Sáu hơi chủ khí chẳng dời,Năm nào theo nấy, tại trời ở an.485- Mỗi năm từ tiết Đại hàn,Chính trong ngày ấy giao sang khí đầu.Hơi bình chẳng trước, chẳng sau,"Tề thiên" hai chữ, sách Tàu rõ biên.Kêu rằng "binh khí chi niên",490- Cho hay hơi chủ, chính chuyên giữ phòng.Kể từ sáu cặp đối xung,Định ngôi khách khí, xây dòng chia ra.Tý đối với Ngọ một toà,Làm ngôi quân hỏa, ở nhà Thiếu âm.495- Sửu, Mùi cặp đối Thái âm.Làm ngôi thấp thổ, thấm dầm năm phương.Dần, Thân cặp đối Thiếu dương,Làm ngôi tướng hỏa, sử đương việc mình.Mão, Dậu cặp đối Dương minh,500- Làm ngôi hàn thủy, băng sương trầm trầm.Tỵ, Hợi cặp đối Quyết âm,Làm ngôi phong mộc, rầm rầm gió cây.505- Sáu ngôi khách khí đổi xây,Giữ trời giữ đất, từ đây chia miền,Giả như Tý, Ngọ chi niên.Thật ngôi quân hoả, việc chuyên giữ trời,Lấy hai năm ấy làm lời,510- Còn mười năm nữa, cũng dời như nhau.
- XIV- Khách khí thi(Bài thơ về khách khí)Dịch nghĩa:Năm Tý, năm Ngọ, khí Thiếu âm quân hỏa giữ trời,Còn khí Dương minh táo kim giữ đất.Năm Sửu, năm mùi, khí Thái âm thấp thổ giữ trời,Còn khí Thái dương hàn thủy giữ đất, mưa liên miên.Năm Dần, năm Thân, khí Thiếu dương tướng hỏa giữ trời,Còn khí Quyết âm phong mộc truyền ở trong đấtNăm Mão, năm Dậu thì ngược lại với năm Tý, năm Ngọ,Các năm Thìn, Tuất, Tỵ, Hợi, cũng vậy.(Thìn Tuất ngược lại với Sửu Mùi ; Tỵ Hợi ngược lại với Dần Thân).
- XV.- Thập bát phản ca(Bài ca về mười tám vị thuốc trái nhau)Dịch nghĩa:Bản thảo nói rõ mười tám vị thuốc trái nhau:Bán hạ, Qua lâu, Bối mẫu, Bạch liễm, Bạch cập đều trái với Ô đầu.Hải tảo, Đại kích, Cam toại, Nguyên hoa đều trái với Cam thảo.Các loại sâm (Nhân sâm, Huyền sâm, Đan sâm, Khổ sâm...), Tế tân, Bạch thược đều trái với Lê lô.
- XVI.- Thập cửu uý ca(Bài ca về mười chín vị thuốc sợ nhau)Dịch nghĩa:Lư hoàng vốn là tinh tuý của lửa,Một khi gặp Phác tiêu liền tranh nhau.Thủy ngân chớ để gặp Tỳ sương.Lang độc rất sợ Mật đà tăng.Ba đậu là vị tính dữ nhất,Riêng không thuận tình cùng Khiên ngưu,Đinh hương chớ để gặp Uất kim.Nha tiêu khó hợp cùng Kinh tam lăng.Xuyên ô, Thảo ô không thuận với tê giác.Nhân sâm rất sợ Ngũ linh chi.Quan quế điều hòa khí lạnh rất hay,Nhưng nếu gặp Thạch chi sẽ mất công hiệu.Phàm chế thuốc phải xem tính thuận nghịch của các vị.Nếu nghịch thì bào chế đừng để lẫn với nhau.
- XVII.- Dụng dược tổng quyết(Tổng quyết về phép dùng thuốc)Dịch nghĩa:Các vị làm quân, làm thần phải hòa hợp, không trái nghịch.Bảy phương mười tễ đều có phép tắc,Hoặc sắc thành thang, viên làm hoàn, tán làm bột, luyện làm đan, liệu mà châm chước.Các vị thuốc thực, giả, mới, cũ phải xem xét tỉ mỉ.Theo phép tắc mà bào chế, chớ cậy khéo léo,Vị chín thì thăng, vị sống thì giáng, phép cũ định rồi.Cho uống kịp thời, lại phải biết những điều kiêng kỵ,Dùng cho đúng và hợp, không sơ sót, đó là thuốc tiên.
- XVIII.- Chế dược yếu phương(Những điều quan trọng trong việc chế thuốc)Dịch nghĩa:Nguyên hoa vốn lợi thủy, nhưng không sao dấm không thông.Đậu xanh vốn giải độc, nhưng để nguyên vỏ không công hiệu,Thảo quả chữa đầy bụng, nhưng để vỏ lại sinh tức ngực,Hắc sửu để sống lợi thủy, gặp Viễn chí thành có độc,Bồ hoàng để sống thông huyết, dùng chín thì bổ huyết.Địa du là thuốc cầm huyết, nhưng dùng ngọn thì huyết không cầm.Trần bì chuyên chữa khí, nếu để cả màng trắng thì bổ vị.Phụ tử là vị cứu dương, nếu dùng sống thì chữa được bệnh phong ngứa.Thảo ô chữa phong tê, nhưng dùng sống lại gây bệnh.Nhân ngôn đốt qua hãy dùng.Các loại đá thì phải nung,Ngâm dấm thì mới tán nhỏ được,Lề lối phải cho khéo.Xuyên khung phải sao bỏ chất dầu, vì dùng sống sinh tê đau.
- XIX.- Dược hữu cửu trần ca(Bài ca về kinh nghiệm dùng chín vị thuốc )Dịch nghĩa:Trần bì, Bán hạ với Hương nhu,Chỉ thực, Chỉ xác, Ngô thù du,Kinh giới, Ma hoàng cùng Lang độc,Muốn hay, cần phải để cho lâu.
- XX.- Quan hình sát sắc(Xem hình dáng, xét khí sắc)Dịch nghĩa:Thứ nhất là xem thần khí, sắc của người bệnh,Xem nhuận hay khô, gầy hay béo, dậy cùng nằm thế nào.Nhuận thì sống, khô thì chết, béo là thực,Gầy là hư yếu, xưa nay vẫn truyền.Lom khom là trong lưng đau, nhìn biết ngay.Chau mày là nhức đầu, chóng mặt.Tay không nhấc lên được là vai và lưng đau.Bước đi khó nhọc là đau trong khoảng ống chân,Chắp tay đè trước ngực là trong ngực đau,Đè trước rốn là đau trong vùng bụng,Trở dậy không ngủ được là đờm và nhiệt;Thích ngủ là vì lạnh và hư khiến nên,Quay mặt vào vách nằm co ro, phần nhiều là vì lạnh.Ngửa mặt nằm sóng soải là vì bị nóng nung nấu.Mặt, trên người và con mắt có màu vàng là bị bệnh thấp nhiệt.Môi xanh, mặt xạm đen cũng là bị lạnh như trên.XXI.- Thính thanh âm(Nghe giọng, xét tiếng nói)Dịch nghĩa:Thứ hai là nghe xem tiếng trong hay đục;Xét xem người bệnh nói thật hay nói xàm.Tiếng đục biết ngay là bị đờm vướng lấp;Tiếng trong, đó là vì bị lạnh ở bên trong,Lời nói rõ ràng thì không phải là thực nhiệt;Nói bậy và kêu gào thì bệnh nhiệt đã sâu lắm rồi.Nói chuyện ma quỷ, lại còn trèo tường, leo mái nhà,Đó là ngực bụng có đọng đờm, gọi là bệnh điên.Lại có thứ bệnh kéo dài đã lâu ngày,Bỗng nhiên mất tiếng, thì mạng ôi thôi!XXII.- Vấn chứng(Hỏi chứng lạnh)Dịch nghĩa:Thử hỏi đầu mình có đau hay không,Nóng lạnh không ngớt thì rõ ràng là bệnh ngoại cảm.Bàn tay nóng, ăn không biết ngon,Đó là nội thương vì ăn uống hay nhọc mệt quá sức.Trong lòng bồn chồn lại thêm bị ho,Người gầy gò, đó là chứng âm hư hỏa động.Trừ ba chứng ấy ra, còn thì các chứng khác,Như sốt rét, kiết lỵ đều có tên.Từ đầu tới chân phải hỏi cho rõ.Chứng bệnh tương tự, cần nghe cho cặn kẽ,XXIII.- Chẩn mạch ( Xem mạch )Thốn quan xích định vị(Xác định vị trí các bộ Thốn, Quan, Xích )Dịch nghĩa:Chỗ xương cao ở sau bàn tay gọi là Quan.Bên xương ấy mạch quan hiện rõ ràng.Lần lượt suy ra mà đặt Thốn, Quan, Xích.Ba bộ ấy ứng với tạm tài là thiên, địa, nhân.Tạng phủ định vị(xác định vị trí các tạng phủ)Dịch nghĩa:Tay trái là tim, ruột non, gan, mật, thận ;Tay phải là phổi, ruột già, lá lách, dạ dày và mệnh môn.Tim và ruột non ứng với bộ Thốn tay trái.Gan, mật cùng hội về bộ Quan tay trái.Mạch thận nguyên ở bộ Xích tay trái.Bàng quang là phủ của thận cũng ở đấy.Phổi cùng ruột già ứng với bộ Thốn tay phải.Lá lách, dạ dày xem ở bộ Quan tay phải.Màng tim sóng đôi với tam tiêu, hợp với bộ Xích tay phải.Đó là bí quyết cho kẻ mới học nghề y.
- Tiều rằng: Xem bệnh tử sinh,Phép ông nào trọn, xin rành dạy ta?Dẫn rằng: Xưa có Thúc Hòa,990- Xem hình, xét sắc, ít nhà dám chê.Chẳng chờ miệng nói tai nghe,Mấy mòi sống thác khôn che mắt thần.Nay trau con mắt phong trần,Coi lời ca quyết sáng ngần hơn châu.
- XXIV.- Vương Thúc Hòa quan bệnh sinh tử hậu ca(Bài ca về phép xem triệu bệnh sống chết của Vương Thúc Hòa)Dịch nghĩa:Bệnh sắp khỏi, vè mắt có sắc vàng (vị khí đã lưu hành).Vành quanh mắt thình lình trũng xuống, biết chắc là chết (ngũ tạng tuyệt).Tai, mắt, mũi, miệng nổi sắc đen,Đã lan vào đến miệng thì mười phần có đến tám là khó cứu (thận khí chế vi khí),Mặt vàng, mắt xanh thường do uống rượu quá say,Dể gió tà xông vào vị nên mất mạng (mộc khắc thổ).Mặt đen, mắt trắng là mệnh môn hỏng.Trong người lại thấy quá nhọc mệt, thì tám ngày chết.Trên mặt thình lình thấy có sắc xanh,Nếu như dần dần trở thành màu đen là chết, khó cứu (can và thận tuyệt).Mặt đỏ, mắt trắng, lại thở khò khè thì rất đáng sợ,Đợi qua mười ngày sẽ rõ sống hay chết (hỏa khắc kim).Sắc vàng, đen, trắng nổi lên chạy vào mắt,Vào cả mũi, miệng là có tai vạ (thận chế tỳ).Nếu lại thêm mặt xanh, mắt vàng thì giờ Ngọ sẽ chết,Còn lại thì cũng chỉ sống trong vài ngày là cùng (mộc khắc thổ).Mắt không có tinh thần, lợi răng có sắc đen (tâm và can tuyệt).Mặt trắng, mắt đen cũng là tai vạ (phế và thận tuyệt)Miệng mở ra như miệng cá, không ngậm lại được (tỳ tuyệt),Thở ra mà không hít vào thì mạng lên tiên (can và thận đã tuyệt trước).Vai xo lên, mắt trợn ngược, môi khô,Mặt sưng lên, mắt trợn ngược, môi khô,Mặt sưng lên lại có sắc xám hay đen cũng khó thoát chết.Nói xàm bậy bạ hay không nói gì,Hơi thở nặng mùi như xác chết, biết là không thọ (tâm tuyệt).Nhân trung đầy hết lên, miệng và môi xanh,Nên biết là ba ngày mạng không còn (mộc khắc thổ).Chỗ giáp lưỡng quyền (hai gò má) đỏ, là bệnh tim đã lâu.Miệng há, thở ra thì mạng khó sống (tỳ và phế tuyệt).Chân đau, ngón sưng, đầu gối sưng to như cái đấu,Nên biết là khó giữ mạng sống trong mười ngày (tỳ tuyệt).Gân cổ lỏng lẻo biết chắc là chết (mạch Đốc tuyệt).Trong lòng bàn tay không còn ngấn vết cũng sống không lâu (màng tim tuyệt).Môi xanh, mình lạnh, nước tiểu cứ són ra (bọng đái tuyệt).Thấy đồ ăn thức uống thì quay mặt đi, hẹn trong bốn ngày sẽ chết (can tuyệt)Móng chân, móng tay đều xanh đen,Xương sống đau, lưng nặng, trở mình khó,Đó là xương tuyệt, năm ngày rồi xem.Mình nặng, nước tiểu đỏ lại són ra không ngớt,Đó là thịt tuyệt, sáu ngày là chết.Móng chân, móng tay xanh, thường chửi rủa la thét,Đó là gân tuyệt, khó qua được chín ngày.Tóc cứng như sợi gai, nửa ngày là chết (ruột non tuyệt).Lần áo, nói chuyện chết, mười phần biết là hỏng (tâm tuyệt).
- XXV.- Chu mạch thể trạng( Hình trạng các mạch )Dịch nghĩa:Mạch Phù ấn xuống thấy yếu, nâng lên thấy mạnh,Mạch Trầm ấn xuống thấy mạnh, nâng lên thì không thấy,Mạch Trì, một hơi thở đến ba lượt.Mạch Sác một hơi thở đến sáu lần.Mạch Hoạt như chuỗi hạt trai và đi, lại mau,Mạch Sắc đi lại vướng như róc da tre.Mạch Đại ấn nổi thì đầy ngón tay, ấn chìm thì không có sức,Mạch Hoãn so với mạch Trì nhanh hơn chút,Mạch Hồng như nước lụt nổi sóng lên.Mạch Thực ấn thấy găng tay, mạnh khác hẳn.Mạch Huyền thẳng rẵng như giương dây cung.Mạch Khẩn như là mới kéo dây, vặn chạc.Mạch Trường qua ngón tay, ra ngoài bộ.Mạch Khâu hai đầu có mà giữa thưa không.Mạch Vi như tơ nhện, khá dễ xét.Mạch Tế đi lại như sợi chỉ càng dễ coi,Mạch Nhu không có sức không ưa ấn.Mạch Nhược thì như muốn đứt, nửa có, nửa không,Mạch Hư tuy mở rộng song không chắc,Mạch Cách, rất bền vững, như ấn vào da trống.Mạch Động như hạt đậu lăn, không có đi, lại,Mạch Tán chốc chốc mới thoáng tới đầu ngón tay.Mạch Phục ấn xuống sát xương mới thấy.Mạch Tuyệt thì không có hẳn, tìm cũng uống công,Mạcg Đoản ngay trong bộ cũng không tới.Mạch Xúc đến mau gấp, dần dần khoan đi là đáng mừng.Mạch Kết đi chậm, thỉnh thoảng lại dừng.Mạch Đại cũng dừng giữa chừng mà không trở lại được.
- XXVI.- Chư mạch chủ bệnh(Các bệnh thể hiện qua hình trạng mạch)Dịch nghĩa:Phù là bệnh phong, Khâu là bệnh huyết, Hoạt là nhiều đờm,Thực là bệnh nhiệt, Huyền là bệnh lao, Khẩn là bị đau đớn.Hồng là bệnh nhiệt, Vi là bệnh hàn, đều tích tụ dưới rốn.Trầm là đau vì khí, Hoãn thì da tê.Sắc là bị tổn tinh âm, hại huyết.Trì cũng là bệnh lạnh, Phục là bệnh ở cách quan.Nhu thường bị toát mồ hôi, riêng người già thường mắc.Nhược là tinh khí thiếu, xương và thân thể ê ẩm,Trường là khí tốt, Đoản thì khí bị bệnh.Tế là khí ít, Đại là khí suy.Xúc là bệnh nhiệt cùng cực, Kết là tích tụ.Hư là bệnh kinh giật, Động là thoát bị ra máu liên tiếp.Sác là bệnh trong lòng buồn bực, Đại là bệnh đang tiến.Cách là bệnh di tinh, băng huyết, cũng lạ lùng thay.
- XXVII.- Tổng Khan tam bộ mạch pháp( Tổng quát về phép xem mạch ba bộ )Dịch nghĩa:Mạch hội ở kinh Thái âm, xem ở đó có thể biết sống chết,Thốn, Quan, Xích đủ cả tình hình âm dương.Bằng ba cách ấn nổi, ấn giữa, ấn chìm mà biết mạch đi trì hay sác.Thuận hay nghịch, thực hay hư đều ứng với ngũ hành.Nào cửu hậu, nào thập biến, rất là phiền phứcNhưng đều do tạng phủ hợp lại mà thành ra.Mạch ba bộ mà đủ thì dễ biết bệnh,Nhưng nếu khi đến, khi không đến thì thật khó có bằng cứ.Mạch lên, xuống, đi, lại đều có dấu vết,Nên tìm mạch, tay phải cứng và nằm ngang.Duy có mạch Thiên hòa thì không ứng,Nhảy gấp khác thường là thuộc kỳ kinh.Một mạch mà biến hai lần chớ lo là lạ,Nam hay nữ cũng vậy, nếu thấy nó giữa giờ Dần chớ lo sợ hão,Năm mươi là số chót của phép Thái diễn,Theo ngôi chủ tiên thiên mới biết là thiêng liêng.Bốn mùa đều lấy khí của vị làm gốc,Sáu Giáp kế tiếp nhau như anh với em.Gọn gàng thay phép tứ mạch để lại cho ngàn đời,Lập ra then chốt để xem động tĩnh thật giản dị và rõ ràng.Chẳng cần hỏi ở kinh nào hay tạng phủ nào,Chỉ cần đinh ninh xét rõ mạch mạnh hay yếu.Muốn rõ gốc nguồn, không có sự khéo léo nào khác,Chỉ cốt là khi xem mạch thì tâm thần phải trong sạch.