Chương XXXIV
Việc ném bom ở Hà Nội

    
à Nội chẳng những là thủ phủ Bắc kỳ, mà còn là thủ phủ cả Đông Dương. Vậy, muốn nổi cách mệnh ở xứ này, trước hết tất phải đánh Hà Nội. Ta có thể nói rằng: Lấy được Hà Nội tức là lấy được tất cả!
Cho nên ngay từ lúc mới lập Đảng, chúng tôi đã phải chú ý đặc biệt các địa điểm chiến lược, và phải cố công tuyên truyền vào đám các hạ sĩ quan ở trong thành cũ của vua Lê rồi. Thế lực của Đảng, ở Hà Nội, nhất là ở trong quân ngũ, có thể nói là hùng hậu gấp máy chục lần ở mọi nơi. Nguyên chi bộ Tầu Bay, do anh Bội Môn (Trần Văn Môn) làm chi bộ trưởng, vừa cai, vừa đội, có đến hai mươi hai người. Còn ở hai trại thứ chín, thứ tư trong thành, cùng ở trại Khố Xanh, Đồn Thuỷ, không kể các binh đoàn, chỉ kể nguyên cai, đội, quản, chúng tôi đã có đến hơn hai trăm người là đồng chí. Nhưng sau việc mưu phản của Đội Dương, thì các đồng chí ấy, nếu không bị bắt khép tù, thì cũng bóc lon, cách chức, đưa lên các đồn lẻ ở Thượng du làm lính cả!
Còn các đảng viên thường như thư ký, tham tá, giáo học, giáo sư, các nhà buôn, các nhà kỹ nghệ, ít anh em thợ thuyền nữa, nếu thiếu các anh em gươm súng, thì trong một cuộc cách mệnh sắt máu, nào làm được việc gì?
Cho nên, kể là lực lượng chân chính của cách mệnh sau ngày anh Học bị bắt hụt ở Võng La, sau này mấy nghìn bom ở Bạch Mai, ở Thái Hà bị móc mói. Ở Hà Nội, Đảng chỉ còn có Ám sát đoàn là đáng kể thế thôi! Đoàn ấy tuy chỉ huy là anh Song Khê, song lãnh đạo chính là anh Đoàn Trần Nghiệp.
Anh Nghiệp năm ấy mười chín tuổi, quê quán làng Khúc Thuỷ, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông. Ông thân sinh anh là Đoàn Văn Ba, bà là Đinh Thị Thuận, làm nghề hàng bạc, và nhà ngày ấy ở số 56 phố Hàng Bạc.
Hồi 1928, anh làm thuê ở hiệu buôn Godar và vào học sinh đoàn của Đảng. Giúp tôi, anh vẫn viết các sách vở tuyên truyền và in tờ bảo “Hồn cách mệnh”.
Khi Đảng mở Việt Nam Khách sạn thì anh về làm thư ký coi kho ở đấy. Vì còn nhỏ nên mọi người gọi đùa là “cậu Ký Con”. Cái tên Doãn, là tên trong Đảng của anh; Anh còn cái biệt hiệu nữa là Sĩ Hiệp, đặt ra từ lúc xung vào Ám sát đoàn. Người anh dỏng cao, da trắng xanh, miệng luôn luôn như cười và hai môi đỏ như son. Mặt trái xoan, trán cao và hẹp, tỏ ra người thích thực hành. Mắt sáng và nhanh, có vẻ hiền lành hơn là dữ tợn. Trong các kỳ Hội đồng, tôi chưa từng thấy anh nói. Con người ấy, sống bên trong nhiều hơn là sống bên ngoài. Xin chớ ai lầm nhà hiệp sĩ của chúng ta là một kẻ “ăn thịt người không tanh”. Đó là một người ôm một ý tưởng cao siêu không chịu nổi ở đời những cái gì là nhỏ nhen, là nhơ bẩn, là đê hèn, khốn nạn!
Sau khi khách sạn đóng cửa, anh bị bắt nhưng được tha ngay, vì những kẻ phản đảng không biết có anh là đồng chí. Thả ra rồi, anh cùng anh Viễn, anh Viên, thường theo anh Học, anh Song Khê mà làm việc cho Đảng. Trước làm giao thông, sau xung vào làm Ám sát đoàn và làm trưởng Ám sát đoàn. Cái đoàn của anh chỉ huy kể ra nhiều lắm. Tuy vậy, nó là một cơ quan bí mật, trừ đoàn trưởng ra chẳng những người ngoài đoàn, mà đến người trong đoàn cũng không biết ai là ai nữa. Chúng ta chỉ có thể biết được tên các anh nghĩa hiệp ấy khi chẳng may bị bắt, và bị giết. Nhưng trong đó đã lẩn quất biết bao nhiêu bậc chí nhân, thánh nhân như lời Trang tử dạy: “không cầu công, không cầu danh, vì không biết có mình”.(1)
Sau khi Tổng bộ đã định kỳ khởi sự, Doãn được lệnh đúng ngày ấy Ám sát đoàn phải cắt đứt hết các giây thép, giây nói, và ném bom vào sở Mật thám, sở Cảnh sát, sở Sen đầm. Cơ quan của Đoàn khi ấy đặt ở 25 phố Hàng Giấy, tức là nhà ông Đào Tiến Tường.
Đôi vợ chồng già này, tuy không vào Đảng, song ủng hộ Đảng rất nhiệt tâm. Nào bom, nào súng sáu, nào dao găm, bao nhiêu những của giết người ấy. Bà cùng các cô con gái bà vẫn giấu giếm và coi giữ hộ các anh em chiến sĩ. Sớm ngày mùng 10 tháng Hai, vì việc ném bom, anh cho gọi tất cả năm người trong đoàn đến. Cả năm anh đều học trò trường Bách nghệ: Nguyễn Văn Viễn, Nguyên Du
  • Chương XXXV
  • Chương XXXVI
  • Chương XXXVII
  • Chương XXXVIII
  • Chương XXXIX
  • Chương XXXX
  • Chương XXXXI
  • Chương XXXXII
  • Chương XXXXIII
  • Phụ Lục
  • Văn tế Nguyễn Thái Học
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---
    !!!13903_33.htm!!! lại để cháy cho kỳ hết!
    Đó là số phận những làng ủng bộ cách mệnh, như Vĩnh Bảo, Võng La, Cổ Am, Xuân Lũng, Kha Lâm, Sơn dương, Khúc Thuỷ v.v…
    Các đạo quân cách mệnh ấy, mấy hôm sau vì chúng truy riết, anh em chết dần và bị bắt dần!
    Và ngay ngày 17, tên Vi Văn Định, Tổng đốc Thái Bình, đã về Phụ Dực, khám bên bờ sông, tìm ra một mớ khí giới và bắt mười người. Còn Vĩnh Bảo, vào tay tên Công sứ Hải Dương, thoạt đầu đã có đến hơn ba chục người bị bắt.

    Truyện Nguyễn Thái Học (1902-1930) ---~~~cungtacgia~~~---

    2 Tác phẩm

    --!!tach_noi_dung!!--

    Đánh máy: casau , Mõ Hà Nội
    Nguồn: VNthuquan.net
    Nhà xuất bản Duy Tuệ, Sài gòn, 1973
    Được bạn: Ct.Ly đưa lên
    vào ngày: 14 tháng 8 năm 2012

    --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--