Trong rất nhiều tin đồn hỏi vặn có liên quan tới thân thế Tưởng Giới Thach, thì tên và tự của Tưởng Giới Thạch cũng có rất nhiều điều nghị luận, do đó đã làm cho thân thế của ông Tưởng biến thành vàng thau lẫn lộn, làm cho người ta khó có thể hiểu biết được tường tận.Tưởng Giới Thạch có rất nhiều tên. Lúc đầu tên là Thụy Nguyên, lại tên là Chu Thái, sau đổi là Chí Thanh, cuối cùng lại đổi tên là Trung Chính, tự là Giới Thạch. Ông đổi tên mình như vậy chẳng khác gì chiếc đèn cù, ít nhiều cũng đã khiến cho mọi người không còn hiểu ra làm sao nữa. Tức thì có người nói, ông gọi là Chu Thái ư? thì ra Tưởng Giới Thạch không phải là họ Tưởng mà là họ Chu đó! Lại có người khảo cứu tên của Tưởng Trung Chính là có ngụ ý Tưởng Tông Trịnh, Tưởng Giới Thạch vốn chính là Trịnh Tam Phát Tử.Trong tập 4O Văn sử tự liệu tuyển tập của hội nghị chính trị hiệp thương toàn quốc, có bài Trong bức màn ở ba trại tập trung của đặc vụ Tưởng Giới Thạch mà tôi từng trải qua do Hoàng Đồng tiên sinh viết đã bàn tới cách nói sau. Hoàng tiên sinh nói ông đã được gặp ông già Trịnh Phát trong Đường Thuyết ở trong trại tập trung. ông viết rằng: Trịnh Phát là người anh ruột của Tưởng Giới Thạch năm 1949 Trịnh Phát được đưa tới trại tập trung ở Qúy Châu... ông già này là anh cả, Tưởng Giới Thạch là thứ ba... về sau người em thứ ba này đổi tên là Trưởng Trung Chính tức là ngụ ý Tưởng Tông Trịnh...Còn có một vị tiên sinh nữa tên là Lý Tịnh Chi cho rằng từ trên những tên của Tưởng Giới Thạch có thể chứng minh được Tưởng Giới Thạch chính là Trịnh Tam Phát Tử ở Hứa Xương Hà Nam. ông phân tích nói rằng, Trung Chính có ý nghĩa là họ Trịnh ở Trung Châu, còn Giới Thạch chính là nói Tưởng đối với tảng đá lớn ở trước cửa nhà mình luôn có ý để bụng không quên.Từ trong những luận thuật cầu để chứng minh ở mấy tiết trước chương này, độc giả đã hiều rõ Tưởng Giới Thạch không pải là Trịnh Tam Phát Tử ở Hà Nam, trong tiết này lại nêu ra các ví dụ hoặc là tin đồn phong phanh, hoặc là tự mình suy đoán, chẳng có sự thực nào căn cứ. Vậy thì tại sao Tưởng Giới Thạch lại có nhiều tên như vậy? Mỗi tên đó có lại lịch và ngụ ý gì?Trước hết nói về Thụy Nguyên. Thụy Nguyên là tên tục của Tưởng Giới Thạch. Hai em gái và một em trai sau đó lần lượt có tên là Thụy Liên, Thụy Cúc, Thụy Thanh, tức là bốn anh em chị em cùng cha cùng mẹ với Tưởng Giới Thạch đều lấy chữ Thụy đứng ở đầu tên, ngay cả đến người chị cùng cha khác mẹ với Tưởng Giới Thạch cùng đặt tên có chữ Thụy ở đầu, gọi là Thụy Xuân. Tên tục Tưởng Thụy Nguyên này là do ông nội Tưởng Ngọc Biểu của Tưởng Giới Thạch đặt cho. Lúc nhỏ Tưởng ngang bướng, bị người vùng Khê Khẩu gọi là Thằng Thụy Nguyên vô lại.Lại nói tới Chu Thái. Chu Thái là tên trong gia phả. Tức là dựa theo sự sắp xếp trong dòng tộc họ Tưởng, tới đời anh em Tưởng Giới Thạch thì thuộc về bậc chữ Chu. Tên của các anh em trong họ đều đặt chữ Chu ở đầu. Điều này không có liên quan gì tới Họ Chu cả. Dựa theo quy củ sắp xếp thứ tự thế hệ của họ Tưởng ở Khê Khẩu thì từ đời thứ 25 trở đi đã trở thành bốn câu ngụ ngôn: Hề Tư Triệu Chu Quốc, Hiếu Hữu Đắc Thành Chương, Tú Minh Khải Hiền Đạt, Dịch Thế Khánh Cát Xương. Sự sắp xếp thứ tự tên đuổi trong gia phả này trong đời tổ tiên và đời sau này của Tưởng Giới Thạch đều có thể tìm được dẫn chứng. Cụ tổ của Tưởng Giới Thạch tên là Hề Tăng, tự là Hoài Thịnh. Ông nội tên là Tư Cán, tự là Ngọc Biểu, cha tên là Triệu Thông, tự là Túc Am, lần lượt ứng với thứ tự sắp xếp tên trong gia phả từ đời thứ 25 đến đời thứ 27. Tưởng Giới Thạch tự tên là Chu Thái, người anh cùng cha khác mẹ với Tưởng là Chu Khang, là ứng với thứ tự sắp xếp tên trong gia phả ở đời thứ 28. Con của Tưởng Giới Thạch là Kinh Quốc, Vĩ Quốc lại ứng với đời mang chữ quốc là đời thứ 29. Chỉ có điều là Chữ Quốc không đạt ở đầu, mà lại đẻ ở cuối. Đời cháu của Tưởng tổng cộng có năm người tức là Tưởng Hiếu Văn, Tưởng Hiếu Vũ, Tưởng Hiếu Dũng, Tưởng Hiếu Cương, Tưởng Hiếu Chương (nữ) đều mang chữ Hiếu ở đầu thuộc đời thứ 30.Tên thứ ba là Chí Thanh. Chí Thanh là tên gọi ở nhà trường. Đối với việc khi nào Tưởng đổi tên là Chí Thanh, hiện tại còn giữ hai cách nói. Một thuyết là lúc lên 6 tuổi khi đi học do cha mẹ đặt cho. Một thuyết là khi Tưởng tới dự thi ở Ninh Ba lúc 16 tuổi, tự mình đổi tên là Tưởng Chí Thanh. Chẳng kể là đổi tên vào lúc nào, Tưởng Chí Thanh là tên gọi ở nhà trường của Tưởng, từ trước không có điều gì tranh luận. Chỉ có điều là sau khi Tưởng đổi tên là Chí Thanh, mẹ và người làng của Tưởng vẫn cứ gọi Tưởng là A Nguyên hoặc Thụy Nguyên.Thứ tư chính là Trung Chính và Giới Thạch được tranh luận nhiều nhất. Đối với cái tên Trung Chính này cũng có hai cách nói. Một là cách nói của Hà Quốc Đào trong bài Giải câu đố về thân thé Tưởng mẫu Vương Thái Ngọc, Hà nói rằng sau khi Tưởng Giới Thạch qua Nhật Bản thấy Tôn Văn đổi tên là Tôn Trung Sơn, từ đó liền bắt chước đổi tên thành Tưởng Trung Chính. Hai là cách nói của Vương Phủ Dân trong Tưởng Giới Thạch truyện, Vương nói lúc 14 tuổi Tưởng Giới Thạch đã đổi thành tên ấy. Vương Phủ Dân tiên sinh viết:Năm đó Tưởng 14 tuổi do Mao hoặc Tưởng đã tự căn cứ vào hào từ quái từ của Kinh Dịch, đổi tên thành Trung Chính, tự là Giới Thạch. Lục nhị hào từ Dự Phong của Kinh Dịch cho rằng Giới ư thạch, bất chung nhật, trinh cát. Quái từ nói: Bất chung nhật, trinh cát, dĩ trung chính dã. Quái từ của quẻ Hậu nói: Cương ngộ trung chính thiên hạ đại hành dã. Quái từ của quẻ Phong nói: Cương tốn hồ trung chính nhi chí hành ý tứ này là cương cường tới độ vừa phải, tức là nói tới Trung Chính. Cho nên dùng Giới Thạch làm tự, lấy Trung Chính làm tên.Tổng hợp hai cách nói này tựa hồ như đều có lý. Từ cách nói của Vương Phủ Dân mà xét, Trung Chính Giới Thạch tên và tự này có chút thuyết đạo, liện hệ chặt chẽ, không giống như sự đổi tên của Tôn Văn tiên sinh. Tưởng Chí Thanh cũng đã đi theo vào việc ứng phó đổi tên ấy, Tưởng Chí Thanh đổi tên, tự là Trung Chính và Giới Thạch, là đã trải qua một sự nghiên cứu. Thế nhưng lý luận giữa Trung Chính và Giới Thạch thâm ảo như vậy, Tưởng Chí Thanh lúc ấy mới 14 tuổi chưa hẳn đã hiểu được rõ ràng ý sâu của đạo lý, mà quyết ý đổi tên. Do đó Vương Phủ Dân tiên sinh nói cũng có khả năng là do Mao Phượng Mỹ thày giáo của Tưởng Giới Thạch lúc đó đổi tên cho. Bất kể như thế nào, tên và tự Tưởng Giới Thạch, Tưởng Trung Chính này chẳng hề có quan hệ gì với Tông Trịnh Giới ý khó quên cả. Tưởng Giới Thạch chính là Tưởng Giới Thạch, là Tưởng Phụng Hóa.Thế nhưng việc Tưởng Chí Thanh đổi tên thành Tưởng Giới Thạch, Tưởng Trung Chính, cũng đã phản ánh tư tưởng nho gia ở trong đầu óc ông rất sâu sắc.Trong Kinh Dịch, đại ý đối với Giới ư Thạch, bất chung nhật, trinh cát là: Kiên cường cứng rắn như đá, thế nhưng loại cứng rắn này cần phải có độ, nếu không thì không thể kiên trì tiếp tục được một ngày (ngụ ý thời gian phải ngắn không thể dài được). Lão tử đã từng nói, binh qúa mạnh thì dễ bị diệt vong, mộc quá cứng thì dễ bị đứt gẫy. Về sau các tín đồ nho gia bình về quẻ Tượng Chu Dịch nói: Bất chung nhật, trinh cát, dĩ trung chính dã, ý nghĩa là loại cứng rắn này không vượt quá một ngày là tốt lành, bởi vì tư tưởng này phù hợp với cương chuyển hóa thành nhu, nhu chuyển hóa thành cương, nhu bên ngoài không giữ được nhu, cương bên ngoài không giữ được cương, đạo trung chính an toàn nhất trong việc cần hai đầu để giữ của nhà nho. Đầu năm 1923, khi Tưởng Giới Thạch nhàn cư ở Đảo Cổ láng từng cầm bút viết bốn chữ đại tự Kỳ giới như Thạch để cho người khắc trên đá núi ở miền tây Cánh Y Đình.Chẳng những tên và tự của Tưởng Giới Thạch đã thể hiện ảnh hưởng của tư tưởng nho gia đối với Tưởng, mà trong hành động của Tưởng cũng có nhiều thể hiện. Từ lần từ chức thứ nhất trong quân viện Mân Việt năm 1918 tới khi chính thức nhận chức hiệu trưởng trường quân sự Hoàng Phố tháng 4 năm 1924, suốt 6 năm trời, trong quân đội, Tưởng đã dùng các loại luận điệu từ chức để rồi lại phục chức, qua qua lại lại tới 13 lần, hầu như đã trở thành nhân vật từ chức chuyên nghiệp. Thế nhưng mỗi lần đều đã nâng cao được địa vị của Tưởng ở trong quân đội, đã tăng thêm được sự tín nhiệm và trọng dụng của Tôn Trung Sơn đối với Tưởng, ông ta quen dùng thủ pháp lấy thoái để tiến, gặp thời cơ là hành động ngay. Đó chính là biểu hiện tinh túy dương chuyển âm, cương chuyển nhu của nhà nho rất sâu sắc. Có điều lời này có chút nói đã đi quá xa!