Tháng 9 năm 1925, trong cuộc Đông Chinh lần thứ nhất của quân Cách mạng quốc dân, tên quân phiệt Quảng đông Trần Quýnh Minh đã vấp phải đòn đả kích trầm trọng, nhân lúc Liêu Trọng Khải bị đâm chết, Dương và Lưu ở Quảng Châu phản loạn, đã dựa vào việc vay một khoản tiền mặt rất lớn và 3 triệu viên đạn mà Chính phủ thực dân Hồng công bỏ ra, cùng với 30 vạn đồng lương quân đội của chính phủ Đoàn Kỳ Thụy bỏ ra, đã chỉ huy bọn tàn quân lại một lần nữa phát động cuộc phản loạn; sau khi chiếm lĩnh Triều châu, Sán Đầu v.v... lại bắt đầu tiến công Quảng Châu. Những người như Đặng Bản Ân, Hùng Khắc Vũ v.v.. câu kết với quân phiến loạn, từ ba mặt đông, nam, bắc đánh khép gọng kìm vào Quảng Châu. Vì thế, Chính phủ quốc dân Quảng Châu quyết định tiến hành cuộc Đông chinh lần thứ hai. Tưởng Giới Thạch đảm nhiệm chức Tổng tư lệnh quân Đông chinh lần thứ hai. Ai ngờ trong lần Đông chinh này, Tưởng Giới Thạch lạc cực sinh bi, khi thân lâm vào tuyệt cảnh, một độ đã muốn tự sát để Thành nhân. Điều này vì sao vậy?Lần Đông chinh này, Tưởng Giới Thạch hấp thụ được những bài học lần trước, trước khi xuất quân đã ban phát lệnh hành quân, kỷ luật nghiêm minh, thay đổi kế hoạch tác chiến, trước hết đưa quân chủ lực Đông chinh tiến về sào huyệt cũ Huệ Châu của Trần Quýnh Minh.Huệ Châu có tên gọi là chiếc chìa khóa của Đông Giang, phía đông gối núi, ba mặt nước vây quanh, thành phòng hiểm yếu, dễ giữ khó đánh. Truyền thuyết kể rằng từ đời Tống đến nay có giữ là được, từ trước tới nay chưa có người nào có thể công phá được thành Huệ Châu. Lúc đó, Huệ Châu có bộ đội chủ lực của Trần Quýnh Minh là Dương Khôn Như phòng thủ, cho rằng không thể nào có sơ xuất mất mát được. Tưởng Giới Thạch thân mang chức Tổng tư lệnh quân Đông Chính, quyết tâm trước hết phải phá tan tiền lệ cho rằng thành Huệ Châu khó đánh hạ, Tưởng đã tổ chức đội cảm tử trên 650 tên, mỗi tên được thưởng 30 đồng, rồi tiến hành phá thành mạnh mẽ dưới sự yểm hộ của hỏa lực đại pháo. Tưởng Giới Thạch còn đích thân chỉ huy, treo giải thưởng 100 đồng cho người nào vào Thành trước nhất. Đúng là với sức mạnh trọng thưởng tất có kẻ dũng phu. Qua hai ngày kịch chiến, thành Huệ Châu dễ giữ khó đánh, cuối cùng đã bị quân Đông chính công phá. Dương Khôn Như hoảng sợ chạy trốn ra ngoài Đông môn, hơn 4000 tên lính của hắn bị bắt sống. Tưởng Giới Thạch vô cùng sung sướng tuyên bố trước mọi người, mỗi binh sĩ được thưởng tiền là 1 đồng, được thưởng thịt lợn là bốn lạng.Sau khi phá được Huệ Châu, Tưởng Giới Thạch vui mừng đắc ý liền ra lệnh cho quân đội tiếp tục tiến lên phía trước, quét sạch bọn tàn quân địch. Chính trong lúc Tưởng Giới Thạch say xưa với chiến tích hiển hách của mình, sư đoàn thứ ba quân Đông chinh do Đàm Thự Khanh chỉ huy đã bị quân chủ lực của bọn làm phản Trần Quýnh Minh bao vây chặt ở khu vực đất Đường Hồ gần Hoa dương vào ngày 27 tháng 10, tổn thất rất thảm hại. Tưởng Giới Thạch nghe tin giật mình kinh sợ lập tức vội vàng tới Hoa Dương đốc chiến, hòng cứu vãn cục thế thất bại. Tưởng còn đặc biệt đem theo đại đội hộ vệ của Bộ tổng chỉ huy quân Đông chinh do đại đội trưởng Trần Canh dẫn đầu. Đúng là tên đại đội trưởng Trần Canh này đã cứu mạng Tưởng Giới Thach.Khi đánh Huệ Châu, Trần Canh còn đang làm đại đội trưởng ở trung đoàn số 4 thuộc trung đoàn chủ công của Lưu Nghiêu Thần. Trong cuộc chiến đầu phá thành, Trung đoàn trưởng họ Lưu chết trận, chân trái của Trần Canh cũng bị thương, thế nhưng Trần Canh không chịu rời chiến trường, vẫn chỉ huy quân đội anh dũng chiến đấu. Sau khi kết thúc cuộc chiến đấu, Tưởng Giới Thch đã điều độing đại đội của Trần Canh tới làm nhiệm vụ hộ vệ ở bên cạnh mình.Sư đoàn ba do Đàm Thự Khanh chỉ huy, từ quân Việt cải biên thành, sức chiến đấu tương đối yếu. Sau khi Tưởng Giới Thạch chạy tới sở chỉ huy Lý Vu, đã liên tục tổ chức ba lần phản công, nhưng đều thất bại. Trong lúc đang điều chỉnh quân đội, bỗng nhiên vấp phải một đợt đánh thọc cạnh sườn của quân phiến loạn Lâm Hổ, thế là toàn tuyến của Sư đoàn ba đều bị tan vỡ. Tưởng Giới Thạch bực tức ngay lúc đó đã cách bỏ chức vụ Sư đoàn trưởng của Đàm Thự Khanh, hạ lệnh cho Trần Canh giữ quyền Sư đoàn trưởng sư đoàn này, thu thập lại quân đội tan vỡ, tổ chức lại các đợt phản công. Thế nhưng, thế đại quân tan vỡ thất bại không có cách gì chống đỡ nổi. Trần Canh tạm thời giữ quyền sư đoàn trưởng, có những bộ đội không nghe sự chỉ huy của Trần, nhìn thấy quân phiến loạn dần dần áp sát tới gần, các nhân viên của Bộ tổng chỉ huy cũng tháo chạy tán loạn. Nhìn thấy tình hình này, Tưởng Giới Thạch càng bức tức bại hoại, rút súng lục ra vung lên quát tháo ấm ỹ ở sở chỉ huy:- Không được rút lui! Không ai được phép rút lui!Tiếng nói vừa dứt, một viên đạn bay véo qua tai, Tưởng Giới Thạch hoảng sợ quá ngồi bệt mông đít xuống dưới đất. Nhìn thấy quân phiến loạn dần dần áp sát, lo sợ quá, Tưởng giơ súng lục lên, quát to:- Ta sẽ tự sát để thành nhân tại đây, ta không còn mặt mũi nào trở về nhìn thấy các phụ lão Giang Đông nữa. Đúng là Tưởng muốn bắt chước tấm gương của Sở Bá vương Hạng Vũ tự vẫn ở Ô Giang. Nhìn thấy tình hình này, Trần Canh vội vàng bước tới khuyên can:- Ngài là tổng chỉ huy, hành vi của ngài sẽ phát sinh ảnh hưởng đối với toàn bộ chiến sự lần này. ở đây cuối cùng chỉ là một sư đoàn hơn thế vẫn chẳng phải là quân đội do Hoàng Phố huấn luyện ra. Xin hãy mau mau rời khỏi nơi này. Chúng ta có thể chỉnh đốn lại quân đội, rồi sẽ đánh trở lại.Trong khi nói chuyện, quân phiến loạn càng ngày càng tới gần đen kịt. Tưởng Giới Thạch hoảng Sợ quá hai chân mềm nhũn, không sao có thể tự đứng lên được nữa. Trần Canh nhìn thấy tình thế càng ngày càng nguy cấp, chẳng kể gì tới vết thương ở chân mình, đã cố hết sức cõng Tưởng Giới Thạch rút lui về phía sau.Trần Canh cõng Tưởng Giới Thạch trên lưng, chạy một mạch mấy cây số, tới bên một dòng sông, đưa Tưởng lên trên một con thuyền, rồi vội vàng quay trở lại tổ chức bộ đội chặn đánh quân địch truy đuổi tới. Khi Trần Canh vượt qua sông thoát nạn thì ánh tịch dươngg đã ngả về tây rồi. Tưởng Giới Thạch hồn kinh chưa định, bắt Trần Canh phải lập tức chạy ra ngoài 160 dặm đường để truyền đạt mệnh lệnh của Tưởng cho sư đoàn một, để cho sư đoàn một kéo tới chi viện. Để bảo đảm thắng lợi của cuộc Đông chinh, Trần Canh chẳng quản gì tới vết thương ở chân và sự mệt mỏi của một ngày kịch chiến, đã hóa trang thành một người nông dân, bôn ba một ngày một đêm, ứng phó với sự quấy rối của mấy toán thổ phỉ, cuối cùng đã đem tình hình cuộc chiến đấu ở Hoa Dương báo cáo với Hà ứng Khâm và Chu Ân Lai ở Sư đoàn 1. Lúc này Tưởng Giới Thạch mới tiếp tục tổ chức ba sư đoàn tiến hành phản công, đánh tan quân đội của Lâm Hổ, tới ngày úng là ân sủng cùng có đủ.Thế nhưng, mối cảm kích đối với ơn Trần Canh cứu mạng của Tưởng Giới Thạch đã phát sinh biến hóa rất nhanh chóng. Sau khi quân Đông chinh đánh hạ đựoc Sán Đầu, Tưởng Giới Thạch bất ngờ biết được Trần Canh học sinh khóa 1 trường Hoàng Phố vốn là một đảng viên Cộng sản. Tưởng lập tức lật mở cuốn danh sách sĩ quan các cấp là học sinh trường quân sự Hoàng Phố đặt ở trong phòng ra, vẽ một ký hiệu vòng tròn đỏ ở bên cạnh họ tên Trần Canh, còn ghi chú thêm Người này là đảng viên Cộng sản không thể để cho hắn cầm quân được.Khi tham mưu hầu cận Trần Canh bước vào trong phòng ở của Tưởng Giới Thạch, vô tình nhìn thấy hàng chữ viết ở bên cạnh của Tưởng, lập tức liên báo cáo tình hình với Chu Ân Lai. Chu Ân Lai yêu cầu Trần Canh phải rời khỏi Tưởng Giới Thạch ngay. Trần Canh lập tức lấy lí do về quê thăm mẹ tới xin phép Tưởng Giới Thạch. Trong óc Tưởng Giới Thạch lập tức nhớ lại hàng chữ ghi bên cạnh mà mình đã viết trước đó mấy hôm, thế những trên miệng vui vẻ bằng lòng ngay, còn cử người đưa tiền lộ phí cho Trần Canh. Sau khi Trần Canh rời khỏi bộ tổng chỉ huy quân sự đông chinh liền về trường quân sự Hoàng phố đảm nhiệm đại đội trưởng đại đội 7 trung đoàn 1 khoa bộ binh.Năm 1931, Trần Canh trên thân mang chức vụ Sư đoàn trưởng sư đoàn 12 Hồng quân công nông Trung Quốc trong khi đột phá vòng bao vây của quân đội Quốc dân đảng chân phải bị thương nặng, khi điều trị ở Thượng Hải không may bị bắt, bọn phản động Quốc dân đảng đã dùng hết mọi cực hình đối với vị ân nhân đã cứu mạng Tưởng Giới Thạch này, uy hiếp dụ dỗ, rồi lần lượt dẫn giải Trần Canh từ Thượng Hải đến Nam Kinh, từ Nam Kinh chuyển tới Nam Xương, lại từ Nam Xương giải tới Nam Kinh, giày vò trăm nỗi đớn đau. Đây là câu chuyện về sau.