Chương 4

     heo lời khuyên của Thu, năm thứ hai Hương theo chứng chỉ Văn Minh Việt Nam và Ngữ Học Anh. Nhưng giờ học của hai chứng chỉ này trùng nhau nhiều nên sau Hương phải đổi sang từ chứng chỉ Văn Minh Việt Nam sang Văn Chương Mỹ. Thu cũng đổi theo nàng.
Giáo sư Ngữ học dùng hai cuốn sách Thu chỉ nên Hương nhàn hạ hơn các bạn. Nàng chỉ đọc kỹ lại sách và thầm cám ơn Thu đã giúp mình. Hương không ngờ Thu đã tính toán rất kỹ trước khi tử tế với nàng. Anh này khá vụ lợi, nhưng Hương chỉ khám phá ra sự kiện này cuối niên học ấy. “Thả con săn sắt, bắt con cá sộp” là dự định của Thu. Anh chàng miệng lưỡi khéo léo, Hương lại ngây thơ, nên cứ suýt xoa khen Thu tốt bụng.
Thu đậu vào Sư Phạm nên định mượn Hương tất cả các cours Văn Khoa. Nhưng muốn vậy, anh ta phải giúp Hương trước khi nhờ. Vì vậy mà Thu chỉ  sách học cho Hương trong kỳ hè. Biết Hương tốt và hết lòng giúp đỡ các bạn - ngay cả những kẻ ganh ghét nàng - Thu tin tưởng cuối năm sẽ đậu cả Sư Phạm lẫn Văn Khoa.
Biết ơn Thu, Hương giữ chỗ giùm chàng và cho mượn sách cours đầy đủ. Những buổi không phải học Sư Phạm, Thu chỉ việc vào lớp đã có sẵn chỗ tốt Hương giữ hộ. Hương coi đó là một cách trả ơn Thu không hơn không kém. Nhưng các bạn nàng nghĩ khác chế giễu Hương luôn. Thi cứ hỏi:
- Thế nào, dành chỗ cho “chàng” chưa?
Hương chỉ cười hiền hòa:
- Hương dành chỗ cho cả nhóm mình rồi, Thi cũng có chỗ, đừng lo.
Còn Giao và Lan cứ gọi tên “Thu-Hương, Thu-Hương” rồi rũ ra cười. Hương biết họ tinh nghịch, ghép tên nàng và Thu nhưng nàng không bận tâm.
Nàng tự nhủ: “Chả sao, mình không có tình ý gì thì thôi. Càng chối, Giao và Lan càng trêu tợn. Chẳng cần cải chính làm gì”.
Sau các buổi học, Hương thường ngồi trên lan can lầu ba chờ Thu chép bài, trong khi Hương học những bài khác. Hương dùng nhiều chữ tắt do chính nàng đặt ra đề ghi cours cho nhanh nên Thu yêu cầu Hương hiện diện khi chàng chép bài, kẻo Thu không hiểu rõ. Những buổi học chung ấy trở thành một thông lệ với Thu và Hương. Các bạn nàng càng trêu nhiều. Nhưng Hương không để tâm đến những lời chọc ghẹo của Thi vì nàng không làm điều gì trái với lương tâm. Thậm chí Thi còn rủ các bạn đi ngang chỗ Thu và Hương ngồi, cười cười trêu Hương. Những lúc ấy, Hương rời chỗ ngồi, đi dạo cùng các bạn một lát, kẻo Thi than Hương “bỏ bê bè bạn”.
Hương hiểu hoàn cảnh của Thu nên gắng sức giúp đỡ chàng. 'Biết Thu bất đắc chí vì một lý do nào đó khiến tài của chàng mai một, Hương cố gắng xoa dịu nỗi bất mãn của Thu để khuyến khích chàng phát triền tài nâng tiềm ần. Vì vậy mà Hương chịu đựng những lời châm chọc của bạn bè tận tâm giúp đỡ Thu. Gần Thu hằng ngày nhưng Hương không mảy may cảm động, xao xuyến. Tình yêu chưa nở trong tim nàng. Nàng chỉ coi Thu như một người bạn gái mà thôi.
Qua những cử chỉ, lời lẽ của Thu, Hương đoán tình cảm Thu đối với nàng ngày càng sâu đậm. Nhưng nàng biết loại tình cảm ấy chỉ là kết quả của lòng thán phục Thu dành cho nàng nên không coi đó là quan trọng.
Thời gian qua… Tết Dương Lịch lại trở về với thế gian. Ngày cuối năm. Thu gắng chép bài học cuối trong khi Hương đọc sách cho môn Văn chương Mỹ. Thu bỗng buông bút, giang tay cho đỡ mỏi, miệng than:
- Mệt quá!
Hương dịu dàng khuyên:
- Thôi, nghỉ đi anh. Nãy giờ chép đã nhiều rồi. Còn sớm chán, vội gì. Tôi chưa về đâu.
Thu nhìn Hương, ánh mắt chan chứa tình thương:
- Hương tốt quá, Hương ơi!
Hương nhè nhẹ lắc đầu:
- Anh quá khen, tôi đối xử với ai cũng vậy thồi.
Thu vẫn chăm chú nhìn Hương, ngập ngừng.
- Hương… Có chuyện này Thu muốn nói cùng Hương. Nhưng Hương đừng giận, Thu mới nói.
- Chuyện gì  «ghê gớm » đến nỗi tôi giận nổi anh vậy?
Hương cười pha trò cho bớt ngượng trước ánh mắt quyến luyến của Thu.
Thu vẫn ngập ngừng:
- Hương. Thu có tấm thiệp chúc Tết Dương Lịch định tặng Hương, nhưng chưa đưa.
- Tưởng gì chứ tấm thiệp thì làm gì mà tôi giận. Thôi, anh đưa đại đi mà.
- Nhưng Hương để về nhà hãy mở ra xem nhé. Hương hứa với Thu đi.
- Ừ, thì tôi hứa.
Thu run run trao cho Hương một phong bì hồng dán kín.
- Cám ơn anh.
- Có gì đâu, Hương. Có một tấm thiệp nhỏ mà khách sáo thế.
Cả hai cười xòa. Thu tiếp tục chép bài, nhưng mất vẻ tự nhiên. Hương ngạc nhiên nhưng nàng tế nhị, không hỏi, để Thu chép nốt bài.
Chuông tan học reo vang. Thu và Hương xếp sách vở ra về. Đi ngang một giảng đường cả hai gặp Giang bước ra. Thu đon đả gọi:
- Giang, mạnh giỏi chứ? Lâu nay không gặp bồ.
Giang gượng cười:
- À, Thu. Mình vẫn mạnh. Dạo này bận quá nên ít gặp Thu.
Vẻ miễn cưỡng lộ rõ trên gương mặt xương, u buồn của Giang, Giang phớt nhìn Hương, rồi đau khổ quay đi. Chàng cúi đằu rảo bước, bỏ Thu và Hương, lại phía sau. Hương ngỡ ngàng. “Anh chàng thầm lặng” này có vẻ bất lịch sự gớm!
Ngày 30, tháng 12, 1968.
“Nỗi đau khổ dằn vặt mình đã mấy tuần nay. Thu và Hương luôn thân mật đi cùng nhau. Hương ơi, coi chừng bị Thu lợi dụng! Mình muốn hét lớn cho Hương nghe thấy. Hương để Thu lạm dụng trong việc mượn bài vở. Hương ơi, Hương còn ngây thơ quá. Tốt là một chuyện nhưng để cho người lợi dụng lại là một chuyện. Mình lo lòng nhân ái của Hương đi quá xa.
“Chiều nay, tình cờ gặp Thu và Hương vui vẻ sánh bước trên lầu ba - Ôi! Tầng lầu kỷ niệm lần đầu gặp Hương - Nỗi đau khổ gào thét trong tim mình. Mình định vờ không thấy Thu, nhưng anh chàng đã gọi mình lại. Thu biết rõ mình yêu Hương, nhưng vẫn cố tình dày xéo lên trái tim rướm máu của mình. Nhìn vẻ mặt tự đắc, kiêu căng của kẻ chiến thắng trên tình trường, mình tủi hổ vô cùng - nhất là trước mặt Hương! - nên chẳng thiết nói chuyện cùng Thu. Tuy Thu và mình không bao giờ tuyên chiến nhưng cả hai đều biết nhau là địch thủ. Hôm nay Thu công khai ca khúc khải hoàn, mình đành công nhận mình là kẻ chiến bại, cúi đầu chấp nhận số kiếp hẩm hiu”.
Hương chợt hiểu: “Thì ra thái độ mình lầm tưởng là bất nhã của Giang chỉ là sự chấp nhận thất bại”. Nàng buồn bã thở dài. Than ôi! Giang mà cũng nhầm về mối liên lạc giữa Thu và Hương thì còn ai hiểu Hương được đây? Nhưng kể ra nhìn bề ngoài cũng dễ nhầm thật! Thấy Thu và Hương luôn học cùng, về cùng, ai mà chẳng tưởng…

*

Vừa về nhà, Hương vội vã mở phong bì đọc tấm thiệp của Thu. Có gì mà Thu ra vẻ bí mật vậy nhỉ? Bức hình thật giản dị - một bó hồng nhung đỏ thắm, cùng hàng chữ:
 “Roses rouges: passion ardente”(1).
 Hương choáng váng. Trò đùa vô hại của mình đi quá xa rồi! Suốt tối đó, Hương suy nghĩ thật kỹ và quyết định hôm sau nói thẳng cho Thu rõ nàng không dành chút tình cảm đặc biệt nào cho chàng.
Sáng hôm sau, vừa gặp Hương, Thu đa tươi cười:
- Hương thích tấm thiệp không?
Hương nghiêm nét mặt:
- Tấm thiệp đẹp lắm, cám ơn anh. Nhưng tôi cần nói chuyện thật đúng đắn với anh. Mình tìm chỗ nào yên lặng, tôi sẽ nói.
Thu đề nghị:
- Chúng mình kê ghế ngồi phía lan can trước, Hương nhé.
Một phút yên lặng nặng nề trôi qua. Hương định thần, tìm lời thật khéo léo cho Thu khỏi mếch lòng:
- Anh à, tôi hiểu nhã ý của anh đối với tôi, và tôi thành thực cám ơn anh.
Mắt Thu sáng ngời hy vọng, chàng hồi hộp chờ đợi.
- Nhưng chúng ta nên ngừng lại ở chỗ cần ngừng, anh ạ. Tôi rất có cảm tình với anh, nhưng thú thiệt với anh, tôi chỉ luôn coi anh như một bạn gái thân thiết mà thôi!
Đang hớn hở, Thu tối mặt. Mắt Thu nhìn xa vời ra sân lam cầu. Ở đó Giang đang lanh lẹ bắt bóng, vui vẻ trong trò thề thao lành mạnh, khiến tim Thu tan tác. Bây giờ Thu và Giang đồng cảnh ngộ rồi. Cả hai cùng là kẻ chiến bại trên tình trường. Nhưng Giang còn may mắn hơn Thu, không ngỏ lời nên không phải nghe sự thật phũ phàng do chính Hương thốt ra. Mắt Thu long lanh, chàng nghe nghèn nghẹn ở cổ. “Đổ vỡ cả rồi, Thu ơi! Trò đùa của chính mày, sự lợi dụng của chính mày đã trở thành một cạm bẫy nhốt mày vào tròng. Mày đã đùa giỡn với tình yêu,,và bây giờ phải chịu hình phạt đích đáng: tình yêu đã chối bỏ mày một cách tàn nhẫn! Ôi! Tủi hổ thay, một tay đào hoa có tiếng mà nay phải lụy vì tình!”
Hương không thấy Thu trả lời mình, ngạc nhiên nhìn Thu. Nàng chợt thấy mắt Thu long lanh và nét đau khổ in hằn trên khuôn mặt Thu. Nàng hốt hoảng:
- Kìa anh, sao vậy anh? Tôi có giận anh đâu. Dù sao đi nữa chúng mình vẫn là bạn như cũ kia mà, phải không anh?
“Không, không còn gì nữa! Hết cả rồi, hết cả rồi!” Thu thẫn thờ lẩm bẩm như cho riêng chàng nghe.
Hương an ủi:
- Anh đừng quá bi quan như vậy, tôi sẵn sàng quên tấm thiệp Tết và coi như không có gì xảy ra cả.
Thu nói như rên rỉ:
- Không, không, không hiểu gì cả, không hiểu gì cả! Hết cả rồi, còn gì nữa đâu?
Rồi Thu vụt đứng dậy, vùng chạy ra chỗ gửi xe, rồ ga chạy thật mau về nhà, bỏ buổi học chung với Hương sáng hôm đó.

*

Hương hối hận và thương cảm vô cùng. Nàng không ngờ những lời lẽ thành thật của nàng lại gây ra hậu quả tai hại như vậy. Lần đầu tién từ khi quen Hương, Thu lộ rõ cá tính nóng nảy, đam mê của chàng, Hương rùng mình lo sợ… Rồi Thu sẽ ra sao?
Chiều đó Thu vẫn biền biệt mặc dầu hôm trước hẹn với Hương sẽ học cùng. Lương tâm Hương dằn vật nàng suốt buổi chiều hôm ấy. Hương không muốn vì mình mà Thu chán nản. Có thể trong một phút bồng bột, Thu bỏ học khiến tài chàng mai một và tương lai chàng mờ mịt. Như vậy là người bạn trai đầu tiên mà nàng quen sẽ đau khổ vì nàng. Sau suốt buổi chiều cân nhắc về thái độ, nàng cần phải có để đối phó với tình thế. Hương quyết định theo tiếng gọi của lòng nhân ái, viết một bức thư ngắn an ủi Thu.
Sài gòn ngày 31 tháng 12, 1968
Thu mến,
Hôm qua tôi hơi nặng lời với anh đôi chút và tỏ vẻ lãnh đạm cùng anh, anh tha lỗi cho tôi nhé. Thật ra tôi không muốn bước vào cuộc đời anh và gây sóng gió thêm cho anh. Anh đã một lần kể cho tôi nghe về hai mối tình vô vọng đầu đời của anh, tôi thông cảm hoàn cảnh của anh lắm, và tôi tự hứa với mình sẽ không làm điều gì cho anh buồn thêm.
Nhưng một lý do không kém quan trọng là Kim, cô bạn thân của anh từ khi còn ở Mỹ. Kim có thể dành rất nhiều cảm tình cho anh đấy, tôi nhận thấy thế. Kim vẫn thường nhờ anh chở đi học và nếu tôi không lầm thì Kim coi anh thân hơn một người bạn học thì phải. Với trực giác của phái nữa, tôi thấy trong ánh mắt nụ cười của Kim tiềm ẩn một nét âu yếm, anh ạ. Có thể anh là người trong cuộc, không sáng suốt như người ngoài cuộc nên chưa nhận rõ tình cảm Kim dành cho anh.
"Từ khi quen anh, tôi vẫn thường coi anh như một người bạn đã có bạn gái rồi nên tôi đối xử với anh thật tự nhiên. Tôi đâu ngờ chính vì thái độ tự nhiên ấy mà anh lầm tưởng về tình cảm của tôi đối với anh. Vả lại, có lẽ tôi nên tiết lộ bí mật này cho anh nghe: Kim chính là em của Thoa, cô bạn thân nhất của tôi những năm tiểu học. Nhưng từ khi lên Trung học, mỗi người học một trường rồi Thoa dọn nhà đi nên tôi không gặp lại Thoa nữa. Hồi nhỏ, Kim thường nhờ tôi chép bài hát hộ và khen chữ tôi dễ thương. Tôi vẫn còn giữ một lá thư của Kim từ khi Kim còn học lớp nhì cơ.
Lần đầu tiên gặp Kim trong lớp Văn Khoa, tôi nhận ra ngay vì Kim không thay đổi mấy. Nhưng Kim không nhận ra tôi. Tôi không muốn vô tình cướp đoạt thần tượng của chính em bạn mình, anh ạ. Chính lý do này đã thúc đầy tôi thốt lên những lời lẽ thờ ơ với anh hôm qua. Thật ra, tôi có điều gì để chê trách anh đâu?
"Vậy anh đừng buồn giận tôi nữa nhé. Anh hãy cố gắng dốc tâm học hành, lúc nào tôi cũng sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ anh. Mong anh đậu cao cuối năm nay
Thu Hương”
Viết thư xong, Hương cất lá thư vào ví, định thứ hai sẽ đưa Thu. Hôm sau chúa nhật, Hương vừa thức dậy, mẹ đã dặn:
- Hương ơi, hôm qua không thấy chị Thanh - (chị của Hương) đến hôm nay con lại đằng chị thăm các cháu xem. Hay là chúng nó yếu nên chị không dẫn lên chơi?
- Thưa mẹ vâng. À, để con đi mua bánh giò và chả đem lại cho các cháu luôn mẹ nhé!
- Ừ, con nghĩ phải đấy. Con ra hàng bà Ba Bủng mua chục bánh giò và nửa ký chả quế cho các cháu nhé.
Hương khoác vội chiếc áo dài rồi dắt xe PC ra cổng.
Giỏ xe đầy quà bánh, Hương đang ngừng chờ đèn đỏ tại ngã tư Công Lý - Nguyễn Đình Chiểu bỗng nghe tiếng xe Honda rú mạnh vọt qua mặt nàng, rồi nhanh như chớp, một bàn tay gân guốc chụp lấy chiếc ví nàng treo trên tay lái. Hương quá sững sờ, chưa kịp kêu lên, chiếc xe đã đảo đi mất dạng giữa đoàn xe đông đảo. Nàng chưa kịp hoàn hồn, tiếng còi cảnh sát đã rúc lên, rồi tiếng đuổi bắt, tiếng chân chạy rầm rập, tiếng súng chỉ thiên náo loạn cả khu phố. Chỉ trong giây lát, người cảnh sát canh tại góc đường đã trở lại chỗ Hương đứng, tay ông ta cầm chiếc ví của Hương trao tận tay nàng. Ông ta mỉm cười trấn an:
- Cô thử xem lại xem có mất gì không?
Hương run run đỡ lấy chiếc ví, cảm ơn người cảnh sát và mở ví kiểm điểm các đồ vật. Mọi vật không suy suyển. Hương thầm nghĩ: “Hôm nay số mình may chưa mất của”
Tiếng xe Honda đậu lại sát bên nàng khiến Hương giật mình ngửng lên, ngỡ ngàng. Thu đang đậu xe cạnh nàng, nhìn nàng trìu mến. Người cảnh sát tươi cười giới thiệu:
- Lúc nãy nhờ cậu này rượt hộ, tôi mới lấy lại được chiếc ví của cô đó.
Thấy vẻ ngơ ngác của Hương, Thu vui vẻ giải thích:
- Thu vừa đậu xe phía bên kia đường, ngược chiều với Hương, chờ đèn đỏ, thấy hai tên cướp giựt lấy ví của Hương, Thu vội phóng theo đuổi chúng cuống quá bỏ lại chiếc ví, tẩu thoát.
Hương cảm động, run giọng:
- Cám ơn Thu.
- Hương đi đâu đấy? Để Thu đưa Hương đi kẻo lại có gì đáng tiếc xảy ra nữa thì khổ. Nhất là Hương chưa bình tĩnh hẳn, đi đường này đông xe, nguy hiểm lắm.
Hương ngượng ngùng, thoái thác:
- Cám ơn Thu, Hương đi một mình được rồi. Hương không dám phiền Thu đâu.
Nhưng Thu điềm nhiên:
- Nào, chúng ta đi, Hương.
Chạy xe chầm chậm cạnh Thu, Hương lo nghĩ miên man. Chưa bao giờ nàng đi song song với một người bạn trai ngoài dường cả, nên Hương run sợ. Nếu họ hàng hay bạn quen đi ngang mà thấy đồn Thu là “bồ” của Hương nữa thì, thật oan cho Hương. Nhưng làm sao đuổi khéo Thu đi bây giờ? Suy nghĩ hoài, Hương dè dặt lên tiếng:
- Thôi, sắp tới nhà chị tôi rồi, cám ơn anh nhé!
- Để Thu đưa Hương đến tận nhà, Thu mới yên tâm.
Thế là Hương đành để Thu đưa nàng đến tận nhà chị Thanh, trong lòng phập phồng lo sợ. Đến cửa nhà chị Thanh, Hương sực nhớ ra, vội mở ví đưa Thu lá thư nàng mới viết hôm qua:
- Tôi có vài điều muốn bày tỏ cùng anh, nhưng hôm qua anh quá nóng nảy nền tôi phải viết ra, anh chịu khó đọc nhé!
Ánh mắt Thu long lánh ngời sáng, chàng đáp:
- Thu sẽ đọc hết, cám ơn Hương. Chúc Hương một ngày chủ nhật vui vẻ, Thu đi.
Hương gật đầu mỉm cười chào Thu. Nàng vừa nhấn chuông nhà chị Thanh, đã nghe thấy tiếng hai cháu Chi và Ngọc líu lo:
- A, “Cô Pa”, “Cô Pa” mẹ ơi!
Các cháu Hương đã ba bốn tuổi mà còn nói ngọng, gọi Hương ;; “Cô Pa” thay vì “Cô Ba” như các người giúp việc trong nhà thường gọi nàng.
Hương bật cười:
- “Cô Pa” đây. Chi mở cửa cho “Cô Pa” đi nào!
Chi lon ton chạy ra mở cửa, ngoan ngoãn, khoanh tay, cúi đầu:
- Cháu chào “Cô Pa”!
Hương vuốt đầu cháu, hôn vào hai má bầu bĩnh của Chi rồi bế bổng cháu lên, khen:
- Chi ngoan lắm. Cô mang quà cho cháu với Ngọc đây.
Chi vỗ tay reo, cười, khoe hai hàm răng đều đặn trắng như ngà:
- A, “Cô Pa” có quà! Cháu cám ơn “Cô Pa”.
Rồi Chi hồn nhiên ôm cổ Hương hôn thật kêu để cám ơn nàng.
Hương bế Chi vào nhà. Ngọc chạy xà ra ôm chân Hương, bập bẹ:
- “Cô Pa”, “cô Pa”, “pế” cháu.
Hương cúi xuống, bế Ngọc bên tay trái, bước vào phòng khách. Chị Thanh vừa thấy Hương bế cả hai cháu, vội mắng Chi và Ngọc:
- Các con hư quá, cứ làm nũng cô hoài thôi. Chi xuống đi, lớn rồi mà còn bắt cô bế.
Chi tụt xuống, hớn hở khoe mẹ:
- “Cô Pa” có quà, mẹ ơi!
Chị Thanh mắng yêu:
- Con gái lớn rồi mà chỉ ham quà thôi! Quay sang Hương, chị Thanh cưòí tinh nghịch:
- “Cô Pa” có cậu Ba hộ tống đến nhà chị đấy à?
Hương đỏ mặt:
- Đâu có chị, anh bạn học này đuổi tụi cướp, lấy lại ví cho em rồi tình nguyện đưa em đến đây đấy chứ.
Chị Thanh sừng sốt:
- Chuyện gì mà có cướp bóc nữa vậy? Kể chị nghe xem nào.
Hương thuật lại chuyện mình bị giật ví. Nghe xong chị Thanh phì cười:
- Gớm, cứ như trong phim cao bồi ấy thôi. Chàng hiệp sĩ xuất hiện đúng lúc, cứu thiếu nữ lâm nạn, thế người đẹp có tạ ơn bằng cách cho chàng “lọt vào mắt xanh” không?
Hương mắc cỡ, phụng phịu:
- Chị chỉ trêu em không hà!
- Biết đâu đấy, Hương nhỉ? Biết đâu đây chả là đoạn đầu của một thiên tình sử, phải không Hương?
Kể từ ngày Thu lấy lại hộ ví, Hương bớt lãnh đạm với Thu. Trước mặt Hương, Thu là hình ảnh một anh hùng trừ gian diệt bạo, và lòng cảm kích đưa đến lòng quý mến thành thực đối với Thu.
Niên học qua mau như một giấc mộng… Thấm thoắt ngày thi đã gần kề. Hương đến thư viện Vạn Hạnh ôn bài hàng ngày cùng Thu. Thu vì phải học thi cho cả Sư Phạm lẫn Văn Khoa nên trở nên cáu kính, bẳn gắt, giận hờn vô cớ, Hương buồn nhưng thông cảm hoàn cảnh Thu nên nàng yên lặng chịu đựng thái độ vô lý của Thu.
Tại thư viện Vạn Hạnh, Hương thường gặp hai nam sinh viên đặc biệt ganh ghét nàng khi thấy nàng luôn tình nguyện giải đáp câu hỏi của giáo sư trong những giờ Ngữ học. Giáo sư có thiện cảm với Hương nên hai sinh viên kia ganh tức ra mặt. Họ chỉ tìm dịp nói móc cho nàng buồn. Nhưng Hương bản tính hiền hòa nên kệ họ.
Tối hôm đó, học đã mệt, lại bực bội vì Thu giận dỗi vô cớ, Hương ra lan can đứng cho tâm hồn dịu lại dưới bầu trời lấp lánh ánh sao đêm. Nàng khoan khoái hít thở làn khí mát buổi tối, quên hết bực dọc. Bỗng tiếng chân người tiến về phía nàng khiến Hương quay lại. Lập, một trong hai sinh viên ghen ghét nàng, đang cười cười bước tới bên Hương. Muốn bỏ vào thư viện, nhưng Hương vẫn còn nuối tiếc làn gió mát và khí trời khoáng đãng nên nàng gật đầu đáp lễ rồi thản nhiên yên lặng ngắm những ánh đèn giăng mắc phía xa. Lập gợi chuyện:
- Hương học xong bài chưa?
- Chưa, hãy còn trọn phần của Giáo sư Bình nữa.
Lập tỏ vẻ không tin:
- Hương nói đùa đấy à? Gạo như Hương thì chắc phải xong từ lâu rồi. Chỉ có bọn tôi ngu dốt mới chưa học xong thôi chứ.
Hương nghiêm giọng:
- Xin lỗi anh, tôi không nói đùa bao giờ cả. Nhưng anh tin hay không là quyền của anh.
Bỗng Lập đường đột;
- Nhà Hương ở đâu?
Hương khó chịu, nhưng cũng xã giao đáp:
- Không xa đây lắm. Nhưng anh hỏi làm gì?
- Hỏi để đưa Hương về, hôm nay Thu giận Hương, để tôi đưa Hương về hộ.
Hương tái mặt. Nàng không ngờ Lập có thể thốt ra những lời ấy với nàng khi anh ta không phải là bạn nàng. Nhưng nàng yên lặng quay đi, không muốn nghe thêm lời nào của con người trơ trẽn ấy. Nàng vừa định trở vào thư viện thì gặp Thu đi ra. Thu hất hàm hỏi Lập:
- Anh làm gì ngoài này vậy?
Lập trơ trẽn đáp:
- Hút thuốc và nói chuyện với Hương.
Biết Thu tức, Lập càng trêu. Anh ta quay sang Hương hỏi:
- Phải thế không Hương? Thu không tin cứ hỏi Hương sẽ rõ.
Thu nổi trận lôi đình:
- Tôi cấm anh không được thân mật với Hương kiểu đó. Hương không phải là hạng người để anh trêu chọc vậy đâu. Anh mà còn đối xử bất lịch sự với Hương, anh hãy coi chừng tôi.
Lập chột dạ:
- Thôi thì thôi, chớ làm gì mà nóng vậy.
Lập biết Thu học Karaté, chặt gỗ gãy dễ dàng nên sợ bàn tay sắt của Thu lắm. Hắn vội lảng mất.
Còn bực tức, Thu trút lên đầu Hương:
- “Cô” làm gì mà ra đây đứng hoài vậy? Không sợ nguy hiểm à? Có phải “cô” muốn ra đây nói chuyện với nó không?
Hương giận lắm, nhưng cố nén vì biết tính Thu nóng như lửa. Biết cải chính, Thu càng bực hơn, Hương không đáp, lẳng lặng trở vào thư viện.
Miệt mài với bài học, Hương quên cả thời gian. Nhìn lên đồng hồ thấy đã 9 giờ tối, nàng hoảng hốt:
- Thu ơi, đi về chưa?
Thu vẫn giận dỗi, không trả lời. Tự ái của một thiếu nữ khiến Hương không nài nỉ Thu. Nàng xếp sách vở, sửa soạn ra về.
- Hương về trước, Thu nhé.
Thu không ngửng đầu lên, cũng không trả lời câu chào của nàng.
Hương mò mẫm tìm đường xuống nhà. Phải xuống ba tầng lầu tối mịt, không một ánh đèn soi lối khiến nàng chột dạ. Bao nhiêu hiềm nguy rình rập nàng, trong những góc tối. Vốn nhát, nàng sợ ma lắm, vừa đi vừa cầu nguyện, tim đập rộn trong lòng ngực, nhưng rồi cũng qua đoạn đường nguy hiểm.
Vừa lấy xe, Hương nghĩ mà giận Thu. Anh chàng này ích kỷ thật! Chỉ biết nhờ vả, mượn bài của mình, còn lúc hiểm nguy lại lạnh lùng bỏ rơi mình. Mọi ngày Thu vẫn dặn Hương đừng xuống thang lầu tối một mình sợ nàng ngã hoặc bị hành hung. Nhưng hôm nay tức giận đã làm mờ mắt Thu. Thu không còn thấy những nguy hiểm có thể đón chờ Hương nữa. Anh ta mặc kệ nàng về khuya một mình, chả bù cho mọi ngày, cứ nhất định đưa nàng về tận cửa rồi mới về nhà, dù nhà Thu ngay gần Đại Học Vạn Hạnh.
“Chả cần!” Hương chắc lưỡi. “Mình tự lo cho thân mình được rồi, không cần dựa vào người khác. Nhất là khi người đó ích kỹ, hẹp hòi, nông cạn!”
Về tối một mình, Hương cũng hơi lo. Đường Trương Minh Giảng gần Trần Quý Cáp có một đoạn tối và vắng vẻ lắm… Nhất là góc Tú Xương nỗi tiếng hay trộm cướp. Đang phóng xe chạy mau Hương nghe tiếng Vespa chạy sát bên mình, rồi tiếng Lập nham nhở:
- Thu đâu rồi mà bỏ cô bé một mình vậy? Hương không đáp, chỉ chạy mau hơn. Lập vẫn theo sát nàng, rồi thình lình ép nàng vào lề đường khiến bánh xe nàng sát vệ đường và Hương mất thăng bằng, văng lên lề. Tà áo sau của nàng cột ở yên xe rách toạc một đường dài.
Đang điếng người vì đau đớn, bỗng một giọng nói êm ái vẳng lên bên tai nàng:
- Cô có sao không?
Hương ngửng lên, vẫn chưa hoàn hồn, chỉ lắc đầu nhè nhẹ thay câu trả lời. Bỗng Hương lặng người đi, sững sò. Người hỏi thăm nàng không ai xa lạ, chính anh chàng “thầm lặng” đang cúi nhìn nàng trìu mến. Hương bối rối vì bị bắt gặp trong một tình thế dở khóc dở cười. Nàng gượng đứng dậy. Giang vội dựng chiếc xe PC lên cho nàng. Chàng đạp thử xem có chạy được không rồi trao xe cho Hương. Hương lí nhí cám ơn rồi lên xe đi thẳng.
Về nhà Hương càng nghĩ càng giận Thu. Thu nhỏ mọn quá! Nếu hồi nãy mà không may đập đầu xuống đất thì có lẽ nàng đã bị trọng thương rồi! Thu trả ơn nàng cho mượn bài suốt năm, giảng bài cho anh ta như vậy ư? Thần tượng người hùng Hương tìm thấy nơi Thu - một ảo ảnh - nay đã vĩnh viễn sụp đồ. Nhưng cũng nhờ đó mà Hương sáng suốt hơn khi nhận định về Thu và học được một bài học về tình đời. Nàng thầm cám ơn định mệnh đã giúp nàng tránh những nhận xét sai lầm về tha nhân.
Những ngày thi quay cuồng vùn vụt trôi qua. Thu đã làm lành cùng Hương để lợi dụng nhờ nàng giảng bài, hoặc rủ nàng học chung. Thu đã mắc phải một thói quen thật bất lợi cho Hương? Anh ta chỉ học được khi nàng hiện diện. Còn Hương thì trái lại: nàng chỉ học được khi ngồi giữa những người xa lạ. Nhưng thấy Thu xanh xao, hốc hác sau những buổi thi Sư Phạm, nàng không nỡ bỏ rơi Thu vì sợ Thu không đủ nghị lực học thi. Lòng trắc ẩn đã thúc đầy Hương đến thư viện học cùng Thu, mặc dầu sau đó về nhà nàng phải thức khuya học lại một mình tất cả những bài đã học cùng Thu. Lòng thương hại của Hương bây giờ hoàn toàn không pha trộn một tình cảm riêng tư nào. Cảm tình riêng với Thu đã chết sau ngày Thu chứng tỏ lòng ích kỷ của anh ta. Càng ngày Thu càng đòi hỏi Hương giúp đỡ anh ta tuyệt đối. Những giờ phút cạnh Thu là một cực hình đối với Hương, nhưng nàng nghĩ: “Làm ơn nên làm ơn cho chót” và cố gắng chịu đựng đến hè.
Còn Thanh Giang? Sau ngày Giang giúp Hương, chàng không lợi dụng ơn nghĩa ấy mà làm quen cùng nàng. Giang còn có vẻ tránh gặp Hương trong trường. Hương không được dịp nào cám ơn Giang, hoặc gửi chàng một nụ cười xã giao. Một niềm cảm mến Giang manh nha trong lòng Hương. Giang ít nói nhưng thái độ của chàng cao thượng quá!
Ngày… tháng 7, 1999
“Tối nay tình cờ gặp Hương trong một hoàn cảnh khó khăn, mình thương cảm quá! Nghe Hương suýt soa vì đau, nhìn khuôn mặt tái đi của nàng, mình chi muốn đỡ nàng dậy, săn sóc chỗ đau cho nàng, nhưng sao mình không dám. Nàng như một thần tượng sáng ngời mà mình chỉ dám đứng xa chiêm ngưỡng. Hương ơi, hãy hiểu cho lòng Giang. Hương nhé! Không phải vì Giang thờ ơ lãnh đạm với Hương mà Giang không đỡ Hương dậy đâu. Chỉ vì Giang tôn thờ, kính trọng Hương mà thôi.
“Ôi! Đau đớn thay khi nhìn mặt người yêu dấu mà mình không dám thốt lên một lời thương mến - phải, chỉ một lời thôi - khi lời yêu thương đã sẵn đợi trên bờ môi, khi con tim đang rộn ràng nhạc khúc tình yêu! Mình phải cắn răng, quay đi, cố nén sóng lòng đang dâng trào mà giúp Hương dựng chiếc xe đang lăn lóc bên vệ đường. Hương có vẻ hổ thẹn nên mình không dám hỏi han nhiều mà chỉ lặng người đau xót nhìn theo dáng dấp nhỏ bé của nàng khuất dần nơi cuối phố.
Hương ơi, Hương ơi, Giang tôn thờ Hương, Hương có hay?
Ngày… tháng 9, 1969
“Gặp Hương ở trường, mình cố tránh nàng để khỏi vô tình thốt lên những lời âu yếm đang gào thét trong tim. Có lẽ Hương ngạc nhiên về thái độ của mình, Mình thường bắt gặp ánh mắt đăm chiêu của nàng hướng về mình. Mình không muốn lợi dụng cơ hội giúp nàng tối nọ để kết thân với nàng. Mình không muốn giống những kẻ tầm thường, giúp đỡ người để đạt một mục đích nào đó… Không, tình yêu mình dâng trọn vẹn cho Hương phải là tình yêu cao quý, bất vụ lợi.
“Dạo này có lẽ Hương đã khám phá ra mặt trái của Thu nên nàng không còn bộc lộ cảm tình đặc biệt với Thu nữa. Cả hai vẫn học chung, nhưng mình có cảm tưởng rằng đó chỉ là một thói quen, một bổn phận với Hương vì ánh mắt trìu mến Hương dành cho Thu đã trở nên xa vắng, lạnh nhạt.
“Có thế chứ! Mình mừng vì Hương không nhầm lẫn về tính Thu qua bề ngoài đẹp trai của chàng ta.
Chú thích:
(1) Hồng thắm: đam mê cùng cực,