Chương 2

Quan hệ dễ chịu giữa cô và Vĩnh Tường kéo dài thêm hai ngày thì Vĩnh Tuyên về. Buổi trưa cô và bé Lam ở trường về thì thấy hai người đang ngồi trong phòng khách. Có cả người phụ nữ tên Huyền. Thấy ba, bé Lam mừng rỡ chạy ào đến ông. Hương Phi chào khách rồi rút lên phòng mình.
Một lát bé Lam đi lên hớn hở mở quà ra xem. Hương Phi nhìn nó một cách tư lự. Cô đoán món quà đắt tiền đó là của Diễm Huyền chọ Vì Vĩnh Tuyên chắc không tư duy nhiều về chuyện quà như thế, trừ búp bê.
Quả nhiên, bé Lam ngước lên nói như khoe:
- Của dì Huyền cho đó cô, em thích dì ấy quá.
- Nếu dì Huyền đến hoài, và ở chung với mình em có thích không?
- Thích chứ, dì Huyền đẹp như tiên, mà lại thương em nữa, dì ấy hay bảo em dễ thương lắm.
Hương Phi lặp lại:
- Nếu cô không ở đây mà là dì Huyền ở với em, em chịu không?
- Dạ chịu.
Tự nhiên Hương Phi thấy buồn cảm giác như bị nhói. Con bé nói vô tư chứ không giận dỗi. Chính vì nói vô tư nên cô càng buồn. Cô có cảm giác tình cảm của mình bị phủ nhận. Mà suy cho cùng, cô chỉ là một người dạy kèm, một người làm công trong gia đình này. Sao lại mơ tưởng những chuyện xa xôi rồi tự mình làm mình buồn.
Khi xuống phòng ăn. Bé Lam lại quên bẵng Hương Phi, nó lại ngồi bên cạnh dì Huyền dễ thương của nó. Diễm Huyền và nó thân mật như hai mẹ con. Hương Phi kín đáo nhìn Vĩnh Tuyên. Cô thấy ông chủ trẻ của mình nhìn họ một cách âu yếm. Đây là lần đầu tiên ông có vẻ tình cảm như vậy. Đối với cô thì điều này rất mới lạ.
Có khách rồi, cả Vĩnh Tường cũng quên mất cộ Anh ta có vẻ nể trọng bà chị dâu tương lai. Bốn người trong gia đình nói chuyện với nhau, làm Hương Phi thấy sự có mặt của mình có vẻ thừa. Sợ làm mọi người khó chịu cô bỏ dở bữa ăn và rút lên phòng.
Chiều đó mọi người đi Vũng Tàu. Hương Phi chuẩn bị mọi thứ cho bé Lam. Rồi đứng bên cửa sổ nhìn xuống sân. Thấy con bé ríu rít ngồi vào xe, cô hiểu nó mê tít cuộc du lịch này. Và chẳng nghĩ gì đến cô nữa.
Hương Phi vội vã thay đồ đến tìm Diệu Lỵ Khi cô xuống nhà tìm dì Năm, bà hỏi trước:
- Cô phi đến phụ với dì hả?
- Da.
- Ông chủ đi rồi cô cứ thoải mái, để tôi coi nhà chọ Mà cô biết chừng nào họ về không?
- Dạ chắc vài ngày.
- Nếu cần cô cứ ở lâu nhà dì cô, chừng nào ông chủ về cô hẵng về.
- Dạ để con đến đó xem sao.
Không đợi bà nói gì thêm, Hương Phi vội vã đi ra. Khi cô đến thì Diệu Ly cũng chuẩn bị đi đâu đó. Thấy Hương Phi, cô nàng nhăn nhó:
- Trời ơi, biến đâu mà kỹ quá? Mấy lần gọi điện cho mày đều gặp ông nào cầm máy, thế là tao im luôn.
- Có chuyện gì không?
- Thì tao hỏi xem mày có gì không?
- Hết ông chủ ở nhà rồi tới em ổng ở nước ngoài về, tao chẳng dám đi đâu. Biết mày chờ tao sốt ruột chạy tới liền, họ đi rồi.
- Đi đâu?
- Đi chơi, vài ngày mới về.
- Vậy tối nay mày tới đó hả?
- Ừ.
- Ông toàn có nói gì tao không?
- Không! Với lại có người thế rồi, còn nói gì nữa.
Hương Phi cảm thấy yên tâm. Cô nhìn đồng hồ, rồi đứng lên, Diệu Ly cản lại:
- Còn sớm mà, ngồi chơi chút nữa đi, tao có nhiều chuyện cần nói lắm.
Nhưng Hương Phi không còn đầu óc nào để nói chuyện. Cô vội đi đến vũ trường. Từ nhà Diệu Ly đạp xe qua đó mất gần một tiếng. Cô gặp ông Toàn ngay quầy thu ngân, ông ta có vẻ ngạc nhiên khi thấy cô:
- Chưa đến giờ mà, cô đến sớm vậy? Tôi nghĩ hôm nay cô chưa đi làm đâu?
- Dạ hôm này ông chủ vắng nhà nên tôi tranh thủ đến.
Hương Phi định đi thay đồ thì ông ta cản lại:
- Khoan đã, cô Phi, tôi có chuyện muốn nói với cô.
Ông ta ra hiệu đi về phía bàn, Hương Phi tò mò đi theo. Cô vừa ngồi xuống, ông Toàn đã vào đề ngay:
- Tôi rất thông cảm với hoàn cảnh của cộ Cô là người do mẹ Diệu Ly giới thiệu, nên tôi rất ưu đãi đối với cộ Nhưng công việc thì không thể nay làm mai vắng được, cho nên tôi buộc phải nhận người khác thế cô.
Hương Phi ngồi lặng đi:
- Ông đã nhận người khác rồi à.
- Hôm nay thì chưa,nhưng tuần sau cổ bắt đầu vào làm. Cô ấy cũng còn đi học như cô, nhưng cổ chỉ làm chỗ này thôi.
Hương Phi nói khẽ:
- Tôi biết nghỉ hoài không hay, nhưng những lúc ấy, tôi đã nhờ Diệu Ly thế, cho nên...
Ông Toàn cười cắt ngang:
- Cô Diệu Ly còn mê chơi lắm, đàn một buổi thì lặn hết nửa buổi. Cổ hay xin tôi về sớm để đi chơi với người yêu, tôi vị tình đồng ý, nhưng kéo dài thế này hoài không được.
Hương Phi ngớ người ngồi yên. Đúng là cô lo sợ không sai. Nhưng cô không thể trách Diệu Ly được, thật là dở khóc dở cười. Cô chưa biết nói thế nào thì ông Toàn đã nói tiếp:
- Tôi thấy thế này, nếu cô không thể làm việc liên tục được, thì có thể đổi công việc khác, dù sau cô cũng không mất thu nhập.
Mắt Hương Phi sáng lên:
- Ông muốn nói chuuyện gì, tôi sẽ không từ chối đâu. Miễn đừng cho tôi nghỉ thì thôi.
- Cô có biết nhảy không?
- Ông muốn tôi ra tiếp khách à? - Hương Phi hỏi với vẻ hoảng sợ.
- Làm vũ nữ đâu phải là cái gì ghê gớm. Với tôi đó chỉ là một công việc, nó giống như công việc chạy bàn, có trượt dốc hay không là do mình thôi. Nếu cô bản lĩnh cô sẽ không bị sa đà.
Hương Phi cười gượng:
- Tôi không cho chuyện đó là xấu đâu. Đến giờ rồi, để tôi vào thay đồ.
- Cô về suy nghĩ đi, tôi thấy làm đó cô không phải tìm người thế, không sợ mất việc, thời gian chủ động hơn.
- Dạ để tôi tính lại
Hương Phi nói một cách miễn cưỡng. Cô đứng dậy đi vào phòng thay đồ. Rồi đến ngồi vào dàn dương cầm. Suốt buổi tối cô chơi đàn bằng tâm trạng ray rứt buồn bã. Cuộc sống luôn đưa cô đến những ngõ cụt. Cô không trách Diệu Ly hay bất cứ ai trong gia đình ông Vĩnh Tuyên. Nhưng giờ này ngồi đàn. Rồi hình dung cuộc sống vương giả của họ, cô thấy chán chường cho mình.
Hương Phi không biết mai mốt mình có đủ can đảm ra sàn nhảy không. Nhưng bây giờ cô tự an ủi rằng hãy còn một tuần nữa. Rồi sau đó hy vọng sẽ có cái gì đó thay đổi.
Cô tưởng đến vài ngày gia đình Vĩnh Tuyên mới về. Nhưng mới chỉ hôm sau họ đã có mặt ở nhà khuya cô về đến thì thấy đèn phòng khách còn bật sáng. Cô dẫn xe vào nhà, và tái mặt khi thấy Vĩnh Tuyên đúng nói chyện với Vĩnh Tường trước thềm. Thấy cô, Vĩnh Tuyên lên tiếng trước:
- Cô đi đâu về vây. Cô Phi?
Hương Phi thấy tim đập loạn trong lồng ngưc. Cô nói như hụt hơi:
- Dạ, tôi về thăm dì tôi.
- Có chuyện gì không?
- Da... có bà ấy bị bệnh.
- Vậy à, có nặng lắm không?
- Dạ không.
- Thôi được, cô lên với bé Lam đi.
- Vâng.
Hương Phi cất xe rồi đi vòng vào nhà. Cô vừa lên lầu cầu thang thì thấy bé Lam chạy xuống:
- Cô.
- Sao giờ này em chưa ngủ?
- Em chờ cô, tại em nhớ cô.
Sợ con bé sẽ nói lôi thôi. Hương Phi đưa nó vào phòng. Đến lúc nằm xuống giường rồi, cô vẫn chưa hết hồi hộp. Nếu mà Vĩnh Tuyên phát hiện ra bấy lâu nay cô gian dối thì cô còn mặt mũi nào ở lại nhà này.
Sang hôm sau khi Hương Phi và bé Lam xuống sân thì Vĩnh Tường đi theo:
- Này cô giáo.
Hương Phi quay lại. Cô chưa kịp hỏi thì anh ta đã chìa ra một chiếc hộp gói giấy hoa:
- Tặng cô.
Hương Phi ngỡ ngàng:
- Sao anh lại tặng quà cho tôi?
- Hôm qua đi dạo trên bãi biển, thấy cái này đẹp, tôi liền nghĩ tới cô.
- Cám ơn anh nha.
- Không có gì, chúc đi học vui vẻ.
Hương Phi cho hộp quà vào giỏ. Rồi đến ngồi vào xe. Cử chỉ của Vĩnh Tường làm cô thấy cảm động, và bớt có ấn tượng về sự ngăn cách địa vị giữa cô với anh tạ Giá như Vĩnh Tuyên cũng cởi mở như vậy, cô sẽ thấy thoải mái hơn.
Nhưng mối quan hệ dễ chịu giữa cô và anh ta không còn duy trì như lúc trước nữa. Một phần vì anht ta đi chơi liên tục với bạn bè. Một phần vì có Vĩnh Tuyên ở nhà. Mà có ông chủ thì ông ta lại đưa Diễm Huyền về. Sự vắng lặng yên tĩnh không còn nữa. Và cô lại có tâm trạng ngột ngạt mất tự do.
Sáng nay chủ nhật, Diễm Huyền lại đưa bé Lam về nhà chị chơi. Đích thân chị lên phòng soạn quần áo cho nó. Hương Phi đứng ở góc bàn nhìn cả hai quấn quít với nhau. Giọng Diễm Huyền đầy chiều chuộng ngọt ngào:
- Con có thích bộ này không, đem bộ này theo há.
- Da.
- Còn bộ này?
- Dạ thích. Dì Huyền ơi, cho con mang đồ chơi theo không?
- Được, con thích gì cứ mang. Nhưng mang ít thôi, chiều nay dì đưa con đi chơi mình sẽ mua thêm, con chịu không?
- Dạ chịu, mua bộ ly và máy xay sinh tố dì nhé. Bạn con có nguyên bộ đẹp lắm.
- Ừ.
- Mua thêm bộ câu cá nữa, con chưa có cái đó.
- Vậy hả, chiều nay mình đi lựa, thấy cái nào đẹp thì mua, con chịu không? Mua đồ chơi xong mình sẽ đi ăn kem, thích không nè?
- Dạ thích.
- Xong rồi, thay bộ này ra đi con, đi chơi phải mặc đồ đẹp. Nhớ không?
- Dạ nhớ.
Hương Phi định đến thay đồ cho bé Lam. Nhưng thấy Diễm Huyền làm chuyện đó. Nên cô lại thôi. Diễm Huyền rất biết cách chăm sóc con nít. Chị đến tủ lấy chiếc nơ kẹp lên tóc nó. Và lôi hộp phấn trong xắc tay thoa lên mặt nó một lớp mỏng, xong xuôi, chi nắm tay nó ngắm nghía:
- Con đẹp quá, dễ thương quá, ngoan ghê là ngoan.
Chị đứng lên, dắt tay nó xuống nhà dưới. Thân mật như mẹ con. Khi cả hai đi rồi, Hương Phi đến cài cửa lại. Bất giác cô ngồi xuống rơi nước mắt.
Mãi đến khi bé Lam mới về. Thái độ của nó thật lạ lùng. Hoàn toàn trái hẳn vơi lúc sáng. Lúc bước xuống xe, nó vùng vằnng hất tay Diễm Huyền ra khi chị nắm tay cho nó xuống. Hấp tấp thế nào mà con bé ngã lăn dưới đất. Diễm Huyền đỡ nó lên thì nó phủi chị ra:
- Mặc kệ con.
- Con làm sao vậy Lam, té đau nên giận dì hả con?
Bé Lam không trả lời. Vĩnh Tuyên nghiêm giọng:
- Nãy giờ con hỗn với dì nhiều lắm rồi ba không bỏ qua cho con được nữa. Xin lỗi dì mau.
Con bé cúi gằm mặt xuống, không phản đối. Nhưng không phục tùng ngoan ngoãn. Vĩnh Tuyên bực ra mặt:
- Con có xin lỗi dì Huyền không?
Mặt con bé vẫn bướng bỉnh im lìm. Thấy vậy, Diễm Huyền cúi xuống giọng dỗ dành:
- Con làm sao vậy, có chuyện gì vậy, nói cho dì nghe đi con.
Vĩnh Tuyên cũng nén giận cúi xuống hỏi nó. Nhưng con bé vẫn im lặng một cách lì lợm. CUối cùng Vĩnh Tuyên quát lên:
- Con nói không, tại sao kỳ cục như vậy?
Diễm Huyền vội can Vĩnh Tuyên:
- Đừng rầy như vậy anh, nó sợ.
- Con cái bướng bỉnh, mất dạy, anh thật là thất vọng về nó. Trước đây anh tưởng nó ngoan lắm.
Nghe nói câu đó, môi bé Lam càng mím lại, lì lợm hơn. Hết VĩnhTuyên quát tháo đến Diễm Huyền ngọt ngào dỗ dành, con bé vẫn một mực không nói.
Hương Phi đứng trước thềm nhà nhìn. Cô rất muốn biết có chuyện gì với bé Lam. Nhưng không tiện bước đến hỏi. Chợt thấy cô, con bé bỗng òa lên khóc, rồi chạy lại ôm chầm như tìm một nơi che chở.
Hương Phi ngại ngùng nhìn hai người lớn. Rồi vội cúi xuống sát mặt nó:
- Sao khóc vậy Lam, ba hỏi sao em không nói?
Con bé vẫn dụi mặt trong áo cô, khóc nức nở. Vĩnh Tuyên bước tới dằn nó ra:
- Con oan ức cái gì, nói mau!
Hương Phi nóng ruột muốn ôm nó lại nhưng không dám. Cô phập phòng sợ Vĩnh Tuyên đánh nó. Giọng cô dịu dàng năn nỉ:
- Nói đi Lam, đừng chọc giận ba em, nói với ba là chuyện gì đi.
Vẫn không dỗ được. Thậm chí con bé còn dám xô Vĩnh Tuyên ra. Ông vung tay tát cho nó một cái:
- Thật là mất dạy.
Không cần dè dặt nữa, Hương Phi kéo nó lại phía cộ Mặt cô đỏ lên. Nhưng vẫn mềm mỏng:
- Ông chủ để tôi hỏi nó sau, xin ông đừng đánh nó.
Vĩnh Tuyên hầm hầm quay mặt chỗ khác. Rồi khàn giọng:
- Cô dạy dỗ nó như thế nào vậy. Hỗn hào với cha mẹ, vậy mà tôi tin tưởng cô lắm đưa nó về phòng đi.
Hương Phi không đợi quát đến câu thứ hai. Cô vội dắt nó vào nhà. Tắm rửa rồi cho nó ngồi chơi. COn bé đã dịu lại. Nhưng vẫn làm như tức chuyện gì đó. Nó lầm lì ngồi im. Đây là lần đầu tiên Hương Phi thấy nó giận như người lớn. Nghĩ là rất lâu và ngồi một chỗ mà nghiền ngẫm những ý nghĩ trong đầu. Buổi tối đưa nó lên giường, Hương Phi thủ thỉ với nó đủ thứ chuyện. Con bé im lặng nghe. Rồi chợt bật lên:
- Con ghét dì Huyền, bà ta là bà phù thủy, chuyên môn nói gạt.
Bé Lam có vẻ rất tức, nhưng không nói cụ thể được. Nó chỉ lặp lại mãi một câu:
- Chuyên môn nói gạt.
- Dì Huyền gạt không mua đồ chơi cho em hả?
Con bé đáp đạp hai chân lên gối:
- Không phải không phải.
- Thế chuyện gì?
Hương Phi khổ sở cố nghĩ ra. Nhưng không nghĩ nổi. Chợt con bé nói một cách ấm ức:
- Ba hôn dì Huyền, rồi dì ấy hôn lại ba con, con thấy hết.
Hương Phi vụt hiểu ra. Cô nhìn sững bé Lam. Cảm giác đầu tiên của cô là đau nhói tim. Dù chuyện đó tất nhiên là sẽ xẩy ra. Nhưng thà cô đừng biết gì hết.
Hương Phi chợt thở dài cô hiểu tại sao bé Lam cứ bảo bị gạt. Nó cứ thấy trước mắt là dì Huyền thương nó. Và chẳng bận tâm lý dọ Đến khi nhận ra ba nó thương người phụ nữ kia. Và vì vậy mới lấy lòng nó. Nhận thức đó àm nó thấy bị gạt gẫm. Nhưng vốn không diễn tả được như người lớn, nên nó phản ứng hung dữ như vậy.
Hương Phi không biết phải dỗ nó ra sao. Cô im lặng mân mê những ngón tay nhỏ xíu của nó. Chợt thấy tội, con nít mất mẹ rồi, sẽ không tìm được mẹ nào thương vô tư như mẹ nó. Nếu có bất hạnh, nó cũng chỉ biết chịu, ngay cả tự bảo vệ mình nó cũng không làm nổi, lần đầu tiên cô thấy thương nó sâu sắc.
Bé Lam chợt ngồi lên, chuồi vào người Hương Phi:
- Cô ơi, vậy là ba thương dì Huyền hơn em hả cô?
- Không đời đời nào, trên đời này ba em thương em nhất.
Con bé hình như vẫn băn khoăn. Nó ngước đôi mắt đen láy nhìn cô:
- Nhưng ba cũng thương dì Huyền, thế nào mai mốt ba cũng cưới dì ấy.
- Nếu vậy thì em có mẹ, và được tới hai người thương, em không thích sao.
- Không, dì Huyền làm bộ thương đó. Không phải đâu.
Hương Phi không biết nói sao. Cô bèn nói sang chuyện khác:
- Sáng mai phải đi học rồi, bây giờ em ngủ đi.
- Mai mốt em không chơi với dì Huyền nữa đâu.
- Được rồi, đế mai mốt tính, bây giờ ngủ đi cưng.
Hương Phi xoa trán cho nó khá lâu. Khi con bé ngủ rồi, cô vẫn ngồi một bên suy nghĩ. Nhớ lại thái độ giận dữ của Vĩnh Tuyên, cô thấy bất mãn. Chẳng lẽ vì sợ Diễm Huyền buồn mà ông ta nổi nóng với con gái. hình dung cuộc sống sau này của bé Lam, cô thấy nó không tránh khỏi sự bất hạnh.
Hương Phi dẫn chị Vân Trinh ra ngoài hành lang. Rồi đi dọc theo con đường nhỏ trải sỏi. Hai chị em đi bộ chậm chậm, thỉnh thoảng Hương Phi nhìn mặt Vân Trinh như quan sát. Người bệnh vẫn hiền khô, nhưng nét mặt dại dại không có chút gì là ánh sáng của sự nhận thức tỉnh táo. Trên tay chị vẫn ôm khư khư con búp bê như sợ mất. Ngoài cử chỉ đó ra, chị hoàn toàn không có vẻ gì là nhận thức thế giới chung quanh
Hương Phi kéo Vân Trinh ngồi trên ghế đá bên lối đi. Rồi lấy bánh đưa vào tận tay chị. Vân Trinh ăn một cách vô hồn. Thỉnh thoảng chị lại cười, nhưng chỉ là cái cười của thế giớ tinh thần mù mờ. Nó không biểu hiệu được cảm xúc gì rõ rệt.
Hương Phi dịu dàng nhìn chị, cô đã quen với hoàn cảnh này từ hai năm naỵ Mỗi tháng cô vào đây thăm chị, đóng tiền. Rồi ra về. Ban đầu cô còn mãnh liệt hy vọng. Nhưng ngày tháng lê thê qua đi, sự hy vọng đó không còn nữa. Và cô chỉ làm theo bản năng, là cày để kiếm tiền. Một phần đi học một phần đóng viện phí.
Trước đây chị Vân Trinh là chỗ dựa duy nhất của cộ Nhưng rồi người anh rể bị tai nạn chết. Vài tháng sau đứa con gái nhỏ của chị cũng bị tai nạn như ba nó. Chị Vân Trinh điên loạn. Cuộc sống của Hương Phi cũng đảo lộn. May mắn là cô tìm được việc làm khá tốt. Cô xem đó là sự an ủi những mất mát của mình.
Hương Phi về đến nhà thì đã gần trưa. Cô thay đồ rồi lo cho bé Lam ăn uống. Khi nó ngủ cô cũng ngả người xuống giường của mình, ngủ một cách mê mệt.
Đã hai hôm naỵ Hương Phi chuyển qua làm việc khác. Vẫn ở vũ trường. Nhưng phải tiếp khách. Cô giới hạn tối đa mọi quan hệ. Chỉ nhảy khi có khách mời, chứ không chủ động. Cô chưa quen với việc đó. Và cũng không còn nhận thức nào khác ngoài việc làm để lãnh lương, đóng viện phí. Cuộc sống bận rộn và mệt mỏi. Nhất là phải thức đêm, làm cô vắt kiệt sức.
Hương Phi ngủ đến tận chiều. Đến lúc dì năm gọi cô mới choàng dậy. Lại hối hả chăm só bé Lam. Dạy nó học. Đến tôi lại đến vũ trường.
Tối nay cô đang nhảy với một người khách thì chợt nhận ra Vĩnh Tường đi vào. Anh ta và mấy người bạn vô tình ngồi ngay chiếc bàn cạnh lối đi. Hương Phi đứng ngay tầm mắt của anh tạ Cô sợ nhói tim. Đầu óc rối loạn không biết làm thế nào. Bản năng làm cô cúi thấp đầu, cố tình nép vào người bạn nhẩy. Cô sợ anh ta trông thấy.
Hương Phi định nhẩy xong bản này sẽ lẻn ra cửa hông về. Nhưng không kịp nữa, Vĩnh Tường đã nhìn thấy cộ Ban đầu anh ta chỉ lướt mắt quạ Nhưng hình dáng quen làm anh ta nhìn kỹ hơn. Mặt anh ta lồ lộ một vẻ ngạc nhiên. Ngạc nhiên kinh khủng. Đến mức anh ta chồm người tới nhìn cho rõ. Rồi buông người xuống, nhíu mày suy nghĩ.
Hương Phi mở hé mắt theo dõi cử chỉ của anh tạ Càng lúc cô càng thấy điếng người. Hết bản nhạc, cô định lủi đi thì anh ta đã lách người đi đến trước mặt cô:
Hương Phi mở hé mắt theo dõi cử chỉ của anh tạ Càng lúc cô càng thấy điếng người. Hết bản nhạc, cô định lủi đi thì anh ta đã lách người đi đến trước mặt cô:
- Không nhờ giờ này cô ở đây, lại bàn đi.
Hương Phi không dám cãi lệnh. Cô thở dài đi theo Vĩnh Tường. Anh ta ngồi qua bàn khách để tránh mấy người bạn. Đôi mắt anh ta quan sát Hương Phi không giấu giếm. Anh ta cố ý nhìn bộ đồ màu mè của cô thật lâu. Đối với Hương Phi, sự im lặng đúng là một một cực hình. Cô hồi hộp chờ phản ứng của anh tạ Cô có cảm giác máu trong người đông cứng lại. Nhưng không dám làm gì để thoát khỏi trạng thái này.
- Cô ở đây, còn bé Lam thì sao, bỏ nó ở nhà một mình à?
Cổ họng Hương Phi se thắt lại, cô nói với vẻ mất bình tĩnh rõ rệt:
- Nó ở nhà với dì Năm.
- Cô hay đi chơi thế này lắm sao?
Hương Phi thu hết can đảm:
- Không, tôi không đến chơi, tôi làm ở đây.
- Sao?
Vĩnh Tường ngạc nhiên tột độ. Anh ta hơi nghiêng người qua cô, hỏi lại:
- Cô bảo là cô làm thêm ở đây?
- Vâng.
- Vậy là buổi tối cô bỏ mặc đứa cháu của tôi thật không thể ngờ, đó giống như một sự lừa gạt, vậy mà anh tôi không phát hiện ra. Và tôi về đây khá lâu mà cũng không biết.
Hương Phi khổ sở ngồi im. Mắt cô dán chặt xuống bàn, không dám ngẩng lên lên. Vĩnh Tường hình như cũng quá đột ngột, nên không biết nói gì hơn. Anh ta cứ im lặng kéo dài. Cuối cùng anh ta khoát tay:
- Cô ra làm việc đi, về nhà sẽ nói chuyện.
Thấy Hương Phi ngồi im, anh ta cười khẩy:
- Đừng ngại, cứ làm cho hết giờ đi, cô đã bỏ bé Lam nhiều đêm rồi, thêm lần nữa cũng không sao.
Anh ta đứng lên, đưa mắt tìm mấy người bạn. Nhưng tất cả đã ra sàn nhảy. Anh ta chợt quay lại Hương Phi:
- Vậy thì cô tiếp tôi bản này, tôi không tìm được ai, cô nhảy với tôi cũng như với khách thôi.
Hương Phi không còn tinh thần nào tiếp anh tạ Cô ngước mắt lên, định từ chối. Nhưng Vĩnh Tường đã ngang nhiên kéo cô đứng lên:
- Quên tôi là em ông chủ cô đi, tối nay cứ coi tôi là khách, cô chiều khách thế nào thì cứ thế mà làm với tôi.
Và anh ta ôm ngang người cô, kéo sát vào người với một vẻ nhả cợt, không tôn trọng. Hương Phi không dám né ra, chỉ cố ngửa ra sao để đừng chạm vào người anh tạ Nhạc đang chơi điệu slow nên có thừa thời giờ để nói chuyện. Và Vĩnh Tường có vẻ không muốn giữ một sự im lặng lãng mạn. Anh ta hỏi như nhận xét:
- Ăn mặc thế này, cô đẹp lắm. Tôi phát hiện ra cô đủ tiêu chuẩn làm một giai nhân đấy.
Hương Phi cụp mắt xuống, làm thinh. Nhưng anh ta vẫn cứ tỉnh bơ nói tiếp:
- Bình thường cô có vẻ giản dị quá, đúng phong cách của một cô bảo mẫu, ai mới nhìn thì chán chết.
Hương Phi vẫn không dám trả lời. Sự sợ hãi làm cô đờ đẫn. Ý nghĩ mình sắp mất việc đã tước hết mọi phản ứng cúa cộ Cô biết mình đang nhu nhược. Nhưng không dám làm gì để bảo vệ mình.
Vĩnh Tường chép miệng một cái, đang nhảy mà anh ta cũng nhún vai:
- Con gái Việt Nam bây giờ ghê thật, khó phân biệt được trắng đen, chỉ tiếp sơ sơ thì lầm chết.
Hương Phi thoáng mím môi. Nhưng vẫn lặng thinh. Vĩnh Tường khẽ kéo mặt cô lên:
- Cũng như cô vậy. Ban đầu cô theo vào phòng tôi, tôi nghĩ cô vòi tiền. Sau đó thấy cô phản ứng đoan trang quá, tôi hơi hối hận vì thành kiến với cộ Và tôi thật sự nể trọng cô, với tư cách là một cô giáo.
- Anh có thể miệt thị tôi, tôi không biện hộ gì cả.
Vĩnh Tường có vẻ không quan tâm nghe, anh ta chỉ nói ý nghĩ của mình:
- Tôi không hiểu nổi tại sao, một cô gái mới lớn như cô, lại có bản lĩnh đóng kịch đến vậy. Cô có cuộc sống hai mặt, rất đối nghịch nhau, cô làm người mô phạm cũng được, làm dân chơi cũng rất thành công. Điển hình là tôi rất thích cô, với tư cách là một vũ nữ.
Đầu óc Hương Phi hoàn toàn mù mờ. Nỗi lo bị bất việc làm cô không còn sáng suốt để đối phó với tình huống và cô cứ lặng thinh nghe anh ta nói.
Suốt buổi tối, Vĩnh Tường khư khư giữ cô nhảy với anh tạ Thỉnh thoảng lại nói chuyện với nhau. Và trong những câu trao đổi đó, có lúc anh ta hỏi sống sượng:
- Những bộ đồ này ở đâu cô có?
- Tôi tự muạ - Hương Phi trả lời miễn cưỡng.
- Vậy còn những lúc bình thường, cô cố ý đơn giản hay là không biết cách ăn mặc?
Hương Phi chợt ngước lên khổ sở:
- Tôi biết tôi có lỗi với gia đình anh, anh có thể trách mắng tôi bao nhiêu cũng được. Nhưng xin đừng hạch hỏi về cách ăn mặc của tôi, nó không liên quan gì tới bé Lam cả.
- Dĩ nhiên là không liên quan, nhưng tôi muốn kiểm tra đạo đức cô giáo của cháu tôi, xem có thể yên tâm giao nó cho cô không.
Hương Phi lạnh người vô tình cô đứng lại:
- Anh sẽ đuổi tôi phải không?
Vĩnh Tường kéo cô đi theo điệu nhạc:
- Tôi không có quyền đó, người đuổi là anh tôi, và còn phải xem lại, xem bé Lam có cần cô không? Nếu có thì giải quyết vấn đề như thế nào?
Hương Phi hiểu mình có nguy cơ bị mất việc. Cô muốn năn nỉ van xin anh tạ Nhưng không sao mở miệng được. Lòng tự trọng không cho phép cô làm vậy. Nhưng nếu anh ta cho cô một sự lựa chọn, cô sẽ ngàn lần biết ơn anh ta.
Đến khuya Vĩnh Tường mới chán cuộc vui. Anh ta trở lại bàn. Hương Phi vào thay đồ rồi ra về. Trong đêm khuya, cô đạp xe trong trạng thái mệt mỏi đờ đấn. nhưng điều đó không làm cô buồn rầu bằng lo sợ tai họa sẽ xảy ra với mình.
Mất một việc làm. Điều đó đâu có gì ghê gớm, đâu có gì vậy mà không sống nổi. Nhưng tình cảm của cô với bé Lam. Tình yêu thầm lặng đối với ông chủ trẻ làm cô không muốn xa rời họ.
Hương Phi dắt xe theo cửa sau vào nhà. Cô vừa lên hết cầu thang thì bị Vĩnh Tường chận lại:
- Về lâu vậy sao?
- Vâng.
- Không hiểu sao đêm nay tôi khó ngủ quá, cô lên phòng tôi đi.
Hương Phi hoảng sợ nhìn anh ta, giọng cô lạc đi:
- Chi vậy?
- Cứ lên rồi sẽ biết, tôi không để cô thiệt thòi đâu.
- Có lẽ anh nghĩ quá xa rồi, tôi không làm những chuyện như vậy đâu.
- Rồi cũng đi tới mức đó thôi, chỉ một đêm phục vụ tôi, cô cũng thu nhập gần bằng một tháng lương đấy. Tính tôi không keo kiệt đâu.
Sự mệt mỏi và tức giận không làm Hương Phi đủ kềm chế nữa, cô đẩy anh qua một bên, rồi chạy vụt vào phòng, khóa trái cửa lại.
Cô đứng dựa cửa, cố trấn tĩnh lại. Và căng thẳng chờ xem anh ta có gõ cửa không. Nhưng xung quanh hoàn toàn im lặng và cô thấy thần kinh dịu lại.
Tự nhiên cô muốn ngủ chung với bé Lam. Trong bóng tối cô choàng tay ôm lấy nó. Trong nhà này cô và bé Lam có chung một số phận. Nghĩa là sắp đối diện bới nỗi bất hạnh của mình, ý nghĩ đó làm cô thấy tủi thân hơn và cứ thao thức trong bóng tối.
Sáng hôm sau mắt Hương Phi thâm quầng, vẻ mặt phờ phác vì mệt mỏi. Cô ráng dậy để lo cho bé Lam. Nghĩ đến chuyện sẽ gặp Vĩnh TƯờng trong ngày nay,vẻ mặt u ám đến nỗi bé Lam cũng cảm nhận được. Và nó cũng lặng lẽ không nói thái độ cũng giống như thái độ của cô giáo.
Cả hai đang ăn sáng thì Vĩnh Tường đi vào. Anh ta thoải mái ngồi xuống phía đối diện. Hết nhìn cô rồi đến nhìn cháu. Thấy vẻ mắt ỉu xìu của bé Lam anh nhíu mày:
- Sao buồn vậy Lam, con có chuyện gì không?
- Dạ không.
- Chắc chắn là có, mọi hôm con nói chuyện không ngớt miệng, nói cho chú nghe đi, có chuyện gì vậy?
Bé Lam quay qua nhìn Hương Phi, rồi thú nhận:
- Tại cô buồn nên con buồn.
Vĩnh Tường nhíu mày, giống hệt cử chỉ của Vĩnh Tuyên khi không vừa ý:
- Tới mức như vậy sao?
Hương Phi đã có kinh nghiệm lần trước, nên không bị lúng túng nữa. Cô nhìn Vĩnh Tường, lắc đầu:
- Nó nhớ ba nó đây, nhưng khi có ai hỏi thì lại nói như vậy.
- Vậy buổi tối ở nhà một mình, con nhớ cô không?
- Dạ con buồn lắm.
Hương Phi thở dài, không dám nhìn lên nữa. Nếu anh ta cứ luôn miệng khủng bố cô bằng cách này, có lẽ cô sẽ tự nghỉ mà không đợi đuổi.
Buổi trưa khi bé Lam ngủ. Hương Phi gài cửa trốn trong phòng. Nhưng như thế cũng không xong. Vĩnh Tường đứng ở ngoài vừa gõ cửa vừa nói vọng vào:
- Ra tôi bảo một chút Hương Phi.
Không nghe cô trả lời, anh ta gằn giọng:
- Cô nghĩ sẽ tránh mặt tôi hoài được sao, ra đây đi.
Không thể chống lại lệnh của anh tạ Hương Phi bặm môi gom hết tinh thần đến mở cửa, cô nhìn Vĩnh Tường bằng cái nhìn của một con chim bị trúng tên, chờ tên thợ săn. Rầu rĩ và có chút năn nỉ. Nhưng anh ta không thấy tội. Ngược lại có vẻ khoan khoái vì khống chế được cô.
Anh ta nựng cằm cô một cái:
- Nhìn cô khi sợ thật là đẹp. Ra đây.
Và anh ta choàng tay qua vai Hương Phi đi qua phòng khách nhỏ. Anh ta làm cô vừa sợ vừa ghệ Nhưng vẫn thụ động như xem chuyện đó rât bình thường.
Vĩnh Tường đến đóng cửa lại. Rồi ngồi xuống sát vào người cô:
- Hôm qua tôi suy nghĩ rồi, đuổi cô đi kể cũng tội. Với lại bé Lam nó cũng cần cô, cho nên tôi sẽ im lặng như không biết gì hết.
- Cám ơn anh.
- Khỏi cần cám ơn, tôi không tốt bụng như cô tưởng đâu, đừng hy vọng. Này, dì Năm có biết chuyện này không?
- Không.
- Thế mỗi khi đi đêm, cô giải thích ra sao với bà ấy?
Hương Phi quay mặt chỗ khác. Từ đi đêm của anh ta làm cô thấy đau. Cô biết chính vì coi thường cô, nên anh ta dùng từ như vậy, dù không cố ý.
Thấy Hương Phi không trả lời Vĩnh Tường nhắc:
- Cô giải thích sao với bà ấy?
- Tôi bảo đến phụ bán quán với dì tôi. Dì ấy thông cảm nên...
- Biết rồi, biết rồi, nên đồng lõa với cô để dối gạt anh tôi. Cả bé Lam cũng bao che cho cô, cô thu phục nhân tâm hay lắm.
Anh ta lặng thinh một lát, rồi chợt cười:
- Cô sợ mất việc lắm phải không, vậy thì bù lại, cô cũng phải chịu mất một cái gì đó với tôi.
Hương Phi tái mặt:
- Anh muốn gì ở tôi?
- Cô sẽ phục vụ khi tôi về đây, cô hiểu đúng nghĩa từ đó chứ?
Hương Phi rất hiểu anh ta muốn gì. Cảm giác kinh sợ biến thành cái đau thể chất. Không kềm giữ nổi, cô ngồi ngay ra xa anh tạ Cổ cuồn cuộn cảm giác muốn nôn mửa. Cô thấy Vĩnh Tường là tên đàn ông với tất cả sự trần tục xấu xạ Không giống như mấy ngày trước cô đã mến anh ta.
Vĩnh Tường cau mặt nhìn cô:
- Cô phản ứng như con gái nhà nề nếp ấy, đừng có đóng kịch, tôi ghét nhất là giả bộ, cô cứ hiện nguyên hình gái làm tiền, tôi lại thích hơn.
- Tôi không thể và cũng không phải phải là người như anh tưởng đâu, đừng khống chế kiểu đo, tôi xin anh.
- Vậy cô muốn nghỉ việc ở đây lắm chắc, đúng rồi, làm thuần nghề kia dễ kiếm tiền hơn.
- Không phải như vậy.
- Cô chọn đi, một là ở lại đây, làm tình nhâncủa tôi khi tôi về Việt Nam, hai là để anh tôi biết.
- Anh vô lương tâm lắm, làm vậy anh không sợ ảnh hưởng tới bé Lam sao. Nếu không muốn nói tôi làm ở vũ trường thì tôi sẽ nghỉ, tôi thề sẽ lo cho bé Lam chu đáo hơn.
- Khó tin lắm, vậy lúc tôi đi ai sẽ kiểm soát cô.
Như nghĩ ra điều gì, anh ta lại đổi ý:
- Thôi được, cô cứ ở vũ trường đi. Tôi sẽ chu cấp hàng tháng cho cô, với điều kiện cô sống với tôi, dĩ nhiên là lén lút, tôi không thích có trách nhiệm với ai cả. Vợ tôi biết thì phiền lắm.
Vừa nói anh ta vừa nhào về phía Hương Phi, dằn ngửa cô ra. Hương Phi sợ đến phát điên, cô cố vùng vẫy và hất được anh ta ngã ra gạch. Nhanh như con sóc, cô ngồi dậy, chạy ra mở cửa và xuống nhà dưới với dì Năm.
Hương Phi thở hổn hển vì chạy nhanh và vì sợ. Cô kể chuyện vừa xảy ra với dì Năm. Trong góc bếp của ngôi nhà lộng lẩy giàu có, cô và người phụ nữ nghèo khổ này nương dựa tinh thần vào nhau. Và nghĩ đến chuyện đối mặt với Vĩnh Tường cô hãy còn run lên từng cơn.
Hương Phi ngồi chơi với bé Lam ngoài sân thì Diễm Huyền đến, vừa thấy chị mặt con bé sầm lại, phụng phịu quay chỗ khác, Hương Phi ái ngại nói nhỏ:
- Em đừng làm vậy, thưa dì Huyền đi.
- Không thưa để bả về đi.
Hương Phi hoảng hồn đưa ngón tay lên miệng con bé. Nhưng Diễm Huyền đã nghe hết. Khuôn mặt chị hơi sượng sùng nhưng chỉ thoáng quạ Rồi chị tạo vẻ tự nhiên, đi về phía hai người:
- Hai cô trò ngồi chơi hả?
- Vâng, chị mới tới, chị vào nhà đi.
- Thôi chị ngồi đây chơi được rồi. Thế nào, bé Lam hôm nay có ngoan không con?
Mặt con bé lầm lì không trả lời. Hương Phi dỗ dành:
- Chào dì đi em, không được vô lễ như vậy.
Diễm Huyền khoát tay:
- Không sao, đừng mắng nó em.
Chị lấy trong giỏ ra bộ đồ chơi đưa đến trước mặt nó:
- Dì cho con nè, thích không?
Bé Lam chỉ nhìn thoáng qua món quà. Rồi lại nguẩy đầu chỗ khác. Hương Phi ngại thật sự, cô nghiêm mặt:
- Em nhận quà rồi cám ơn dì đi. Nếu không cô sẽ không chơi với em nữa.
Bé Lam im lìm không trả lời. Bất ngờ nó đứng bật dậy vùng vằng bỏ vào nhà. Hương Phi lúng túng nhìn theo con bé. Rồi quay lại Diễm Huyền, cô cười gượng:
- Chị đừng để ý, lúc này nó trái tính lắm, có khi giận không thèm nói chuyện với em nữa.
Diễm Huyền nói như băn khoăn:
- Chị không hiểu sa tự nhiên nó kỳ vậy. Lúc trước nó dễ thương lắm mà. Để dỗ nó từ từ xem.
Hương Phi làm thinh, cô không dám nói sự thật với chị. Rằng sẽ khó dỗ từ từ như chị nghĩ. Vì từ lúc bắt gặp chị và Vĩnh Tuyên âu yếm nhau. Nó đã có thành kiến và bản năng trẻ con mách bảo nó rằng, người phụ nữ này sẽ tranh giành ba của nó. Không có cách gì chị chinh phục nó cho được dù là quà có chất hàng núi, chỉ sợ chị không kiên nhẫn mà thôi.
Diễm Huyền có vẻ buồn:
- Em làm cách nào thân với nó được, chỉ chị đi. Chị đã làm mọi cách để gần gũi nó chỉ thiếu nước van xin nữa thôi, thế mà con bé...
Chị im lặng thở dài, Hương Phi nhìn một cách ái ngại. Quả thật Diễm Huyền đã kiên nhẫn vô cùng trong việc lấy tình cảm bé Lam. Dù không có Vĩnh Tuyên ở nhà, chị vẫn hay đến thăm con bé. Mỗi lần đến là mang một món quà. Rồi lại tìm mọi cách gần gũi, thế mà con bé vẫn phản ứng quyết liệt. Đến nỗi Hương Phi cũng ngạc nhiên vì tính nết của nó.
Diễm Huyền ngồi một lát rồi về. Chị để bộ đồ chơi lại. Hương Phi mang vào nhà tìm bé Lam. Con bé đang ngồi trước đàn dương cầm. Môi cong lên. Mắt liếc ra ngoài đầy bực tức. Hương Phi lại gần đưa nó món quà:
- Dì Huyền về rồi, và gởi cái này cho em đấy.
- Em không thèm, làm bộ, thấy ghét.
- Dì Huyền đâu có làm bộ gì đâu, dì ấy thương em thật mà.
- Không phải, thương ba chư không phải thương em, làm bộ thương em đặng hôn ba.
Hương Phi thấy đã đến lúc cần phải nói chuyện nghiêm chỉnh với nó. Cô ôm con bé dịu dàng:
- Em đừng ghét dì Huyền nữa, tội nghiệp dì ấy lắm. Mai mốt dì ấy sè là mẹ em, rồi chăm sóc em, như mẹ em vậy đó.
- Có săn sóc ba em không?
- Có chứ, như thế em vừa có ba vừa có mẹ, em mà ghét dì Huyền hoài, làm sao dì ấy thương em được.
- Mai mốt dì ấy làm mẹ em, rồi ở đâu?
- Dĩ nhiên là ở nhà này, và săn sóc em, vui lắm.
- Thế lúc đó cô có ở đây không?
- Cô chưa biết.
Bé Lam ngồi lặng thinh, như suy nghĩ cái gì đó. Hương Phi không biết cái đầu bé bỏng của nó đang nghĩ gì, cô cảm thấy không yên tâm.
- Gì vậy Lam?
- Mai mốt dì Huyền là mẹ ghẻ giống như mẹ của cô Tấm, sẽ bắt con làm công việc và đánh em, không cho em đi chơi.
Hương Phi bàng hoàng nhìn nó. Cô phủ nhận ngay:
- Tầm bậy, không có.
- Có có. Em biết rồi, dì ghẻ thì không thể thương con chồng được, chỉ thương ba thôi.
Hương Phi sửng sốt thật sự. Cô không tưởng tượng nổi con bé hiểu được những chuyện như thế. Nó lớn thật rồi. Chứ không thơ ngây như cô tưởng.
Và Hương Phi không ngờ rằng cách người lớn chưa đến nơi đến chốn của nó đã hại cô làm đảo lộn mối quan hệ tốt đẹp của cô với Diễm Huyền.
Chuyện xảy ra khi Vĩnh Tuyên về. Buổi tối Diễm Huyền đến ăn tối với cả nhà. Bé Lam một mực không chịu ngồi gần khi chị kéo nó xuống bên cạnh. Mà đi vòng qua người với Hương Phị Vĩnh Tuyên cau mặt nhìn nó, nhưng không nói gì chuyện đó rồi cũng qua, ai cũng cố gắng lờ đi như không có gì. Nhưng đến lúc Diễm Huyền gắp thức ăn cho nó, thì nó chống đũa ngồi im rồi thình lình hất tung miếng thịt ra khỏi chén.
Mặt Diễm Huyền tái đi nhưng cũng cố mỉm cười:
- Con không thích ăn thịt hả?
Không ai nghe được tiếng chị, vì Vĩnh Tuyên đã nghiêm mặt nhìn nó gằn giọng:
- Con làm như vậy thật hỗn láo, bước qua xin lỗi dì mau.
Bé Lam vẫn chống đũa ngồi im, Diễm Huyền vội can thiệp:
- Thôi đi anh đừng ép nó, con nít không biết gì đâu.
- Con nít càng phải dạy hơn nữa, ba bảo con qua xin lỗi dì nghe không?
Hương Phi dỗ dành:
- Nghe lời ba đi em, qua xin lỗi dì đi.
Mặc cho Vĩnh Tuyên giận dữ và Diễm Huyền nói ngọt, con bé vẫn ngồi yên. Vĩnh Tuyên nói như quát:
- Tại sao con lì quá vậy. Ba phạt con quỳ gối từ bây giờ tới chiều, tối thứ bảy không được đi chơi, bây giờ lên phòng ngay.
Ngoài sức tưởng tượng của Hương Phi con bé bỏ ngay đũa xuống. Mím môi xô ghế đứng dậy. Cử chỉ của nó gằm gằm và gai góc khó khuất phục. Nó mới rời bàn thì Diễm Huyền đã vội bước ra giữ nó lại.
- Ở lại ăn cho xong đi con, ba con nói vậy chứ không phạt con đâu.
Con bé không trả lời đôi mắt nó chiếu thẳng vào mặt Diễm Huyền, hằn học và thù nghịch, đến nỗi Hương Phi ngỡ ngàng như khám phá ra bản chất mới của nó. Cái nhìn đó cũng làm Diễm Huyền chùng lại. Nhưng chị vẫn dịu dàng với một cố gắng phi thường:
- Đừng giận ba nữa, để dì xin ba chọ Vào bàn ăn tiếp đi con.
Chị định ôm nó nhưng con bé đã đẩy mạnh một cái làm chị té ngửa, Vĩnh Tuyên hầm hầm bước tới dằn nó ra, lắc mạnh tay nó:
- Qúa quắt lắm, không kỷ luật con là không được, tại sao con dám xô dì, nói mau.
Tim Hương Phi đập như trống đánh, sợ bé Lam bị đòn, cô liều lĩnh kéo nó về phía mình:
- Xin ông đừng đánh nó tôi hứa sẽ dạy nó ngoan lại, rồi nó sẽ tự động xin lỗi chị Huyền.
Thật bất ngờ bé Lam la lên, giọng lanh lảnh:
- Con không xin lỗi.
Hương Phi hoảng hốt bịt miệng nó lại:
- Đừng có bướng Lam.
Vĩnh Tuyên giận đỏ mặt. Nhưng cũng cố kiềm chế, ông nói băng giọng bình tĩnh:
- Tại sao con ghét dì Huyền nói ba nghe đi.
- Tại dì ấy làm bộ, làm bộ cho quà đặng dụ con nít. Cô Phi bảo dì ấy muốn làm mẹ con, làm bộ thương con. Con ghét người lớn gạt con nít.
- Cái gì? - Vĩnh Tuyên nhíu mày.
- Còn nữa, con không thương dì Huyền, con thương cô Phi con thích cô Phi làm mẹ hơn.
- Hả?
Hương Phi kêu lên một tiếng buông vội nó ra. Lời tuyên bố của con bé như một tiếng sấm nổ, là mấy người lớn chấn động, sững sờ. Diễm Huyền chợt bụm mặt bật khóc rồi chạy nhanh ra khỏi phòng. Vinh Tuyên vội đuổi theo:
- Đứng lại đi Huyền, nghe anh nói đã.
Nhưng Diễm Huyền vẫn một mực chạy đi, Vĩnh Tuyên cũng theo chị ra phòng khách. Còn lại ba người trong phòng Hương Phi đứng dựa bàn lạc giọng:
- Tại sao em nói với ba như vậy, cô không ngờ em suy nghĩ kỳ cục như vậy, ai dạy em vậy Lam.
Nãy giờ Vĩnh Tường một mực ngồi im theo dõi câu chuyện. Anh ta chợt đứng lên đến bên cạnh Hương Phi:
- Thì ra cô có mộng cao quá muốn là bà chủ, làm vợ chính thứ chứ không muốn là tình nhân, vì cô thấy làm bà chủ thì tương lai bảo đảm hơn.
Hương Phi quay phắt lại:
- Anh nói cái gì?
- Tôi nói là cô biết nhìn xa và khôn vượt lứa tuổi của cộ Cô biết lợi dụng đứa con nít để chiếm ưu thế lắm.
- Anh...
Hương Phi nghẹn giọng không nói được. Cô trừng trừng nhhìn Vĩnh Tường. Cái nhìn oán ghét thâm sâu. Nhưng anh ta không quan tâm thái độ của cộ Anh ta kéo bé Lam lại gần:
- Con là con nít phải biết nghe lời người lớn, con phải thương dì Huyền vì đó mới là người thương con và ba con. Hiểu không?
- Không phải dì Huyền thương ba, cô Phi mới thương con.
- Không, cô Phi đánh lừa con chỉ để lợi dụng, nghe lời chú đi.
Hương Phi chợt phẫn nộ ghê gớm:
- Đừng nhồi nhét vào đầu óc con nít chuyện của người lớn. Tội nghiệp nó lắm nó không biết gì đâu.
Vĩnh Tường quay lại:
- Nói nghe hay thật trong khi cô thì thủ thỉ dạy nó ghét người ta, cô chia rẻ tình cảm tốt đẹp của nó với chị Huyền. Cô đáng sợ lắm.
Hương Phi không biết trả lời như thế nào vừa thấy nhục vừa thấy đắng cay cho sự hèn nhát của mình. Cả người cô lạnh toát run run mà cô không nhận ra nổi. Vĩnh Tường nói thẳng vào mặt cô:
- Hãy chấm dứt trò dụ dỗ con nít đi, nếu không sẽ chính tôi sẽ đuổi việc cô đó tôi làm vậy để bảo vệ hạnh phúc của anh tôi. Chị Huyền là người đàng hoàng cô không chen chân nổi đâu.
Anh ta cười đầy vẻ khinh bỉ rồi bỏ đi ra. Hương Phi mím môi đứng yên, cô chợt bật khóc tức tưởi. Cô đứng dựa bên bàn nất từng lúc, bé Lam buồn buồn kéo tay cô:
- Cô nín đi, chú Tường thấy ghét, cô đừng khóc nữa cô.
Chợt có tiếng dì Năm bên cạnh:
- Mấy người nhà giàu họ nhìn mình kỳ cục lắm, họ sợ mình nhào vô lấy của. Người ta nói gì thì nói. Miễn mình không có thì thôi đừng thèm để ý cô ạ.
Bé Lam cũng nói họa theo:
- Phải đó, mấy người nhà giầu kỳ cục lắm đừng thèm để ý cô ạ.
Dì Năm và Hương Phi đều quay lại nhìn con bé, rồi bật cười. Sự thơ ngây của con bé làm Hương Phi thấy nhẹ nhàng một chút. Có điều cô không hiểu nổi một con bé thơ ngây như vậy sao lại có những ý nghĩ người lớn? Trẻ con có những đột phá không thể ngờ được.
Dì Năm kéo tay Hương Phi:
- Nãy giờ cô có ăn gì đâu, ráng ăn một chút để đói cô Phi.
- Dạ thôi con không muốn ăn.
Cô thẫn thờ dắt bé Lam lên phòng, một lát chợt nhớ ra đến giờ học cô đưa nó xuống phòng khách, mở nắp đàn:
- Em ôn lại bài hôm qua đi.
Bé Lam ngoan ngoãn ngồi xuống đàn, Hương Phi ngồi một bên đăm đăm nhìn vào một điểm. Đầu óc cô quay cuồng nghĩ về chuyện lúc nãy. Tối nay cô không sao tập trung được. Chuyện này rồi đến chuyện kia, làm thành sức ép khiến tinh thần cô căng thẳng.
Hương Phi đắm mình trong suy nghĩ, đến nỗi không hay tiến xe đổ ngoài sân. Và ông chủ đã về, ông đi về phía chiếc đàn, vẻ mặt nghiêm nghị:
- Dạy xong cô lên gặp tôi.
Tiếng của ông làm Hương Phi giật bắn mình, cô đưa tay lên chận ngực nhìn ông như không hiểu. Vĩnh Tuyên càng nghiêm hơn:
- Trong giờ dạy cô hay lơ đãng như vậy sao?
- Xin lỗi ông, tôi sẽ tập trung hơn.
Vĩnh Tuyên nhắc lại:
- Dạy xong cô lên gặp tôi.
- Vâng.
Vĩnh Tuyên đi lên lầu, Hương Phi quay lại nhìn bé Lam. Con bé nhìn theo ba rồi thì thầm như bí mật:
- Có phải ba mắng cô vì chuyện lúc nãy không, giống như chú Tường vậy đó.
Hương Phi nhìn kỹ con bé, bây giờ cô hiểu rằng không nên nghĩ nó hoàn toàn thơ ngây nữa. Nó cũng có nhận thức, cũng biết chuyện. Có điều nhận thức theo cách trẻ con, nó làm cô dở khóc dở cười hơn là được an ủi.
Hết giờ học Hương Phi thấy Vĩnh Tuyên chờ cô ở phòng khách nhỏ. Cô bảo bé Lam về phòng rồi một mình đi đến trước mặt Vĩnh Tuyên. Ông chủ bỏ ngay tờ báo xuống khi thấy cô:
- Cô ngồi đi.
Hương Phi ngồi xuống với tâm trạng phập phòng, qua nhiên Vĩnh Tuyên vào đề một cách thẳng thắn:
- Nói về chuyện lúc nảy tôi muốn biết cô đã dạy con gái tôi thế nào? Tại sao nó lại có ý nghĩ đó?
Hương Phi liếm môi nói một cách khó khăn:
- Nãy giờ tôi cũng tự hỏi tại sao nó lại nghĩ như vậy. Tôi thề là không dạy nó cái gì lệch lạc, còn ý nghĩ chủ quan của nó thì tôi không kiểm soát được.
Vĩnh Tuyên có vẻ không tin, nhưng ông ta phản ứng nhẹ nhàng lịch sư hơn Vĩnh Tường. Ông ta làm ra vẻ rất tự tin.
- Tôi không nghĩ cô dạy nó tư tưởng xấu, có điều đầu óc con nít rất trong sáng. Người lớn dạy nó thế nào thì nó hiểu thế ấy. Cho nên cô hãy cẩn thận khi nói chuyện.
Hương Phi gục mặt nhìn xuống tay mình, cô thừa biết Vĩnh Tuyên nghĩ cô thích ông và mượn bé Lam để leo lên địa vị bà chủ. Ông ta tế nhị không nói ra điều đó. Nhưng thà nói trắng ra lại hay hơn. Vì cô còn có vẻ thanh mình đằng này...
Vĩnh Tuyên nói tiếp rất lịch sự, nhưng vẻ mặt nghiêm nghị và xa vời. Như không cho phép cô vượt qua ranh giới ông chủ và cô gia sư.
- Tôi đã chọn đưọc mẹ kế cho nó, cô ấy đáng được tôi và con gái tôi trân trọng. Mong rằng cô đừng nói gì để vẩn đục tình cảm của nó. Lúc trước con bé rất thích cô ấy, tôi không hiểu sao bỗng nhiên nó thay đổi. Tôi hy vọng cô là một cô giáo cao quý.
Mặt Hương Phi đỏ bừng nhục nhã, cô hiểu câu nói đó theo nghĩa thế này "tôi chọn cho con gái tôi người mẹ có địa vị có học thứ, và tôi hoàn toàn không có ý nghĩ đưa một cô giáo dạy kèm vào gia đình này."
Thấy Hương Phi cứ nhìn xuống gạch dáng điệu lặng lẽ khó hiểu, Vĩnh Tuyên nói lớn hơn:
- Cô nghĩ thế nào về lời tôi nói.
- Tôi hiểu có lẽ tôi dạy học trò chưa kỹ, tôi hứa sẽ cố gắng hơn.
Mình đã nói chuyện y như sách vở, Hương Phi tự thấy như vậy. Nỗi sợ cố định giữa chủ tớ khiến cô không dám bộc lộ suy nghĩ thật của mình. Và cô phản ứng theo sự phục tùng để đừng bị đuổi việc. Cô nghĩ như vậy sẽ được yên thân.
Vĩnh Tuyên vẫn nghiêm nghị:
- Tôi hy vọng từ đây về sau con gái tôi sẽ không có ác cảm với Diễm Huyền nữa. Và tất cả những ý nghĩ lệch lạc của nó sẽ được điều chỉnh lại.
Nếu là Vĩnh Tường thì anh ta sẽ nói một câu này "cô đừng có gieo vào đầu óc con bé sự thù nghịch, đừng có lợi dụng nó để được làm vợ Ông chủ". Vĩnh TUyên tế nhị hơn ông em nên không nói ra. Vậy mà lại làm cô đau lòng hơn mười câu đay nghiến của Vĩnh Tường.
Hương Phi chớp chớp mắt cố nén để nó đừng rơi thành nước mắt nhưng mắt cô đỏ hoẹ Vĩnh Tuyên hình như hơi bất ngờ. Ông khoát tay:
- Thôi cô ra ngoài đi.
Hương Phi đứng lên đi ra, cô thấy bé Lam đứng lấp ló ở cửa. Hình như nó đứng rình nảy giờ. Vẻ mặt nó ão não như chính nó vừa bị mắng. Nó im lặng đi theo Hương Phi về phòng.
Vừa cài cửa Hương Phi thả sức khóc một trận, bé Lam lay cô giọng nó buồn bã:
- Cô ơi, có phải ba em mắng nên cô khóc không? Hết chú Tường mắng rồi đến bạ Sao ai cũng không thương cô vậy hở cô?
Chợt nhớ đến hậu quả nếu cứ khóc, Hương Phi vội vàng lau nước mắt:
- Không phải ba mắng đâu, ba khen em học giỏi đấy.
- Vậy sao cô khóc?
- Tại cô bị nhức đầu.
- Không phải đâu, em biết nè, tại ba mắng cô.
Nó lặng thinh một lát, rồi hằn học:
- Tại dì Huyền nên ba và chú Tường mắng cô, em ghét bà ấy, em ghét bà ấy nhất trên đời.
- Mai mốt em đừng ghét dì Huyền nữa, nghe không, nếu ghét dì ấy thì ba và chú Tường không thương em đâu.
- Em ghét luôn ba và chú Tường.
Hương Phi làm thinh. Bị bên đây đá qua, bên kia đá lại, cô thấy thần kinh như nhão đi. Cô quá mệt mỏi rồi, và tự nhủ cứ mặc kệ tất cả. Ngày mai tỉnh táo lại, cô sẽ nói chuyện với nó sau.
Nhưng Hương Phi chưa kịp uốn nắn con bé thì nó lại gây ra chuyện khác, làm cô còn điêu đứng hơn. Sáng nay chúa nhật. Khi ăn sáng, ông Vĩnh Tuyên nói chuyện với bé Lam rất dịu dàng như không có chuyện gì xảy ra:
- Hôm nay con gái có đi chơi với ba không?
Bé Lam hỏi dè dặt:
- Thế, có đi với dì Huyền không?
Vĩnh Tuyên hơi lúng túng một chút, rồi gật đầu:
- Hôm nay ba và dì Huyền sẽ đưa con đi Suối Tiên, ở đó có nhiều trò chơi lắm.
Nhưng bé Lam khôgn quan tâm đến trò chơi, nó lập tức lắc đầu:
- Con không thích đi chơi
- Sao vậy con?
- Con thích cô Phi đưa con đi ăn kem hơn.
- Thế thì ba và dì Huyền sẽ cho con ăn kem.
- Không, con thích đi với cô Phi hơn, ba đưa cô Phi theo con mới đi.
Hương Phi hoảng hốt kêu lên:
- Không được nói như vậy, Lam.
Vĩnh Tuyên khẽ lắc đầu một cái, rồi cố kiên nhẫn giải thích:
- Cô Phi phải ở nhà trông nhà, chỉ một mình con đi thôi.
- Thế thì con ở nhà với cô Phi.
Vĩnh Tuyên nghiêm nghị:
- Con muốn vậy cũng được.
Ông đứng dậy, rời bàn ăn. Bé Lam xụ mặt, mắt đỏ hoe như muốn khóc. Nó giận dỗi bỏ đi ra. Vừa đi vừa dậm chân bình bịch. Và xô đẩy tất cả những thứ nó gặp trên đường đi.
Tiếng ghế ngã, tiếng màn cửa rớt nghe thật ồn. Nhưng Vĩnh Tuyên vẫn làm ngơ như không nghe. Có lẽ ông muốn dạy dỗ con bé theo cách của ông.
Nghe tiếng xe chạy dưới sân, bé Lam càng tức dữ. Nó chỉ định ngúng nguẩy để bắt ba chìu ý. Không ngờ ông bỏ mặc xác nó. Con bé hầm hầm ngồi phịch trong ghế khóc tức tưởi.
Hương Phi dỗ mãi nó mới nín. Cô bày đồ chơi ra cho nó. Thấy con bé có vẻ dịu, cô yên tâm vào phòng đọc sách.
Một lát Hương Phi ra tìm thì con bé đâu mất. Cô chạy xuống sân cũng không thấy. Ngay lúc đó Vĩnh Tuyên về tới. Hương Phi hoang mang đứng nép sau cây cột to chờ ông đi lên rồi tiếp tục tìm kiếm Lam.
Nhưng cô không cần kiếm lâu. Vì tiếng quát của Vĩnh Tuyên vẳng xuống. Cô giật mình chạy lên lầu. Tiếng quát vẳng ra từ phòng Vĩnh Tuyên. Hương Phi chưa bao giờ bén mảng đến khu vực đó. Nhưng bây giờ cô không nghĩ gì nữa, cô chỉ lo sợ chạy nhanh lên tầng trên.