Tiếng Vĩnh Tuyên vang lên, nghiêm khắc: - Em nói vậy là coi thường anh, hãy bỏ ý nghĩ nghi ngờ ấy đi, dù là chỉ trong thoáng qua trong đầu em. Diễm Huyền vẫn khăng khăng ý nghĩ buồn rầu: - Chuyện đó có thể xảy ra lắm chứ. Cô ta cũng xứng đáng làm mẹ bé Lam lắm, và cũng rất xinh đẹp, có học thức nghề nghiệp cũng hay. Vĩnh Tuyên cắt ngang: - Đối với anh, đó chỉ là cô giáo dạy kèm, không hơn không kém. Và anh chưa bao giờ quan tâm đến bản thân cô tạ Bé Lam đã sai lầm rồi, đến lượt em còn đẩy anh vào đường cùng nữa sao. - Nhưng rồi chuyện sẽ đi về đâu, em mệt mỏi lắm rồi. Gần hai năm quen nhau, em chẳng được gì ngoài hy vọng hảo huyền. Diễm Huyền im lặng hơi lâu Rồi giọng đầy trách móc: - Lẽ ra anh không nên nhận cô ta trở lại như thế em sẽ không còn cách nào lại gần con gái anh. - Em có biết sự nhẫn nại đo làm anh thương em hơn không? - Chỉ thương suông thì em được lợi ích gì? Hai người chợt im lặng. Hương Phi có cảm giác Vĩnh Tuyên an ủi Diễm Huyền bằng những cái hôn, những cử chỉ vuốt ve âu yếm. Cô thấy xấu hổ vì đã chứng kiến giờ phút riêng tư của họ. Cô nhón chân đi thật nhẹ trở xuống cầu thang. Rồi xuống sân ngồi một mình. Một lát sau Vĩnh Tuyên đưa Diễm Huyền ra cổng. Vẻ mặt hai người đều nặng nề như nhau. Có lẽ sự an ủi của Vĩnh Tuyên cũng không cứu vãn được tâm tráng chán nản của cả hai. Hương Phi chợt thấy nao nao lòng. Lúc trước cô chỉ hiểu lơ mơ về tình trạng của hai người. Bây giờ vô tình chứng kiến chuyện riêng của họ, cô hiểu họ khổ tâm không ít vì bé Lam. Còn con bé thì chỉ biết sống theo bản năng của nó. Chẳng biết đến sự hy sinh là gì. Rốt cuộc người đau khổ nhất là Vĩnh Tuyên. Thật ra ông ta cũng có đời sống nội tâm dằn vặt, chứ không chỉ là người khô khan lạnh lùng như khi ông ta biểu hiện với cô. Thấy Vĩnh Tuyên quay vào nhà, Hương Phi chợt đứng dậy đi theo phía sau. Vào đến phòng khách, cô ngập ngừng gọi nhỏ: - Ông chủ... Vĩnh Tuyên quay lại: - Có chuyện gì không? - Tôi xin phép nói chuyện với ông một chút, được không ạ? - Chuyện gì, có cần thiết không? - Tôi nghĩ là cần. - Vậy thì cô nói đi. Vĩnh Tuyên nhìn cô như chờ nghe. Nhưng vẫn đứng yên một chỗ. Hình như ông ta cho rằng với Hương Phi chẳng có chuyện gì dáng lưu ý đến nổi phải ngồi xuống nói nghiêm chỉnh. Cử chỉ thờ ơ đó làm Hương Phi hơi mất tinh thần. Nhưng cô vẫn cứ nói đại: - Tôi muốn nói chuyện về Bé Lam - Nó làm sao không chịu học à? - Dạ không phải, ý tôi muốn nói là... tôi muốn nói... có lẽ nên để tôi nghỉ dạy. Vĩnh Tuyên nhíu mày: - Sao vậy? - Tôi nghĩ... như thế hay hơn. Vâng, đúng là tôi nghĩ vậy. - Cô thấy trả lương như vậy không đủ hay là lý do gì khác? Lại nói đến tiền lương. Hình như đối với Hương Phi, sự quan tâm của ông chỉ duy nhất là lương. Ngoài ra không còn có chuyện nào khác. Cách nói chuyện của ông ta làm Hương Phi nhụt chí. Cô không còn hứng thú tiếp tục câu chuyện nữa. Cô nói một cách lễ phép. - Ông trả lương rất cao ông chủ ạ. Tôi không dám đòi hỏi gì cả. Xin phép ông, tôi lên xem bé Lam thức chưa. Cô nép người đi lách qua Vĩnh tuyên. Nhưng cô chỉ lên được vài bực thang thì ông ta gọi lại: - Cô muốn nói chuyện gì, bé Lam làm sao nữa? Hương Phi đứng lại phân vân một lát, rồi quay hẳn người lại. Giọng nhỏ nhẹ nhưng chính chắn: - Tôi chỉ nghĩ đơn giản một điều, là nếu có tôi bên cạnh bé Lam sẽ không chịu làm thân với chị Huyền. Vì vậy tôi nên nghỉ dạy ở đây, điều đó sẽ giúp ông dễ xử hơn. Vĩnh Tuyên nhìn cô hơn lâu, cái nhìn răn đe của một ông chủ không muốn người làm xen vào giải quyết chuyện của mình. Cuối cùng ông ta nghiêm nghị: - Những chuyện như thế tôi biết cách giải quyết. Và tôi hiểu con gái tôi cần gì. Cô hãy làm những thứ nó cần ngoài ra đừng có ý kiến nào khác. Cách coi thường của ông ta khiến Hương Phi quê đỏ mặt. Cô nói nhỏ: - Vâng, tôi hiểu. Và cô chạy nhanh lên lầu, để tránh đường cho Vĩnh Tuyên. Cô tự trách mình đã thành thật quá mức, nhiệt tình quá sức. Mà sự nhiệt tình khi bị phủ nhận thì sẽ trở thành lố bịch. Cô hứa với lòng từ đây về sau sẽ không quan tâm đến ôn ta nữa. Những ngày kế tiếp cuộc sống của Hương Phi khá dễ chịu. Cô không phải đi làm thêm mà vẫn đủ tiền để đóng viện phí cho chị Vân Trinh. Và bận bù đầu vào kỳ thi tốt nghiệp, cô không có thời gian theo dõi thiên tình sử của Vĩnh Tuyên. Cô chỉ cần bé Lam không gây ra chuyện đau đầu, thế là đủ. Và thật sự con bé không gây ra chuyện gì đáng nói. Nhưng dì Năm kể cho Hương Phi nghe một chuyện làm cô bị chấn động cả người. Trưa nay Hương Phi từ nhạc viện về, thì thấy Diễm Huyền từ trong nhà đi ra mặt chị đỏ bừng, mắt mũi cũng đỏ như đã khóc rất dữ. Hương Phi gật đầu chào chị cũng không buồn trả lời. Làm cô bị quê nên đứng nép qua một bên cho chị đi ra. Buổi trưa Vĩnh Tuyên không xuống phòng ăn chỉ có Hương Phi và bé Lam ngồi trong bàn. Hương Phi đoán lờ mờ ở nhà xẩy ra chuyện gì đó. Nhưng trước mặt bé Lam, cô không muốn hỏi. Đợi con be ra ngoài, dì Năm ngồi xuống bên cô: - Hồi nãy ông chủ với cô Huyền cãi nhau dữ lắm, cô Huyền khóc quá trời, và bỏ về luôn.Cổ nói từ đây về sau không đến đây nữa. Hương Phi lắc đầu không tin: - Có thể chị Huyền lớn tiếng chứ con không tin ông chủ cãi nhau với chị ấy. - Coi bộ cô cũng hiểu tính ông chủ quá nhỉ. Ừ đúng là chỉ có cô Huyền la thôi, cổ la lớn lắm. - Nhưng chuyện gì, dì có biết không? - Hai người ở ngoài phòng khách, ông chủ nói nhỏ quá tui không nghe, còn cô Huyền thì bảo ông chủ gởi bé Lam vô cô nhi viện, cuối tuần đưa nó về nhà một lần. Hương Phi khẽ rùng mình, mặt cô tái đi: - Ông ấy có đồng ý không? - Tui không biết, chỉ nhge là cô Huyền khóc và quát lên lên bảo rằng nếu không, cổ sẽ đi lấy chồng. Hương Phi ngồi yên, bần thần. Không ngờ Diễm Huyền làm dữ lên như vậy. Rõ ràng là muốn gây sức ép với Vĩnh Tuyên. Không biết ông ta có chịu thua không? Nghĩ đến chuyện con bé vào cô nhi viện, cô thấy một nỗi đau làm thắt cả tim. Và lo sợ cuống cuồng. Suốt cả chiều và tối Hương Phi sống trong tâm trạng bất ổn phập phồng, khi cô nhìn bé Lam vô tư ngồi học bài, cô lại ứa nước mắt thương xót. Tâm trạng bồn chồn đó lại thúc bách Hương Phi tìm đến nói với Vĩnh Tuyên. Cô quên hẳn lần nói chuyện bẽ bàng kỳ trước. Tâm trí chỉ choáng ngộp vì lo sợ cô thấy như cảnh nước sôi lửa bỏng tới nơi, mà quên bẳng Vĩnh Tuyên không hối hả như cô. Lúc đó đã khuya. Hương Phi đã lên giường. Nhưng cô lại thay đồ nghiêm chỉnh, rồi đi lên tầng trên. Hương Phi định đến gõ cửa phòng Vĩnh Tuyên, nhưng thấy đóm lửa nhỏ lóe lên ở phía ban công, cô nhẹ nhàng đi về phía ấy. Và thấy Vĩnh Tuyên đang ngồi hút thuốc một mình. Hương Phi đi đến trước mặt ông. Chiếc bóng cô đổ dài trên thềm ban công, làm Vĩnh Tuyên ngẩng lên, nhận ra cô, ông có vẻ ngạc nhiên: - Giờ này cô còn ở đây à? Bé Lam ngủ chưa? - Dạ, ngủ rồi, tôi lên đây để tìm ông. - Có chuyện gì không? Hương Phi vịn nhẹ tay lên chấn song, giọng cô thoáng lúng túng: - Lẽ ra... lẽ ra tôi không được quyền xen vào chuyện gia đình ông, nhưng mà bây giờ tôi không thể im lặng, tôi muốn nói chuyện bé Lam. - Nó như thế nào nữa? - Không phải nó quậy, mà sợ rằng nó khổ. Vĩnh Tuyên hơi cau mặt: - Khổ cái gì? Hương Phi bối rối im lặng, cử chỉ của cô làm Vĩnh Tuyên lại cau mặt: - Có chuyện gì nữa vậy? - Tôi muốn nói là, nếu ông cưới vợ, thì hãy cho bé Lam cho tôi đi, tôi sẽ nuôi nó như con tôi, đừng gởi nó vào cô nhi viện. Vĩnh Tuyên chợt quăng điếu thuốc, gằn giọng: - Làm sao cô biết chuyện này? Đã trót phóng lao thì phải theo lao. Hương Phi đành nói thật: - Lúc sáng ông và chị Huyền nói chuyện lớn quá, nên dì Năm nghe hết. Ông có biết không, từ trưa giờ tôi lo lắm... tôi lo ghê gớm, tôi xin ông... Vĩnh Tuyên cắt ngang, giọng tuy nhẹ nhàng nhưng nghiêm khắc: - Cô Phi này, đã một lần tôi yêu cầu cô đừng xen vào chuyện gia đình tôi, cô hãy giữ đúng vị trí một cô giáo. Từ đây về sau tôi không muốn gnhe cô bàn tán gì hết, cô hãy về phòng mình đi. Nhưng Hương Phi vẫn lì lợm: - Tôi biết tôi chỉ là một người làm, rất nhỏ nhoi trong gia đình này. Cho nên tôi không bao giờ dám có ý kiến về chuyện của ông. Nhưng đây là chuyện của bé Lam. - Con gái tôi thế nào, là do tôi quyết định. - Vâng... vâng, tôi hiểu. Nhưng thay vì đưa nó vào cô nhi viện, ông cứ để tôi giữ nó, dù sao còn có người thương yêu nó, còn hơn để nó sống với người lạ. Vĩnh Tuyên bắt đầu bực mình: - Đây là lần cuối tôi nghe những chuyện vớ vẩn của cộ Cô về phòng đi. Hương Phi bẽ bàng đứng im. Rồi quay người lẳng lặng đi vào. Cô thấy lòng tự trọng bị tổn thương nặng nề. Vĩnh Tuyên khinh thường đến nỗi không một chút cảm động về tình cảm lớn lao của cộ Một người hết lòng vì con gái ông ta, ít nhất ông ta cũng phải bị lay động chứ. Có lẽ những người nhà giàu đã quen coi thường những người làm cho mình. Họ quên hẳn là người nghèo cũng biết tự trọng. Sau buổi tối đó, Hương Phi tìm cách tránh mặt Vĩnh Tuyên tối đạ Buổi trưa cô lấy cớ mệt để không xuống phòng ăn. Hôm nào có Vĩnh Tuyên đưa bé Lam đi học thì cô tìm cách đi riêng. Cô làm vậy mà không sợ làm phật lòng ông chủ. Vì biết ông ta cũng chẳng để ý dến điều đó. Tối nay Hương Phi đưa bé Lam vào quán kem, thì gặp Diễm Huyền. Chị ngồi cùng bàn với một người đàn ông trông cũng lich sự. Nhưng hình như ông ta không bằng Vĩnh Tuyên. Vĩnh Tuyên nhìn trầm tĩnh vững vàng, ôn hòa và phong lưu hơn. Điều Hương Phi thấy khác thường là họ ngồi bên cạnh nhau như một cặp tình nhân. Và khi thấy Hương Phi, vẻ mặt Diễm Huyền có cái gì đó rất lạ. Gần như là khiêu khích. Lạ thật, chị ta khiêu khích gì ở cô chứ. Ghét cô thì chứng tỏ cô cũng đáng để được quan tâm. Cô đâu có là gì để được chú ý như vậy. Hương Phi định kéo chiếc ghế vuông cho bé Lam đế con bé quay lưng lại phía Diễm Huyền. Nhưng nó đã thấy hai người đó. Nó kéo tay Hương Phi: - Côi ơi, dì Huyền có chồng mới rồi, cái ông đó là chồng của dì Huyền phải không? - Không phải, Bạn của dì ấy chứ không phải chồng. - Sao hai người giống như ba em quá. Hương Phi nhìn nó không hiểu. Đến khi con bé lấp lại lần thứ hai, cô mới bật hiểu ra. Thì ra con bé thấy cách hai người thân nhau giống như Diễm Huyền đã từng thân với ba nó. Và nó nghĩ rằng dì Huyên đã thay ba nó bằng người mới. Bé Lam cứ ăn vài muỗng thì lại ngoái nhìn ra phía sau một lần. Hương Phi thấy kỳ quá, cô khẽ nhăn mặt: - Em không được nhìn dì Huyền nữa, ngồi yên một chỗ xem. - Sao vậy cô? - Con nít không được tò mò chuyện người lớn. Em phải lịch sự hiểu không? Nhưng con bé vẫn cứ thắc mắc: - Cô ơi, có phải dì Huyền có chú mới, và sẽ không thân với ba em nữa, phải không? - Cô không biết - Vậy mai mốt ba em sẽ không cưới dì Huyền chứ cô? - Cô không biết. Con nít đừng để ý chuyện ngươi lớn nghe không. - Vâng. Nhưng em thích như vậy lắm. Dì Huyền có bạn mới thì ba không cưới dì ấy. Hương Phi im lặng nhìn nó. Con bé vô tư quá, nó không hiểu chính nó đã tước đoạt hạnh phúc của ba nó. Có lẽ Diễm Huyền đã mệt mỏi với sự chống đối của nó, nên đã ngã vào người khác. Không hiểu Vĩnh Tuyên có biết không? Bé Lam chợt nói một câu làm Hương Phi giật mình: - Em sẽ bảo ba cưới cô, cưới cô rồi ba không thể cưới dì Huyền được nữa. Hương Phi nói như la lên: - Không được nói bậy như vậy, cô cấm em nói câu đo trước mặt ba em nhớ không? Chợt một tiếng cười khan vọng tới, làm Hương Phi cùng bé Lam ngẩng lên. Diễm Huyền đang đứng ngay phía sau. Chị cười với một chút cay đắng: - Con đừng lo, con sẽ được toại nguyện đấy, mai mốt ba sẽ cưới cô giáo cho con. Ba con cưng con nhất trên đời mà, con không hiểu sao. Con mới là quan trọng, còn dì hay cô Phi cũng là công cụ của ba con thôi. Bé Lam chống muỗng, nhìn Diễm Huyền một cách ngớ ngẩn. Con bé không hiểu hết những lời đó. Khuôn mặt bầu bĩnh của nó ngơ ngơ trông thật dễ thương. Nhưng vẻ dễ thương của nó không hề tác động đến Diễm Huyền. Trong cái nhin của chị Hương Phi thấy một sự thù ghét cháy rực, không phải là sự thù hằn của một người lớn đối với đứa con nít. Mà là cái ghét của hai đối thủ ngầm tranh giành một người. Hương Phi nhỏ nhẹ: - Nó là con nit, nó không hiểu hết ý của chị đâu, chị Huyền ạ. Cô kéo ghế cho Diễm Huyền: - Chị ngồi chơi. Diễm Huyền không ngồi, chị quay qua Hương Phi: - Con bé nói gì chị nghe hết rồi, có thể sau này anh ta sẽ lấy em, nhưng đó là bất hạnh chứ không phải là sung sướng đâu, anh ta chỉ tìm một người để nuôi con anh ta thôi. Chị hiểu điều đó nên không thù ghét gì với em đâu. Hương Phi lắc đầu: - Chị đừng nghĩ vậy, em còn có cái tôi của em, và lòng tự trọng của em không cho phép em lấy một người mà người đó chỉ lợi dụng em. - Em sáng suốt được như vậy thì tốt. - Vả lại em chỉ là người làm công, hoàn toàn không có vai trò gì trong gia đình đó cả, xin chị đừng lệch lạc như vậy. Diễm Huyền cười nửa miệng: - Em đừng khiêm tốn quá, chị nghĩ em không ý thức hoàn toàn như vậy đâu. Đến lượt Hương Phi ngơ ngẩn nhìn Diễm Huyền, không hiểu, cô định hỏi, nhưng chị đã vỗ nhẹ vai cô rồi bỏ đi về bàn. Vừa đến nhà, bé Lam đã chạy đi tìm ba nó. Lúc ấy Vĩnh Tuyên vừa từ trên lầu đi xuống. Có lẽ nghe tiếng con bé nên ông xuống với nó. Bé Lam níu tay ông, vẻ mặt quan trọng như người lớn: - Ba,lúc nãy cô Phi đưa con đi ăn kem, con thấy dì Huyền ăn kem chung với một ông, dì ấy còn bảo cô Phi là công cụ, công cụ là gì ba? Không nghe Vĩnh Tuyên trả lời, Hương Phi lén nhìn mặt ông. Nhưng cô không đọ được gì ngoài một vẻ bình thản. Ông cười nhẹ: - Ba không hiểu ý dì Huyền con ạ, con gái của ba đi chơi vui không? - Đi ăn kem chứ không có đi chơi. - Ừ, vậy kem có ngon không nào? - Ngon lắm, dì Huyền cũng ăn kem với một ông nữa, vậy là dì Huyền không chơi với ba nữa hả bả Dì ấy sẽ không đến nhà mình nữa chứ? Có không ba? - Con còn nhỏ lắm, đừng nên biết chuyện người lớn, thôi con lên ngủ đi, sáng mai đi học đấy. - Vâng. Hương Phi đã lên đến tầng trên. Nghe Vĩnh Tuyên nói, cô đứng lại đợi bé Lam. Nó lên đến giữa cầu thang. Rồi không hiểu nghĩ thế nào, nó chợt quay lại: - Ba. - Gì con? - Dì Huyền có bạn khác, vậy ba cưới cô Phi nghe ba. Hương Phi quê điếng người, cô không biết có thái độ nào để ngăn chận. Bèn đi nhanh về phòng. Cô gnhe loáng thoáng tiếng Vĩnh Tuyênmắng con bé: - Ba cấm con nói câu đó nữa, con nghe không? - Sao vậy bạ Nhưng con thương cô Phi. - Im ngay! Không được nói nữa. Hương Phi nằm xuống giường một lát thì bé Lam vào tơi. Nó nằm xuống xạnh cô, mếu máo: - Lúc nãy ba quát em, không cho em nói ba cưới cô. - Và cô cũng không muốn nghe em nói như vậy, nếu em còn nói, cô giận em luôn. Bé Lam tưởng sẽ được dỗ dành. Không ngờ lại bị thêm cô giận. Mắt nó đỏ hoe như tủi thân. Hương Phi có nhìn thấy. Nhưng cô đang trong tâm tạng buồn giận lẫn lộn, nên cô như không nhìn thấy. Cô không giận cụ thể con bé. Chỉ tự ái vì bị lố bich trong mắt Vĩnh Tuyên. Không khéo ông ta sẽ nghĩ rằng cô mớm ý cho nó. Như vậy đã coi thường ông ta sẽ càng coi thường thêm. Nhưng qua cơn giận rồi cô lại thấy lọ Diễm Huyền làm găng quá. Đó là một áp lực thật sự. Có khi nào Vĩnh Tuyên quá si tình mà bỏ rơi con bé Lam không? Ý nghĩ đó làm cô lại thấy hồi hộp. Rồi Hương Phi lại nghĩ đến kỳ thi tốt nghiệp của mình. Trong khi bạn bè chỉ tập trung học, thì cô lại bị chi phối chuyện gia đình của Vĩnh Tuyên. Nhưng rồi rốt cuộc ông ta có màng tới đâu. Thế là họ thật sự chia taỵ Diễm Huyền hành động cứng rắn bằng một đám cưới khá vội vã. Ngày nhận thiệp cưới. Vĩnh Tuyên chỉ lẳng lặng đọc rồi cất vào ngăn kéo. Ông không tỏ thái độ nào khác vẻ im lặng lạnh lùng thường ngày. Đến nỗi Hương Phi có lúc nghĩ rằng, ông ta cho đó là tất nhiên. Bé Lam thì càng vô tư hơn nữa. Khi dì Năm nói với nó mai mốt dì Huyền đám cưới với người khác,con bé đã nhảy cẩng lên vỗ taỵ Và nếu Hương Phi không nhìn nó răn đẹ Có lẽ nó đã nói muốn ba nó cưới cô. Con bé hoàn toàn không nghĩ nổi ba nó đau khổ đến đâu. Đến ngày đám cưới. Hương Phi lẳng lặng theo dõi hành động của Vĩnh Tuyên. Cô thấy ông chủ ăn mặc hơi trịnh trong, và tự lái xe đi một mình. Buổi tối khi về nhà, dáng ông đi hơi lảo đảo như say. Hương Phi rất muốn săn sóc ông ta, nhưng không dám lại gần. Khi ông ta lên phòng rồi cô bảo bé Lam lên giúp đỡ ba nó. Nhưng con bé chạy lên một lát rồi lại chạy xuống, bảo là ba nó đuổi nó ra ngoài. CÓ lẽ ông ta muốn ngồi một mình mà đau khổ. Lúc này Hương Phi thấy thương ông ta ghê gớm. Cô muốn ngồi bên cạnh ông ta nhẹ nhàng vuốt ve khuôn mặt lạnh lùng, và nói răng cô sẵn sàng làm mọi thứ cho ông ta. Nhưng nghĩ chỉ để nghĩ thực tế là cô vẫn ngồi chơi với bé Lam. Nhìn nó hồn nhiên bày đồ chơi ra sàn phòng. Con bé đã hoàn toàn không biết nó đã vô tình ác độc với chính ba nó. Tối trước khi đi ngủ Hương Phi thay áo cho bé Lam rồi nói một cách lo âu: - Em chạy lên phòng xem ba đã ngủ chưa. - Nhưng lúc nãy ba em bảo em ra ngoài và không cho em lại gần. Tại ba sợ em đòi uống rượu nhưng em đâu có đòi. Hương Phi đã quen với cách diễn đạt của bé Lam nên cô hiểu ngay, cô hỏi nhanh: - Lúc nãy em thấy ba uống rượu hả? - Dạ uống bằng chai chứ không có ly, ba cầm chai đưa lên miệng thế này này, hư lắm cô há. - Vậy sao lúc nãy em không nói với cô? Con bé không biết nói làm sao. Nó cứ giương mắt nhìn Hương Phi, cô đẩy nó đi ra cửa. - Em chạy lên xem ba có sao không? Con bé lon ton chạy đi ra hành lang, rồi leo lên mấy bậc thang. Hương Phi khoanh tay trước ngực, đứng dựa vào cửa chờ nó. Một lát cô thấy nó quýnh quáng, chạy xuống mếu máo: - Cô ơi, cộ Ba chết rồi gọi ba không dậy. Hương Phi buông tay xuống đi nhanh về phía nó: - Ba làm sao nói lại cô nghe xem. - Ba nhắm mắt thế này này em gọi hoài ba cũng không mở mắt. Thế là chết phải không cô? - Đừng nói bậy. Hương Phi dắt nó lên từng trên, vào phòng Vĩnh Tuyên, ông ta ngồi gục xuống mặt bàn, say quên trời quên đất: Lần đầu tiên Hương Phi thấy ông chủ của mình trong trạng thái này, cô lay mạnh tay ông. - Ông chủ tôi đỡ ông qua giường nhé. CÔ lay gọi mấy lần Vĩnh Tuyên cũng không ngẩng lên. Mãi lâu ông mới mở mắt: - Cái gì vậy? - Ông say rồi vào giường ngủ đi. Nói rồi cô bặm môi, ráng dìu Vĩnh Tuyên đứng lên. Ông ta có vẻ muốn đẩy cô ra: - Tôi không sao đâu đừng làm như vậy. - Vậy thì ông qua giường nằm đi. Ngồi gần cửa sổ thế này ông bị cảm mất. - Cám ơn, để tôi tự do. Ông ta đứng lên nhưng đi không muốn nổi. Hương Phi vội bước tới đỡ ông tạ Khó khăn lắm cô mới giúp được người say nằm được xuống giường. Và dè dặt tháo cà vạt trên cổ ông tạ Cô làm những điều cần thiết giúp ông thoải mái. Rồi dắt bé Lam đi ra rồi khép cửa lại. Sáng hôm sau Hương Phi vào phòng Vĩnh Tuyên thật sớm, thấy ông vẫn còn ngủ cô trở xuống lo cho bé Lam đi học. Sau đó trở về nhà chứ không đến nhạc viện. Hương Phi vào phòng Vĩnh Tuyên, dọn dẹp đồ đạt xong cô đứng xa xa bên giường nhìn xem ông ta thế nào, chợt Vĩnh Tuyên trở mình, mở mắt như muốn ngồi lên. Nhìn thấy cô ông có vẻ ngạc nhiên: - Cô làm gì ở đây vậy? - Tôi muốn trông chừng xem ông có cần giúp gì không? Hôm qua ông say quá, cứ ngồi bên bàn mà ngủ tôi sợ Ông bị cảm. Vĩnh Tuyên chống tay ngồi lên: - Bé Lam đâu rồi? - Nó đi học? - Còn cô cô không đi học à? - Tôi không yên tâm nên về nhà xem ông ra sao. Vĩnh Tuyên có vẻ mệt, ông lắc đầu mấy cái, rồi nhìn Hương Phi: - Phiền cô làm giùm tôi ly nước, thứ gì cũng được nhưng lạnh một chút. - Vâng. Hương Phi đi xuống bếp, một lát cô trở lên với một ly đá chanh và chiếc khăn ướp lạnh. Vĩnh Tuyên không đợi mời đã cầm ly uống một hơi dài rồi cầm ly trả lại cô: - Cô làm nước ngon lắm, cám ơn. - Ông chủ lau mặt đi như thế sẽ dễ chịu hơn. - Cám ơn. Hương Phi đứng nhìn ông ta lau mặt, cử chỉ thật là dịu dàng, tràn đầy tình cảm. Cô hỏi bằng giọng săn sóc thật lòng: - Ông chủ muốn ăn gì tôi sẽ chuẩn bị cho ông. Chiều qua đế giờ ông chỉ uống rượu không tốt đâu. - Cô bảo dì Năm làm cho tôi một món gì đó, thứ gì cũng được, lát nữa tôi sẽ ăn. Hương Phi dạ nhỏ một tiếng. Rồi đi xuống bếp. Cô loay hoay nấu món mì một cách chăm chút. Chưa bao giờ cô thấy vui và thích nấu ăn như thế. Cô chưa chuẩn bị xong thì Vĩnh tuyên bước vào bếp. Ông có vẻ ngạc nhiên: - Dì năm đâu sao để cô làm mấy chuyện này? Đến lượt Hương Phi nhìn ông lạ lùng: - Hôm qua dì ấy có xin phép ông để nghĩ hai ngày ông không nhớ sao? - Vậy à? - Ông chờ một chút tôi sắp xong rồi. Vĩnh Tuyên lơ đãng ngồi vào bàn nhưng lúc Hương Phi vừa mang tô mì đặt trước mặt ông thì chợt có tính hiệu máy, Vĩnh Tuyên lấy ra nghe rồi lại bỏ đi. Hoàn toàn không quan tâm sự cố gắng của Hương Phi. Cô thất vọng nhìn theo ông ta rồi quay lại nhìn sản phẩm của mình. Thế mà sáng nay cô dám bỏ học vì ông ta... Cô ăn sáng qua loa rồi vào phòng học bài, một lát có điện thoại Vĩnh Tuyên gọi về, ông nói chuyện có vẻ gấp như rất bận: - Trưa nay cô đi taxi đến đón bé Lam, bây giờ tôi đi công việc không cho xe về được đừng chờ. - Vâng. Thế là Vĩnh Tuyên tắt máy, Hương Phi bỏ ống nghe xuống. Bây giờ cô mới nhớ cô quên hỏi bao giờ ông ta về. Hình dung tối nay chỉ có cô với bé Lam ở nhà, cô thấy sợ hãi vô cùng.