Phần 1
Chương 4

K ern bước vào một cửa hiệu bán thuốc Tây vì lúc đi qua anh chợt nhận thấy có một số nước hoa bày bán mang nhãn hiệu của xưởng cha anh: hiệu Farr.
Anh cầm chai nước hoa lật qua lật lại xem xét rồi hỏi người bán:
- Ông mua thứ nầy ở đâu?
Người bán nhún vai:
- Làm sao nhớ nổi. Chỉ biết là từ Đức tới. Mua lâu lắm rồi. Cậu muốn lầy chai nầy?
- Một chai? Không đủ. Cho tôi sáu chai…
- Sáu?
- Phải, lấy trước. Tôi sẽ tới lấy thêm. Tôi chỉ mua đi bán lại thôi, ông định cho hoa hồng bao nhiêu?
- Cậu là dân tị nạn?
Kern đặt chai nước hoa tắm gội lên quầy:
- Ông có biết hỏi như thế là chạm tự ái không? Tôi có chứng chỉ di trú đàng hoàng. Tôi muốn biết hoa hồng bao nhiêu?
- Mười phần trăm.
- Quá tệ. Ông tính xem tôi sẽ kiếm được bao nhiêu.
Người chủ hiệu vừa bước tới:
- Tôi cho cậu hai mươi lăm phần trăm. Chúng tôi cũng đang cần tống khứ loại hàng tồi tệ ấy đi.
Kern trợn mắt:
- Loại hàng tồi tệ? Ông có biết đây là loại eau de cologne tốt nhứt thế giới không?
Người chủ hiệu ngoái tai:
- Cũng có thể. Như vậy là cậu đồng ý hai mươi lăm phần trăm?
- Ba chục phần trăm là tối thiểu. Vấn đề nước hoa hảo hạng và tiền hoa hồng là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.
Người bán hàng mím môi:
- Nước hoa nào cũng vậy thôi. Thứ mà người ta cho là tốt chẳng có gì hơn là khéo quảng cáo. Tất cả bí quyết đều ở đó.
Kern nhìn sững anh ta:
- Ông nên nhớ là loại nước hoa đã không còn được quảng cáo từ lâu. Và nếu nói theo ý ông, tôi đề nghị ba mươi lăm phần trăm hoa hồng.
Người chủ hiệu nói ngay:
- Ba mươi thôi. Thỉnh thoảng vẫn có người tới hỏi.
Gã bán hàng với chủ:
- Ông Bureck, mình có thể để ba mươi lăm phần trăm nếu cậu ta lấy đủ chục. Người thỉnh thoảng hay đến mua cũng trả giá như thế. Lúc sau nầy, ông ta không mua nữa mà ngỏ ý muốn bán công thức chế tạo.
Kern giựt mình:
- Công thức chế tạo? Người nào định bán?
Gã bán hàng cười:
- Ông ta bảo nhãn hiệu nầy là của chính ông ta. Dĩ nhiên là đặt điều. Có gì mà dân tị nạn lại không dám làm!
Kern tưởng chừng như ngẹt thở:
- Các ông có biết người đó hiện ở đâu không?
Gã bán hàng nhún vai:
- Dường như ông ta có để lại địa chỉ nhưng hiện giờ thì không biết cất ở đâu. Cậu hỏi chi vậy?
- Có lẽ đó là cha tôi.
Cả hai sững sờ nhìn Kern:
- Thật à?
- Thật. Chúng tôi thất lạc nhau khá lâu.
Người chủ hiệu ra vẻ khích động. Ông ta quay vào gọi một người đàn bà đang ngồi ở bàn giấy:
- Bertha, mình còn giữ địa chỉ của ông định bán công thức chế tạo nước hoa không?
- Người nào? Ông Stran hay lão già lẩm cẩm cứ đến quấy rầy luôn?
- Nầy, nầy, đừng có ác mồm, ác miệng! – Người chủ hiệu ngượng ngịu nhìn Kern – Xin lỗi cậu.
Ông ta đi mau vào phòng trong. Gã bán hàng khinh mạn:
- Đó là hậu quả của việc lấy người làm công.
Vài phút sau, người chủ hiệu thuốc quay ra, thở hổn hển,với một mảnh giấy trên tay:
- Tìm được địa chỉ rồi. Đó là ông Kern, Siegmund Kern.
- Vậy là cha tôi.
- Thật hả?
Người chủ hiệu đưa địa chỉ cho Kern:
- Lần sau cùng ông ấy tới đây cách nay ba tuần. Xin cậu vui lòng bỏ lỗi cho về mấy lời nói vô tình lúc nãy. Cậu cũng biết…
- Không sao cả. Nhưng tôi cần phải đi ngay. Tôi sẽ trở lại kấy nước hoa sau.
- Được mà. Chúng tôi giữ cho.
Nơi trú ngụ của cha Kern ở trên đường Tuzarova. Khu phố tối ám và mốc meo. Ở đây, người ta ngửi thấy mùi tường ẩm và khói than.
Kern từ từ lên thang lầu. Kể cũng lạ, tuy nóng lòng gặp cha nhưng Kern vẫn không gấp rút. Có lẽ vì anh đã quá quen thuộc với những bất hạnh vào phút chót.
Tới lầu ba, Kern nhận chuông. Vài phút sau, có tiếng chân người kéo lê phía sau cửa và miếng giấy bồi che kín lỗ hổng trên cửa được kéo qua một bên. Kern nhìn thấy một con mắt đen chiếu thẳng về phía mình.
Giọng hỏi gắt gỏng của một người đàn bà vọng ra:
- Ai đó?
- Tôi muốn gặp một người trong nhà.
- Không có người nào ở đây.
- Phải có chớ, còn bà đó không phải đang ở sao? – Kern nhìn tấm bảng gắn ở cửa – Có phải bà là Melanie Ekowski không? Nhưng không phải tôi muốn gặp bà.
- Rồi sao?
- Tôi muốn nói chuyện với một người đàn ông ở nhà nầy.
- Không có người đàn ông nào ở đây.
Kern nhìn vào con mắt tròn và đen. Hay là cha mình đã đi nơi khác. Tự nhiên, Kern mệt mỏi và chán nản lạ lùng.
- Người đàn ông tên gì?
Kern lại thấy hy vọng. Anh ngẩng đầu lên:
- Bộ bà muốn tôi la lớn cho cả ngôi nhà nầy nghe sao? Bà cứ mở cửa, tôi sẽ nói.
Con '>
- Cô cũng phải mặc vào. Có sợ máu không?
- Dạ không.
- Tốt. Được lắm.
Kern lên tiếng:
- Tôi có thể giúp được một phần. Tôi đã học Y khoa hai lục cá nguyệt.
Ông bác sĩ nhìn các dụng cụ giải phẫu:
- Bây giờ chưa cần. Bắt đầu được chưa?
Aùnh đèn chiếu bóng trên khoảng đầu sói của ông ta. Cánh cửa phòng được tháo ra. Bốn người đàn ông khiêng chiếc giường có người đàn bà băng huyết nằm trên.
Người đàn bà khá nặng. Trán Kern lấm tấm mồ hôi. Anh bắt gặp cái nhìn của Ruth. Mặt nàng tái xanh và bình tĩnh lạ lùng đến nỗi Kern thấy lạ đi.
Ông bác sĩ sói đầu quát lên:
- Tất cả ra ngoài, trừ những người có phận sự.
Ông ta cầm tay người đàn bà:
- Có đau lắm không?
Người đàn bà thều thào:
- Xin cứu đứa bé…
Giọng người thầy thuốc dịu lại:
- Cứu cả hai, đừng lo.
- Đứa bé…
- Nó ra bằng vai. Chỉ cần xoay qua một chút là yên chuyện. Đừng lo ngại gì cả. Cho thuốc mê!
Kern và Marill cùng vài người nữa đứng đợi trong căn phòng bỏ trống của người thiếu phụ sanh non. Từ phòng bên cạnh vẳng qua tiếng thì thềm của hai ông bác sĩ.
Marill nhìn những cuộn len màu dưới đất, nói với Kern:
- Sanh đẻ, ra chào đời là như thế. Máu và những tiếng khóc, cậu hiểu không?
- Hiểu.
- Không. Cả cậu và tôi đều không hiểu. Một người đàn bà, rất giản dị. Cậu có thấy mình hơi ngốc một chút không?
- Không.
Marill lau tròng kiếng và nhìn Kern:
- Không? Nhưng tôi… À, cậu đã ăn nằm với một phụ nữ nào chưa? Chưa à? Như vậy là cậu cũng ngốc một chút. Ở đây có rượu mạnh không?
Gã bồi phòng bước ra. Marill bảo:
- Cho nửa chai cognac. Được, được, có sẵn tiền đây, cứ mang lên.
Gã bồi phòng bước ra. Người chủ lữ quán và hai người nữa cũng bước theo. Trong phòng chỉ còn lại Marill và Kern. Marill bảo Kern:
- Mình lại cửa sổ ngồi. Mặt trời chiều đẹp chớ?
Kern gật đầu. Marill chép miệng:
- Có nhiều điều trái ngược lại ở bên nhau. Ở dưới vườn có mấy bụi tử đinh hương phải không?
- Có.
- Tử đinh hương và hơi ether. Máu và rượu cognac. Nào, chúng mình chẩn bị cụng ly!
Gã bồi phòng đặt mâm lên bàn:
- Tôi mang lên bốn ly, ông Marill. Tôi nghĩ là ông có thể…
Hắn dùng đầu hướng về phía bên cạnh. Marill hiểu ý:
- Được tôi sẽ mời các vị ấy.
Và ông ta hỏi Kern:
- Cậu uống mạnh chớ?
- Ít thôi.
- Tiết độ là tật xấu của người Do Thái. Nhưng nhờ vậy mà họ hiểu nữ giới nhiều hơn. Rất tiếc là phụ nữ không muốn ai hiểu họ. Nào, chúc vui cậu!
- Chúc vui ông!
Kern uống cạn ly. Anh cảm thấy dễ chịu hơn:
- Chỉ sanh non thôi hay còn chuyện gì khác?
- Sanh trước nhiều tuần. Vì quá mỏi mệt. Các chuyến đi, những lần thay đổi xe lửa, sự nơm nớp lo sợ và hàng tá chuyện bất thường, cậu hiểu chớ? Một người đàn bà trong tình trạng đó nhứt định không chịu đựng nổi.
- Nhưng tại sao bà ta lại làm như thế?
Marill rót thêm rượu vào hai ly:
- Tại sao à? Tại vì bà ta muốn đứa con mang quốc tịch Tiệp Khắc. Tại vì bà ta muốn đứa con, lúc đi học, bị người nhổ vào mặt và mắng là đồ Do Thái bẩn thỉu.
- Người chồng bà ta đâu?
- Người chồng đã bị bắt trước đó ít lâu. Cậu biết tại sao không? Tại vì ông ta là một nhà buôn hoạt động mạnh hơn một nhà buôn khác cùng ở một con đường. Anh chàng con buôn cạnh tranh kia phải làm gì?
Hắn tố cáo người kia là có hành động phá hoại hoặc có tư tưởng Cộng sản, hoặc vu cáo là bị mắng chửi thậm tệ, bất cứ chuyện gì. Vậy là người kia bị bắt và hắn gom thâu khách hàng. Hiểu chớ?
Kern nhìn ra xa:
- Đó là chuyện quá quen thuộc với gai đình chúng tôi.
Marill uống cạn ly:
- Chúng ta đang sống ở thế kỷ nào? Hòa bình được đảm bảo bằng đại bác và bom đạn, và tư tưởng nhân loại được bảo đảm bằng những trại tập trung và các cuộc tàn sát người Do Thái. Chúng ta đang chứng kiến một sự đảo lộn mọi giá trị. Kẻ tấn công tự nhận là người bảo vệ hòa bình trong khi nạn nhân bị coi là kẻ làm rối loạn hòa bình. Vậy mà vẫn có nhiều dân tộc tin như thế.
Khoảng nửa giờ sau, họ nghe có tiếng khóc oa oa ở phòng bên. Marill tươi cười:
- Hay quá, họ đã thành công. Tiệp Khắc lại có thêm một công dân. Hãy uống chào mừng hắn. Uống đi Kern, uống để ca ngợi sự huyền bí của vũ trụ, của sự sanh sôi nẩy nở. Cậu có biết tại sao phải gọi là huyền bí không? Tại vì cuối cùng rồi cũng chết.
Cửa mở ra. Ông bác sĩ thứ hai bước vào, mình vấy máu và ướt mồ hôi. Ông đang giữ chặt một vật gì đó đang kêu ré trong khi ông đang vỗ vỗ vào lưng nó. Ruth bước vào. Ông bác sĩ bảo:
- Thằng bé thoát nạn. Cô lấy cái nầy…
Ông ta trao đứa bé và một mớ vải trải giường cho Ruth:
- Tắm nó và quấn lại. Đừng siết chặt. Bà chủ nhà nấy rành lắm. Cứ để nó luôn ở dưới, đừng cho nó ở trong không khí ngập mùi ether nầy.
Ruth bồng đứa bé. Kern có cảm tưởng như mắt cô bạn mở lớn gấp đôi. Ông bác sĩ ngồi xuống, thở hắt ra:
- Bộ có cognac sao?
Marill rót một ly cho ông ta và hỏi:
- Trên thực tế, một y sĩ thường có cảm tưởng gì khi thấy người ta chế tạo chiến cụ hằng ngày mà không lo xây bệnh viện?
Vị bác sĩ ngước mắt:
- Nhảm! Hoàn toàn nhảm! Ở bệnh viện, người ta băng bó, may vá cho lành lặn để rồi một hôm nào đó lại bị nổ tung ra từng mảnh. Tại sao không hủy diệt ngay những trẻ sơ sinh đi! Như vậy giản tiện hơn.
Dân biểu đào tẩu Marill cười chua chát:
- Ông bạn quên điều nầy. Giết một đứa bé theo kiểu đó là phạm tội sát nhân, còn giết những người lớn là phục vụ cho đất nước.
Ông thầy thuốc thở dài:
- Cứ chờ có một thế chiến nữa rồi sẽ thấy. Sẽ có chẳng biết bao nhiêu đàn bà và trẻ con bị lôi vào. Chúng ta đã chết quá nhiều vì dịch tả, nhưng so với một cuộc chiến tranh, dầu ngắn hạn, thì bịnh dịch trở thành vô hại.
Có tiếng gọi gấp rút từ phòng bên kia:
- Braun! Mau lên!
- Tới ngay!
Marill giựt mình:
- Nguy rồi! Chắc có chuyện không lành.
Một lúc sau, bác sĩ Braun trở lại, mặt thiểu não:
- Tử cung rách. Chẳng còn cách gì hơn. Máu tuôn ra hết.
- Không còn cách gì à?
- Vô phương. Chúng tôi đã tận lực. Không ngăn được.
Ruth đứng ở cửa, hỏi:
- Sang máu được không? Tôi tình nguyện cho máu.
Braun lắc đầu:
- Không được, cô bé. Sang máu mà không ngăn được máu tuôn ra thì vô ích.
Ông ta lại vội vàng sang phòng bên. Cửa để mở. Khung hình chữ nhật được soi mờ càng làm tăng vẻ thê lương. Cả ba ngồi im lặng. Gã bồi phòng bước vào:
- Thưa, dọn được chưa?
- Khoan đã!
Marill hỏi Ruth:
- Cô uống gì?
Ruth lắc đầu. Marill nài ép:
- Nên uống một chút sẽ thấy dễ chịu ngay.
Ông ta rót cho Ruth nửa ly cognac.
Trời bắt đầu tối. Những tia nắng cuối cùng còn lung linh màu tím thẫm ở chân trời. Một mảnh trăng trắng nhợt lờ đờ trôi trông như một đồng tiền cũ rỗ mặt. Tiếng xôn xao từ dưới đường vọng lên, náo nhiệt vui tươi, Kern bỗng nhớ tới những lời của Steiner: Khi có người chết bên cạnh, mình chẳng có cảm giác gì cả. Đó là điều tai hại của thế giới. Sự bi thương không phải là cơn đau đớn. Sự bi thương có thể là một thứ hài lòng che giấu. Một thứ cảm tưởng khi tự thấy mình may mắn không phải là kẻ đang đau đớn hoặc vì kẻ ấy không phải là một người thân.
Kern nhìn sang Ruth. Bóng tối đã che khuất mặt mày nàng. Bỗng nhiên, Marill lắng tai:
- Cái gì vậy?
Một chuỗi âm điệu vĩ cầm làm lay chuyển bức màn đêm. Aâm thanh lúc chìm trong gió, lúc nổi lên rồi vút cao trên vô tận. Từng tiếng nhạc đuổi bắt nhau, dịu dàng, yểu điệu và buồn thảm cũng như cảnh buồn thảm dung dị của hoàng hôn.
Marill nhìn qua cửa sổ:
- Người chơi vĩ cầm cũng ở trong lữ quán nầy. Trên lầu tư.
Kern gật đầu:
- Tôi biết ông ta. Tôi đã nghe ông ta đờn một lần. Không ngờ lại cũng ở đây.
- Không phải là một tay mơ. Đúng là một nhà nghề.
- Có cần tôi lên nói ông ta ngừng đờn không?
- Chi vậy?
Kern hất đầu ra phía cửa. Tròng kính của Marill lóe sáng:
- Không nên. Con người luôn luôn có lúc để buồn. Vả lại, ở đâu cũng có chết chóc. Những việc trái ngược nhau thường ở bên nhau.
Họ ngồi im lặng nghe điệu nhạc. Chừng như một thời gian vô tận đã trôi qua khi bác sĩ quay trở lại:
- Chết rồi. Không đau đớn lắm. Trước đó, bà ta đã biết mình có được một đứa con trai.
Cả ba người đứng lên. Braun đề nghị:
- Mình đem bà ấy qua đây. Người ta sắp cần phòng bên ấy.
Người đàn bà nằm đó, người như bé lại giữa đống chăn gối ngổn ngang vấy máu, giữa những thau nước đầy bông gòn đỏ thắm. Bà ta nằm đó, khuôn mặt xa vắng và trang nghiêm, chẳng còn gì để bận tâm. Ông bác sĩ đầu sói đi qua đi lại bên giường làm thành một hình ảnh trái ngược: một sức sống đang muốn nổ tung vì tức bực bên cạnh một cuộc an nghỉ cuối cùng.
- Nên đắp lại cẩn thận. Đừng để người khác trông thấy. Chắc cô bé mới chứng kiến vụ máu me lần thứ nhứt. Có sợ không?
Ruth lắc đầu.
- Tốt lắm. Aø nầy, Braun, anh có biết tôi xấu hổ đến mức nào không? Tôi muốn treo cổ để khỏi phải…
- Nhưng anh đã cứu sống đứa bé. Không giỏi thì làm thế nào được.
- Tôi biết là chúng mình đã làm đủ mọi thứ, không phải lỗi của mình nhưng tôi vẫn muốn tự treo cổ.
Ông ta nuốt nước miếng:
- Hơn hai mươi năm hành nghề nhưng hễ cứ mỗi lần để vuột một bênh nhân là mỗi lần tôi muốn tự vận. Vô lý thật.
Và ông quay sang Kern:
- Lấy giùm một điếu thuốc trong túi trái của tôi gắn vào miệng – Ông ta lập bập – Châm lửa giùm luôn. Tôi đi rửa tay đây.
Những người còn lại khiêng chiếc giường với người chết trở về chỗ cũ. Ngoài hành lang, họ gặp vài người ở phòng lớn đã mượn làm nơi mổ. Một người đàn bà gầy queo, cổ cao và sần sùi như cổ gà tây:
- Bộ không đem xác vào nhà thương sao?
Marill đáp:
- Không.
- Rồi để đây suốt đêm à? Làm sao người ta ngủ được?
Marill tức giận:
- Không ngủ được thì bà nội cứ thức.
Người đàn bà quắc mắt:
- Tôi không phải là bà nội.
- Cũng chẳng sao.
Người đàn bà xỉa xói Marill:
- Rồi ai lau phònmắt:
- Mỗi đứa có quyền lấy một phần. Em chọn đi.
Thấy cả hai chỉ ăn có phần đã lấy ra thôi, gã hầu bàn hỏi:
- Dạ có cần tôi gói lại không?
Kern nhíu mày:
- Gói lại? Gói cái gì?
Gã hầu bàn chỉ cái bánh ba tầng:
- Tất cả cái này là của ông.
Kern hiểu ra. Anh quay người về phía sau:
- Ủa, ông hồi nãy đâu?
- Dạ, ông ấy đi rồi.
Kern xoay người lại, bảo Ruth:
- Aên đi em, lấy thêm phần có mứt đi.
Sau khi đã dồn đầy hai đĩa, Kern bảo:
- Đủ rồi. Gói phần còn lại hai gói. Ruth, em mang theo một gói đi đường.
Một lúc sau gã hầu bàn lại mang ra một cái mâm bạc lớn, bên trên có một chai săm-banh. Kern cười:
- Săm-banh? Tôi có gọi đâu?
Gã hầu bàn chỉ ra phía cửa:
- Chính ông khách lúc nãy dặn.
Ngay lúc đó, người chủ quán tới cười vã lã:
- Cậu đừng giận… Lúc nãy tôi đùa nhưng không khéo…
Mắt Kern mở trừng trừng chiếu thẳng vào chai săm-banh. Gã hầu bàn giải thích:
- Ông hồi nãy trả tiền rồi.
Kern dụi mắt:
- Mình có ngủ mê không, Ruth? Em đã uống săm-banh lần nào chưa?
- Chưa, em chỉ thấy người ta uống trên màn ảnh.
Kern cố bình tĩnh lại, thừa cơ hội mắng xéo, người chủ quán:
- Ông thấy không, chỉ có một chai nước hoa hiệu Farr của nhà máy sản xuất Kern là đã được như thế nầy rồi. Loại nước hoa nầy phải có người sành điệu mới hiểu nổi giá trị.
Chủ quán cười gượng:
- Tôi chỉ giỏi về rượu thôi.
Nói xong, ông ta trở về quầy. Kern bảo Ruth:
- Anh bắt đầu tin ở phép lạ rồi. Ngay bây giờ nếu nếu có hai con bồ câu trắng từ ngoài bay vào, miệng ngậm thẻ thông hành có hiệu lực năm năm hay một giấy phép hành nghề vô thời hạn, anh cũng không ngạc nhiên.
Uống hết chai săm-banh, hai người đã ngà say. Họ đứng lên định ra về thì người chủ quán ngăn lại:
- Cậu còn chai nước hoa nào loại đó không? Tôi muốn… cho vợ tôi…
Kern tỉnh táo ngay. Anh mò mẫm các túi:
- À, có đây. Không ngờ lại bỏ túi hai chai. Nhưng bây giờ thì không phải với điều kiện lúc nãy. Hai mươi cua-ron.
Người chủ quán tính nhẩm thật mau. Với tất cả các món ăn và chai sâm-banh mà người kia chịu, đúng giá là ba chục cua-ron. Như vậy, nếu trả hai mươi, ông ta còn lời tới mười cua-ron. Tuy nhiên, ông ta vẫn trả giá:
- Mười lăm.
- Hai chục.
Kern làm như sắp cho chai nước hoa vào túi.
- Thôi cũng được.
Người chủ quán móc ra một tờ giấy bạc nhầu nát trao cho Kern. Hắn định sẽ nói với cô nhân tình của hắn là đã phải trả đến năm mươi cua-ron. Như thế hắn khỏi phải may cho cô ta cái nón tốn tới năm chục cua-ron. Lợi gấp đôi.
Kern và Ruth trở về lữ quán và đi ra nhà ga với chiếc vali của Ruth. Dọc đường, Ruth hoàn toàn im lặng.
- Đừng buồn, Ruth. Anh sẽ tới đó tìm em. Trong vòng tám hôm hay trễ lắm là chỉ một hay hai ngày sau là anh phải rời nơi đây. Anh sẽ tới Vienne. Em có muốn anh tới đó không?
- Anh phải tới. Nhưng cố làm sao thu xếp cho tiện.
- Tại sao không chỉ bảo thế nầy thôi: Anh phải tới.
Ruth nhìn Kern:
- Có lẽ tại em lo ngại cho anh.
Một lúc sau, Kern lại an ủi:
- Đừng buồn nữa, Ruth. Lúc nãy em còn vui mà.
Ruth bỗng lộ vẻ bối rối:
- Em sẽ kể cho anh nghe một chuyện nhưng để ý gì cả. Lắm lúc em tự cảm thấy không còn biết đầu đuôi gì nữa. Bữa nay, chắc là tại rượu. Mình lại đằng nầy. Chỉ còn mấy phút nữa thôi.
Cả hai ngồi trên một ghế đá công trường. Kern ôm vai người yêu:
- Vui lên, Ruth. Ngoài niềm vui ra chẳng còn có gì đáng kể. Nói như thế là sai. Nhưng với những kẻ như mình, chỉ cần một chút vui là gần như đủ cả.
Ruth nhìn thẳng trước mắt:
- Em cũng muốn vui lắm nhưng cảm thấy nặng nề làm sao ấy. Em muốn nhẹ nhàng thanh thoát. Thế mà bất cứ việc gì em làm cũng vụng về, nặng trĩu.
Nghe giọng nói hơi khác lạ, Kern nhìn vào mặt người yêu bắt gặp toàn nước mắt. Ruth tiếp tục khóc trong câm lặng. Nàng hất tóc ra sau:
- Em không biết tại sao lại khóc, nhứt là trong lúc nầy. Đừng nhìn em, đừng nhìn em nữa…
Kern vỗ về:
- Ruth đừng nói vậy.
Ruth kề sát mặt tới, đặt tay lên vai Kern. Không tự chủ nổi, Kern kéo nàng vào, ôm lấy và hôn như mưa lên đôi mắt nhắm nghiền, lên vành môi khép kín… như từ khước…
Nhưng rồi đột nhiên, Ruth như người chợt tỉnh:
- Anh, anh không hiểu em…
Và nàng gục đầu vào vai Kern, mắt vẫn nhắm nghiền nhưng môi mở hé ra dịu ngọt như trái chín.
Tới nhà ga, Kern chạy đi mua một bó hoa hồng. Anh thầm cám ơn người lạ, mang kính một tròng và ông chủ quán Porcelet Noir.
Ruth tỏ ra xúc động khi Kern quay lại với bó hoa:
- Anh mua hoa. Trời, hoa hồng! Người ta tiễn đưa tôi như một nữ minh tinh.
Kern kiêu hãnh bảo:
- Như vợ của một nhà doanh thương mới đúng.
- Nhưng các nhà doanh thương không hề biết tặng hoa, Ludwig.
- Biết chớ. Thế hệ mới mà.
Kern đặt va-li và gói bánh vào lưới đựng hành lý. Ruth nhìn Kern ra đứng chỗ vắng người. Nàng ôm lấy đầu Kern, nhìn vào mắt người yêu:
- Đượick="noidung1('tuaid=1381&chuongid=12')">Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---
    !!!1381_6.htm!!!ng.
    - Vậy thì hai mươi Đức kim?
    - Mười thôi. Nghèo lắm.
    - Anh không có vẻ gì là nghèo cả.
    - Có nhiều người không có vẻ gì là thủ tướng nhưng vẫn làm Thủ tướng.
    Cô điếm cười:
    - Anh nói chuyện có duyên quá. Được, mười thôi. Em có căn phòng đẹp lắm. Nhứt định anh sẽ vừa lòng.
    Steiner vẫn nhát gừng:
    - Thiệt hả?
    Về tới phòng riêng ả điếm, Steiner cứ ngồi nhìn chòng chọc khiến cô ta kêu lên:
    - Làm gì nhìn người ta dữ vậy? Mắt anh dễ sợ như mấy tay sát nhân. Chắc lâu lắm anh không gần đàn bà?
    - Tên gì?
    - Tên Elvira. Đừng cười nghen, tại má em thích những cái tên vĩ đại. Lại nằm với em đi.
    Steiner lắc đầu:
    - Kiếm cái gì uống trước đã.
    Ả điếm hỏi ngay:
    - Nhưng còn tiền không?
    Steiner gật đầu. Elvira tới cửa gọi mụ chủ chứa vào. Steiner không thèm nhìn bà ta:
    - Cho rượu mạnh. Quetsch, Kirsch hay cái gì cũng được.
    Mụ chủ chứa và ả điếm láy mắt nhau. Elvira nói lớn:
    - Lấy Kirsh đi. Nhưng tới mười đồng nghe cưng.
    Steiner lẳng lặng móc tiền ra trả. Mụ chủ nói vài câu nịnh bợ và rút lui. Steiner bảo cô gái điếm:
    - Đưa ly nước uống đây.
    Hắn rót rượu đầy ly rồi uống cạn một hơi.
    Elvira lo ngại:
    - Chúa ơi! Uống vậy là điên luôn.
    Steiner nhìn ả điếm:
    - Lại ngồi gần đây.
    Aû điếm vẫn chưa hết sợ:
    - Hay là mình đi dạo một lúc. Vào rừng tốt hơn.
    Steiner ngẩng đầu lên:
    - Vào rừng?
    - Vào rừng hay tới đồng lúa, mùa hè mà.
    - Đồng lúa… mùa hè? Sao lại nghĩ tới đồng lúa?
    Elvira không yên tâm nhưng cố làm dịu:
    - Tại mùa hè mà cưng. Ai cũng thích đi dạo ở đồng lúa vào mùa hè, cưng biết mà.
    - Đừng giấu chai! Có phải mình vừa nói tới một cánh đồng lúa và mùa hạ?
    - Phải rồi cưng. Mùa đông lạnh lắm. Thôi, đi nằm đi cưng.
    Steiner bỗng hỏi:
    - Sống như thế nầy có hạnh phúc không?
    - Phải có mới sống nổi chớ.
    - Ah, vậy thì câm miệng lại. Tắt đèn đi.
    Elvira tắt đèn. Steiner rót thêm rượu vào ly, bàn tay hắn run run. Hắn tới bên cửa sổ:
    Steiner đi qua cái quán cóc bên kia đường. Anh ta không khỏi nghĩ tới chuyện lạ của cuộc đời: chẳng một ai khác dám giao cho anh một phần tư số tiền của gã bất lương đã cho mượn vô điều kiện. Kể cũng vui. Cám ơn Thượng Đế.
    Trong quán đang có một số người chơi Tarot. Steiner tới ngồi gần cửa sổ và gọi rượu mạnh. Hắn móc chiếc bóp dầy cộm – được dồn với giấy lớn – và trả tiền rượu bằng tờ giấy bạc một trăm si-linh.
    Vài phút sau, một anh chàng bé nhỏ, bịnh hoạn tới bắt chuyện và mời Steiner nhập sòng phé. Steiner làm ra vẻ bận, từ chối. Anh chàng bé nhỏ nài nỉ, Steiner bảo:
    - Tôi không rảnh lắm. Chơi chỉ có nửa giờ thì ăn thua gì.
    Anh chàng bé nhỏ đưa cả hàm răng vênh vẹo ra:
    - Đâu phải vậy, ông bạn. Chỉ nửa tiếng đồng hồ số đỏ là được cả một gia tài.
    Steiner ném một cái nhìn sang những tay bạc ngồi gần đó. Một người trong bọn đầu sói, mặt lạnh. Người kia tóc đen và dầy, mũi ngắn. Cả hai dửng dưng nhìn Steiner.
    Steiner làm ra vẻ do dự:
    - Nếu đồng ý chơi nửa giờ, tôi cũng thử thời vận một lần xem sao.
    Anh chàng loắt choắt mừng rỡ:
    - Nửa giờ mà, đúng nửa giờ.
    - Nhưng tôi có thể nghỉ chơi bất cứ lúc nào?
    - Dĩ nhiên, muốn chơi thì chơi, muốn nghỉ thì nghỉ.
    - Dầu tôi ăn?
    Anh chàng to lớn cắn môi. Hắn liếc mau sang đồng bạn: cả hai đều tưởng đã vớ được con mồi béo.
    Anh chàng loắt choắt nói như rít:
    - Ông bạn đừng ngại, đó là chuyện tự nhiên.
    - Được. Vậy thì chơi.
    Steiner tới ngồi với bọn chơi lận ruồi muỗi. Gã to lớn xào bài rồi chia ra. Steiner ăn được vài Đức kim. Tới phiên mình chẻ bài, Steiner trổ tài ngay. Anh ta xáo bài một lần nữa rồi kinh ngay chỗ hơi gồ lên, gọi một ly Slilovitz, nhưng mắt không rời chồng bài và nhận thấy mất con già nằm khít nhau. Hắn trộn bài lần nữa và phát bài.
    Khoảng gần ba mươi phút, Steiner đã ăn gần ba mươi si-linh.
    Anh chàng ốm tong teo sốt ruột:
    - Hay lắm, bây giờ mình đánh lớn hơn chút ít để nóng máy.
    Steiner lù khù gật đầu. Bàn nầy anh ta cũng thắng. Tới lượt gã to lớn chia bài. Bàn tay anh ta đỏ hồng, ngón tay ngắn ngủn, trên thực tế khó mà thiện nghệ. Tuy nhiên, Steiner nhận thấy anh ta khéo tay ngoài sức tưởng tượng.
    Gã sói đầu có ba con đầm. Hắn hỏi Steiner:
    - Bao nhiêu?
    - Bốn.
    Kéo thêm bốn lá, Steiner buông bài, kêu lên:
    - Thua rồi, mẹ!
    Giờ phút quyết định đã gần kề, Steiner đánh gấp. Hắn chơi ngón bốn con ách và gom trọn một số tiền lớn. Vừa hốt tiền hắn vừa nhìn đồng hồ:
    - Chết cha! Gần tới giờ rồi. Chơi ván chót.
    - Được, bàn chót!
    Chỉ có anh chàng loắt choắt lên tiếng. Hai gã kia vẫn không hở môi.
    Steiner đánh cú chót hai chục si-linh. Gã tóc hung lườm lườm Steiner nhưng cũng bắt. Anh chàng loắt choắt vồ lấy bài của Steiner lật ra: bốn con đầm. Anh ta hỏi gã tóc hung:
    - Bạn có gì?
    Gã tóc hung nhăn mặt:
    - Ba già.
    Steiner chớp mắt như người chợt tỉnh:
    - Vậy mà tôi tưởng chỉ có ba đầm. Cây kia tôi tưởng là con bồi.
    Anh chàng loắt choắt đề nghị chơi thêm một bàn cuối cùng. Steiner làm ra vẻ miễn cưỡng. Hắn quyết định bàn nầy sẽ đánh thật to.
    Không một chút ngượng tay, Steiner dở ngón nghề ngón nghề tuyệt diệu ra. Anh ta biết là tên to lớn đã chọt được bốn con già và đang dùng mắt ra hiệu cho đồng bọn.
    Tên to lớn đi liền. Steiner giả bộ ngập ngừng nhưng cũng theo. Tới một trăm Đức kim, tên tóc hung bỏ cuộc. Tên to lớn đánh tiếp, tất cả là một trăn năm chục si-linh. Steiner còn đang giả vờ do dự thì anh chàng tí hon toan chụp bài Steiner:
    - Đâu, ông bạn để tôi xem.
    Steiner chận tay hắn:
    - Không được.
    Từ lâu rồi, Steiner không còn lạ gì lối ra hiệu bằng cách nhịp chân của tên tí hon. Đánh tới một trăm tám chục Đức kim, tên sói đầu ngừng lại. hắn trải bốn con già ra. Steiner hạ bốn con ách xuống.
    Tên loắt choắt kêu lên kinh ngạc. Tất cả đều im lặng trong khi Steiner cho tiền vào túi. Gã tóc hung bỗng sẵng giọng:
    - Chơi ván nữa đi.
    - Quá giờ rồi. Hẹn lần khác.
    Tên tóc hung hất hàm:
    - Chơi ván nữa.
    Steiner đứng dậy:
    - Để lần khác.
    Hắn tới quầy trả tiền. Hắn đẩy lướt thật mau tờ giấy bạc một trăm Đức kim vào tay người chủ quán và nói nhỏ:
    - Nhờ ông bạn vui lòng trao lại cho Fred.
    Người chủ quán giựt mình:
    - Fred hả?
    - Phải.
    Người chủ quán mỉm cười:
    - Thế là mấy ông bạn kia tự đâm đầu vào đá. Họ tưởng lưỡi câu họ bén, không ngờ lại gặp cá xà.
    Cả ba tên du đãng đứng ở cửa. Tên tóc hung chận đường Steiner:
    - Mình chơi thêm một ván nữa thôi.
    Steiner nhìn thẳng vào mặt hắn. Tên loắt choắt vẫn làm ra điệu ngọt ngào:
    - Nầy ông bạn, ở đây không có lệ rút êm. Chắc ông bạn thừa hiểu mà?
    Steiner quắc mắt:
    - Đừng dài dòng vô ích. Chiến tranh là phải theo luật của chiến tranh. Phải có lúc thua lúc được chớ.
    Tên tóc hung sừng sộ:
    - Tụi nầy chỉ có luật rừng thôi. Chơi hay không?
    Steiner lắc đầu, cười ngạo mạn:
    - Bọn mình đều lương thiện cả. Mấy người anh em và tôi đều biết rõ mục đích của mình. Thôi, hẹn lần sau.
    Steiner lách mình ra, chen giữa gã loắt choắt và tên tóc hung. Anh muốn dọ thử sức mạnh của tên này. Ngay lúc đó, người chủ quán bước ra:
    - Không được lộn xộn trong quán. Quý vị hiểu cho.
    Steiner quay lại cười:
    - Đâu có, tôi chỉ lấy đường để đi ra.
    Tên tóc hung bảo:
    - Bọn nầy cũng đi.
    Tên loắt choắt và gã tóc hung đi trước, Steiner đi giữa và phía sau là tên sói đầu, to lớn. Đối với Steiner thì chỉ có tên tóc hung là đáng kể. Hắn đi trước là một sự lỗi lầm. Ngay lúc bước qua ngưỡng cửa, Steiner đạp ngược ra sau nhắm vào bụng gã to lớn, đồng thời dùng toàn lực bổ mạnh vào gáy tên tóc hung. Tên nầy gã chúi tới khiến anh chàng tí hon cũng té theo.
    Không chút chậm trễ, Steiner phóng chạy như bay. Anh ta biết ngoài đường trống khó mà đương đầu nổi một lúc ba người. Anh ta nghe có tiếng la ó phía sau, và vừa chạy vừa nhìn lại, nhưng chẳng thấy bóng tên nào.
    Steiner bắt đầu đi chậm lại trong những con đường đông người. Tới trước tấm gương của một tiệm may, dừng lại, nhìn mình, anh nghĩ, cờ bạc lận và lường gạt. Nhưng chỉ mới được có một nửa giấy thông hành… Anh ta gật đầu chào bóng mình trong gương và tiếp tục đi.

    Truyện Bản Du Ca Cuối Cùng ---~~~cungtacgia~~~---

    6 Tác phẩm

    --!!tach_noi_dung!!--


    Nguồn: Đánh máy: Lưu Đan Phụng
    Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
    vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003

    --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--
    Truyện Cùng Tác Giả Bản Du Ca Cuối Cùng Bia mộ đen và bầy diều hâu gãy cánh Chiến hữu Lửa Yêu Thương Lửa Ngục Tù Một Thời Để Yêu Và Một Thời Để Chết Phía Tây không có gì lạ