Trời gió quá! Chắc sắp mưa… Mình đi đâu cũng có mưa, nghĩ cũng lạ…Hôm ở Sài Gòn cũng vậy. Giờ trở lại Huế cũng có mưa… Có gió nhiều quá, đứng đây hơi lạnh…Chú ôm Dương đi! Gì… Ôm Dương đi… Thiệt hả… Chú có muốn ôm Dương không? Chú hỏi nữa là Dương đi… Ờ…Có…Có…- Thế Nhân định ra tay trước, ai ngờ Xuân Dương cho phép rồi. Bên bờ Nam cầu Tràng Tiền, có mấy nhà hàng đang xây. Vỉa hè sát con sông có mấy chòi lá bằng rơm chưa có rào, Thế Nhân bất ngờ được cho phép không nói được một lời nào nữa. Anh đứng dựa vào cây cột của chòi lá, mặt quay ra sông và cầu Tràng Tiền. Ánh sáng đèn màu lấp lánh trên mặt con sông đều hướng về hướng họ, quả là nhà văn nào cũng mong được mối tình ngọt ngào như thế. Lúc trước được vào trường Đại học Sư Phạm Huế, nhìn thấy một cặp yêu đương ôm ấp nhau ở con sông thơ mộng thật không gì bằng. Xuân Dương rất mong mỏi được ai đó ôm ấp yêu đương, nhưng lúc đó tựa như chưa biết tí gì về tình cảm đôi lứa. Giờ như cảm giác mong ngóng đó hiện ra, nếu như mình không chộp lấy thời cơ này, sẽ tiếc nuối y như khi ra trường không có chút kỷ niệm tình yêu nào. Những cặp quấn quít len lén nhìn trông sôi nổi, còn giờ Xuân Dương chỉ đứng ngang ngực. Quay qua bên nào cũng hướng về hai nách của anh, nên cô nhăn mặt đẩy ra: Thôi… Sao? Thôi… Mới ôm có chút xíu! Chút xíu thôi… Ờ…Cũng được…Bước đầu… Anh chưa bao giờ gặp được tình huống này, cho nên luống cuống mà không biết phải xoay trở ra sao…Chỉ khi ai đó có lần tập luyện trước đó vậy. Xuân Dương vẫn không nói gì. Cô thấy thích thú như mình có một quyền hạn nào đó (cho phép hoặc không cho phép). Thế Nhân vẫn cất cao giọng “hót”: Tự nhiên sinh sôi con người ta, có những hành vi được chọn lọc, chắc chiu từ khi hình thành sự sống. Chỉ một vài hành vi của bản năng, đó là thời khắc mà con người ta không cất nổi một câu nói nào… Sao chú nói là đến Huế, chỉ vì viên ngọc triều Nguyễn? À…Thì có yêu đương nữa vẫn hơn. Chú có yêu Dương không? Anh lúng túng hết sức khó trả lời: Nếu nói rằng mình yêu trong khoảng một thời gian ngắn ngủi, thì hóa ra như một “thằng già” mất nết nói yêu bừa bãi. Còn bằng như không nói, cũng không còn mấy hy vọng ôm cô bé vào lòng: Đánh giá phần trăm được không? Khoảng 80%... Không được. Có hay không thôi? Ờ…Ờ…Có… Nhỏ quá không nghe… Có! Thế Nhân phù hơi nói to, rồi hiểu ra là Xuân Dương muốn anh nói ra tình yêu của mình. Bình thường Thế Nhân có gương mặt trông ngầu ngầu, biết mình già đầu mà vẫn còn bị “con nít”dụ. Chưa khi nào anh có gương mặt méo mó trông mất tự nhiên như vậy. Xuân Dương cười lí nhí, giọng cười trẻ thơ: Dương chạy đây… Cái gì…Chạy à! Thế Nhân y như con thiêu thân, rượt đuổi theo bóng hình bé bỏng. Lúc này, hoàn toàn quên phắt mình là ai làm gì nữa. Viên ngọc…Viên ngọc của tôi… Thế Nhân mới đó bao nhiêu uất ức, giờ vui như đứa trẻ chẳng thiết gì. Tình yêu là món thuốc bổ tự nhiên ban tặng, không gì bằng. Thế Nhân nghĩ ai lọt vào hoàn cảnh của anh cũng sẽ bị “khờ” như vậy. Chạy đâu được một đoạn, hai người chui xuống gầm cầu Tràng Tiền. Xuân Dương thở muốn hụt hơi nhưng lại cố muốn nói điều gì, cô thều thào: Nhớ chút chút rồi…Hình như là có viên ngọc thật… Xuân Dương chạy dọc theo con sông Hương, Thế Nhân rượt đuổi giả vờ theo không kịp. Cô cảm thấy cũng quí, cũng yêu thương “người đó”, rồi bổng nhớ ra được đôi điều. Cô cảm thấy như mình nhớ ra được mang máng.- Khoảng thời gian còn bé, chừng đâu bốn năm tuổi Xuân Dương có nghe bà cố và bà nội nói chuyện: Trong tộc họ Đặng có giữ một viên Ngọc thời triều Nguyễn. Lúc chăn trâu ngoài đồng, mấy đứa trẻ xúm xít nhau tán dương anh trai: rằng anh là con trai của tộc họ Đặng, nên chắc chắn sẽ được giữ viên ngọc ấy. Theo thời gian lớn lên, Dương quên bẵng đi câu chuyện ấy. Có thể trong lúc buồn ngủ, ý thức bất chợt gợi lại một khoảng ngắn, rồi con người ta tựa như vô thức mà vẽ bừa. Viên Ngọc thời triều Nguyễn hình như là có thật, mà ai đó trong tộc họ Đặng đang gìn giữ. Trời bắt đầu đổ mưa, mặt sông Hương rỗ mặt. Đèn không còn lấp lánh trên mặt sông. Những người khách du lịch nhiều hơn là dân địa phương, tiếng nói mọi miền chan hòa dưới chân cầu Tràng Tiền, thêm nhiều người chạy vào gầm cầu núp. Thế Nhân và Xuân Dương chọn vị trí thuận tiện hơn những người mới đến, đón nhận cơn mưa đầu mùa tại Huế. Từng đợt nước trên trời rải nhanh loáng qua rồi tiếp tục từng đợt gió thổi mát về chân cầu. Thời tiết mát lạnh thay đổi nhanh, Xuân Dương nhảy mũi nhưng tay thì lắc lia lắc lịa: Chịu được…Đừng có ôm… Ai đòi hồi nào…Làm như lúc nào cũng muốn. Thế Nhân mới vừa định “trổ mồi” mà bị Xuân Dương “bắt bài”, rồi liếc ra mọi người xem thử bao nhiêu người nghe. Hơi nhột vì có một khách du lịch đứng phía bên trong nhìn rõ mọi chuyện. Thế Nhân chuyển câu chuyện tình tứ trở lại với “tư duy cao siêu” mà mình đeo đuổi: Cố gắng nhớ lại nữa xem, càng nhớ càng có tiền… Lại tiền nữa à! Nhớ ra là có tiền à… Đương nhiên rồi, ai nắm giữ một thông tin quí…người đó sẽ được tiền nhiều hơn người không biết gì. Lại thêm đây là thông tin lịch sử, thông tin về kho báu mà gần như là người ta tin là có thật. Viên ngọc cũng quí nữa chứ! Đúng rồi! Viên ngọc còn là vật phẩm quí…Giá trị không gì mua nổi, thành ra biết tin viên ngọc ở đâu người ta sẵn sàng bỏ tiền để biết. Có vẻ chú đến với Dương là vì viên ngọc, chứ đâu có tình cảm nào đâu… Làm gì có… “Ngọc một bên, còn Dương một bên”… Chắc chú có yêu ai tên Ngọc, còn Dương chú mới quen…Chú là người bắt cả hai tay… Trời ơi, mở rộng nghi vấn gì kỳ lạ. Sao chú mới nói đó… Đó là lời ca, ca tí cho ấm. Trời lạnh quá nè: “…Cho đến mai sau, không còn ngọc nữa. Anh vẫn với Dương yêu thương lâu bền…” Sửa lời bài ca nghe dở ẹc… Mấy du khách cũng nghe dở tệ nên không thèm nhìn Thế Nhân, Mưa rào rào đở đi phần nào giọng ca không chuyên. Thế Nhân gãy đầu đồng ý giọng ca giống như ngỗng đực của mình. Làm trò một lúc cũng thấy chán, liền tạo tình huống hấp dẫn khác: Quên…Khi nãy nói “nhớ lại” là có tiền…Không sao, trước cũng đã hứa là đưa thêm ba triệu. Nếu nhớ thêm gì đó nữa, thì đưa ngay không chần chừ thêm tí nào nữa. Thế Nhân móc xấp tiền ra khoe, nhưng hôm trước lời nói “gió bay”, còn giờ “bốn ngựa” theo không kịp. Xuân Dương biết là trước mặt mọi người, Thế Nhân khó nuốt lời. Cô cố gắng nhớ thêm điều gì, nhưng nếu “đặt chuyện” mà có tiền thì mấy tay viết văn vẫn thường làm đó sao? Ở Quảng Bình, có con suối nhỏ chảy ra sông Nhật Lệ. Nghe bà kể rằng, một buổi trưa nóng nực nhà vua cùng với mấy người hầu cận đến đó tắm. Nhưng vừa thay đồ xong, trời nhanh chóng đổ mưa ầm ầm. Vua chạy vào một chòi lá nhỏ núp, mấy tên hầu theo không kịp. Vua vào trong chỉ thấy có một cô gái nhỏ nhắn đang ngủ, tuy nghèo nhưng cô gái vẫn có gương mặt sáng sủa. Đó là nhà của một người thợ mộc nghèo, người cha đã đi làm nhà ở làng bên. Nhỏ nhắn…nhưng gương mặt xinh xinh như Dương chứ gì? Nghe kể nữa không? Chọc ghẹo một lúc là quên à… Nghe chứ… Nhà vua đứng ngắm nghía một lúc, liền hôn trộm cô gái ấy. Mở mắt nhìn người lạ, cô gái bổng cảm thấy trên má nóng bừng bừng. Vua còn trẻ trung, mới vừa mười bảy tuổi nên cô gái cũng mau xiêu lòng. Chắc chắn đó là vua Hàm Nghi rồi. Khi ra Quảng Bình vua trạc tuổi ấy, rồi sau nữa? Nhà vua nói rõ thân phận mình, trên thắt lưng có mang theo một viên ngọc quí, liền tặng cho người con gái đó. Hai người trao tình cho nhau và nhà vua căn dặn chờ vài hôm nữa vua trở lại. Ô! Đúng là làm vua sướng thiệt…Mình rượt theo Dương gần chết mà không được gì! Chú đúng là quỷ sa tăng…Chú có viên ngọc đâu… Có mới được à? Chứ sao? Con gái nào mà không thích quà tặng… Nói vậy thì tiền đây, muốn mua gì thì mua. Mình biết Dương thích gì đâu mà mua tặng. Xuân Dương cầm tiền không quên đếm lại, rồi thích chí cất vào túi: Chú đưa tiền này là tiền kể viên ngọc, còn tặng quà khác à nghen… Gì… Chứ gì nữa! Hồi nãy nhiều người nghe cả… Thế Nhân lại nhìn gã kế bên đang chìa môi, có lẽ anh không nên phân trần. Rõ ràng là xung quanh ai cũng biết. Thôi kể tiếp đi! Mấy người xung quanh có vẻ tin tưởng câu chuyện, họ chen lấn sát Thế Nhân nghe lén. Thế Nhân phải tốn mấy triệu để nghe chuyện viên ngọc, nên bực mình cằn nhằn: Đằng kia chắc mưa tạt à! Mấy người thấy tôi tốn bao nhiêu tiền mới nghe được câu chuyện ấy không? Ai biểu anh khờ, chứ chuyện đó ai mà không nghe… Một người phàn nàn lại, rồi quay mặt đi nhưng cũng không chịu bước ra xa. Xuân Dương muốn kể nốt cho xong, chứ gì mà căng thẳng quá: Nhưng sau khi chia tay, nhà vua không trở lại nữa. Cô gái mang thai và bị làng xóm nghi kỵ bào thai ấy với cha mình. Cô gái bị đuổi khỏi làng, mang theo viên ngọc trốn lên xứ Nghệ. Vì không biết nhà vua họ gì, lại có người vu oan giá họa cho cha mình gây ra, nên bắt buộc đứa bé sinh ra phải mang họ Đặng. Họ của ông ngoại, cũng là họ của mẹ. Đó là ông cố nội của Xuân Dương, lớn lên được biết bí mật mình là con của vua. Ông cố còn giữ viên ngọc làm tin, nhưng vì vua bị bắt và bị đày sang Angiêri nên không sao tìm gặp được vua. A! Vậy là thời gian này…Có thể vua bị tên Trương Quang Ngọc phản bội, vây bắt vua giao cho Pháp. Cho nên vua không trở lại nữa, nên cô gái trông chờ vua mà không thấy. Có thể việc mang họ mẹ, người ta cố tình đồn đãi để che giấu tông đường của vua, ngại bị giết hại đứa bé… Bên ngoài mưa tạnh hẳn, nhưng túm tụm một góc quanh hai người để lắng nghe câu chuyện. Thế Nhân hinh hĩnh vì mình biết một bí mật mà chưa ai từng biết, “xứng đáng đồng tiền bát gạo”. Nhưng hảnh diện gì, cả đóng người đứng nghe mà có tốn xu nào đâu. Thế Nhân ỉu xìu than thở, tựa như mấy thằng con trai cho tiền con gái, rồi tiếc nuối: Ở khách sạn hoài, tốn kém ghê lắm. Hay Dương đưa bớt lại… Mọi người xung quanh phụ họa, y như dàn đồng ca có cả nhạc trưởng: Bắt thang lên hỏi ông trời! Có tiền cho con gái, có đòi được không… Xuân Dương nghe vậy chạy ra ngoài. Thế Nhân chụp vuột, nên bẽn lẽn đuổi theo. Đôi trai gái rượt đổi nhau như vậy dễ gây chú ý, lại thêm nhóm người nghe lén khi nãy cũng tin là có viên ngọc bám theo. Thế Nhân nhanh tay chụp lấy tiền trên tay Xuân Dương, rồi còn vọt lên trước. Ở Huế không như ở Sài Gòn, người ta tưởng là tên cướp cạn nào đó mới hành nghề. Hai thanh niên đón đầu Thế Nhân rồi ôm cứng khừ: Cướp cạn à! Dân Huế hiền lành, nhưng bắp cướp giỏi lắm nghe cưng…Mấy người phía sau chạy tới cũng góp phần: Đưa tiền lại cho cô gái đi cha nội… Đưa tiền lại, không thôi là đưa về trụ sở công an gần nhất… Thế Nhân mặt mày méo mó, mấy người chạy theo làm cho tình huống thêm oan sai. Anh than vãn: Đúng là đưa tiền cho con gái khó mà đòi lại được…