc vào trận sâu hơn, anh bắt đầu nhập mình tốt hơn theo tốc độ và các hướng banh của đối thủ.
Dù đã bắt kịp đều điểm, Kim vẫn thua liên tiếp bốn ván. Nhưng sang ván thứ năm, hai người dằng co đều điểm một lúc lâu và Kim thoát ra khỏi tình thế bị dẫn điểm trước bằng những cú cắt banh khéo léo, thả banh rơi vào điểm chết sát mé lưới bên phía đối thủ. Vẻ mặt của tay quần vợt Pháp tối sầm lại khi phải từ vạch cuối sân liên tiếp lao người lên gần lưới để đón đỡ những cú bỏ nhỏ trêu ngươi của Kim. Và bằng việc đổi qua chiến thuật khôn ngoan đó, Kim có thể gài bẩy đối thủ to con hơn mình với nhịp độ càng lúc càng tăng.
Trong khi cố gắng ngăn không cho Kim thắng ván này bằng một cú đánh ngược tay hiểm hóc nhưng không thành công, Pinot cáu tiết lao người lên phần sân trên và bị trượt, té chuồi cả người vô chân lưới. Khi gỡ được mình ra và đứng lên, chiếc áo thun trắng của anh ta lấm bê bết màu cỏ xanh lem luốc. Nhóm người An Nam ngồi đằng sau Paul lập tức đứng thẳng người lên, vỗ tay và lớn tiếng hoan quả thắng điểm đầy mưu trí và đầu tiên ấy của Kim. Vài người vẫy vẫy trên đầu mình tờ báo La Lutte cuộn tròn. Thấy vậy, những người An Nam ngồi trong các lô khác cũng đứng hẳn dậy, nhập cuộc hoan hô ầm ỉ.
Joseph liếc về phía Lan, thấy nụ cười rạng rỡ của nàng mờ dần và biến thành vẻ lo lắng khi tiếng hoan hô mừng rỡ của những người An Nam khác vẫn tiếp tục. Đầu và vai Lan giữ thật thẳng, không nhúc nhích, cho thấy lòng nàng đang căng thẳng. Nhận ra điều đó Paul đưa tay nắm tay Lan, nhè nhẹ trấn an. Nhưng chỉ chút sau, Joseph thấy nàng rút tay ra, ngồi yên lặng giữa Paul và Joseph, đăm đăm nhìn sân đấu trong khi các ủng hộ viên Pháp lạnh lùng ngó các ủng hộ viên của Kim đang vui sướng hoan hô.
Thắng ván ấy khiến Kim thêm tự tin trong khi cú té nặng vừa rồi làm đối thủ Pháp rúng động. Khi trận đấu tiếp tục, người An Nam bắt đầu đánh banh chính xác hơn trước. Hễ Kim thắng được một điểm, đồng bào của anh lại bùng lên hoan nghênh bằng những tiếng khen nức nở. Nhiều tây thuộc địa bắt đầu quắc mắt, càm ràm cáu kỉnh với nhau. Kim thắng ván kế đó rồi thắng thêm hai ván nữa một cách dễ dàng, đạt tới bốn đều. Và thêm lần nữa, những người ủng hộ Kim lại hò hét vang rền.
Tới ván thứ chín của set đầu, Kim thận trọng giao banh ngắn và mạnh, mặt đầy vẻ tập trung. Không biết bao nhiêu lần anh bỏ nhỏ sát lưới rồi lại lốp những đường banh cao và khéo léo khiến người Pháp cuống cuồng lao ngược từ giữa sân xuống cuối sân. Với nhịp nhảy đầy xáo trộn ấy, trận đấu vỡ, Pinot bắt đầu phạm hết sai lầm này tới sai lầm khác. Những đường banh nhanh, qua lại đều đều liên tục rồi bỗng dưng giật ngắn theo kiểu đột nhiên bỏ nhỏ, phá tan lối đánh giập giờn bay bướm của châu Âu. Kim thắng ván đó và ván kế tiếp i Đông Dương tạp chí của Nguyễn văn Vĩnh và Nam Phong tạp chí của Thượng Chi Phạm Quỳnh, nhà văn Nguyễn Bá Học, Nông Sơn Nguyễn Can Mộng,v.v. Báo chí và các cơ sở xuất bản nở rộ: báo Thanh Nghị với Vũ Đình Hòe, Dương Đức Hiền,v.v.; An Nam Tạp Chí của Nguyễn Khắc Hiếu; Tiểu Thuyết Thứ Bảy... Xuất sắc nhất là Tự Lực Văn đoàn với cơ quan ngôn luận Phong Hóa (1933) và Ngày Nay (1936) cùng các cây bút kiệt xuất như Nhất Linh, Hoàng Đạo, Khái Hưng, Tú Mỡ... Họ đã làm được công cuộc cách mạng về văn học, mở đầu lối viết trong sáng và giản dị để truyền bá tư tưởng, khuyến khích thanh niên phải có lý tưởng và đem hết nghị lực tham gia sinh hoạt xã hội, đòi hỏi phá bỏ những cổ tục lỗi thời, nhất là quan niệm trọng nam khinh nữ. Đặc biệt TLVĐ khéo lồng vào các tiểu thuyết tình yêu nam nữ những lời kêu gọi yêu nước, đòi hỏi nhân quyền, nhiệt tình lãng mạn cách mạng. Và như một hệ quả của kỳ vọng “không thành công thì thành nhân” của các liệt sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng, họ đã góp phần bồi đắp con đường sáng cho thế hệ mới, gây được làn sóng ngầm để tạo nên những triền sóng cuồn cuộn chuẩn bị cho các biến động mùa thu 1945.
Tại Huế, nổi bật là Huỳnh Thúc Kháng với tờ Tiếng Dân phát hành suốt từ năm 1927 tới 1943. Vợ chồng Đào Duy Anh với Quan Hải tùng thư. Tuy thế, chương trình cải cách của nam triều bế tắc với sự từ chức thượng thư đầu triều của Ngô Đình Diệm, và sau đó, người thay thế ông là Phạm Quỳnh với chủ trương Pháp Việt đề huề và quân chủ lập hiến - trước sự lấn lướt thô bạo của người Pháp và tinh thần khiếp nhược của quan lại nam triều - chỉ có giá trị như những tiếng vang cho một niềm ước vọng của những phần tử theo dân tộc chủ nghĩa, chủ trương tranh đấu ôn hòa.
Những đổi thay ở Paris làm sinh hoạt chính trị tại Sài Gòn rộn rịp hẳn và trở thành hạt nhân đấu tranh cho cả nước. Nó là nơi qui tụ các thanh niên và trí thức năng động, các tổ chức sinh hoạt trong khung luật pháp thuộc địa, tương đối qui củ, có qui chế báo chí thoáng hơn Hà Nội và Huế. Đợt đầu là 19 sinh viên ở Paris bị Pháp trục xuất vì biểu tình trước điện Elysée đòi ân xá Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí VNQDĐ, trong số người hồi hương ấy, có những khuôn mặt kiệt xuất như Tạ Thu Thâu, Huỳnh văn Phương, Phan văn Chánh, Hồ văn Ngà, Trần văn Giàu, Nguyễn văn Tạo... Rồi tới thế hệ đảng viên CS Đông Dương được Liên Sô đào tạo, lấy vùng Hóc Môn Bà Điểm làm địa bàn cho các hoạt động nổi, như Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, T.V. Giàu, N.V. Tạo, Dương Bạch Mai, Nguyễn thị Minh Khai... Các đảng Lập Hiến của Bùi Quang Chiêu, VNQDĐ Kỳ bộ Miền nam, Thanh Niên Cao Vọng Đảng của Nguyễn An Ninh và sự manh nha thành lập các giáo phái nhập cuộc chính trị như Cao Đài, Hòa Hảo. Nhưng nổi bật hơn hết là tờ báo La Lutte - Tranh Đấu - của khuynh hướng CS Quốc tế Đệ tứ dưới danh xưng Tân tả Phái như Nguyễn An Ninh, T.T. Thâu, Phan văn Hùm, Trần văn Thạch... kết hợp với một số nhân sĩ độc lập và đảng viên CS Quốc tế Đệ tam. Đây là cuộc kết hợp độc nhất vô nhị trên thế giới của hai quốc tế cộng sản. Dù khác nhau về khuynh hướng chính trị hoặc phương thức hành động, hoặc đôi khi động cơ cá nhân, nhưng mục tiêu chủ yếu của những nhân vật kiệt xuất ấy là đấu tranh cho công cuộc giải phóng đất nước khỏi nền đô hộ của thực dân Pháp. Những sinh hoạt ấy đưa tới cao điểm là Đông Dương Đại Hội Nghị năm 1937 của các tổ chức chính trị người An Nam từ Sài Gòn lan ra tới miền trung, yêu cầu Pháp cải cách chính trị và phóng thích đại trà các tù nhân chính trị. Bị áp lực của Paris, nhà cầm quyền Pháp tại Sài Gòn đành chấp nhận sửa đổi đường lối đôi chút và thả tù quốc sự phạm.
Khi những người tù chín muồi căm thù và nôn nóng hoạt động ấy bắt đầu trở về Sài Gòn, Hà Nội và Huế, nhân viên mật vụ và mật báo viên của Nha Liêm Phóng lại bị đặt vào tình trạng báo động, âm thầm rình rập, theo dõi những dấu hiệu của một mưu đồ chống Pháp mới, có triển vọng thấm sâu và lan rộng khắp nước.

- 1 -
Bước nhàn tản trên những con đường Sài Gòn đầy bóng mát lần thứ nhất kể từ năm 1925, Joseph tự hỏi phải chăng anh đang bị chính giác quan của mình đánh lừa. Trên đầu anh, hàng me hai bên đường Catinat héo hắt như đang chết rủ trong cái nóng ngột ngạt tháng Tư nhưng ngược lại, không khí thấm đẫm ẩm ướt ứ đọng nơi cổ họng dường như tạo ra trong anh một cảm giác ngần ngật và khích động, vừa bồn chồn vừa mơ hồ dễ chịu. Cùng lúc ấy, toàn bộ hệ thần kinh trong người cũng có vẻ như đang giản ra và dàn rộng để hấp thu càng nhiều ấn tượng càng tốt về cái thành phố từng sống quá đổi buốt nhói trong ký ức anh suốt mười một năm nay, kể từ lần ghé lại trước đây.
Ở tuổi hai mươi sáu sung mãn, thân hình cao lớn, vai rộng, vẻ mặt còn đôi nét trẻ thơ nhưng đày đặn của thanh niên đang thời kỳ trưởng thành, khuôn mặt Joseph thuộc loại đẹp trai như tượng tạc, so ra không kém chút nào vẻ mặt từng được trời ban cho người anh quá cố của mình.
Joseph vừa đi vừa thầm nhủ có lẽ mình cũng từng cảm xúc y như thế này trong một kỷ niệm không thể nào quên. Có thể đó là chuyến đi xe kéo đầu tiên với Chuck chạy qua mấy đại lộ của thành phố dù lúc này, thật ra anh chẳng còn nhớ chính xác cảm giác của mình trong buổi chiều xưa ấy ra sao. Cũng có thể sự đánh thức lại cơn đau đớn anh đã chịu khi nghe tin Chuck tử nạn khiến lúc này, cảm giác và nhận thức của anh bốc lên cao lạ thường.
Sau khi một mình dùng bữa tối tại Khách sạn Continental, Joseph thơ thẩn đi dạo qua những con đường vắng lặng trong khu vực cư dân phía bắc nhà thờ Đức Bà. Anh tưởng chừng mình có thể phân biệt chính xác trong hương đêm đậm đà những mùi toả ra từ các vườn hoa rậm rạp bên trong vòng rào quanh các biệt thự sang trọng kiểu Pháp - mùi mốc ẩm ướt từ hầm nhà xông lên làm phai bạc những bức tường màu xám nhạt, mùi thối rữa của đất ẩm và lá khô. Những mùi ấy quyện với hương thơm nồng nàn của hoa lài, hoa anh thảo, đu đủ và vô số hoa quả nhiệt đới khác mà anh không bao giờ biết rõ tên từng loại, cùng nhau xông thẳng lên đầu làm ngất ngây trí não.
Joseph nghe văng vẳng bên tai những giọt dương cầm thánh thót và trong trẻo từ một bao lơn lặng khuất nào đó, kèm theo là tiếng cười của nhiều người Pháp và tiếng ly cụng vào nhau. Những âm thanh ấy kéo dài trong một lúc và vang lên rõ hơn bởi không khí ẩm ướt chung quanh như làm nổi bật thêm trong anh tính chất ngụy biện về sứ mạng khai hoá của các tây thuộc địa ở Đông Dương.
Dưới mắt Joseph, tại những đường phố trong khu vực người bản xứ chung quanh chợ Bến Thành, lề đường dường như ngất ngây sinh động với màu sơn ta mộc mạc và đậm đà. Trong ánh sáng lập loè của những ngọn đèn khí đá, da thịt người nhà quê An Nam ở trần óng ánh như vàng khi họ cúi mình bên những ụ cao rau quả nhiệt đới xanh biếc bóng lưỡùng. Tại các tủ cho vay tiền bên lề đường, các phụ nữ Ấn Độ, quấn xà-rông đỏ và vàng loè loẹt quanh thân thể màu nâu khi ẩn khi hiện, mặt đầy vẻ thuần phục. Dọc rãnh nước bên đường, những người An Nam huyên náo khác đang chơi cờ bạc bằng hột xí ngầu hoặc bài tây, và các cu-li xe kéo co ro ngồi nghỉ mệt, xúc cơm đưa lên miệng bằng bàn tay cầm thìa đầy bụi bặm. Trước các tiệm mặt đường đang mở cửa, những nhà buôn béo phệ người Tàu lắp bắp quảng cáo hàng hoá của mình bằng tiếng Quảng Đông xuỵt xoạt.
Giữa tất cả những tiếng đời huyên náo và rộn ràng ấy, Joseph bắt gặp thấp thoáng sau cánh cửa hé một bàn thờ lung linh ánh nến, bên trên an vị mấy pho tượng Phật bằng đồng và bài vị tổ tiên. Anh dừng chân nhìn vào và thấy một người An Nam khoác áo thụng bằng lụa màu lam, râu cằm lưa thưa, đang thắp hương rồi bắt đầu tụng thời kinh tối. Vẻ mặt chan hòa an tĩnh và tràn đầy cung kính của ông lão khi phủ phục hình hài mảnh khảnh xuống mặt chiếu khiến tâm trí Joseph bỗng nhớ lại, một cách sống động, cuộc lễ khấu đầu bày tỏ lòng trung quân trong ngày Tết Nguyên đán thuở nào anh đã cùng mẹ chứng kiến tại Điện Thái Hoà ở cố đô Huế.
Tới lúc này Joseph hiểu rõ hơn bao giờ hết rằng trí óc non nớt mười lăm tuổi của mình đã chịu ảnh hưởng sâu đậm biết bao bởi những nếm trải trong chuyến đầu tiên ghé lại xứ sở này. Đột nhiên anh nhận ra, một cách sắc nét, rằng chính đôi ba phút ngất ngây bên ngai vàng của Hoàng đế Khải Định đã khiến anh không thể nào chấp nhận cuộc sống quân ngũ theo ý muốn của cha mình. Các cảnh tượng ngoại lai Á Đông tại kinh thành xưa cũ của An Nam đã như những liều thuốc kích thích xông thẳng lên não anh. Rồi chúng lắng xuống và đọng lại trong tâm tư khiến lòng mê say lịch sử trước đó của anh tự nó đặt trọng tâm và cố định vào phương Đông. Có lẽ nhờ thế, anh được tuyển vào đại học Harvard, nối tiếp bước chân người anh đã khuất.
Tối nay Joseph cũng nhận ra rằng việc mình quyết định chọn chuyên đề lịch sử Á Đông chỉ có thể phát xuất từ khoảnh khắc tiếp xúc với một trong những nghi lễ đẹp mắt của nước An Nam có quá khứ nhuốm đầy tinh thần Khổng Mạnh. Anh học ngôn ngữ Trung Hoa để có thể làm việc trên bản nguyên văn của những tài liệu thời cổ và của những hoàng đế vĩ đại thuộc các triều đại Hán Đường Tống Nguyên Minh và Thanh, những người trước đó anh đã đọc rất kỹ. Rõ ràng, tất cả những gì tái hiện trong con mắt tâm trí của Joseph chỉ là các biến thái từ hình ảnh được điểm trang bằng châu ngọc của Khải Định, vị quốc chủû ngồi trên ngai vàng lộng lẫy khi anh vào quan chiêm Điện Thái Hòa mười một năm về trước.
Sau khi ra trường, nỗi ám ảnh dai dẳng về vấn đề đó đã đẩy Joseph vào một công trình nghiên cứu sâu xa hơn. Anh bảo vệ xong luận án tốt nghiệp tiến sĩ về các quốc gia triều cống “Trung Hoa: nước trung tâm” gồm Triều Tiên, Miến Điện, Xiêm, Mông Cổ, Tây Tạng và An Nam - suốt trong nhiều thế kỷ đều công nhận quyền tối thượng của hoàng đế Trung Hoa qua những cống phẩm thường kỳ bằng bạc và nhiều loại châu báu. Nghiên cứu ấy sắp được xuất bản thành sách.
Khi tiếp tục bước nhàn tản qua trung tâm thành phố Sài Gòn oi ả Joseph chợt có ý nghĩ rằng chính đề tài ấy đã được quyết định vào năm 1925, trong cuộc thăm viếng lần đầu và có tính định mệnh của anh tại xứ sở An Nam này. Qua sự chọn lựa chuyên đề các chư hầu của Đế quốc Trung Hoa phải chăng chính tiềm thức của anh đã tìm lý do để đưa anh quay lại vùng đất đang sống mãi trong anh bằng những hồi tưởng vừa xót xa vừa cay đắng?
Chính Joseph tự đề xuất ý kiến rằng anh cần tiến hành thêm một số nghiên cứu trong các văn kiện lưu trữ của Trường Pháp Quốc Viễn Đông Bác Cổ ở Hà Nội để có những am hiểu vững vàng và thẩm quyền hơn cho những chương viết về An Nam trong lần xuất bản sắp tới. Sau khi ý kiến ấy cùng các kế hoạch nghiên cứu đề tài được giáo sư bảo trợ tại Đại học Harvard chấp thuận, Joseph mới mơ hồ nhận ra rằng động cơ của việc anh ao ướùc quay lại xứ sở này có lẽ không chỉ đơn thuần là nhiệt tâm học thuật.
Trong những tuần lễ trước khi bắt đầu chuyến vượt đại dương dài ngày, Joseph thấy mình càng lúc càng suy nghĩ tới cuộc săn bắn đã kết thúc cực kỳ bi thảm với cái chết của người anh mà mình vừa ganh tị vừa ái mộ. Tuy họa hiếm lắm Joseph mới ghé thăm Nhà Bảo Tàng Chuyên Ngành Vạn Vật Học Sherman tại Washington nhưng trước ngày rời Hoa Kỳ anh có tạt ngang đó, ngắm nhóm động vật trâu rừng, hươu và min do Chuck và cha anh bắn hạ. Thấy những con thú ấy được trưng bày như chúng đang sống trong môi trường rừng nguyên sơ, lòng Joseph lại nao nao những xúc động tưởng đã đào sâu chôn kín suốt hơn mười năm qua.
Rồi trong cuộc hành trình dài ngày từ Vancouver đi Hồng Kông trên con tàu khách của hãng Thái Bình Dương Canada, Joseph thấy mình mỗi ngày một thêm bâng khuâng. Kế đó, anh đi tiếp đến Sài Gòn trên một con tàu chạy bằng hơi nước của Công ty Vận tải Đường biển của Pháp xuất phát trước đó ở Marseilles. Khi bắt gặp hai ngọn tháp song đôi của Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn thấp thoáng nhảy nhót trên các ngọn cây bên dòng sông Lòng Tảo khúc khuỷu và lộng gió, Joseph thêm lần nữa cảm nhận vẻ mê hoặc dị thường của xứ nhiệt đới từng làm ngây ngất tâm trí thơ dại của anh nhiều năm trước đây.
Quang cảnh Rừng Sác xanh thẩm ăn tràn ra mé nước hai bên dòng sông mang bồng bềnh trở lại tâm trí Joseph những ký ức diễn tả linh hồn đất nước với sự trân trọng và đầy âm vang:
- Chúng ta lúc nào cũng giữ truyền thống của mình dù nhiều phen bị mất độc lập - ban đầu vào tay Trung Hoa và bây giờ vào tay Pháp. Con thừa biết rằng người ta không thể sống nếu mất linh hồn thì dân tộc cũng thế. Với quốc hồn, dân tộc sống theo chiều dọc, vượt thời gian và không gian, làm một cùng hương linh tổ tiên và khí hùng sông núi. Nếu con và cậu Lật hy sinh “quốc hồn” cho chủ nghĩa bôn-sê-vích để đổi lấy độc lập thì sau đó con sẽ thấy không tồn tại một dân tộc thật sự để cho mình làm hồi sinh. Trong Cuộc Khủng Bố Đỏ năm 1931 tại bắc Trung Kỳ, các “bạn” của con phạm những hành động hung ác. Khi giới hạn con người trong quan hệ kinh tế và chính trị, tại chỗ và nhất thời, các “bạn” ấy đã phủ nhận cuộc sống tâm linh. Tiếp tục hành động theo quan điểm không tưởng đó sẽ làm hư hoại tình tự và đạo lý của dân tộc vì khiến người dân chỉ còn quan hệ với nhau bởi các giá trị trần tục, thời cơ và giai đoạn.
Nhìn lên bàn thờ, nơi khói nhang đang bốc lên theo hình xoắn ốc, Trần văn Hiếu trầm ngâm một chốc. Rồi ông nhìn lần lượt vào mặt từng đứa con trai:
- Tây học dạy các con phải chọn cái này hoặc cái kia nên dễ bị thiếu cái nhìn toàn bộ và vì thế, nóng vội với lối giải quyết cục bộ. Chúng ta dựa vào lời giảng huấn của Đức Khổng để củng cố gia đình, tổ chức xã hội, sống hữu trách và tích cực. Chúng ta dựa vào lời thuyết pháp của Đức Phật để nguôi khoai khi đau khổ, sống từ bi cho tới bên kia cái chết. Chúng ta dựa vào đạo học của Lão Trang để hoà hợp với thiên nhiên và thanh thoát giữa cuộc thế. Chúng ta sắc phong các anh hùng liệt sĩ làm thần nhân và thờ cúng chư vị tại các đền miếu, đình làng để quốc được hộ, dân được an, để tri ân và giáo dưỡng. Những cái đó hiệp với cuộc cộng sinh mấy ngàn năm nay của một dân tộc thuần chủng, chung ngôn ngữ khiến chúng ta tin mình thừa khả năng dung hợp, với một tâm linh kim cương bất hoại. Quốc gia có suy có thịnh, lịch sử hết trầm lại thăng, nhân tâm khi đồng khi dị nhưng dân tộc phải như một gia đình, lấy bao dung đoàn kết làm phương châm. Sự phân chia dân tộc ra những thành phần đối nghịch và khẳng định rằng chúng đang loại trừ nhau khiến các “bạn” của con không chùn tay khi tàn sát đồng bào của mình. Họ từng chứng tỏ rằng họ không ngần ngại xé tan nát các bộ phận của dân tộc để “cứu nguy dân tộc”.
Trong một hồi lâu Kim im lặng đăm chiêu nhìn với vẻ mặt đắn đo. Như thể có phần rất nhỏ nào đó trong anh vẫn theo bản năng, kính trọng sự khôn ngoan trong những lời cha vừa nói. Kế đó, bất chợt nét mặt Kim vặn vẹo với vẻ quạu cọ như sôi máu theo một cơn thịnh nộ phi lý. Anh chồm người tới trước, đấm nắm tay thật mạnh lên mặt bàn viết của cha:
- Cha và anh Tâm mù quáng, không thấy ra hoặc nói một đường làm một ngả. Trong giai đoạn lịch sử này, ưu tiên tối thượng là thu hồi nền độc lập và tự do cho dân tộc. Muốn thế, phải có một chủ nghĩa chính trị đầy khoa học và đạt tới đỉnh cao trí tuệ. Phải có một đảng cách mạng có tổ chức, sinh hoạt chặt chẽ và đấu tranh chuyên nghiệp. Bên ngoài, đảng đó phải có chỗ dựa quốc tế. Bên trong, đảng đó phải có các đảng viên hiểu biết kỹ thuật đấu tranh, suốt ngày đêm chỉ nghĩ tới việc đảng, triệt để chấp hành lệnh đảng, xem đảng còn hơn mạng sống của mình. Nghĩa là phải có một đảng cách mạng thường trực. Đi theo chủ nghĩa bôn-sê-vich là đáp ứng đầy đủ cả hai yêu cầu thu hồi độc lập dân tộc và thiết lập công bằng xã hội. Trước mắt, chỉ một mình học thuyết của Lênin thôi cũng đủ để có thể giải phóng các dân tộc thuộc địa như chúng ta. Sâu xa hơn, chỉ có chủ nghĩa Mác–Lê mới có khả năng giải thoát chúng ta khỏi sự sỉ nhục suốt đời nô lệ và nghèo đói trước mặt bọn ngoại nhân đáng kinh tởm!
Trần văn Hiếu nhìn con trai, mặt không để lộ cảm xúc:
- Con cũng biết khá rõ rằng có những người Tây tốt - như quan ba Devraux - họ có lòng thương mến sâu xa xứ sở chúng ta. Tình trạng quá lệ thuộc vào người Pháp là một thực tế kéo dài sáu bảy chục năm nay, đã ăn thành nếp trong trí óc con người và phần thành giai tầng xã hội nên không dễ chấm dứt hay xóa sạch trong một thời gian ngắn. Nhưng lúc này mọi sự đang thay đổi. Nếu chúng ta hoạt động bình tĩnh và có phương pháp thì Hoàng đế Bảo Đại có thể trở thành vị quốc chủ hiện đại đầu tiên - được người Pháp cố vấn nhưng do mình cai trị với quyền hành độc lập rộng rãi hơn. Phái tránh bạo động hoặc gây quá nhiều xung động trong dân tộc, đưa tới cảnh nội chiến, máu đổ thịt rơi. Thà chấp nhận đường lối Pháp-Việt đề huề để phục hưng đất nước, nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí, cải thiện dân sinh. Bước đầu tiên mà cha đang cùng với đồng liêu ở Trung kỳ cũng như các nhân sĩ ở Nam kỳ vận động là yêu cầu người Pháp tái cứu xét, thực hiện đúng theo các điều khoản được qui định trong Hiệp ước Patenôtre năm 1884, tăng quyền cho Hoàng đế, từ đó tiến tới một chế độ quân chủ lập hiến.
Kim khịt mũi chế nhạo:
- Thật ảo tưởng và thơ ngây khi trông chờ lũ thực dân đế quốc giúp dân tộc bị đô hộ thu hồi độc lập, tự lực cánh sinh! Cũng thật không tưởng và tham lam khi vừa muốn làm một nhà cải cách vừa muốn ôm riết những đặc quyền đặc lợi bất chính của dòng họ mình, của giai cấp mình! Bọn Tây sẽ chỉ mãi mãi sử dụng chúng ta như chúng ta sử dụng con trâu con ngựa. Chúngï chỉ thương mến những tài nguyên phong phú chúngï có thể moi móc từ đất đai của chúng ta.
Mắt Kim bỗng nhiên bốc lửa khi anh nhìn xuống cha. Rồi anh thọc tay vào túi quần soóc móc ra một tờ giấy bạc nhăn nhúm. Anh kẹp tờ năm đồng ấy giữa hai ngón tay, vuốt cho thẳng rồi ve vẩy nó trước mặt:
- Đây là cái độc nhất mà bọn tây thuộc địa có lòng thương mến sâu xa. Và cha cũng có lòng thương mến sâu xa nó. Ngoài cái này ra, tất cả những cái khác chỉ là đạo đức giả!
Kim xoay tờ giấy bạc trong tay rồi chỉ vào tấm hình nổi in chân dung Bà Mẹ Pháp đang dang đôi tay nhân ái che chở trên vai hai người An Nam bản xứ:
- Cha có biết tấm hình này có ý truyền đạt cái gì không? Nó cho thấy một bà mẹ lôi những gã con trai An Nam khốn khổ ra nơi chợ búa - để bán chúng như những tên nô lệ! Và con là thằng con trai của những tên môi giới càng ngày càng mập ú nhờ tiền lãi đó.
Kim dừng lại một chút rồi đột ngột vung tay ném tờ giấy bạc thẳng vào mặt cha:
- Cha có thể không sẵn sàng chấm dứt việc bán nhân dân chúng ta cho bọn Tây vì lợi ích riêng tư, còn con, con sẵn sàng - con không còn là kẻ tham dự vào những hành động đáng xấu hổ như vậy nữa.
Trần văn Hiếu rúm người lại và nhắm mắt khi tờ giấy bạc giập giờn đậu xuống trên bàn trước mặt ông. Khi ông mở mắt ra, ánh mắt ông rơi thẳng lên tấm hình in nổi. Sau cùng ông mở miệng, giữ mắt không nhìn con trai. Ông nói bằng giọng siết chặt giữa hai hàm răng:
- Con đi khỏi nhà này ngay. Chừng nào ta còn sống thì chớ bao giờ trở về.
Từ bên ngoài cửa sổ Lan nghe rõ ràng hơi thở Kim hít vào thật nhanh. Bên cạnh cha, Tâm đứng bất động như một hình nhân bằng sáp, mặt không còn sắc máu. Trần văn Hiếu tiếp tục nói với giọng trầm tĩnh:
- Trong bất cứ hoàn cảnh lịch sử nào, gia đình và dân tộc phải là một. Nếu gia đình mất dân tộc cũng sẽ mất. Kim ạ, cuối cùng, giả dụ chủ nghĩa bôn-sê-vich thành công, con sẽ đem sự tan nát tới cho đất nước con, cho gia đình con và cho chính bản thân con! Đi ngay!
Lan không kềm nổi tiếng thổn thức khe khẻ thoát ra trên môi. Khi Kim bước rất lẹ ra khỏi phòng, nàng lật đật nhảy lên các tầng cấp chạy theo vào nhà. Lan gặp anh trong phòng khách lớn đầy bóng tối nhưng Kim lướt qua rất nhanh, không biết tới sự có mặt của em gái.
Oà khóc nức nở, Lan chạy vào thư phòng của cha, thấy ông gục mặt ảm đạm nhìn thật sâu lòng ghế. Quì xuống bên cha, nàng nắm bàn tay ông hôn lấy hôn để. Trên ngưỡng cửa, mẹ nàng im lặng xuất hiện; lúc ở nhà sau bà đã nghe rõ từ đầu tới cuối cuộc cãi vã và xô xát. Tâm đến bên mẹ. Bà vòng tay ôm con trai và kéo sát vào mình. Trên mặt bà nước mắt đang chảy thành suối.

Trong lúc Paul và Joseph cười rũ rượi nhắc lại và thêm mắm giặm muối cho chuyến cả hai ghé bản Mọi, người hầu bàn trở ra với chai sâm-banh Perrier-Jouet và hai chiếc ly. Cả hai nhìn nhau, cùng ngạc nhiên và cùng sung sướng chẳng kém gì nhau khi thấy thời gian trôi qua không làm suy xuyển chút nào tình bạn của họ dù sợi dây bằng hữu ấy chỉ được đan kết trong đôi ba ngày niên thiếu và suốt hơn mười năm nay chẳng còn được người nào nhắc nhở. Ngồi bên nhau khi đã quá đôi mươi, Joseph và Paul vẫn cảm thấy khoan khoái dễ chịu không thua gì thuở mới mười mấy tuổi.
Dần dần những bỡn cợt bông đùa qua đi, nhường chỗ cho lời thăm hỏi đứng đắn về những năm cả hai không gặp nhau. Paul vừa rót rượu vào ly lần thứ hai vừa nhoẻn miệng cười trìu mến rồi nói với Joseph:
- Joseph này, anh biết không, vẻ ngoài của anh thay đổi quá nhiều. So với lúc anh còn là một cậu bé, tôi thấy lúc này anh giống hệt ông anh Chuck của anh - nhưng anh đẹp trai hơn. Vừa thấy anh tôi cứ tưởng...
Paul chợt ngừng nói, chờ cho sâm-banh đầy ly rồi liếc thật nhanh người bạn Mỹ:
- Tôi xin lỗi - mình đã không gặp nhau kể từ tai nạn khủng khiếp ấy. Anh rời cuộc săn trước ngày xảy ra chuyện đó, đúng không?
Joseph lẹ làng gật đầu và xua tay:
- Không sao đâu Paul. Chuyện xảy ra đó ai cũng biết hết.
Rồi đang nâng ly rượu đầy ắp lên môi anh bỗng ngừng lại:
- Nhưng thú thật, việc trở lại nơi này làm tôi nghĩ tới anh Chuck nhiều hơn những năm vừa qua. Hẳn anh hoàn toàn hiểu rõ anh ấy trong mấy tuần lễ hai người đi săn với nhau, phải không?
Trong một thoáng trầm ngâm nhìn xuống đám đông đang đi dạo buổi tối dưới những hàng me trên vĩa hè đại lộ Catinat sát thềm khách sạn, Paul trả lời:
- Vâng, đúng vậy. Anh của anh là một thanh niên rất gan dạ và bắn giỏi. Cũng là một người bạn đồng hành cực kỳ hoà nhã. Cái chết của anh ấy làm ba tôi và tôi bị sốc rất nặng.
Lần đầu tiên Paul và Joseph im lặng. Trong một hai phút cả hai ngồi yên nhắp rượu, không ai nói với ai lời nào. Sau cùng Paul nói tiếp:
- Những buổi tối ở trại săn chúng tôi chuyện trò rất nhiều. Có một đêm Chuck nói tới một điều mà về sau nó bám riết trí óc tôi rất lâu.
- Điều gì vậy?
- Chuck nói cha anh kỳ vọng rằng anh ấy sẽ là một chính khách và còn có cao vọng rằng một ngày nào đó anh ấy có thể trở thành tổng thống Mỹ. Khi nói với tôi như thế, anh ấy nhe răng cười và thú thật rằng mình không quan tâm chút nào tới chính trị - tôi nghĩ có lẽ chính vì thế tôi nhớ mãi điều đó. Những gì xảy tới vào mấy ngày sau dường như làm cho điều đó hoá ra buồn bã vô cùng.
Thoáng chút ngần ngại, Paul nhìn thẳng vào mặt Joseph ở bên kia bàn:
- Ba anh có chuyền kỳ vọng đó qua cho anh không? Anh có sắp đi vào chính trường không?
- Tôi nghĩ là không.
Joseph trả lời thật lẹ, gần như trước khi người bạn hỏi xong câu. Anh từng mơ hồ nhận ra cái chết của Chuck khiến anh sinh lòng thèm muốn được sáng chói trong mắt cha để điền vào chỗ của anh mình và việc nhận ra ấy làm anh bối rối.
Tại đại học Harvard, Joseph lao vào hoạt động thể thao để cố chứng tỏ thể chất mình kiên cường, đó là cái anh thường nghi ngờ sẽ không bao giờ tự nó bộc lộ dưới cái bóng tài giỏi về thể thao và điền kinh của Chuck. Trong những năm học ở đó, anh trở thành cầu thủ ngoại hạng của đội bóng bầu dục và là một tay bơi lội hàng đầu, tuyển thủ quần vợt hàng đầu. Khi cha anh rũ anh tham gia những chuyến đi săn thường lệ, Joseph kinh ngạc thấy mình có thể nổ súng vào con mồi với lòng không chút băn khoăn. Nhưng kết quả những việc đó không làm thay đổi nhiều lắm bản chất mối quan hệ giữa hai cha con, và vì một lý do nào đó, anh không ngạc nhiên, cũng không đặc biệt thất vọng về mức độ quan hệ ấy. Cuối cùng anh nhận thấy thật vô ích khi nỗ lực tái tạo một hình ảnh phản chiếu các tài nghệ của Chuck - nhưng thật trái ngược, sự nhận biết ấy không cất bỏ hoàn toàn tình trạng chính anh tự mình thúc ép mình, một cách phi lý, phải tiếp tục những nỗ lực như thế.
Cuối cùng, Joseph nói với Paul bằng giọng nhẹ nhàng, cố che giấu cảm xúc của mình về vấn đề đó:
- Cũng y như anh Chuck, tôi nghĩ mình không có phẩm chất và khả năng thích hợp với chính trị. Và dù sao chú em của tôi có vẻ sẽ là người được cha tôi yêu thương hơn bất cứ ai trong nhà.
Cặp lông mày Paul nhíu lại thành một vệt nhăn dò hỏi:
- Anh có em trai sao Joseph?
Joseph nói thật nhanh, mắt nhìn xuống ly rượu:
- Tên nó là Guy, đứa không ngờ mà có. Lúc này nó lên mười. Nó sinh vào cuối cái năm anh Chuck qua đời. Tôi nghĩ nó giúp rất nhiều cho cha tôi trong thời gian ông cố gắng vượt qua tấn thảm kịch; nó làm cho cha tôi bớt phần nào suy nghĩ ủ ê.
Nói xong, anh vội vàng liếc vẻ mặt của viên sĩ quan Pháp nhưng không thấy có dấu hiệu nào chứng tỏ Paul đọc được ý nghĩa đặc biệt trong thông tin ấy.
- Và ông ấy có hoàn toàn bình phục không? - ý tôi muốn nói tới cha anh đấy.
Joseph gật đầu, mặt vẫn không ngước lên:
- Ông ấy mất một cánh tay, tôi tưởng anh biết rồi. Nhưng cha tôi là người rất quyết tâm - tôi giả dụ anh có thể nói là thậm chí ngoan cố nữa. Ông vẫn đi săn bằng một tay còn mạnh - và không tệ chút nào. Dĩ nhiên dùng súng trường loại rất nhẹ và không bao giờ còn bắn hạ con gì lớn hơn con nai. Tôi nghĩ, ban đầu cha tôi cảm thấy phiền muộn rằng ông đã chẳng làm được gì hơn nữa để cứu Chuck. Rồi thì dường như cái làm cho ông bực bội là Chuck đã không hành động đúng với tính cách của anh ấy. Anh tôi là một người gan dạ, đúng như anh nói, nhưng anh ấy không bao giờ liều lĩnh dại dột. Suốt một thời gian dài, cha tôi gần như tự trách mình rằng chínhpx;'>
Lần này mặt Lan bừng đỏ hẳn. Và Joseph nhận ra những lời mình vừa nói nghe điên rồ biết mấy. Anh lại buột miệng nói khi nàng nghiêng mình mở then cổng:
- Cô Lan, tôi xin lỗi. Nói như vậy ngốc quá nhưng quả thật tôi hy vọng chúng ta còn có thể gặp nhau nữa.
Trước khi khép cổng, nàng ngưng lại một chút rồi thêm lần nữa mỉm cười e lệ, và nói dịu dàng:
- Anh Joseph ạ, que sera sera - cái gì tới thì sẽ tới. Tạm biệt!
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: NGUYỄN ƯỚC
Được bạn: Admin đưa lên
vào ngày: 23 tháng 12 năm 2006

--!!tach_noi_dung!!--
TẬP II - Phần III - 1 -
--!!tach_noi_dung!!--
- 3 -
--!!tach_noi_dung!!--