Khi mặt trời lên thì loài cỏ đêm phải tàn úa. Những ngày tĩnh mịch phiêu lãng trong mây mềm đã qua đi. Tôi lại miệt mài bên chậu quần áo đầy xà phòng. Những bong bóng xà phòng ngũ sắc óng ánh vỡ tan đi không một tiếng động. Cuộc gặp gỡ của gã con trai kỳ lạ chỉ còn là dư vị đắng cay. Tôi đã đánh mất giấc mộng thứ hai ngắn ngủi của mình rồi, bóp vỡ chiếc bong bóng vô tội tôi tự hứa với lòng: Ta sẽ không bao giờ mơ mộng hão huyền nữa... Mơ mộng chỉ chuốc lấy ưu phiền, cần phải giết chết những ảo mộng điên cuồng. Có tiếng gọi tôi, rồi Bội Tần vào nhà nó có vẻ háo hức: - Phương Kỳ! Tao mang áo đến cho mày đây. - Tao không cảm thấy thích thú trước buổi dạ vũ đêm nay. Ngày Giáng Sinh ngoài ý nghĩa tốt ra còn là ngày hội của tuổi trẻ và tình yêu nhưng đối với tao những thứ đó thật xa lạ. Bội Tần chẳng để tôi yên: - Tối nay mày cần phải đi dự với tao, tao chờ mày đó nghen! - Bộ cần thiết phải có tao sao? - Dĩ nhiên rồi, vì tao không muốn solo. - Giang Triết đâu? - Ở trong ban tổ chức bận thấy mồ. Hơn nữa mày biết tao đâu có thích Giang Triết. Mày phải đi, nếu không tao tuyệt thực ba ngày cho mày xem! Bội Tần giúp tôi giặt nốt chậu quần áo, nước lạnh quá nó không quen nên cứ xuýt xoa mãi. Xong xuôi nó lôi tôi vào phòng thử áo, chiếc áo màu vàng nhạt với áo choàng ren màu trắng thật kiêu kỳ. Nhìn mình trong gương tôi ngạc nhiên: tôi cũng là một thiếu nữ thướt tha, mày là tôi ư? Tôi chưa bao giờ nghĩ mình đẹp như thế! Lần đầu tiên tôi mới lưu tâm đến nét đẹp quen thuộc của mình. Khuôn mặt trái xoan trắng mịn, mái tóc ngắn xõa trên trán, mái tóc cong cong uốn tự nhiên ôm lấy chiếc gáy nõn nà. Núp dưới đôi mày thanh tú là đôi mắt đen láy như hạt long nhãn với bờ mi cong vút dễ thương e ấp, cái mũi nhỏ, đôi môi mọng hồng mỏng như cánh hoa ngâm nhụy tinh trắng, chiếc cằm xinh xinh tuy cổ hình như cao. Dáng người thon thả với chiếc áo mềm trang nhã trông tôi có vẻ giống một đóa hoa thủy tiên còn đang ngậm sương mỗi sớm. Bội Tần ôm tôi quay tròn như khiêu vũ, nó hôn lên má tôi: - Kỳ ơi, mày đẹp như sao băng, đêm nay mày sẽ là vì sao sáng. Tao hy vọng sẽ có một anh chàng chết mệt vì mày. Tôi cười buồn, vì sao sáng không ai hái được, tôi có bao giờ muốn mình cô đơn giữa không trung? Liệu đêm nay tôi có thể gặp giấc mộng thứ ba không? Câu trả lời xin dành thẩm quyền cho định mệnh. Việc đi dự dạ vũ của tôi gặp rất nhiều trở ngại. Chiều vừa hết, màn đêm vừa buông xuống, cha bỗng dưng đem hình mẹ ra ngồi ngắm cả buổi ngay ngưỡng cửa. Giờ hẹn với Bội Tần đã đến nhưng tôi không biết làm cách nào! Chỉ biết chờ cha và dì Hoa vắng nhà là khóa cửa chuồn đi chứ làm sao dám xin phép hẳn hoi! May thay một lúc sau cha lảo đảo bước ra ngoài quán rượu, ông không bao giờ trở về trước khi quán rượu đóng cửa. Hứa Kim lại đến đưa dì Hoa và tôi lại nhà lão ăn tiệc nửa đêm. Tôi phải viện đủ cớ mới được ở nhà, việc xảy ra ngoài dự tính đó làm tôi trễ hẹn với Bội Tần, tôi vội vã rời khỏi nhà. Chắc Bội Tần hầm tôi lắm, khổ thật! Đúng với dự đoán, tôi đến nơi thật trễ, có lẽ không ai chờ đợi một kẻ muộn màng như tôi. Tất cả đều đã vào phòng trong khiêu vũ. Đứng tần ngần trước cánh cửa buông rèm, tôi không biết có nên vào hay không? Sau cùng gương mặt giận lẫy của Bội Tần hiện ra, tôi thở dài xô cửa, người ngồi trong phòng đứng vụt dậy. - Phương Kỳ! Tôi nhìn gã con trai quen biết: - Giang Triết! Sao anh lại ở đây? Hắn chỉ tay vào mũi mình: - Trưởng ban tổ chức, tiếp tân viên, hướng dẫn quan khách! Nghe hắn xưng hô chức vụ, tôi bật cười làm bộ khom mình cung kính. Giang Triết nói: - Cô là người đến muộn nhất ngày hôm nay! - Tôi định không đến nhưng sợ Bội Tần giận. Anh có thấy nó ở đâu không? - Có! Cô ấy cứ lăng xăng chạy tới chạy lui tìm cô mãi. Treo áo khoác lên, mắt tôi nhìn Giang Triết. Hắt bắt đầu theo dõi Bội Tần từ sau buổi chúng tôi nhờ hắn vẽ bích báo dùm cho đến bây giờ. Cả trường đều đồn đại về khối tình xi thầm lặng này. Gã con trai gầy gầy với chiếc cằm vuông, diện mạo không có gì xuất sắc lắm nhưng đôn hậu, dễ mến. Việc Bội Tần bỏ rơi hắn để quay sang Uông Khiết Anh đã làm hắn buồn lòng không ít. Không hiểu sao con gái chúng tôi lại đuổi theo ảo vọng thế nhỉ? Theo ý tôi Giang Triết cũng thuộc loại khá tuy mỗi tội bê bối khủng khiếp. Hôm nay dù là nhận lãnh cái trọng trách dài ngoằn hắn vừa kê khai ở trên nhưng trông hắn vẫn chẳng gọn gàng bao nhiêu: tóc vẫn rối, chiếc áo có lẽ đẹp nhất trong bộ sưu tập kỳ quái nhất thế giới của hắn rộng thùng thình. Tôi buồn cười nghĩ đến cái biệt hiệu: “Con người bê bối của thế kỷ hai mươi” do Bội Tần tặng hắn. Giang Triết mang đến trước mặt tôi một nhánh hoa hồng, hắn cúi mình thịnh trọng: - Phương Kỳ! Ban tổ chức chúng tôi xin tặng cô một bông hoa và chúc cô được vui suốt đêm nay! Tôi cười trước thái độ lễ phép của hắn nhón lấy cành hoa. Giang Triết đứng hẳn dậy, hắn lùi lại: - Phương Kỳ! Cho phép tôi được tặng cô một câu nhé! Cô thật xứng đáng với bốn chữ: “Đặng thanh ngọc khiết”. Tôi đỏ mặt ngượng ngùng: - Cảm ơn lời khen quá đáng của anh! Mở rộng cánh cửa, Giang Triết nghiêng mình mời tôi bước vào, tôi chóa mắt khi thấy khung cảnh náo nhiệt bên trong, gian phòng rộng được trang thiết rất rực rỡ: giữa phòng là một cây thông cao chạm trần được trang hoàng bằng những dây kim tuyến óng ánh và những đèn nhấp nháy như muôn vàn vì sao biết cười. Người tham dự thật đông, lúc này đang là một điệu vũ dân gian Châu Âu, họ kết thành vòng tròn vui tươi với từng nắm confecti lấp lánh tung lên rơi xuống như một trận mưa bạc. Giang Triết đưa tôi đến ngồi ở một chiếc bàn trống trong góc phòng, bàn phủ khăn trắng muốt có đặt vài đĩa bánh champage, thức ăn lót dạ... sát tường là chiếc kệ gỗ mây hồng sắp đầy những chai rượu, soda và nước trái cây. - Phương Kỳ, cô ngồi đây một chút, tôi đi tìm Bội Tần cho cô. Giang Triết đã đi, còn một mình tôi tựa cằm vào mu bàn tay, đôi mắt to thích thú ngắm nghía xung quanh. Một bản Cha cha cha giựt gân rồi kế tiếp là một bản Slow, thiên hạ ôm nhau nhảy thật mùi mẫn. Một vài anh chàng mồ côi sáp lại mời tôi nhưng tôi lắc đầu từ chối, tôi thích ngồi một mình nhìn người ta hơn. Kia là Chu Hà đang rung rang với Trang Dung - người lùn nhất lớp tôi, anh chàng cao kều cứ phải mọp mình xuống mới chìu đỡ được cô nàng. Có cả ông anh của Bội Tần: Thương Chương vừa nhảy vừa lo giữ gọng kính trên mũi trông tếu ơi là tếu. Giáng Thu với Lập Thiên vừa cười tàu lãng chẳng ai thèm cặp với cũng xông ra nhảy một mình, như khỉ mắc phong. Trên chiếc đầu to tướng của hắn úp một chiếc mũ giống hoa hoè bé tí tẹo ngay giữa chỏm đầu như cái mím bánh bao. Đào Thịnh Khang vừa nhân bóng tối đã hôn Uyển Uyển một cái, và nổi bật giữa đám đông là Vương Ánh Tuyết, trên mái tóc kiểu cách của Ánh Tuyết cài một chiếc vương miện nạm ngọc chói sáng, nàng trang điểm thật lộng lẫy: mắt tô màu xanh, vành môi son luôn luôn nhoẻn miệng cười lộ hàm răng trắng, chiếc áo soa-rê tương tự kiểu áo của nữ minh tinh màn bạc thời danh nhất thành phố, làn vải mờ ảo bó sát thân mình nảy nở cân đối lồ lộ thật tuyệt mỹ, đôi tay trần đẹp như ngọc chuốt với vòng bạc lớn đeo đầy cổ tay, trên vành tai là đôi khoen kiểu sơn nữ đung đưa như hiện thân của thần vệ nữ. Nàng quay tít trong tay gã thanh niên trạc 24 - 25 tuổi. Gã thanh niên ăn mặc thật đúng mốt, gương mặt bảnh bao với nụ cười tự đắc trên đôi môi mỏng. Lợi dụng nhạc hắn ôm ghì Ánh Tuyết đến nỗi từ xa nhìn thấy tôi cũng phát ngượng. Ánh Tuyết lơi lả ngã vào hắn, họ nhảy thật tình tứ, nhiều cặp mắt nhìn họ có vẻ thèm thuồng ngưỡng mộ, có người lại lộ vẻ ghen tị. Tôi chăm chú nhìn, đột nhiên một tia chớp lóe trong mắt, tôi đã hiểu ra rồi: đó là Uông Khiết Anh, thần tượng của tôi bấy lâu nay! Uông Khiết Anh! Chàng là con người thế đó sao? Sự thất vọng làm tôi thẫn thờ, tôi không thể chối là Uông Khiết Anh đẹp trai, dáng điệu thượng lưu lại nhảy giỏi, có lẽ chàng cũng khéo tán nữa vì Ánh Tuyết đang cười như nắc nẻ. Nhưng hình như chàng khác xa với người trong mộng của tôi, tôi thất vọng não nề. Tôi thừ người nhìn đôi tình nhân ngả nghiêng trong điệu vũ chẳng lưu ý đến tiếng bước chân tiến lại gần rồi một giọng nói nhã nhặn đúng nghi thức trong buổi dạ vũ êm nhẹ sau lưng: - Thưa cô, cô có thể dành cho tôi bản sắp tới được không ạ? Mắt vẫn dán vào Uông Khiết Anh và Ánh Tuyết tôi từ chối: - Rất tiếc, thưa ông tôi rất bận. Cành hoa trên tay tôi bị giữ nhẹ cùng giọng cười đầm ấm: - Cô vẫn cái tật chẳng bao giờ nhìn ai. Quay vụt lại: - Tử Phong! Trái đất đang chuyển động chợt đứng sững, tôi lại gặp đúng chàng niềm vui bất ngờ từ đâu vào hồn. Phong hơi cúi người nhìn tôi, khuôn mặt tuấn tú với nụ cười quen thuộc. Hôm nay chàng chẳng có vẻ gì là một tên con trai bụi đời lang thang trên đường nữa. Áo pull cổ cao, áo khoác ngoài có những nút đồng xi đánh bóng, lối ăn mặc của giới thanh niên thị thành. Cơn giận chợt nhen lên trong lòng, tôi cộc lốc: - Lại là anh! Xui thật. - Tôi luôn luôn có mặt nơi nào có Ty Thảo. Chàng cười làm tôi ứa gan, con người lúc nào cũng cười thật khó ưa. - Sao cô lại ngồi ở đây? - Tại sao tôi lại không ngồi ở đây được? - Cô là sinh viên trường này à? Thật không ngờ! - Chẳng lẽ nhìn tôi dốt nát không đáng học đại học sao? - Coi kìa, cô làm gì như muốn gây cấn vậy? - Tại vì tôi không muốn ai làm phiền tôi hết, anh làm ơn đi chỗ khác cho tôi nhờ. Chàng vẫn tỉnh bơ trước sự cáu kỉnh của tôi: - Một thiếu nữ duyên dáng như cô không nên có thái độ như thế này, trông giống như chú sóc con ngứa răng quá! Tôi tức không chịu được, môi mím chặt nhất quyết không nói. Phong kéo ghế ngồi xuống cạnh tôi một cách tự nhiên, chàng cười tinh nghịch: - Tôi vừa khám phá ra khi cô giận trông cô xinh quá! Tôi thích nhìn cô giận như vầy mãi. Dại gì để chàng được đắc ý, tôi không mím môi nữa mà nói bằng giọng khó nghe nhất: - Cho anh biết tôi đến đây không phải một mình! - Không sao, chờ người bạn trai của cô rồi hẵng hay! Tôi ngoảnh mặt ra sàn nhảy nơi có Khiết Anh và Ánh Tuyết đang xoay quanh một điệu Valse bay bướm. - Ty Thảo, cô không thích tiếp chuyện với tôi sao? Giọng Phong mất vẻ đùa cợt, tôi lơ là: - Trước hết tôi không phải tên Ty Thảo, anh đừng gọi cái tên giả mạo đó nữa. Sau chúng ta chẳng có chuyện gì để nói cả. - Tôi sẽ gọi cô là Ty Thảo cho đến khi nào cô cho tôi biết tên thật. Sau nữa chúng ta còn nhiều chuyện để nói với nhau. - Tôi không muốn nghe! - Đừng bướng bỉnh nữa cô bé, tôi muốn giải tán sự hiểu lầm giữa chúng ta. - Chẳng có sự hiểu lầm nào cả! - Cô hơi nóng rồi đó. - Còn anh thì im miệng đi! Phong cau mày đốt một điếu thuốc: - Nếu cô không muốn nghe thì thôi vậy, ngồi không mãi cũng buồn. - Thế sao cô không ở nhà mà đến đây làm gì? Tôi đáp gọn: - Để trốn lạnh. - Trốn lạnh? - Vâng! Vì nhà tôi lạnh lắm, không có lò sưởi ấm như thế này, tôi đành phải tìm đường trốn chứ! Hắn nhìn tôi đăm đăm: - Không ngờ tôi gặp được một cánh chim Thiên Di xinh đẹp giữa nơi này! Chim Thiên Di? Ý nghĩ của hắn ngộ nghĩnh thật. Gã con trai nói tiếp: - Nhưng hình như cô cũng chưa tìm thấy sự ấm áp phải không? Không khí nơi đây vẫn lạnh đối với cô, cô vẫn là một cánh chim lạc loài, không thích hợp với chốn phàm tục này chút nào hết? Tôi chớp mắt: - Ông nghĩ là ông có thể đọc ý nghĩ trong đầu tôi qua đôi mắt sao? - Nhiều người có đôi mắt khó đọc, nhưng mắt cô sáng như pha lê, nhìn người đối diện dễ dàng nhận ra ngay. Cô đang cảm thấy lạnh và bất mãn, đúng không? Thái độ không thèm nhìn ai của cô đã chứng minh điều ấy. Tóm lại trông cô giống hệt một vị nữ hoàng mất ngôi phải lưu vong. Gã con trai lạ lùng! Tôi thoáng xao xuyến nhưng lại làm bộ thản nhiên: - Sức tưởng tượng của ông phong phú quá! Chắc ông là một nhà văn vĩ đại phải không? Mặc tôi nói móc, hắn vẫn cười: - Cô đoán thử tôi giống văn sĩ nào? - Tôi nghe nói các nhà văn thường có nếp sống thiếu vệ sinh, hy vọng ông không phải là văn sĩ? Hắn thở ra: - Rất may là tôi không nằm trong thành phần cô vừa lên án, nhưng cô nên biết các nhà văn lớn thường có nếp sống thật trật tự, chẳng có chi đâu mà bê bối cả. LeonTolstoi đâu có phải là vĩ nhân ở dơ! Tôi bậm môi, cúi xuống coi sách tiếp. Gã con trai cũng không gợi chuyện nữa. Tôi thấy hắn nhịp nhịp chân khẽ huýt sáo, hắn huýt sáo thật hay, những dòng chữ không lôi kéo tôi được nữa, tôi ngước lên: gã thanh niên đang ngồi ngả người và khoác tay lên thành ghế, điếu thuốc lập loè đỏ trên những ngón tay dài và xương xương có vẻ nghệ sĩ lạ, hắn đang mơ màng nhìn khói thuốc lá, khuôn mặt nghiêng nghiêng mang nét đẹp của tượng thần Hy Lạp. Đột nhiên tôi ý thức được rằng hắn rất đẹp trai, gương mặt dài dài thanh tú, vầng trán thông minh, sống mũi thẳng tắp, chân mày rậm với đôi mắt sáng. Hắn quay lại nhìn tôi cười nhẹ để lộ chiếc răng khểnh rất có duyên, thổi nhẹ một hơi thuốc lá, hai vòng khói nhỏ lồng vào nhau lảng vảng bay về phía tôi. Bất giác tôi đưa tay lên đón bắt, vòng khói chợt tan, gã thanh niên nhìn cử chỉ trẻ con của tôi bằng ánh mắt dịu dàng: - Không ai bắt giữ được khói thuốc đâu cô bé ạ! Hắn ném mẩu thuốc lá còn lại vào chiếc gạt tàn, tôi thắc mắc: - Sao ông không hút nữa? - Tôi không thích hút đến tàn điếu thuốc, vả lại tôi không được hút thuốc lá nhiều với lý do nghề nghiệp. - Ông mà cũng có nghề nghiệp nữa sao? Tôi tưởng ông là một người nhàn hạ chứ! - Tôi đã trưởng thàng từ lâu. Tất nhiên là phải tìm cho mình một nghề nghiệp, chắc cô còn đi học? - Vâng! - Cô học trường nào vậy? - Điều đó có liên quan gì đến ông đâu? Hắn nhìn tôi buồn buồn: - Cô khó khăn quá vậy? Cô quên rồi sao, tôi muốn làm bạn cô. Tôi ngấm ngầm chua xót trả lời: - Tôi không đáng làm bạn với ai hết vì tính tôi khó thương lắm! - Trái lại, tôi chưa gặp cô gái nào khả ái bằng cô! Đôi má ửng hồng. Khả ái? Tôi mà khả ái, ở điểm nào chứ! - Ông đừng nghĩ rằng tôi thích nghe ông nịnh, không ai biết tôi bằng tôi! Và những lời khen sai lầm đều gây khó chịu cho tôi hết! Nụ cười của hắn thoáng vẻ khôi hài: - Cô có vẻ thích dùng chữ người lớn! Tôi chợp ý mở mắt: - Ông tưởng tôi còn bé lắm sao? - Vì cô gọi tôi bằng ông, danh xưng đó làm cho tôi cảm thấy mình lớn hơn và còn cô thì thuộc dòng hậu bối. Tôi nguýt dài: - Ông có cần tôi gọi bằng tiền bối không? - Không dám! Chỉ cần cô lựa cách xưng hô cho thân mật! - Ông khôn dễ sợ! Sự vui vẻ của hắn làm cho tôi vui lây. Gấp quyển sách lại, tôi ngồi thẳng người lên đưa tay vuốt tóc rũ chấm mắt. Gã thanh niên nhìn tựa sách với một chút ngạc nhiên: - Cô đang đọc “Tội ác và hình phạt”, một cô gái nhỏ như cô mà cũng thích tư tưởng Dostoiexley? Tôi ngó hắn bằng tia mắt bén: - Chắc ông không cho tôi làm ra dáng trí thức? Hắn không chối cãi chỉ cười: - Tôi nghĩ cô rất thông minh! Tôi thành thật: - Thật ra trí thông minh của tôi dở tệ, tôi đang tìm hiểu những tư tưởng thâm thuý của nhà văn hào này mà tôi chưa hiểu nổi. Tôi đọc cho biết, loại sách này không phải sở thích của tôi! - Cô thích truyện dịch? - Tôi rất thích nhiều thứ, tôi hay đọc Erichremarque với những người Do Thái, đồng thời lại thích cả văn cổ như Hồng Lâu Mộng, tôi giống con mọt sách tham lam quá hở ông? - Không phải con mọt sách tham lam mà là chú Đại Thử có chiếc túi quá rộng! - Đại Thử? Đầu óc tên này kỳ cục thật, tôi cười, cầm que cời than trong lò. Những hòn than đỏ rực như hồng ngọc, ánh lửa nhảy nhót trong lò, ánh lửa lại bùng dậy rung rinh. Đưa tay sờ lên mặt, chắc đôi má tôi rạng rỡ hẳn lên. Ngước mắt lên bắt gặp ánh mắt chăm chú của hắn, tôi e thẹn cúi xuống. Hắn cười khỏa lấp: - Cô trông kìa, những hòn than đen xấu xí lại chchờ anh đây, sao anh không về? Quay trở lại đi, ngày nào em cũng mở cửa chờ anh mà, anh vẫn giận em sao? Bội Tần lôi nàng vào: - Mày ướt hết rồi! Khổ quá! - Để mặc tao! Khiết Anh không sợ ướt tại sao tao lại phải sợ? Anh ấy đang nằm dưới trời mưa lạnh thế này mày biết không? Tội nghiệp cho anh ấy biết chừng nào, anh ấy muốn về thăm tao nhưng phải đợi đêm mới dám về. Anh ấy sợ người lạ đó, mày đi để tao đứng đợi anh ấy nhé! - Phương Kỳ! Tỉnh trí đi! Khiết Anh không bao giờ về nữa đâu, anh ấy chết rồi! Chết rồi mày nghe chưa? Phương Kỳ rùng mình: - Chết? Phải chăng chết là hết? Con người có linh hồn không? Chàng đã chết thật rồi! Úp mặt vào đôi tay gầy, mọi ảo tưởng tan rã. Mưa sao lạnh thế này? Giọng Bội Tần khuyên lơn: - Mày đừng điên cuồng tự hủy nữa! Phải ráng giữ sức khỏe cho đứa con trong bụng mày chứ! Phương Kỳ run bật lên: - Mày nói sao? - Bác sĩ khám cho biết mày đã có thai hơn hai tháng chẳng lẽ mày cũng không biết nữa sao? Nàng chợt hiểu. Những choáng váng nôn oẹ, sự mệt mỏi bất thần... chàng vẫn chưa kịp biết mình có một đứa con! Bội Tần thở dài: - Mày quả là ấu trĩ về phương diện này! Mắt nhòa những giọt lệ thủy tinh, Phương Kỳ kéo cánh cửa sổ khép lại. Phải nhìn thẳng vào tương lai. Nàng cần phải sống vì giọt máu của chàng. Nàng đã làm theo đúng lời dặn của chàng, cuộc sống mới hướng trước được vạch ra. Phương Kỳ mang phần lớn tài sản thừa hưởng được hiến vào cô nhi viện, còn lại nàng thu xếp cho mình một cuộc sống trang tịnh trong ngôi nhà gỗ ở Nhã Trúc Trang. Đời không còn dậy sóng, cánh chim bạt gió đã hoàn toàn ngơi nghỉ. Công việc của nàng hàng ngày là chăm sóc những trẻ mồ côi, những tiếng cười thơ dại mang mùa xuân đến Nhã Trúc Trang, bầy chim én đã làm tổ ở đầu nhà, muôn hoa đua nở, mùa đông tàn lụi như tình nàng đã chết! Hạnh ngộ, ly tan, tương phùng rồi tử biệt. Tất cả đã diễn ra trong suốt bốn mùa đông của đời nàng. Chàng thanh niên tài ba và người con gái đã bay xa nghìn trùng. Bây giờ chỉ còn một người ở lại sống vì bổn phận. .... Buổi lễ chấm dứt, nàng vẫn quỳ yên lặng ở đó, mãi đến khi mọi người ra về hết, cánh cổng giáo đường sắp đóng nàng mới đứng lên phiêu lãng rời khỏi nơi cầu nguyện. Từng bước đìu hiu rơi trên thềm đá mờ nhạt, chiếc bóng cô đơn phai tàn theo nắng chiều lịm tắt.... ~ Hết ~