Chiều hôm sau Triệu Ngư lái xe về Thành Đô, buổi trưa cùng ăn cơm với Tưởng Vận, Hỷ Nhi và Quân Trị Bình. Tưởng Vận, Hỷ Nhi đều muốn đãi bạn nhưng mẹ Triệu Ngư lại mời họ về nhà mình. Hai ông bà bận rộn suốt cả buổi sáng. Khi ngồi vào bàn ăn, chỉ một loáng, ông bà đã buông đũa đứng dậy để cho bọn trẻ được tự nhiên hơn. Bố Triệu Ngư từng làm chức phó ở một đơn vị, rất thích nói chuyện với Quân Trị Bình vài câu "tình hình ngày nay" nhưng bà lão không cho nói, cứ kéo ra khỏi bàn. Mẹ Triệu Ngư sáu mươi tuổi, cán bộ hưu trí, tóc đã bạc phơ, trông rất hiền hậu. Triệu Ngư mặc bộ complê năm ngoái Tưởng Vận tặng. Cravát cũng là quà tặng nhân ngày sinh nhật của anh. Lúc đó vợ anh cũng có mặt. Nhưng vợ anh không biết câu chuyện về bộ complê, Quân Trị Bình cũng không biết. Một câu chuyện nhỏ có liên quan đến tình cảm giữa Triệu Ngư và Tưởng Vận. Hỷ Nhi hôm nay cũng mặc âu phục, gọn gàng hơn, không còn béo như xưa nữa. Ăn cơm xong, họ ngồi uống trà, đúng ba giờ chiều thì Triệu Ngư đi. Tưởng Vận đánh xe về đơn vị, tiện đường chị muốn mời Triệu Ngư vào văn phòng của mình. Đây là cơ quan nhỏ thuộc chính quyền thành phố, trước đây ông bố xin cho vào làm nhưng sau chị bỏ việc, quay về kinh doanh thời trang. Tiệm thời trang đóng cửa vào mùa Thu năm ngoái, chị kinh doanh đúng mười năm, từ năm 23 tuổi đến năm 33 tuổi. Hôm khai trương tổ chức khá linh đình, bạn bè đến dự rất đông. Hai vợ chồng Triệu Ngư cũng từ Thành Đô đến, chẳng hiểu làm sao lại trùng hợp đúng vào ngày sinh của Triệu Ngư, thế là anh được tặng một cái cravát. Chiếc cravát màu đỏ có điểm những đường kẻ xanh. Bây giờ Tưởng Vận lại trở về đơn vị cũ, vì thế cách ăn mặc cũng khác đi, không còn mặc những bộ thời trang diêm dúa như trước nữa, thay vào đó là những bộ đồng phục của viên chức. Hôm nay chị mặc áo sơ mi xanh, quần bò, đi giày cao gót màu đen. Chị đi đi lại lại trong phòng, đun nước pha trà mời Triệu Ngư uống. Trang phục mùa Xuân, Triệu Ngư nghĩ. Trên bàn làm việc có một chiếc điện thoại màu đỏ, Triệu Ngư đã biết số máy này rồi. Ngày đầu tiên trở lại làm việc, Tưởng Vận đã gọi cho anh tại số máy này. Họ nói chuyện với nhau chừng hai mươi phút, cả hai bên đều kiềm chế. Khoảng ba, bốn giờ chiều, anh lại lên đường. Anh lái chiếc xe bốn chỗ ngồi, đây là chiếc xe do chính giám đốc nhà xuất bản Lý Tiến cho anh mượn. Lần này đi Mi Sơn lẽ ra anh định đi xe hàng. Buổi tối hôm đó, Lý Tiến nửa đùa, nửa thật ra lệnh cho anh: Lấy xe của tôi mà đi. Tối hôm đó Triệu Ngư cùng ăn với Lý Tiến tại một cửa hàng gần đó, Tôn Kiện Quân biết tin, liền chạy đến ngay. Họ ngồi với nhau đến tận 11 giờ đêm. Vợ Tôn Kiện Quân gọi điện đến, họ nói với nhau rất lâu, không biết về chuyện gì nhưng xem ra Tôn Kiện Quân có vẻ không vui. Triệu Ngư không biết gì, hay nói đúng hơn là không muốn hỏi bạn mình. Trong đời sống có những chuyện thà rằng không biết còn hơn, kể cả những chuyện của vợ con cũng vậy. Chiếc xe chạy bon bon trên đường cao tốc để lại đồng ruộng dưới ánh nắng mặt trời. Ngọc Cầm và Trịnh thợ may quả thật giống như tên của một cuốn tiểu thuyết. Những bông hoa đẹp của thị trấn Cầu Khê. Cả hai người phụ nữ này đều không cam chịu số phận, nhất là Trịnh thợ may, chị ta đang định tiến quân về Thành Đô. Trịnh Thái Ức, cái tên cũng đẹp lắm chứ, sau này không nên gọi chị là Trịnh thợ may nữa. Nhưng Trịnh thợ may là người ở thị trấn nhỏ, nên tính tình vẫn dễ dãi, gọi chị là gì cũng được. Trịnh cá mè, Trịnh thiết kế... Xe đi qua Long Trấn, để lại phía sau cảnh làng mạc đồng quê, một lão nông vác cái bừa trên vai đang đi trên một chiếc cầu Lâm Hạnh Hoa... Triệu Ngư giảm tốc độ, một đám mây lớn đang vần vũ trên đầu, trời tối sầm lại. Hôm qua nắng như đổ lửa, rất có thể đêm nay sẽ mưa và biết đâu lại chẳng có sấm mùa Xuân. Ở bình nguyên Xuyên Tây, thường hay có sấm vào mùa Xuân. Tiếng sấm mùa Xuân làm kinh động mọi nhà, chó sủa, mèo kêu. Chó thì giật mình thon thót, còn trai gái thì lại tao ngộ gặp nhau... Lâm Hạnh Hoa.. Ngày mai mình sẽ phải gọi điện cho Vương Đông, nhờ cậu ấy làm cho vài câu thơ mới được. Qua trạm thu phí Tân Kinh, Triệu Ngư cho xe chạy với tốc độ 120 km/giờ. Khi đến Dung Thành, xe vòng vèo qua mấy dãy phố rồi dừng lại trước cổng một trường tiểu học. Con trai Triệu Ngư đang học lớp năm ở đây, anh đưa xe đến đón con, ngày thường nó vẫn đi xe công cộng về nhà. Anh gọi điện cho vợ hỏi tối nay ăn gì, vợ trả lời anh lái xe mệt, tối nay cả nhà đi ăn hiệu cho vui. Triệu Ngư lại hỏi định ăn gì, chị cười trả lời: Em muốn ăn lẩu cá mè. Triệu Ngư lại hỏi: Còn muốn ăn gì nữa không? Vợ trả lời: Còn, nhưng tối phải để cho con nó đi ngủ sớm một chút. Lần này anh đi Cầu Khê có gì vui không? Triệu Ngư nói nhiều chuyện lắm, chỉ sợ khi leo lên giường, anh lại quên hết mất thôi. Chị vợ bảo quên làm sao được, dù đêm khuya đến đâu anh cũng phải kể cho em nghe. Hai người nói cười một hồi rồi cúp điện thoại. Xe của Triệu Ngư đỗ cách trường khoảng vài chục mét, một người đàn bà xinh đẹp đang đứng ở bên đường. Triệu Ngư xuống xe rồi đi về phía chị. Người đàn bà quay mặt lại, nở nụ cười hiền hậu. Chị là vợ của Tôn Kiện Quân. Chị đến đón Tôn Tiểu Minh, con vợ trước của chồng. Tôn Tiểu Minh vẫn ở với Tiểu Đào, thỉnh thoảng về với bố độ một, hai ngày. Đôi khi Tôn Kiện Quân cũng đánh xe đến đón, tiện thể đón luôn Triệu Cao con của Triệu Ngư. Chị bạn nói với Triệu Ngư, tôi thường đi xe công cộng đến đón cháu. Hôm nay có xe của anh, tôi và cháu đi nhờ xe của anh vậy. Khi nói chuyện, chị để lộ hàm răng trắng muốt. Năm xây dựng với Tôn Kiện Quân, chị mới 19 tuổi, bây giờ đã 25 tuổi, bằng tuổi với Triệu Yến. Chị mặc chiếc áo màu xanh thẫm, đôi giày đầy bụi. Gặp Triệu Ngư chị rất vui, nhưng chỉ thoáng một cái, niềm vui dường như đã biến mất. Triệu Ngư thấy chị hao hao giống Ngọc Cầm. Nhưng người phụ nữ nghèo khổ này lấy Tôn Kiện Quân cũng chẳng hạnh phúc gì. Tôn Kiện Quân hơn chị 12 tuổi, có người bảo rằng khoảng cách tuổi tác như vậy là tốt. Chị nói, nhiều lúc Tiểu Đào bận, tôi vẫn đi đón cháu cho chị ấy. Tiểu Đào ở khu Đông Thành, mỗi lần đi đón cũng mất cả tiếng đồng hồ. Triệu Ngư nói: Có lẽ... công tác ở nhà xuất bản cũng hơi bận. Tuy nói thế, nhưng Triệu Ngư biết rõ, công việc của Tiểu Đào không có gì là bận lắm, hơn nữa chị lại có xe riêng, nếu bận chị còn có thể nhờ ông cụ đi đón hộ. Kể từ khi ly hôn, Tiểu Đào vẫn sống độc thân. Chị rất bực mình với Nam Tử vì cứ dăm ba ngày, Nam Tử lại gây sự với chị một lần. Nam Tử nói: - Tôi rất hợp với Tôn Tiểu Minh, cháu Tiểu Minh cũng rất thích chơi với con trai Tôn Tiểu ân của tôi. - Tuy chúng cùng bố khác mẹ, nhưng vẫn là chị em với nhau. - Triệu Ngư đáp. - Tôn Tiểu Minh cứ gọi tôi là mẹ kế. - Nam Tử mặt đỏ gay. - Chuyện đó có gì đâu, miễn là dặn Tiểu Minh đừng cho Tiểu Đào biết là được. - Tôi không cho phép nó gọi tôi như vậy, trẻ con hay quên quá đã dặn kỹ rồi mà nó vẫn gọi như vậy. Hình như Nam Tử muốn nói nhiều chuyện với Triệu Ngư. Đúng lúc đó, Triệu Cao từ trong trường chạy ra, nó ôm chầm lấy bố. Nó rất vui khi thấy bố nó có chiếc xe ôtô đẹp, nó tíu tít gọi các bạn ra xem. Tôn Tiểu Minh cũng chạy ra, nó bắt chước Triệu Cao, cũng sà vào lòng Nam Tử, cũng thân thiết như mẹ đẻ của mình. Triệu Ngư đưa Nam Tử về nhà, rồi quay xe đưa con về trước cổng nhà mình và bảo với con trai tự đi một mình lên gác. - Ứ, bố bế con lên. - Triệu Cao nói. - Con lớn rồi, đi một mình được mà. - Triệu Ngư nói. - Con chưa nghe mới lên mười tuổi đã bảo lớn rồi. - Từ lúc lên năm tuổi bố đã thấy con lớn rồi. - Con không tin, ai bảo năm tuổi là lớn! - Năm con lên năm tuổi, con đã biết đi lấy hoa quả cho mẹ, chạy lên chạy xuống cầu thang đến mấy lần. - À, con nhớ ra rồi, con chạy lên chạy xuống năm lần. Con là con trai năm tuổi đã lớn. - Triệu Cao nói. - Bây giờ con đã mười tuổi, chỉ khoảng hai phút là đã leo lên đến tầng năm, có đúng thế không? - Triệu Ngư nói. - Đúng thế, con bắt đầu leo cho bố xem. - Triệu Cao nói. Nói xong Triệu Cao chạy như bay lên gác, chiếc cặp sau lưng lủng lẳng như một quả núi nhỏ. Hai phút sau Triệu Cao đã lên đến tầng năm. Thằng bé giống mẹ nó quá. Trước đây, Triệu Ngư vẫn cõng nó lên lầu, nhưng sau anh thấy làm thế không đúng. Triệu Cao và Tôn Tiểu Minh ngồi cùng bàn, hai đứa chơi rất thân với nhau. Năm ngoái nhân sinh nhật Triệu Cao, Tôn Kiện Quân tặng Triệu Cao một cái tàu hỏa chạy bằng pin, anh quý nó lắm, muốn sau này hai nhà làm thông gia với nhau. Triệu Ngư đi mua cá mè, anh bỗng nhớ tới Nam Tử. Bà mẹ nhỏ này thường rất vất vả, chị đã sinh cho Tôn Kiện Quân một đứa con trai. Như thế, phải hạnh phúc lắm mới phải, nhưng tại sao trong lời lẽ của chị lại khác hẳn, dường như có uẩn khúc gì đó. Nhưng Triệu Ngư lại lắc đầu: Mình nghĩ vớ vẩn quá, Tôn Kiện Quân bây giờ không còn là Tôn Kiện Quân ngày trước nữa, anh chỉ vùi đầu vào sáng tác, nghiên cứu nhân tình thế thái, ít quan tâm đến người vợ trẻ tuổi, làm cho chị buồn rầu. Triệu Ngư về đến nhà, đang định làm cá thì nhớ đến Trịnh thợ may, anh lập tức gọi điện hỏi cách làm lẩu cá mè. Trịnh thợ may nói một thôi một hồi mười tám loại thành phần và nhấn mạnh rằng: cá phải thật tươi, phải mổ ở ngoài chợ rồi mới đem về nhà. Tuy Trịnh thợ may nói vậy, nhưng những bí quyết cần thiết thì lại không phổ biến. Triệu Ngư hiểu ý thôi không hỏi thêm nữa. Vợ Triệu Ngư đi làm về, vừa bước vào nhà đã ngửi thấy các mùi gia vị. Triệu Cao từ trong phòng chạy ra, vui mừng như một chú chó con, hôn lên má mẹ rồi bảo bây giờ đến lượt bố mẹ hôn nhau đi. Vợ Triệu Ngư hôn lên má chồng một cái kêu đánh chụt. Triệu Ngư bảo con trai: - Con đi làm bài đi, làm bài xong thì ăn cơm. Triệu Cao vẫn đứng ở cửa bếp, nó bảo con muốn xem bố mổ cá. Vợ Triệu Ngư nhìn con cá nói: - Ồ, sao anh mua con to thế này? - Con này được hai, ba cân đấy, anh đã học được bí quyết làm lẩu cá mè ở Cầu Khê rồi, chỉ sợ ngon quá, ăn không đủ thôi - Triệu Ngư nói. - Người vụng về như anh, dù có làm ngon đến mấy thì ba người cũng không ăn hết được con cá này. - Bố mẹ mời cô Triệu Yến đến ăn cho vui. - Triệu Cao bảo. - Con đi mời cô đi. - Nghe mẹ bảo Triệu Cao liền ba chân bốn cũng chạy đi ngay. Chị vợ hôn lên môi chồng một cái, nhưng lại nói: - Mồm anh toàn mùi cá mè thôi. Khi Triệu Yến vừa bước vào nhà, thấy vợ Triệu Ngư đang mặc tạp dề cho chồng. Triệu Yến nói: - Để em làm với, không lao động ăn sẽ mất ngon. - Cô bóc cho mấy củ hành, băm nhỏ rồi cho vào bốn cái bát giúp tôi. - Triệu Ngư nói. Hai người phụ nữ cùng bóc hành, cho vào bốn cái bát nhỏ. Nồi lẩu sôi sùng sục. Triệu Ngư bỏ cá vào nồi rồi cho hương liệu vào mùi thơm phưng phức. Một lúc sau, họ ngồi vào bàn ăn. Triệu Ngư ăn rất nhanh, con trai thấy thế cũng bắt chước bố, hễ thấy bố gắp một miếng, nó cũng gắp một miếng. Còn hai người phụ nữ vẫn ăn thong thả. Chị vợ nói: - Sao ta không uống một chén rượu cho vui? Triệu Ngư vội đứng dậy lấy một chai rượu đỏ và ba chiếc cốc, đặt trước mặt mỗi người một cái. Triệu Cao thấy nó không có cốc liền ầm ĩ lên, mẹ nó bảo: - Để mẹ lấy cho một cái cốc nhỏ, trẻ con chỉ được uống một ít thôi. Triệu Ngư thấy thế, đưa cho con trai cái cốc lớn nhưng chỉ rót một tí rượu, còn cái cốc nhỏ thì rót đầy rượu, anh nâng cốc: - Nào, bố con mình cùng uống, bố uống cốc nhỏ, con uống cốc to. Triệu Cao vui lắm, nó chạm cốc với bố. Cả bốn người cùng nâng cốc, nhưng thực ra cốc của hai người đàn bà đều chưa rót rượu. Họ nhìn nhau cười. Cá ngon, rượu ngon, người đẹp, Triệu Ngư trong lòng rất vui, anh châm một điếu thuốc lá hút. Triệu Yến kể chuyện: Gần đây ông Tào bảo vệ cứ khăng khăng đòi bỏ vợ. Ông già nhà quê đã đi tìm gặp lãnh đạo mấy lần. Lý Tiến đành phải tiếp. Khi ông già bảo vệ ra về, Lý Tiến cười khà khà. Khi về nhà anh kể lại cho vợ là Tề Hồng nghe, chị cũng cười rũ ra. Của đáng tội, ông Tào từ nhà quê ra thành phố cũng đã được mười năm rồi, ông ta có quyền được đòi hỏi sống như người thành phố. Triệu Yến đang nói thì dừng lại vì thấy Triệu Cao đang dỏng tai nghe, còn Triệu Ngư thì vẫn ngồi yên hút thuốc. Vợ Triệu Ngư nói: - Ông Tào năm nay cũng đến sáu mươi rồi còn gì. - Ngoài sáu mươi rồi nhưng hai năm nay thấy ông ta vừa hoạt bát vừa trẻ hẳn ra. - Triệu Yến nói. - Ông ấy cũng là người tốt bụng, hễ nhà ai có việc gì, ông ấy cũng sà đến giúp đỡ. - Ông ấy giúp đỡ đều có động cơ riêng, không lấy lòng thì kết thân sao được. - Tại sao phải như vậy? - Ông ta thường hay đến cái nhà có bảy nguyên đơn, chỉ một việc nhỏ cũng chạy đi chạy lại mấy lần. - Cháu cũng biết cái nhà bảy nguyên đơn ấy. - Triệu Cao nói. - Thôi, không nói về chuyện ông Tào nữa, chúng ta cạn chén! - Triệu Yến nâng cốc nói. Vợ Triệu Ngư vẫn thấy bồn chồn, chị nghĩ: Không hiểu tại sao ông Tào lại đến khu nhà bảy nguyên đơn... Khi còn trẻ, vợ Triệu Ngư đã quen ông Tào, chị có ấn tượng rất tết về ông này, nhưng hễ nhắc tới ông Tào, Triệu Ngư không bao giờ hưởng ứng. Vợ Triệu Ngư còn nhớ chồng đã nói một câu: "Ông Tào là người hay trục lợi", nhưng chị quên không hỏi kỹ. Hôm nay nghe Triệu Yến nói cũng có ý như vậy. Ăn xong, Triệu Yến ra ngồi ở phòng khách, còn Triệu Ngư thì vào bếp dọn dẹp. Thấy hai người đàn bà thì thầm to nhỏ với nhau Triệu Ngư cứ tưởng họ đang nói chuyện về lão Tào. Dọn dẹp xong, khi vào phòng khách anh mới biết họ đang tính kế làm ăn. Đầu năm nay, số phụ nữ đan len ở thành phố giảm hẳn nhưng họ lại tỏ ra thích thú, chiếc áo len màu mận tím của Triệu Yến và chiếc áo len màu tro vợ anh mặc đều là áo đan, kiểu cách khác hẳn áo bán trên thị trường. Ngoài ra, Tề Hồng cũng là một tay đan giỏi, mỗi lần ba người ngồi với nhau, họ nói chuyện suốt ngày về áo len. Triệu Ngư đưa con trai đi ngủ xong, trở lại phòng khách thì Triệu Yến đứng dậy cáo từ ra về, hai vợ chồng tiễn Triệu Yến ra tận cổng. Triệu Ngư ngồi xem ti vi nhưng cứ nhấp nhổm quan sát mọi cử động của vợ. Chị vợ giặt xong mấy cái áo rồi đem phơi ở đầu hè. Máy giặt tự động nên giặt xong thì cũng gần khô, phơi xong, chị lau nhà, chị nghĩ chồng đã mệt rồi, nên để anh nghỉ ngơi. Chị lau hết phòng ngủ, phòng học của con và phòng khách. Vì lao động chân tay, chị đã thấm mệt, má đỏ ửng. Tiết trời tháng Tư nhưng rất nóng, mồ hôi nhuễ nhại. Chị cởi chiếc áo len ra rồi cởi chiếc quần nhung, trên người chỉ còn chiếc áo lót và chiếc quần lót rồi đến ngồi lên đùi chồng, giằng lấy điếu thuốc lá đang hút dở trên môi chồng hút một hơi. Theo báo chí thì thuốc lá đã hút dở, nồng độ nicôtin sẽ tăng gấp đôi. Điều kỳ lạ là trước khi vứt mẩu thuốc đi chị còn rít thêm một hơi nữa rồi mới... đi tắm, chị nói với Triệu Ngư nhưng Triệu Ngư chỉ gật đầu, vẫn ngồi yên tại chỗ, anh ngắm nhìn bộ giò nõn nà của vợ mình... đúng lúc đó, trên ti vi xuất hiện một cô gái trẻ trong mục quảng cáo, anh liền tắt ti vi. Anh đứng dậy đi vào phòng sách. Chị vợ lau dọn nhà cửa xong, cời quần áo đi vào nhà tắm. Vòi nước cao áp chảy ào ào như mưa rào. Bên ngoài vẫn không thấy có động tĩnh gì, hình như chồng chị đang tập tạ ở hành lang thì phải. Sau tết, anh thường tắm nước lạnh, tắm xong lấy khăn lau thật mạnh đến đỏ cả da. Năm nay, trọng lượng cơ thể anh tăng ba cân, cơ bắp đều phát triển. Chị vợ nhắm mắt lại hưởng thụ dòng nước chảy qua ngực, qua lưng. Tối qua chị cũng tắm cả nửa tiếng đồng hồ, nên hôm nay chỉ cần tắm mười phút là đủ, hoặc chỉ ba phút cũng đủ... có lẽ chồng cũng sắp tập xong rồi. Chị đang định gọi thì thấy có một bóng người bước vào. Tấm gương trên tường nhìn không rõ lắm, người đó đã đến sau lưng, ôm ghì lấy chị chẳng khác gì chuyện tình vụng trộm trong tiểu thuyết. Người đó nói: Tối nay ta tắm nước nóng... Chị không nói gì, chị đã thấy hưng phấn. Triệu Ngư ghì chặt lấy vợ hai tay anh ghì mạnh hơn bất cứ dòng nước nào, nhưng trong đam mê, anh không quên nói đùa vợ: Em có muốn nghe kể chuyện nữa không? Vợ anh bảo thôi không nghe nữa. Không muốn nghe thì thôi vậy, hơi nước bốc lên mù mịt, hai người chìm đắm trong làn hơi nước, các ngón tay giống như các binh khí, còn thân hình thì uốn éo như sợi mây song... Triệu Ngư nói đùa: Binh khí chắc vẫn chưa đủ thỏa mãn em đâu. Thế rồi, hai người lại ghì chặt lấy nhau, đắm chìm trong đam mê... Triệu Ngư đóng vòi nước nóng rồi mở một van nước khác. Thế rồi bế thốc vợ vào giường. Đèn bật sáng, chiếc giường trông giống như một bãi chiến trường của những năm năm mươi, tiếng rên rĩ lại tiếp tục, cuộc chiến càng sôi động hơn... Quan hệ vợ chồng là chuyện bình thường, nhưng lần này thì hơi khác. Đầu óc Triệu Ngư trống rỗng, anh khống chế thời gian, khi vui thú với vợ, anh như một người tiết chế tình dục, nếu đưa cho anh một cuốn sách, anh vẫn có thể đọc được. Thời gian, thời gian, thời gian... anh tạo ra thời gian nhưng tâm hồn lại tập trung vào một thời gian khác. Anh như người ở dưới nước ngoi lên bờ, làm mưa làm gió chán rồi lại trở về với thực tại và cố tìm ra một khoảng trống trong bận rộn để uống một hụm nước mát... Hoan hỉ xong rồi, ắt phải nhường cho chuyện khác, Thương Nữ để tay lên gối. Đúng lúc đó ngoài trời vang rền tiếng sấm, rồi dần dần đổ mưa. Sấm Xuân, chăn gối, chuyện trò, một đêm thỏa mãn đày ắp. Ngọc Cầm, Trịnh thợ may, cá mè Cầu Khê, ông lão họ Vương... Thương Nữ say mê nghe chồng kể, đã hai lần chị phải xuống giường rót nước cho chồng uống. Triệu Ngư nhắc nhở vợ khuya rồi, nghỉ đi để mai còn đi làm. Chị bảo cứ nói chuyện đến mười hai giờ... Mười hai giờ, Triệu Ngư bỗng sực nhớ mười hai giờ đêm hôm trước... ba chữ Lâm Hạnh Hoa lại hiện lên trong đầu anh, dường như bóng hình cô đang lảng vảng đâu đây rồi sà vào lòng anh. Anh liếc nhìn cặp mắt sáng ngời của vợ. Chuyện này không thể cho vợ biết được, không thể kể cho vợ biết câu chuyện giữa anh và Lâm Hạnh Hoa, câu chuyện từ ba giờ chiều hôm trước đến ba giờ sáng hôm sau. Không cần thiết. Mười hai giờ đèn tắt, sau cơn hoan lạc, thân thể rã rời, họ ngủ say như chết. Mưa rơi tí tách ngoài sân, trong lúc nửa tỉnh nửa say, Triệu Ngư cứ tưởng tiếng ếch kêu. Hôm sau Triệu Ngư còn được nghỉ nên mãi chín giờ sáng mới dậy. Trời đã tạnh nhưng bầu trời vẫn u ám. Ăn xong bát mì, anh ra phòng khách ngồi hút thuốc, uống nước, vợ đi làm rồi, tha hồ mà hút thoải mái, thêm một ít nicôtin có gì đáng sợ đâu. Triệu Ngư có một triết lý kỳ quặc, khác hẳn với bạn bè: nếu đến năm bảy mươi tuổi mà có tiền thì sẽ hút thuốc phiện giải trí như bọn thanh niên bây giờ. Cuộc đời phải luôn có những giây phút rực cháy, những hoạt động cuồng nhiệt như đêm hôm qua chẳng hạn; cuộc đời phải mang đậm ý thơ như đêm hôm kia chẳng hạn. Nhưng cuộc đời cũng có thể ví như que củi không cháy trong bếp, nó làm cho bạn luôn phải khóc than sướt mướt. Phúc Kha đã nói một câu rất hay: Không phải ai cũng có thể trở thành nhà nghệ thuật, song mỗi con người đều có khả năng tạo nên một tác phẩm nghệ thuật của đời mình. Triệu Ngư đứng trước thềm ngắm nhìn những đóa hoa hồng đang nở rộ, những đóa hoa hồng còn mang trên mình cả những giọt nước mưa. Sáng nay không có ánh nắng mặt trời, vẫn muốn mưa. Lâm Hạnh Hoa. Lâm Hạnh Hoa... chắc giờ này cô đã đi làm. Buổi trưa cô lại chơi trò oẳn tù tì với đồng nghiệp. Không biết tối qua cô có nghe thấy tiếng ếch kêu không? Triệu Ngư đi đi lại lại trong phòng rồi đi ra hành lang, dường như ở ngoài đó có ai muốn thì thầm với mình thì phải, trời âm u thế mà lại đáng yêu. Ý thơ đầy ắp trong đầu, nụ cười huyền bí. Ý thơ vẫn nguyên vẹn. Hôm qua thì lười nhác, còn hôm nay thì hăng hái. Lát nữa, anh sẽ đi phố mua thức ăn, tay xách cái làn như một cán bộ già. Đang trong suy nghĩ miên man bỗng tiếng chuông vang lên ba hồi dài. Kể từ khi gia đình anh lắp đặt hệ thống chống trộm, anh không còn được nghe tiếng gõ cửa cồng cộc nữa. Khi nghe thấy tiếng chuông, Triệu Ngư cứ tưởng là Triệu Yến đến. Tại sao hôm nay cô lại không đi làm nhỉ? Nhưng người đứng ngoài cửa lại là lão Tào, lão mặc quần Âu, áo jacket đi giày đen bóng lộn. - Chào Trưởng phòng Triệu, anh đã ăn cơm chưa? - Cứ gọi tôi là Tiểu Triệu. Bác có việc gì thế? - Thấy xe anh ở sân, tôi biết là anh có nhà. - Có việc gì, xin mời bác vào nhà. - Tôi sợ bẩn sàn nhà anh. Mặc dầu quen nhau lâu rồi, nhưng thường ngày gặp lão Tào, Triệu Ngư chỉ chào hỏi sơ sơ. Mùa hè năm ngoái, khi đi làm về, Triệu Ngư thấy lão Tào đang đứng ở phòng khách, dưới sàn để một quả dưa hấu thật to, Thương Nữ đang nói chuyện với lão, rót nước, mời thuốc và mời lão ở lại ăn cơm tối với gia đình. Vừa thấy Triệu Ngư về, lão đứng dậy cáo từ. Hình như giữa hai người đàn ông có chuyện gì đó thì phải. Thực ra, Triệu Ngư đã bỏ qua sự việc đáng ngờ năm trước, còn lão Tào thậm thụt lén lút nhớ lại chuyện xưa. Triệu Ngư hỏi vợ xem lão đã đến nhà mấy lần, Thương Nữ nói ba lần. Triệu Ngư nói: "Lần sau đừng cho lão vào phòng". Thương Nữ rất ngạc nhiên tại sao chồng lại có thái độ với khách như vậy. Chị hỏi nhưng Triệu Ngư không trả lời. Nhìn bề ngoài, lão Tào tỏ ra rất lịch sự, lão tháo giày để ở ngoài, đi bít tất không vào nhà. Vì lão là khách nên Triệu Ngư rót nước mời, chưa kịp lấy thuốc, lão đã nhanh nhảu đưa ra một bao Ngọc Khê. Cách hút thuốc của lão Tào cũng rất độc đáo. Môi mím chặt vào đầu lọc cứ như hút thuốc bằng răng vậy. Ngựa xem răng, người xem miệng, miệng lão Tào khác hẳn, vừa có thể ăn, uống, nhai. Những nếp nhăn trên mặt dường như vẫn giống mười năm về trước. Người Mi Sơn gọi như vậy là tốt lão. Triệu Ngư nghĩ đến một khuôn mặt khác, chị Hà ở khu vực bảy nguyên đơn, những năm gần đây chị trẻ ra trông thấy. Hai khuôn mặt này có liên quan gì đến nhau đây? Chị Hà tuổi đã ngũ tuần, lão Tào đã ngoại sáu mươi... nghĩ đến đây Triệu Ngư đã phần nào hiểu rõ lý do lão đến nhà mình. Lão Tào nhắc đến chuyện năm nào Triệu Ngư cho lão chiếc ti vi màu, mời lão đi ăn nhà hàng, đến nay lão vẫn còn xúc động. Người nhà quê quen thói dây cà ra dây muống, nói mãi chưa hết, Triệu Ngư liền cắt lời, đề nghị lão nên đi thẳng vào vấn đề. Lão vò đầu suy nghĩ xem nên mở đầu câu chuyện như thế nào. Lão đằng hắng một tiếng xem như mở đầu câu chuyện. Tiếp đó, như người đọc quyết tâm thư, lão lần lượt nhắc đến tên giám đốc các trưởng phòng và những người lãnh đạo khác. Triệu Ngư kiên nhẫn ngồi nghe. Lão Tào làm bảo vệ đã được mười năm. Ở nhà quê, lão không phải là người cam phận, nay ra tỉnh phải thích nghi với sự thay đổi của thời cuộc. Lão có tâm tư, có chuyện muốn nói, nhưng vì là bảo vệ nên từ lâu lão vẫn bị mọi người xem nhẹ. Dường như chỉ khi nào các đồng chí trong cơ quan đi ra, đi vào qua cổng, lão mới tồn tại. Ngoài ra, coi như không có lão. Lão có tâm sự hoặc có chuyện gì cũng chẳng sao. Lão giống như một cái cây mọc ở ngoài cổng sắt chỉ khác ở chỗ biết cử động, biết ăn, biết nói. Nhưng bỗng nhiên thời gian gần đây, lão trở thành đối tượng bàn tán của cả cơ quan, ngay cả Triệu Yến khi ăn cũng nói chuyện về lão. Nhìn bề ngoài, dường như lão chẳng có chuyện gì đáng nói, ai ngờ lão ngấm ngầm chuẩn bị kế sách rất khẩn trương, tranh thủ từng phút một. Cuộc sống vốn là dòng nước chảy xiết. Có lẽ mấy hộ ở khu phố 77 Cát Thắng chỉ có một người duy nhất là Triệu Ngư biết lão không rảnh rỗi chút nào. Nhưng Triệu Ngư không muốn tìm hiểu đến tận chân tơ kẽ tóc chuyện của lão. Hôm nay lão đến nhà trình bày, Triệu Ngư cũng thấy mủi lòng. Lão ngồi trên đi văng trông ra dáng người thành thị lắm. Tinh thần và sức khỏe của lão khá sung mãn, lão muốn vui, muốn sống như một người thành thị đích thực. Nói cụ thể hơn, lão muốn chạy đến khu nhà bảy nguyên đơn. Tốt nhất là có được một căn hộ ở đó, chứ không phải chỉ có một cái giường đơn ở ngoài cổng như bây giờ. Triệu Ngư không còn lạnh nhạt với lão nữa, lão thấy thoải mái hơn, ngả người về phía sau, nhưng chỉ một lát, lão lại ngồi nghiêm túc như ban đầu, vẻ cung kính. Triệu Ngư thấy buồn cười không hiểu nổi. Lão Tào cứ quay đi quay lại mãi, giọng khàn khàn, lúc nói to lúc thì thầm. Có một chuyện khiến lão đứng ngồi không yên: Giám đốc cho biết, đã mấy lần vợ lão ở nhà quê ra gặp lãnh đạo làm ầm ĩ lên, rất có thể sẽ quyết định cho lão thôi việc, về quê. Con người ta cũng như một lớp vỏ cây, lão Tào mà về quê thì coi như hết đời. Lão còn tâm sức đâu mà nghĩ đến chuyện đi nhuộm tóc nữa, chẳng lẽ cứ để tóc trắng xóa như đôi bít tất lão đang đi hay sao? Giấc mộng mười năm ở thành phố bỗng chốc trở thành tay trắng. Lão sẽ chóng già đi, bệnh tật sẽ hoành hành, chưa biết chừng chỉ vài ba năm lão lăn ra chết cũng nên. Nghĩ đến đây, Triệu Ngư nhận lời sẽ báo cáo với giám đốc cơ quan. Lão cười khì khì rồi lại nói thêm đến tám chín phút nữa, Triệu Ngư nghĩ sao lão Tào giống vợ lão Vương trong Thủy Hử thế? Lão Tào làm bảo vệ lâu năm, biết rất rõ về mọi người, mối quan hệ giữa ai với ai trong cơ quan như thế nào, lão đều biết cả. Lão có đôi mắt khá tinh tường, như một cảnh sát điều tra, lão biết tường tận mọi bí mật và những uẩn khúc của từng người kể cả việc sắp xếp nhân sự trong cơ quan. Nhưng lão luôn giữ mồm, giữ miệng, quá lắm chỉ nói chuyện với chị Hà ở khu bảy đơn nguyên là cùng. Tên đầy đủ của chị Hà là Hà Tiểu Na, kém lão mười một tuổi chồng chết năm ngoái, trước đó chị phải xin nghỉ việc để ở nhà chăm sóc chồng. Lão Tào thường đến giúp đỡ chị rồi sau đó tỏ ra yêu thích chị khi đứng trước mọi người lão thường gọi là bà Hà, nhưng sau lưng lại gọi là Tiểu Na. Hà Tiểu Na, cái tên mang đậm màu sắc thành thị. Khi lão Tào mới đi làm, Tiểu Na không bao giờ để ý đến lão, lão chỉ dám nhìn trộm từ phía sau, nhưng mười hai năm đã trôi qua, bây giờ tình hình đã khác, lão đã nhìn thẳng vào khuôn mặt đáng yêu của Hà Tiểu Na... Lão vòng vo trình bày với Triệu Ngư mọi chuyện. Triệu Ngư vẫn ngồi yên hút thuốc. Thực ra, Triệu Ngư vẫn nghe nghiêm túc, chỉ khác Lý Tiến ở chỗ là anh không cười. Nhưng lão Tào lại cảm thấy anh coi thường, không thích thú nghe lão trình bày. Cái tên Hà Tiểu Na cứ được lặp đi lặp lại mãi, Triệu Ngư chú ý đến cách phát âm của lão, chú ý đến sự xúc động của lão khi nói đến cái tên đó, môi lão run run. Tình yêu ư? Có thể lắm. Ai dám bảo rằng lão Tào bảo vệ lại không được tận hưởng tình yêu? Bị ảnh hưởng bởi lão, Triệu Ngư không gọi là chị Hà nữa, mà gọi cả tên Hà Tiểu Na. Lão Tào vẫn ngồi vắt vẻo trên sa lông. Lợi dụng lúc Triệu Ngư cúi xuống rót nước, lão liếc trộm vào phòng ngủ. Trên tường có treo một bức ảnh đen trắng của Thương Nữ. Trước mặt Thương Nữ bao giờ lão Tào cũng làm bộ dạng như một ông già, luôn tỏ ra quan tâm đến Thương Nữ, không chỉ một lần mà đã vài lần lão đưa tay xoa lên lưng Thương Nữ. Có điều đó chỉ là sự thể nghiệm rất hãn hữu, đời nào lão dám bờm xơm với Thương Nữ? Đến nhà Thương Nữ, ngồi trên sa lông Thương Nữ vẫn ngồi hàng ngày, nhìn trộm ảnh Thương Nữ, chân đi bít tất dẫm trên sàn nhà lão đã cảm thấy hạnh phúc lắm rồi, hơn nữa Tiểu Triệu vẫn là Tiểu Triệu năm xưa, lão cảm thấy như mình đã có viên thuốc an thần... Sự xúc động của lão bỗng chốc trở nên hưng phấn, lão bước vào nhà vệ sinh cẩn thận đóng cửa lại, đi tiểu tiện. Phòng vệ sinh nhà Thương Nữ khá rộng, bốn bức tường đều lát gạch men. Mọi đồ dùng trong nhà vệ sinh đều xa lạ với lão, cái gì lão cũng thấy như có mùi thơm. Từ phòng vệ sinh bước ra, lão lảo đảo như người say rượu. Chỉ trong vòng hai phút đồng hồ, lão cảm thấy như mũi mình đã hít thở no đủ mọi mùi thơm trong nhà vệ sinh. Lão uống một hớp nước khoáng và liên tưởng đến cái cốc mà Thương Nữ vẫn thường uống, lão thấy hạnh phúc quá... Như một người được uống thuốc an thần, lão sung sướng thay đổi cách xưng hô: Lão không gọi là Trưởng phòng Triệu nữa, mà gọi là Tiểu Triệu giống như năm nào khi mới đến Dung Thành, Tiểu Triệu còn đang ở trong nhà kho của đơn vị, lúc đó Thương Nữ dắt chiếc xe đạp đến tìm anh. Hôm thì mặc áo tím, hôm khác lại mặc Âu phục hoặc chiếc quần bò, quần nhung... lão vẫn nhớ như in. Tất nhiên lão không bao giờ kể chuyện này cho Triệu Ngư biết, mà luôn giấu kín trong lòng vì rằng việc đó không có liên quan gì đến Triệu Ngư nhưng cũng là... một cô gái trong con mắt lão. Lão hút xong điếu thuốc rồi đứng dậy cáo từ ra về. Buổi trưa Triệu Ngư kể cho vợ nghe về chuyện lão Tào và Hà Tiểu Na: Thương Nữ hỏi: - Hà Tiểu Na nào? - Triệu Ngư cười trả lời là chị Hà ở khu bảy nguyên đơn chứ còn ai nữa. - Té ra chị Hà là Hà Tiểu Na à. - Thương Nữ nói. - Lão Tào luôn miệng nhắc đến cái tên đó, anh cũng chẳng nhớ ra, mình vẫn quen gọi là chị Hà nên đã quên khuấy đi cái tên Hà Tiểu Na. Hồi anh mới về nhà xuất bản, chị ấy là phó phòng phát hành, về sau chuyển sang làm công tác công đoàn, chị ấy là người rất năng động, tác phong nghiêm túc. Đến bây giờ chị ấy khoảng năm mươi tuổi. - Lão Tào yêu chị ấy thật à?... - Thương Nữ hỏi. - Không thật thì giả chắc. Lão Tào đã nói hàng loạt vấn đề giữa lão và Hà Tiểu Na. - Triệu Ngư cười. - Thế còn vợ con lão ở nhà quê thì sao?... - Điều đó thì có khó gì, lão ta sẽ biết xoay xở, lão đang làm bảo vệ ở cơ quan, tất lão sẽ biết cách giải quyết vấn đề. - Nếu cho lão về quê thì thật là bất công vì dù sao lão cũng làm bảo vệ trên mười năm rồi, lão cũng có quyền được hưởng đãi ngộ. - Kể ra lão Tào cũng chăm chỉ đấy chứ, ngoài việc làm bảo vệ lão còn hốt rác, dọn dẹp mọi thứ, có việc nào lão từ nan. - Một người sáu mươi tuổi như lão mà luôn nhiệt tình giúp đỡ hết nhà này đến nhà khác. Chắc anh còn nhớ, mùa hè năm ngoái, lão đã đem đến nhà mình một quả dưa hấu thật to? - Ờ, ờ. - Anh ờ cái gì? - Thương Nữ hỏi. - Em có ấn tượng tốt với lão, thì nên trình bày giúp lão đi. - Triệu Ngư nói. - Việc của đơn vị anh, em nhúng tay vào làm gì? Nếu không phải là vợ anh, chắc hẳn em sẽ có ý kiến. Vì Lý Tiến không ở trong tập thể nên không biết rõ tình hình về lão Tào. Người ta vất vả bao nhiêu năm, chẳng lẽ lại đối xử tàn tệ như vậy được sao, muốn dùng thì dùng, không muốn thì quẳng ra sọt rác hay sao? - Anh cũng nghĩ như vậy. Nếu anh nói không được, thì em nên nói để ông Lý Tiến hiểu rõ hơn về tình hình lão ta. Là chỗ người nhà, em nói sẽ khách quan hơn. - Anh thuyết phục được ông ấy, em tin là như vậy. - Chính lão Tào đã nhằm đúng điểm này, lão có con mắt tinh đời thật đấy - Triệu Ngư cười, bảo. - Không tinh đời thì làm sao sống nổi ở cái đất này. - Thương Nữ nói. Triệu Ngư ngáp dài. Thương Nữ đi vào nhà vệ sinh, khi trở ra, âu yếm chồng, đã quên khấy đi chuyện lão Tào. Buổi chiều, trong lúc Thương Nữ chuẩn bị đến cơ quan làm việc đang đứng ở cửa thường trực chờ Triệu Ngư đánh xe ra, lão Tào vội lau sạch chiếc ghế mời chị ngồi. Thương Nữ liếc nhìn phòng bảo vệ thấy phòng chia làm hai gian, gian ngoài là để giao nhận công văn và tài liệu, gian trong là phòng ngủ, gian nào cũng sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp chẳng giống nơi sống độc thân của một ông già chút nào. Lão Tào đứng ngay bên cạnh. Thương Nữ liếc nhìn thấy tóc lão đen nhánh, chị thấy hơi buồn cười. Lão Tào nói: - Trưởng phòng Triệu đã đánh xe ra rồi, trông thật khí thế. Xe đi rồi, lão Tào vẫn đứng như trời trồng ngoài cổng nhìn theo bóng hình Thương Nữ. Lão Tào có thói quen đứng ở cổng, những lúc không đứng ở cổng, lão thường chỉ quanh quẩn trong hai gian phòng. Phòng bảo vệ ngày càng giống như một gia đình, có hơi hướng của đàn bà. Một lần, bà vợ ở nhà quê ra thăm lão, thấy khang khác, hôm sau bỏ về ngay. Trên chiếc giường của lão, Hà Tiểu Na đã có một đêm mất ngủ, đã để lại dấu ấn, cuộc sống bảo vệ của lão đã bắt đầu sang trang mới. Cát Thắng là một đường phố nhỏ, từ đầu phố đến cuối phố chỉ dài 300 mét. Số nhà 77 là khu tập thể của nhà xuất bản, tương đối yên tĩnh. Lão Tào đứng ở cổng, giữa hai cây ngô đồng, mùa hè lão mặc quần soóc, mùa đông mặc quần dài, lão thường xuyên có mặt ở đây, đứng như trời trồng, nhìn xa cứ tưởng là người đàn ông nào đó đang tập khí công. Lão có thói quen nhìn bóng nắng đoán người và đoán không sai bất kỳ một ai. Lão rất thính tai, nhanh mắt, nhận ra người và ngửi đúng hơi người, ngay cả mắt cú vọ và mũi chó cũng không thể so sánh được với sự nhạy cảm của lão. Khi có mưa, bão, mọi người đều chạy tìm nơi trú ẩn, riêng lão vẫn đứng trơ trơ nhìn mưa bão truy đuổi những người thành phố, coi đó là thú vui riêng của lão. Lão có một câu nói cửa miệng: Người nhà quê cái gì cũng làm được. Hồi mới ra thành phố, lão đội chiếc mũ dạ, đến nay có thể cho vào bảo tàng được rồi nhưng lão vẫn treo trên tường. Lão đã từng làm kế toán của thôn, chiếc mũ dạ chính là niềm vinh quang nhỏ nhoi của lão. Còn một cái kính, lão vẫn để ở nhà quê. Thực ra, mắt lão vẫn rất tốt, nhưng làm kế toán thôn thì phải đeo kính mới tỏ ra mình là người có quyền lực. Lão Tào khoanh tay đứng trước cổng chính, mắt nhìn sang phía đối diện, quan sát hai bên đường. Phía đối diện là một số nhà hàng ăn uống, cửa hàng tạp hóa, cửa hiệu nhỏ. Các chủ quán đều là những người quen thuộc, hàng ngày vẫn nhìn thấy lão Tào, chủ hộ số nhà 77 và xe cộ ra ra vào vào. Các chủ quán bên kia đường thấy lão hay đứng một mình, lúc ít khách thường chạy sang nói chuyện tào lao với lão. Lão quay lại hỏi chủ quán và những chị em giúp việc rồi dần dần trở nên thân thiết, lão cắt tóc chỉ mất một nửa giá tiền, song chính lão lại là người tuyên truyền cho chị em. Với sự cổ súy của lão, Thương Nữ cũng đã có lần đến đây cắt tóc. Trong trường hợp bình thường, lão Tào thường nhìn sang bên đối diện, thỉnh thoảng mới liếc sang hai bên. Các chủ hộ bên nhà 77 không phải ai cũng có máu mặt, cũng có những công nhân nghỉ việc, những cụ già nghỉ hưu lương thấp, họ đều là những người cạnh tranh với lão, báo cáo ngầm với cơ quan về lão nhưng lãnh đạo đều nói: Đừng có đùa, đã mấy ai chăm chỉ và chịu thương chịu khó như lão, bằng bất cứ giá nào cũng truy đuổi bọn trộm cắp. Những nhận xét của lãnh đạo đến tai lão, lão cảm động đến rơi nước mắt, nhưng cũng từ đó, lão đâm ra xem thường một số người: họ chẳng qua chỉ là những người buôn thúng bán mẹt, gặp họ mình việc gì phải chào trước. Những người này khi có việc nặng nhọc vẫn phải nhờ vả lão Lương lão mỗi tháng một nghìn đồng, tính theo hai tư giờ một ngày, mỗi giờ lão cũng thu nhập được một số tiền công ba đôi giày của những thợ đánh giày. Có điều mỗi nghề đều có lệ riêng của nó, nếu sau mười một giờ khoản lệ phí sẽ không phải là nhỏ. Tuy những người buôn thúng bán mẹt không phải trả khoản tiền này vì họ thường về sớm. Không có tiền thì làm gì có sinh hoạt ban đêm? Còn những người đi sinh hoạt ban đêm thì có ai tiếc một vài đồng đâu. Thậm chí một vài đồng chí còn tỏ ra rất hào hiệp. Lão còn nhớ như in, sau tết năm ngoái, có mấy hôm Thương Nữ về muộn, đều cho lão mỗi lần năm, sáu đồng, có hôm cả chục đồng. Lão Tào có con mắt lợi hại thật, con mắt mà người ta thường gọi là giác quan thứ sáu. Mắt nhìn nghiêng trở thành mắt nhìn thẳng, mắt nhìn thẳng lại biến thành mắt xanh, chỉ trong nháy mắt là mọi việc đã đâu vào đó. Cán bộ lãnh đạo nhà xuất bản nói chung đều đeo kính. Do số lượng cán bộ lãnh đạo không nhiều lại thường ngồi trong xe nên họ thường đeo kính râm. Lão Tào có một đôi kính râm mua có ý để tặng cho Thương Nữ vì đôi mắt diều hâu của lão thì cần gì phải đeo kính. Mỗi khi đi làm về, Thương Nữ thường đi xe đạp, trước đây là xe màu đỏ, bây giờ là xe màu trắng. Chị thích đi xe đạp để giữ eo và rèn luyện cơ bắp. Thương Nữ dắt chiếc xe đạp đi vào cổng nhà số 77, không sao tránh khỏi con mắt soi mói của lão Tào. Chẳng những về ngoại hình, tiếng nói, hơi người của Thương Nữ lão đều đã biết từ lâu. Trong con mắt lão Thương Nữ là bông hoa đẹp, chỉ cần chị có việc phải đứng ở cổng đợi con đi học về hoặc đợi chồng là lão đã vội đem ghế ra để sau lưng chị, rồi tiến lại gần giương đôi mắt cú vọ và cái mũi ra ngửi. Mặc dầu Thương Nữ chỉ đi lướt qua, cái mũi của lão cũng đã ngửi thấy, lão cảm thấy như một luồng gió thoảng qua. Nói là luồng gió thơm thì không chuẩn xác, thực ra lão đã ngửi thấy hơi trong cơ thể Thương Nữ không thể lẫn vào đâu được, diện mạo của Thương Nữ đã in sâu trong tâm trí lão. Mùa hè năm 1989, lão Tào bảo vệ kho của đơn vị, kho này nằm ở một ngõ hẻm không có tên ở ngay cạnh con đường lớn Thục Đô. Khi mới về nhà xuất bản, Triệu Ngư được Lý Tiến chia cho một gian phòng ở cạnh đó, lão trở thành hàng xóm của Triệu Ngư. Phòng của Triệu Ngư ở vào một nơi yên tĩnh trong phố phường nhộn nhịp, sân có trồng cây ngô đồng, đằng sau nhà có cây cao bóng mát. Lần đầu tiên Thương Nữ đến đây, chị mặc bộ váy liền áo, đi xe đạp màu đỏ. Tính đến tháng Chín, Thương Nữ đã đến đây nhiều lần, chị thường mặc quần bò, áo sơ mi kẻ hoa, thắt lưng da. Lão Tào ngắm Thương Nữ rất kỹ và phát hiện tình hình mới về Thương Nữ: Chị đã chia tay với phóng viên có tên là Tôn gì đó, liên tiếp ba ngày liền chị đến gõ cửa nhà Triệu Ngư, nhưng cửa đều đóng im ỉm. Thương Nữ đến vào lúc hoàng hôn, ngồi ở cổng bảo vệ đợi mãi. Lão Tào đang xem ti vi nhưng chốc chốc lại nhìn trộm khuôn mặt của Thương Nữ, lão ngầm so sánh Thương Nữ với diễn viên trong ti vi xem ai đẹp hơn, lão thấy Thương Nữ vẫn đẹp hơn. Lão kể cho Thương Nữ nghe về câu chuyện chiếc ti vi: Lý Tiến cho Triệu Ngư, rồi Triệu Ngư cho lại lão, giọng lão rất xúc động, làm Thương Nữ cũng xúc động lây. Chiếc ti vi 14 inch, chứ có phải đồ chơi rẻ tiền đâu, Thương Nữ lẩm bẩm trong miệng. Khi chị đang nóng lòng ngồi chờ, thì đôi mắt lão lại luôn luôn liếc nhìn trộm, năm đó lão mới năm mươi tuổi, sức khỏe cường tráng chẳng kém gì thanh niên. Đợi mãi không được, Thương Nữ đành dắt xe đi, lão đứng ngoài cổng dán mắt nhìn theo. Lão còn nhớ như in vào buổi tối lần thứ ba, Thương Nữ mặc chiếc quần nhung màu vàng bò, áo sơ mi màu tím. Chị đợi mãi đến tận chín giờ tối. Khi chị vừa đi khỏi thì Triệu Ngư về, lão phê bình Triệu Ngư sao lại để một người con gái phải ngồi đợi mình suốt như thế... Lão kể cho Triệu Ngư nghe tình hình mà lão nắm được về Thương Nữ. Triệu Ngư nghe xong, không nói liền đi vào nhà. Những ngày sau đó không thấy Thương Nữ đến nữa. Lão nói với Triệu Ngư: - Anh, anh... - lão cho rằng Triệu Ngư đã bỏ lỡ mất cơ hội tốt, Thương Nữ sẽ chẳng bao giờ đến nữa. Con gái thành thị vừa đẹp, vừa là người cùng đơn vị, Tiểu Triệu không nên bỏ lỡ... lão rút ra kết luận: Tiểu Triệu là anh chàng ngốc, về mặt đạo đức thì khá đấy, nhưng đối với con gái thì lại... lão thở dài tiếc cho Tiểu Triệu: Thật đáng thương cho Thương Nữ. Triệu Ngư vẫn im lặng, quay vào nhà bật đèn lên, lão nói với một câu: "Ngốc quá đấy..." Thương Nữ không đến nữa, lão Tào thấy thương cảm. Vào một đêm tối trời, lão đóng cửa vào nhà xem ti vi. Khi xem xong, lão đi vệ sinh, tiện đường lão gõ cửa nhà Triệu Ngư rủ anh cùng sang xem, không ngờ vừa nghe lão nói xong, Triệu Ngư đã đóng sầm cửa lại. Đồ ngốc... lão lại lẩm bẩm. Lão tiếp tục xem tập hai, bỗng nghe thấy tiếng chuông xe đạp ở ngoài cổng. Lão quen tiếng chuông này hơn Tiểu Triệu nhiều. Thương Nữ đã đến, chị mặc quần bò, áo sơ mi tím... Lão Tào bật đèn, vừa đánh tiếng, vừa chăm chú nhìn: quần bò thẳng tắp, bộ ngực căng tròn, trông dễ thương quá. Lão nói: "Hôm nay Tiểu Triệu có nhà đấy...”, vừa nói, lão vừa đưa tay đỡ chiếc xe đạp của Thương Nữ rồi mở cổng. Thương Nữ đi vào sân rồi đến phòng của Triệu Ngư, lão Tào tim đập thình thịch. Đúng lúc đó Tiểu Triệu đã tắt đèn đi ngủ, nên vừa vào đến giữa sân, Thương Nữ đã đứng lại, lão Tào nghĩ: Anh chàng này lại bỏ lỡ mất thời cơ rồi. Lão hồi hộp theo dõi xem Thương Nữ đi tiếp hay quay lại. Tâm tư lão rất phức tạp, vừa hy vọng, vừa không hy vọng: hy vọng là Thương Nữ và Tiểu Triệu thành vợ thành chồng, nhưng lại cầu mong rằng Thương Nữ đừng bao giờ rơi vào tay bất cứ người đàn ông nào, kể cả Tiểu Triệu. Tốt nhất Thương Nữ chỉ nên là một nàng tiên thường xuyên đến ngồi bên cổng bảo vệ của lão... Thương Nữ đứng tần ngần ở giữa sân độ vài phút. Lão cũng chỉ mong có thế thôi. Dưới ánh đèn, lão ngắm nhìn chiếc quần bò, rồi ngắm nhìn chiếc áo màu tím, lão không thể nào quên được hình ảnh này của Thương Nữ, lão mơ tưởng biết đâu sẽ có một ngày, lão cùng nàng lên giường... Thương Nữ tiếp tục đi về phía trước, lão thấy thất vọng, nhưng ngay lập tức lão lại thấy hy vọng, song có điều hy vọng này chỉ là sự biến tướng của dục vọng. Con mắt cú vọ của lão cứ nhìn xoáy vào Thương Nữ. Thương Nữ gõ nhẹ tay vào cửa, đèn trong nhà bật sáng, cửa mở ra, lúc đó Tiểu Triệu chỉ mặc một chiếc quần đùi... Lão Tào cảm thấy choáng váng, đôi mắt cú vọ nhắm nghiền lại. Đến khi mở mắt ra, lão thấy Thương Nữ đã vào nhà Trực giác đã mách bảo lão: đôi nam nữ này vẫn khăng khít với nhau. Lão Tào ngồi xem phim, mà tâm thần bất ổn. Lão nghĩ: Té ra anh chàng ngốc cũng có mưu đồ ra phết, ban ngày thì không nhận ra, nhưng ban đêm thì lộ rõ hết chân tướng. Lão không thể ngồi xem được nữa, lão tắt ti vi đi ra ngoài, lão soi mói nhìn vào cửa sổ nhà Tiểu Triệu. Đàn ông nhà quê thường có thói xấu hay rình mò nghe trộm. Người này nghe trộm chuyện của người kia. Tất nhiên anh nghe trộm nhà tôi thì tôi cũng chẳng buông tha nhà anh. Đàn ông có vợ rồi đi nghe chuyện vợ người khác rồi về hướng dẫn cho vợ mình, đây là cách họ thường làm để nâng cao kiến thức trong tình dục. Thói quen này là một thói xấu cần được xóa bỏ. Vào những đêm tối trời, họ thường ghé tai sát vào tường nhà người khác để nghe trộm. Với những cặp vợ chồng già thì không nói làm gì, nhưng với những cặp tân hôn thì thể nào cũng bị nghe trộm. Là cán bộ của thôn, lão thường hay lẻn đến nhà một phụ nữ xinh đẹp để nghe trộm... Vào một đêm mùa Thu năm 1989, lão đánh liều nghe trộm chuyện của Thương Nữ. Hôm ấy, Thương Nữ mặc quần bò sát người, đẩy cửa bước vào phòng Tiểu Triệu, lão rón rén đến gần, dán mắt vào khe cửa sổ thấy Thương Nữ ngồi ở mép giường, còn Tiểu Triệu quần áo chỉnh tề ngồi trước bàn. Ngọn đèn trong nhà rọi chiếu rõ hai khuôn mặt nhưng chẳng thấy họ động tĩnh gì. Lão Tào bồn chồn: Sao họ chưa làm gì nhỉ? Tại sao anh chàng ngốc Tiểu Triệu không tụt quần ra? Lão quay vào nhà, đứng trước ti vi nghĩ mãi không thông. Rõ ràng họ có tình ý hẳn hoi. Khi còn ở ngoài cổng thì hấp tấp vội vàng, tại sao vào nhà rồi lại yên ắng, không hành động... Lão rút ra kết luận: Người thành phố thiếu cởi mở, chẳng giống người nhà quê chút nào, ví dụ như lão chẳng hạn, đã yêu thì cần gì phải nói nhiều, cứ làm béng đi là xong. Từ tối hôm đó trở đi, ngày nào Thương Nữ cũng đến. Hễ nghe thấy tiếng chuông xe đạp, lão lại thò đầu ra, cổ lão như có lò xo. Lão bước ra khỏi cửa, mặt mày hớn hở đỡ lấy chiếc xe và cố tình chạm vào tay Thương Nữ, rồi tiến thêm một bước xoa nhẹ lên lưng Thương Nữ một cái. Về mùa Hè lão không dám làm thế, nhưng mùa đông thì vô tư. Hơn nữa, lão là “bác Tào", còn Thương Nữ chỉ là cô gái trẻ ngang tuổi con lão, đây chẳng qua chỉ là sự biểu hiện tình cảm chân thật của một ông lão nhà quê chứ có gì ghê gớm đâu. Vào một buổi hoàng hôn tiết trời mùa Thu, Thương Nữ từ trong căn phòng nhỏ bước ra dọn dẹp bếp núc, lão Tào đưa thớt và rau cho Thương Nữ... và nhận từ tay Thương Nữ một bát thịt kho, mấy khúc cá rán, lão chạy vào nhà lấy một quả táo to dúi vào tay Thương Nữ. Có một lần, nhằm đúng lúc Thương Nữ đang cao hứng (sự say sưa mơ hồ của phụ nữ trong tình yêu) lão mời Thương Nữ uống một cốc rượu suông. Thương Nữ đi rồi, lão cầm cốc rượu Thương Nữ uống dở uống liền ba hớp, giả vờ bắt chước người trong phim đi lảo đảo như người say nhưng thật ra lão chẳng say gì hết. Thương Nữ và Tiểu Triệu nói mãi với nhau về tình yêu nhưng vẫn chẳng đi đến kết quả nào: một kết quả như lão Tào mong đợi. Qua mấy lần rình mò nghe trộm, lão cảm thấy chán ngắt, lão bưng miệng ngáp dài. Tính cách người thành thị lạ thật, cứ nói mãi, nói mãi, cứ ngồi mãi ở thành giường mà không lên giường. Người thì mặt nóng ran, người thì mắt sáng lên, giá cứ lên giường có phải mọi chuyện sẽ xong không? Lão Tào rất muốn cổ súy cho Tiểu Triệu: đường đường là một đấng nam nhi, hãy hành động đi thôi. Nhưng đây là Tiểu Triệu, khi đã đóng cửa rồi chỉ biết nói, nói đi nói lại mãi, vòng vo tam quốc mãi, chẳng lẽ không thấy mệt hay sao? Lão ngáp dài, cười nhạt rồi bỏ đi. Nghe trộm không khoái bằng xem ti vi, người đẹp trong ti vi chưa kịp hôn đã... Thương Nữ và Tiểu Triệu nói chuyện với nhau suốt từ mùa Hạ sang mùa Đông, làm lão Tào thất vọng. Tối nào cũng vậy, Thương Nữ ngồi đến tận mười một giờ đêm rồi Triệu Ngư lại tiễn cô đạp xe về nhà. Những ngày mưa gió, cô đội ô đi trên con hẻm nhỏ giữa mưa gió bão bùng khiến lão Tào cảm thấy thương tâm. Vào một buổi chiều tà, cô đội mưa đến cổng, quần áo ướt sũng, trong phòng lão Tào có lò sưởi, lão kéo tay cô vào nhà ngồi hong khô quần áo. Lão nói: - Cô xem, ướt hết rồi còn gì? Thương Nữ nói: - Cháu chỉ sợ bị cảm thôi. Lão Tào đưa hai tay sờ lên chiếc quần nhung mềm mại của Thương Nữ, hai cái đùi thon thả, đôi giày cao gót... lão thấy rung động trong lòng, sờ lên gối một chút là đùi và trên đùi là... Thương Nữ không hiểu ý lão, vẫn ngồi yên trên ghế, cảnh tượng đó khiến lão si mê gần như phát điên. Thương Nữ sấy khô quần áo xong, đứng dậy đi vào sân rồi quay đầu lại nói lời cảm ơn lão không kịp quay lại lấy ô đã vội gõ cửa phòng của người tình. Thực ra cửa không khóa, cô đẩy mạnh một cái, cánh cửa mở toang, tiếng đóng cửa vừa nhanh vừa mạnh... Lão Tào ngây người nhìn theo. Cái ngây người của lão có ngụ ý: lão đang bồi hồi xúc động. Lão đã năm mươi tuổi rồi, nếu không thì... Tối hôm đó, uống rượu xong, lão lại đi nghe trộm. Mùa Đông khác hẳn mùa Thu, lại có mưa, mưa là cái cớ giữ người ở lại, cô gái Thương Nữ đáng yêu kia, chắc cô ta... sẽ không về đâu? Rèm cửa đã che kín, bên ngoài mưa rơi tí tách, bên trong tiếng nói thì thầm, bóng cây ngô đồng, bóng lão Tào. Lão đứng yên không nhúc nhích dưới gốc cây như một bóng ma. Khi trở về phòng, lão chịu không nổi bật cười, lão ngồi lên chiếc ghế ban nãy Thương Nữ đã ngồi, lão day thật mạnh xuống ghế... lão cười khoái trá rồi buột miệng: nói mãi, nói mãi, Tiểu Triệu đúng là anh chàng ngốc. Lão lải nhải nói đi nói lại suốt mấy lần, lão hưng phấn đến tột đỉnh nhưng lại lo cho Tiểu Triệu: cứ ngồi nói suông mãi không sợ Thương Nữ chán bỏ ra về à? Sao mà ngốc thế cứ ra tay đi, gạo sẽ thành cơm... Mười một giờ đêm, Thương Nữ cầm ô ra về, Triệu Ngư tiễn Thương Nữ đi qua ngách phố nhỏ, ra đến đường Thục Đô thì gọi taxi. Ngày hôm sau trời vẫn mưa bão, Thương Nữ đến bằng xe công cộng, tay vẫn cầm ô, lão Tào vội liếc nhìn quần cô, nhưng đáng tiếc quần chỉ hơi ướt một tí. Thương Nữ chào lão. Lão cười rồi bỗng sán lại gần ghé sát vào tai Thương Nữ nói nhỏ: - Mưa gió, lạnh giá thế này, tối nay cô đừng về nữa, nếu Tiểu Triệu không giữ cô ở lại, tôi sẽ phê bình cậu ấy. Câu nói của lão Tào có thể coi là đòn đột kích bất ngờ đầu tiên đối với Thương Nữ, lão đã thành công, mặt Thương Nữ đỏ gay. Lão trở về phòng cười thầm một mình, lại chuẩn bị đi nghe trộm. Nhưng Thương Nữ không làm theo lời lão, của đáng tội Thương Nữ cũng muốn ở lại nhưng không biết nên mở đầu như thế nào? Triệu Ngư lại tiễn cô ra về, lão Tào nói: - Tiểu Triệu ơi, đêm hôm khuya khắt thế này, sao lại để cho cô ấy về? - Tiểu Triệu chỉ cười không nói gì. Giấc mộng nghe trộm của lão coi như không thành, nụ cười vụng trộm của lão trở thành nụ cười mỉa mai: Tiểu Triệu nhút nhát như một con thỏ đế. Lão quay vào uống rượu rồi ngồi xem phim. Thương Nữ tối nào cũng đến, lão chớp đúng thời cơ, sờ nhẹ vài cái vào người Thương Nữ. Thương Nữ mặc áo mùa Đông nên lão cố ý ấn tay mạnh hơn vào người Thương Nữ. Tất nhiên, nếu có mặt Triệu Ngư, lão không bao giờ làm như vậy. Thương Nữ không phát hiện ra chi tiết này. Cuối năm 1989, hai người đưa nhau về quê ở Mi Sơn, mãi sẩm tối mới trở về Thành Đô thì gặp phải một cơn mưa to bão lớn. Lão Tào đang ngồi bên lò sưởi xem ti vi bỗng thấy đèn bên nhà Tiểu Triệu bật sáng. Nhưng ánh đèn ấy không còn tính khêu gợi lão nữa, bất quá họ chỉ dám hôn nhau là cùng. Chín giờ, lão sang gõ cửa nói với Triệu Ngư: - Tôi đi ngủ đây, hai người cứ... Thương Nữ đỏ bừng mặt, còn lão thì cười thầm, cái cười có hàm ý, mang tính kích động. Lão biết chắc hai người sẽ chẳng dám làm gì nên mới kích động như thế. Lão quay về phòng ngủ, sáng sớm hôm sau, nghe thấy tiếng mở cổng, lão bật dậy thì thấy Thương Nữ dắt tay Tiểu Triệu đi ra. Lão nghĩ ngay: chắc tối qua việc phải đến đã đến... Suốt mấy ngày sau, trong đầu lão luôn mường tượng cảnh làm tình của đôi bạn trẻ. Lão cố hình dung dáng người, chiếc quần nhung, đôi giày cao gót của Thương Nữ... lão ân hận mãi, vì đã rình mò suốt bao đêm mà lại để sổng mất đêm họ động phòng. Trong cái sân nhỏ chỉ có ba người, hai người thì lên giường, còn một người thì xem trộm. Lão thầm nghĩ như vậy, lão nhìn Thương Nữ và nở nụ cười ma mãnh như muốn nói cho Thương Nữ biết lão cũng là người biết cách làm tình. Lão đã có công ở chỗ đã nói với Thương Nữ sẽ phê bình Tiểu Triệu, khuyến khích họ chăn gối trước khi cưới, giải quyết ngay mâu thuẫn chủ yếu. Lão nhìn Thương Nữ bằng nụ cười tinh tế, tuy không nói nhưng đôi mắt cú vọ của lão như đã nói lên tất cả, Thương Nữ cảm nhận được điều đó, mặt đỏ bừng thầm kính trọng lão, cô thường mời lão ăn táo, thỉnh thoảng lại đưa cho một bát thịt, lão vui lắm, ngày càng tỏ ra si mê Thương Nữ. Vào một ngày tháng Giêng năm sau, mọi chuyện đã đủ để lão đi vào sử sách, lão đã tận mắt chứng kiến cảnh Thương Nữ mình trần như nhộng. Hôm đó lão rình nghe trộm thì một việc bất ngờ xảy ra, không phải bằng tai, mà là người trần mắt thịt, như một chiếc máy ảnh, lão chụp được một bức tranh sẽ mãi mãi không phai mờ trong tâm trí lão. Mình trần như nhộng lại ở trong trạng thái vận động chẳng khác gì ngọn sóng triều dâng trong đêm Đông giá lạnh. Lão chịu không nổi, hết quỳ xuống rồi lại đứng lên, dán đôi mắt cú vọ vào sát khe cửa thưởng ngoạn cảnh đôi bạn trẻ làm tình, người lão cũng rung lên bần bật... Tiểu Triệu mở cửa đi tiểu, Lão Tào lẩn trốn nhưng vẫn nghe thấy tiếng đi tiểu xè xè dưới gốc cây ngô đồng. Tiểu Triệu quay vào phòng, lão cũng về nhà, uống liền một hơi hết nửa chai rượu rồi leo lên giường, mắt đau đáu nhìn lên trần nhà tối om như mực. Hôm sau lão ra quét sân, thấy vết nước tiểu còn đọng lại dưới gốc cây ngô đồng hệt như dấu vết lão nằm mê. Mãi tận mười giờ sáng mới thấy Triệu Ngư mở cửa đi chợ, liếc nhìn lão bằng con mắt lạnh lùng. Thương Nữ đang nhóm bếp nhưng lão không dám đến tán dóc. Việc lão tận mắt chứng kiến Thương Nữ đã đi vào sử sách, kể từ hôm đó, cửa sổ nhà Triệu Ngư luôn buông rèm kín mít. Thậm chí lão không dám nhớ lại cảnh hôm đó nữa, lão càng không yên tâm về cái nhìn lạnh nhạt của Tiểu Triệu. Lão trở nên đạo đức hơn, cảm thấy xấu hổ với Tiểu Triệu. Tuy lão đã từng làm cán bộ thôn, có chiếc mũ dạ, từng đeo kính, cũng biết làm người phải sống có nguyên tắc. Tiểu Triệu đã cho lão chiếc ti vi màu, thế mà lão lại đi rình mò trộm, tận mắt chứng kiến cảnh Thương Nữ trần truồng... tội nghiệp quá, lão quyết chí cải tà quy chính. Để lấy lòng Tiểu Triệu, lão lấy mấy quả dưa vợ vừa đem ở quê ra biếu Tiểu Triệu. Tiểu Triệu vốn là con người độ lượng, dần dần cũng bỏ qua chuyện cũ. Vào mùa Xuân năm sau, căn phòng nhỏ của Triệu Ngư đã biến thành một căn phòng mới, việc qua lại giữa hai bên đã được khôi phục như cũ. Những khi Triệu Ngư đi công tác vắng, Thương Nữ thường đem ghế ra cửa ngồi, lão luôn giữ bộ mặt nghiêm túc, tỏ ra mình là người đứng đắn. Hai năm sau, thành phố dấy lên cao trào kinh tế mới, tiền tài và dục vọng lại bùng phát khắp phố phường. Lão Tào chắp tay đứng ở cổng bảo vệ, mắt nhắm nghiền cảm thụ không khí của thời đại. Lão biết rất nhiều những chuyện trong phố phường: con gái nhà này đi kiến ăn ở Quảng Đông, ông già nhà kia đi chơi gái bị bắt quả tang ở khách sạn, bị phạt mấy nghìn đồng không dám lấy biên lai thu tiền. Từng nếm trải những sự việc như vậy lão cũng dần dần hiểu ra. Qua mấy năm làm bảo vệ, lão cũng dành dụm được chút ít lưng vốn. Đàn ông ở thành thị ai cũng sính đeo một cái túi trên vai, lão Tào cũng không phải là ngoại lệ. Lão cũng mua một cái túi màu da bò, ăn mặc chỉnh tề nhìn xa trông giống hệt như một Hồng vệ binh già. Những người hàng xóm nói đùa lão, hỏi trong túi đựng những gì, lão bảo: một khẩu súng. Quả nhiên lão Tào ngoài năm mươi tuổi có một khẩu súng thật và còn lắp đầy đạn. Vợ lão từ nhà quê ra, lão đẩy vợ về ngay trong ngày. Bà con hàng xóm lại trêu chọc lão, lão bảo: già rồi, hết đạn để bắn rồi. Hàng xóm bảo chưa hết đâu, ông không thích nhả đạn đấy thôi. Người nói đùa lão là một phụ nữ, mắt lão sáng lên, cứ như đạn đã lên nòng. Chị phụ nữ không chịu nổi cái nhìn soi mói của lão, vội rút lui. Ký ức vốn bị đóng kín của lão lại từ từ được mở ra, lão lại nhớ đến cảnh Thương Nữ không mặc quần áo, cảnh làm tình ngoạn mục, lại như đang được ăn một bữa tiệc lớn. Lão thầm nghĩ thưởng ngoạn cảnh đó dưới ánh trăng có khác nào như Cổ Thụy đi vào kho báu trong Hồng lâu mộng. Một lần nữa, lão lại tham dự vào những việc trăng gió, tuy không phải là người trong cuộc nhưng không lạc hậu, không bị người cười chê. Dù có bám sau đội ngũ cũng vẫn tốt, vì đội ngũ này là do những người thành thị tạo nên một điều mà nông dân sẽ không bao giờ theo kịp. Hết năm này, qua năm khác, lão dành dụm tiết kiệm, hầu bao cũng đã kha khá. Người đàn bà bị lão nghe trộm năm nào chỉ nhìn đôi giày cũ rách dưới chân lão, mà không nhìn vào chiếc mũ dạ mới trên đầu lão. Tình thế bây giờ khác rồi, người đàn bà kia không dám nhìn lão, thậm chí không dám ra khỏi cổng... lão đã thắng lợi trở về Dung Thành đem theo nhiều trái dưa ngon để tặng Thương Nữ. Triệu Cao con trai của Thương Nữ đã lớn, lão dạy nó trèo cây, mua kẹo, Thương Nữ thấy vậy trong lòng rất vui, riêng Triệu Ngư thì không nói gì. Triệu Cao chạy vào phòng, Thương Nữ cũng vào theo, lão Tào vội vàng lấy ghế mời chị ngồi. Đôi khi Thương Nữ cũng ngồi, là chiếc ghế, ngồi vào cũng có sao đâu. Hơn nữa, ngồi ghế cũng rất dễ chịu vì lão đã cố ý làm chiếc ghế hợp với khổ người của chị. Tuy chỉ là chiếc ghế mây đơn giản, nhưng trong con mắt lão lại không đơn giản chút nào. Từng sợi mây đều mang dấu ấn lịch sử của nó, đều có hơi người của Thương Nữ, nó luôn vấn vương trong tâm hồn lão. Nó sẽ mãi mãi đọng lại trong tâm khảm lão như một bức tranh sống động. Vào lúc giao thời giữa mùa Xuân và mùa Hạ năm đó, lão lại giở cái trò cũ hai ba năm về trước: vỗ vào lưng hoặc vào tay Thương Nữ. Dù Thương Nữ mặc trang phục mùa Xuân hay mùa Hè lão cũng cố tìm cách sờ cho được vào người chị một vài cái. Có điều chuyện nghe trộm đã cơ bản chấm dứt, vì sau khi cưới, Triệu Ngư đã có hai phòng, phòng trong là phòng ngủ. Nếu lão muốn rình mò trộm thì phải trèo lên bức tường ở phía sau, mà trèo lên cũng không phải là dễ, lỡ sẩy chân sẽ toi mạng như chơi. Hơn nữa, làm như vậy cũng hơi quá đáng, chẳng ra thể thống gì nữa. Lão vừa là người lớn, vừa là bạn hàng xóm láng giềng, kề nhà Thương Nữ có việc gì cũng chạy sang giúp đỡ ngay. Những ngày Triệu Ngư đi công tác là những ngày lão thấy dễ chịu nhất, cái sân nhỏ trở thành một thiên đường. Lão sẽ công kênh Triệu Cao trên cổ dạo chơi khắp phố, còn Thương Nữ thì đứng ở cổng và ngồi ở chỗ thường ngày lão vẫn ngồi để xem ti vi. Và lão còn đi chiếc xe đạp hàng ngày Thương Nữ vẫn đi để biểu diễn kỹ thuật cho Triệu Cao xem. Triệu Cao thích lắm, còn Thương Nữ thì chỉ lo lão ngã xe, vì lão đã ngoài năm mươi tuổi rồi. Lão hồ hởi nói: Hồi ở sân kho nhà quê, lão cũng đi xe đạp và nhặt được một cái kim. Thương Nữ rất thích nghe lão kể những chuyện về nhà quê. Mỗi khi thấy lão đứng ở ngoài cổng, Thương Nữ đều mời lão vào nhà ngồi chơi trên sa lông, còn Thương Nữ thì ngồi trên giường nghe lão kể chuyện. Ông cán bộ nhà quê năm nào luôn tỏ ra mình là người hiểu biết rộng, lúc nào cũng ba hoa xích thố kể hết chuyện này đến chuyện khác. Thương Nữ nghe rất vô tư, không hề có chuyện đề phòng. Chớp đúng thời cơ, lão quan sát kỹ phòng ngủ nhà Thương Nữ, ngắm nghía mãi chiếc giường và tấm ảnh Thương Nữ treo trên tường. Ôi, cô gái... suýt nữa thì lão buột miệng nói tiếp ba chữ... hoặc nói một cách nôm na: ước gì có một ngày nào đó, Thương Nữ sà vào lòng lão và... Khi Triệu Ngư đi công tác về, lão lại co mình trong phòng ngắm nhìn sang căn phòng có ba nhân khẩu kia. Khuôn mặt lão rạng rỡ, ban ngày lão như một ông già đáng kính nhưng ban đêm thì đôi mắt cú vọ lại mở to, liếc nhìn ánh đèn bên nhà đối diện. Chính vì thế mà lão kê chiếc giường vào chỗ dễ quan sát nhất, ở ngay cửa sổ đúng vào chỗ dễ nhìn thấy Thương Nữ nhất. Mỗi khi nhìn thấy bóng Thương Nữ dưới ánh đèn, lão đều vui như mở cờ trong bụng song cũng có đôi chút mặc cảm. Ông trời thật chẳng công bằng chút nào, sao không cho mình đầu thai vào một gia đình danh giá ở thành thị để lão giải quyết vấn đề của mình: lên giường cùng... Mùa hè, Thương Nữ thường mặc váy hoặc quần đùi đi vào nhà vệ sinh, lão thường đứng nấp vào một chỗ nghe trộm tiếng tiểu tiện của chị và cho rằng đó là tiếng lão thích nghe nhất trong đời mình. Lão nằm trên giường cao hứng nghĩ: giá có Thương Nữ nằm bên cạnh thì hay biết mấy... Mùa Đông năm ấy đã đi vào sử sách, đến mùa Hè lại càng đậm nét hơn. Vào một ngày thượng tuần tháng Bảy, trời nắng chang chang, tối đến trăng sao vằng vặc. Lão Tào bắc một cái chõng ra giữa sân, tay phe phẩy chiếc quạt nan ngồi uống nước trà và hút thuốc lá. Bên trái là chiếc cổng sắt lớn, bên phải là nhà Tiểu Ngư. Ba cây ngô đồng mọc thẳng hàng trước nhà, cửa sổ nhà Thương Nữ mới thay một tấm rèm hoa. Ánh trăng dần dần lên cao, treo lơ lửng dưới bóng cây phía sau nhà. Lão Tào không thích ngắm trăng, chỉ thích ngắm cái cửa sổ có rèm hoa và có quạt trần. Gian phòng của lão cũng có một chiếc quạt bàn vợ lão mới đem ở nhà quê ra, vì thế ngoài việc xem ti vi, lão cũng có quạt bàn nhưng lão không thích quạt bàn, mà rất ưa quạt trần vì quạt trần đều gió, tiếng kêu ù ù. Suốt trong mùa Hè, những lúc nhàn rỗi, lão lại để mắt ngắm nhìn chiếc quạt trần nhà Thương Nữ. Lão ngồi trên chõng nhưng mắt luôn nhìn sang nhà Thương Nữ, cái mà lão có thể nhìn thấy được cũng chỉ là hai thứ đèn điện và quạt trần. Không thể nhìn đèn điện mãi được, vì nhìn sẽ hại mắt, còn nhìn quạt trần thì không sao, hơn nữa, dưới quạt trần còn có bóng người... lão vừa phe phẩy chiếc quạt nan vừa nghĩ. Lão không nghe được nhiều, nếu nói về sức tưởng tượng thì lão thua hẳn nhà văn Tôn Kiện Quân. Trong ký ức lão lúc nào cũng chỉ quanh quẩn hình ảnh trần truồng như nhộng... Vào một đêm thượng tuần tháng Bảy, trời oi bức không một chút gió, chiếc quạt trần chạy liên tục, lão Tào dạo đi dạo lại trong sân. Thương Nữ mở cửa đi ra nhà vệ sinh, chị mặc chiếc quần đùi xanh, chào lão. Lão mỉm cười, liếc nhìn trộm hai cái đùi Thương Nữ. Không ngờ đúng lúc đó, Tiểu Triệu bước ra, lão vội mời Tiểu Triệu hút thuốc lá. Hai người đàn ông đứng dưới gốc cây ngô đồng, Thương Nữ từ nhà vệ sinh đi ra. Cả ba người nói với nhau vài câu về thời tiết rồi Tiểu Triệu và Thương Nữ quay vào nhà, đóng cửa lại. Tiếng đóng cửa thật khó nghe, nó không vui tai như tiếng mở cửa: chỉ một tiếng kêu đánh kẹt là có một người... từ trong nhà bước ra. Lão nằm trên chõng ngắm nhìn trời đất, thỉnh thoảng ngoái cổ lại nhìn chiếc quạt trần nhà Thương Nữ. Đêm đã khuya, lão bê chõng vào nhà rồi tắt đèn đi ngủ, nhưng lão có ngủ đâu, đôi mắt cú vọ vẫn đau đáu nhìn sang ánh đèn, quạt trần và cửa sổ nhà Thương Nữ... Tất cả những cái đó đã trở thành phong cảnh hàng ngày của lão, trở thành thứ không thể thiếu được trong giấc mộng của lão. Hình ảnh Thương Nữ dưới ánh đèn không có gì xa lạ với lão, cái mũi lão đã quen thuộc, kể cả đôi mắt và cái mồm. Lão nhớ như in mọi hình ảnh về Thương Nữ... Vào những tối nóng nực, lão trằn trọc trên giường. Chiếc quạt bàn hết tắt lại chạy, phát ra những tiếng kêu chối tai, cánh quạt bị hỏng. Xem ra quạt trần vẫn hơn, lão nghĩ, tuy ít gió nhưng mát đều. Trước ngày Đại cách mạng văn hóa, lão là học sinh trung học thuộc thành phần trung nông lớp dưới. Lão lẩm bẩm trong miệng rồi ra ngoài đi tiểu. Trăng sao vằng vặc mà vẫn để đèn. Lão vừa tiểu tiện, vừa thấy buồn, trở vào phòng lão cứ lẩm bẩm: ngủ thôi, ngủ thôi. Ý lão muốn nói là Triệu Ngư và Thương Nữ nên đi ngủ thôi. Lão cởi quần dài vứt trên đầu giường rồi nằm xuống cạnh cửa sổ mắt vẫn nhìn sang chiếc quạt trần bên nhà đối diện. Một lúc sau lão đã đi vào giấc nồng. Đúng lúc đó, lão nghe thấy có tiếng động nhẹ, lão mở mắt thì thấy Thương Nữ mặc quần đùi đứng ở ngoài sân. Chắc hôm nay Thương Nữ ăn nhiều canh quá? Lại đi nhà vệ sinh. Lão đưa tay dụi mắt, rồi mở to đôi mắt cú vọ. Thương Nữ trở lại giữa sân, giơ chân múa tay làm vài động tác thư giãn, Tiểu Triệu mặc quần đùi từ trong nhà bước ra cũng vươn vai làm mấy động tác, các khớp kêu răng rắc. Hai vợ chồng trẻ dắt tay nhau đi về phía nhà vệ sinh, sau đó trở lại sân đứng ngắm nhìn bầu trời. Thương Nữ đứng bên chồng, Tiểu Triệu chỉ tay lên trời nói với vợ cái gì đó, cả đôi vợ chồng đều ngước mắt nhìn lên bầu trời đầy trăng sao, lão lẩm bẩm: trên trời có cái quái gì mà xem? Lão trở mình rồi ngồi dậy. Căn phòng của lão tối om, ở ngoài nhìn vào chẳng thấy gì hết. Hai khuôn mặt ở ngoài sân hết nhìn trời lại nhìn nhau, miệng Thương Nữ như một đóa hoa tươi thắm, răng trắng muốt. Lại sắp có vở diễn mới, thế mà người nghe trộm vẫn nằm chết dí ở xó nhà mình, lão nghĩ: người nhà quê cũng biết hôn, nhưng không hôn lâu và mạnh như người thành thị. Lão so sánh giữa người nhà quê và người thành thị, tâm hồn lão bồn chồn, chân tay như nổi gai ốc. Ánh trăng rọi chiếu như một tấm gương, mọi động tác hôn nhau giữa Tiểu Triệu và Thương Nữ trông rõ mồn một. Hai cái bóng di chuyển trên sân lúc lùi, lúc tiến chẳng khác gì những động tác múa. Tuy không có âm nhạc nhưng rất giống một vở kịch câm trong truyền thuyết. Trong khi đó, tâm hồn lão lại có tiết tấu rõ ràng, thứ tiết tấu làm thức dậy niềm đam mê trong cơ thể, lão bồn chồn bò từ đầu giường xuống cuối giường để tìm góc nhìn thích hợp nhất. Xem ra đôi bạn trẻ ở ngoài sân vẫn chưa muốn đi ngủ, ánh trăng đã đem lại cho họ cảm giác khó tả. Họ buông nhau ra, nói vài câu gì đó, rồi lại ôm chặt lấy nhau, tạo nên một bức tranh sinh động trước mắt lão. Tiếng giày cọ xát trên mặt đất càng kích động tiết tấu trong con người lão. Lão quan sát kỹ từng động tác của Thương Nữ: bước chân, cái lưng thon thả, bộ ngực căng phồng. Tại sao Tiểu Triệu lại không... ngay đi, lão nghĩ. Tiểu Triệu một tay ghì chặt vào lưng Thương Nữ, tay kia để sát vào đùi Thương Nữ. Bấm!... Lão Tào bỗng hồi hộp nghĩ, lão giật bắn người lên. Hình ảnh bộ ngực căng tròn, khuôn mặt như hoa của Thương Nữ lại lởn vởn trong đầu lão, lão lại nhớ đến cảnh Thương Nữ trần truồng mấy năm về trước, lão đột nhiên bấm mạnh vào đùi mình, kết quả cái bấm tay chẳng có cảm giác gì hết ngoài cái đau. Lão nghĩ đến một giấc mơ làm tình thực sự với Thương Nữ, lão coi bàn tay của Tiểu Triệu đặt trên đùi Thương Nữ như chính bàn tay mình, lão sẽ véo một cái rồi làm tình. Lão kiên nhẫn chờ đợi màn kịch sẽ tiếp diễn, nhưng đôi bạn trẻ không làm gì hơn ngoài sự ôm hôn thắm thiết. Tiểu Triệu lại chỉ tay lên trời, lão nhìn Thương Nữ, niềm đam mê lại bốc lên: giá mà trường hợp này rơi đúng vào mình thì... Toàn bộ hình ảnh về Thương Nữ lại một lần nữa khắc sâu trong ký ức của lão, từ ham muốn dục vọng đã trở thành cảm nghĩ tốt đẹp. Nhưng chính lão cũng không rõ điều lão muốn là tốt đẹp hay không. Lão chỉ là người rình mò nghe trộm, chỉ muốn được tận mắt chứng kiến cảnh làm tình của người khác. Còn trong thực tế, Thương Nữ hôn chồng mình là chuyện thường tình, chứ có gì đâu. Thực ra trong đêm hôm đó chẳng có chuyện gì là đặc biệt cả hai vợ chồng Triệu Ngư đi vệ sinh, thấy cảnh trăng sao, gió mát, ngẫu hứng vui vẻ một chút thôi. Đó cũng là cảnh bình thường trong cuộc sống hạnh phúc. Trăng sáng như gương, trời sao dày đặc, đôi vợ chồng trẻ thắm thiết bên nhau. Lão Tào nhìn trộm cứ tưởng phong ba bão táp sắp nổi lên... Rõ ràng lão đã si mê quá mức không tưởng. Lão cứ nghĩ rằng mình là Tiểu Triệu, cứ nghĩ mọi hành động của Tiểu Triệu là của chính mình, và Thương Nữ sẽ sà vào lòng lão. Lão bồn chồn, chuyển từ tư thế này sang tư thế khác, hết đứng lại ngồi, hết ngồi lại nằm, lão bồn chồn và cảm thấy mình hạnh phúc như một con chuồn chuồn.