heo tin điện Arip, hôm 14 mới đây, thành phố San Francisco có nổi còi báo động, nhưng rút cục chẳng có một máy bay nào bay đến để ném bom hết cả. Thế là từ hôm 8 Décembre đến nay, thành phố San Francisco phải hai lần sợ vu vơ nạn máy bay đến ném bom, hai lần đều không việc gì cả, nhưng không phải vì thế mà người ta không tìm cách ngăn ngừa, phòng thủ. Bởi thế, trong thế giới hiện nay mới nổi lên câu hỏi: Dân thành San Francisco sợ ném bom như thế có chánh đáng không? Và San Francisco, Nữu Ước có thể rồi đây sẽ bị ăn bom Nhật không? Không ai dám trả lời quả quyết cũng như ba năm về trước đây, người ta cũng đã thường băn khoăn về câu hỏi ấy mà kết cục vẫn không biết tin quyết ra sao cả. Còn nhớ hồi đó là năm 1939, Đức quốc xã thắng thế với những đội binh thần tướng hổ đương ùa vào thành Prague. Nhiều tờ báo Anh, Pháp, Mỹ đăng một cái tin khá ghê sợ: “Nữu Ước, thành phố ánh sáng đêm cũng như ngày liệu phen này có phải tắt đèn phòng thủ như kinh đô Pháp?” Thoạt kỳ thuỷ, tin ấy không làm cho ai tin cả, nhưng khắp mọi nơi người ta nghe thấy đồn rằng các quan chức trong thành phố đã rút bớt dân cư ở trong những cái nhà chọc trời bắt ra ở ngoại ô và đào hầm hố để phòng nạn ném bom của những máy bay ngoại quốc. Nữu Ước bị ném bom! Cái Empire building bị tan nát? Cầu Brooklyn sẽ gãy và tượng thần Tự do sẽ trốn ở dưới những túi cát? Dù thế nữa cũng không ai tin được, nhưng không phải là không có thể xảy ra. Ông René Wild phóng viên báo Partout Magazine bởi nghĩ thế nên đã vội vàng tìm tới toà lãnh sự Mỹ ở Pháp để hỏi, bởi vì chính ông Wild cho chuyện này là chuyện thực mà cái tin “San Francisco và Nữu Ước rồi sẽ bị ném bom” không phải là một tin bịa đặt. − … Nhưng, nghề hàng không bây giờ dù tiến mau cho tới bực nào đi nữa, chúng tôi cũng chưa tìm được lý lẽ gì để tin rằng lại có thể có một đội phi cơ bay từ nơi căn cứ ở Âu châu để sang tàn phá San Francisco hay Nữu Ước rồi lại bay trở về. Một quãng đường nào có phải nhỏ nhoi gì? 12.000 cây số không có chỗ nghỉ, mà phi cơ nào cũng chở nặng. Có thể nào như thế được? Đó là lời ông Wild hỏi ông lãnh sự Pháp. [……………..] [1] Nhưng dù sao đi nữa thì Mỹ quốc cũng đã phòng thủ kỹ càng rồi. Từ lúc trước khi xảy ra sóng gió ở Thái Bình Dương, công cuộc phòng không của Nữu Ước đã làm kiên cố lắm. Theo báo New York Herald Times thì thành phố ấy có tới 200 thứ súng cao xạ riêng chờ sẵn phi cơ bên địch. Vậy là về mặt phi cơ phóng pháo Nữu Ước đã tạm yên tâm rồi. Sự lo sợ chính của Nữu Ước không phải là ở chỗ đó, nhưng ở chỗ khác, chỗ quân địch dùng “pháo thăng thiên” để xuống kinh đô Mỹ vậy. Nguyên ít lâu nay khoa học tiến bộ một cách lạ lùng; có nhiều nhà bác học kỳ khu ngồi trong phòngthí nghiệm chế ra được một thứ khí cầu đi lên hành tinh gọi là astronautique. Những phi công cưỡi cái thứ khí cầu này dự định sẽ đi từ hành tinh này sang hành tinh nọ để tìm những thế giới tốt đẹp hơn (hay xấu xa hơn?) cái thế giới mà chúng ta đương ở. Họ định làm như Jules Verne và Wells là làm sao thì làm cũng phải có một bữa đi dạo chơi Cung Quảng rồi rẽ vào hoả tinh mới được. Thoạt đầu, những ý tưởng kỳ khôi đó của Verne của Wells người ta còn cho là bông lơn, nào có biết đâu rằng đến ngày nay đã thành sự thực, tuy rằng những người bây giờ không thực hành đến triệt để những phương pháp “du lịch” của hai nhà bác học nói trên. Như chúng tôi đã nói trong số báo “Hè”, Jules Verne định cho hành khách lên thăm trời vào một viên đạn khổng lồ. Wells thì nhã hơn, muốn ngồi vào trong một quả bóng; quả bóng sẽ nhờ cavorite đẩy dần lên không bởi vì thứ cavorite có tính cách làm cho mọi đồ vật mất hẳn sức nặng đi. Đến các phi công đi astronautique nói đây thì mỗi người họ ôm lấy một viên đạn thường và sẽ do súng bơm hơi lên (projectiles-fusées) bắn lên. Đừng tưởng cái thứ khí cầu này là một trò đùa và đừng nhạo những nhà sáng chế ra astronautique là những người lẩm cẩm. Nhà bác học phát minh ra thứ khí cầu này là một người Pháp rất sành về phi cơ tên là Robert-Esnault Pelterie, ông ta tin chắc rằng chẳng sơm thì chầyhại nhiều: không quân, trong lúc này, giữ địa vị quan trọng nhất. Cứ theo như những tin tức sau cùng thì riêng Tân-gia-ba có 1200 phi cơ đủ các kiểu, 400 đạu ở Mã-lai, lúc động dụng Úc-đại-lợi và Nouvelle Zélande có thể tải những binh khí tiếp cứu. Nếu Mỹ có thể đặt ở Tân-gia-ba những căn cứ không quân thì phi cơ sẽ rất nhiều bởi vậy từ đầu năm nay các xưởng chế tạo khí cụ chiến tranh đã bắt đầu làm việc dữ. Tuy các cuộc đình công nổi liên tiếp ít lâu nay người ta cũng cứ ức đoán rằng cái chương trình tăng binh bị của Mỹ ít ra cũng thành một nửa. Sáng nay, 12 Décembre 1941, tin Arip báo cho ta biết rằng thợ thuyền ở Mỹ đã bắt đầu làm việc như thường, mà làm việc mỗi ngày 24 tiếng đồng hồ. Không hiểu trong mấy tháng nữa thì chương trình của Mỹ sẽ hoàn thành? 450 nghìn triệu quan dùng để tăng binh bị Có thể nói năm 1939 Mỹ chưa xong gì cả, nhưng từ 1940 Mỹ đã hết sức chuyên chú vào việc phòng thủ nên hết sức làm thế nào cho thực hiện được bản chương trình đã định. Cái chương trình này, đã được ưng chuẩn, sẽ dùng tới 10 triệu đô-la và tổ chức nên một đội quân 1.200.000 người, có tới 50.000 phi cơ. Muốn thực hành đúng cái chương trình này, Mỹ đã bắt đầu làm việc và người ta tính từ ba đến năm năm nữa, Mỹ sẽ hoàn thành hai đội hải quân: một đội ở Thái Bình Dương và một đội ở Đại Tây Dương. Hiện giờ người ta cứ đoán rằng lực lượng hải quân, không quân và lục quân Mỹ như sau: Phi cơ vận quân: 1er Juillet 1939: 2.000 phi cơ 15 Août 1940: 3.200 phi cơ Đặt làm: 8.245 phi cơ Phi cơ hải quân: 1er Juillet 1939: 1.648 phi cơ 15 Août 1940: 1.897 phi cơ Đặt làm: 2.428 phi cơ Lục quân: 1er Juillet 1939: 174.074 người 15 Août 1940: 299.000 người Hải quân: 1er Juillet 1939: 364 tàu chiến 15 Août 1940: 408 tàu chiến (kể cả 50 khu trục hạm nhường cho Anh) tàu chiến hiện đương làm: 138 Số quân hiện có: 23 Mai 1940: 136.164 người 15 Août 1940: 147.513 người Thêm 5 triệu đô-la nữa Hồi Đức chiếm Pay-Bas và Belgique [2] khoảng 1940, Quốc hội Hoa Kỳ đương bàn bạc về ngân sách dự tiêu về lục quân và hải quân. Những ngân sách này phá hết các kỷ lục khác về thời bình nhưng Tổng thống Roosevelt cho thế là chưa đủ, lại còn tăng gấp đôi lên và thêm vào đó 5 triệu đô-la, vị chi là 450 nghìn triệu quan. Từ Juin 1940 những xưởng chế phi cơ hết sức làm việc để thực hành cái chương trình nói trên kia và nhiều trường ở Californie mở ra để luyện lấy nhân công vào làm những xưởng chế tạo chiến cụ. Như trên kia đã nói, đến ngày 15 Août 1940 thì Mỹ sẽ có tất cả là 5.087 phi cơ. Làm suốt năm 1940 sang năm 1942 đáng lý nếu bình yên không có đình công ra thì Mỹ phải có 50.000 phi cơ. 7674 phi cơ đã đặt năm nay có lẽ sẽ hoàn thành từ Mai đến Juin 1942. Trong số 50.000 phi cơ ấy, lục quân sẽ có 25.000 và hải quân 15.000. 24.000 phi cơ Tính trung bình, là kể không có đình công này đình công nọ, Mỹ sản xuất mỗi tháng được 10.000 phi cơ. Nếu tin các công xưởng làm việc đều không đình công nữa mà là tin thực, thì mỗi tháng Mỹ sản xuất được 13 hay 14 nghìn vào khoảng đầu năm 1942, và tới 36.000 cuối năm 1942. Ấy là chỉ kể thợ thuyền làm việc 8 giờ một ngày chứ làm việc tới 24 giờ thì không biết Mỹ sản xuất tới bao nhiêu phi cơ hàng tháng! Cứ theo sự xét nhận của các nhà chuyên môn thì tháng giêng 1939 Mỹ làm được 7.270 bộ máy phi cơ (tính hàng năm), tháng ba 1940 được 19.280; đến tháng chạp 1940 được 29.280 bộ. Ấy là chỉ kể những bộ máy nặng từ 1.000 mã lực trở lên. Ban phòng thủ đã ưng thuận 7 cái hợp đồng, mà cái quan hệ nhất là 17.000 phi cơ tiểu Pratt và Whitney Wasp, giá 160.000.000 đô-la. Muốn thực hành công cuộc này, từ tháng Septembre năm nay người ta đã mở rộng những xưởng Howtford ở Connecticut. Packard Motor Company nhận một com-măng 44 triệu đô-la làm những bộ máy phi cơ kiểu Rolls-Royce giúp Anh. Bây giờ Nhật-Mỹ giao tranh, số phi cơ này sẽ đem dùng vào hải quân Mỹ. Đồng thời Wright Aéronautica Corporation nhận làm hai vạn bộ máy phi cơ dùng cho lục quân và hải quân. Hải quân Mỹ định rằng đến 1er Juillet sang năm phải có 18.500 phi công. Còn lục quân, ít ra mỗi năm phải có 7.000 phi công lành nghề và dạy lấy 3.600 người ném bom. Mỗi tuần lễ 8.000 lính Hiện giờ lục quân Mỹ có độ 289.000 người. Tháng Mai 1939 có 230.772 và tháng Juillet 1939 có 174.074 người. Vậy là cứ mỗi tuần lễ Mỹ tuyển được 8.000 lính. Đầu Janvier năm nay có 50 chiến xa và đã đặt làm 2.200 cái nữa, ước định nội năm nay sấy thấm, đồ dùng bàn giấy, đèn thắp, đèn treo, “phanh” xe đạp, yên xe đạp, nan hoa bánh xe, những đồ dùng làm vườn, thùng rượu vang, bao gạo, bàn chải, nhất nhất những thứ ấy đều do người Việt Nam chế ra toàn bằng những nguyên liệu ở trong nước Việt Nam. Riêng về bàn chải mũ, bàn chải răng và bàn chải giầy thì, chúng tôi nhận thấy và có thể cam đoan rằng hàng nội hoá tốt gấp mười lần ngoại hoá. Chúng tôi nói tốt chứ không noid đẹp. Phải, nội hoá cố nhiên là không thể đẹp bằng ngoại hoá, cái đó ai cũng biết; nhưng đã dùng bàn chải nội hoá thì có thể chắc chắn mười cái bàn chải ngoại quốc có khi không dùng được lâu bằng một cái bàn chải ta. Tốt nhất một cái là bàn chải ta lại rẻ, có khi một cái bàn chải ngoại quốc đắt gấp năm sáu lần tiền một cái bàn chải ta. Những thùng rượu vang của mình làm cũng tài lắm. từ trước, những thùng ấy ta vẫn phải mua của ngoại quốc. Cái máy làm thùng giản dị lắm, không nhiêu khê một tí nào. Cứ xem cách làm như thế thì kỹ nghệ làm thùng còn tiến lắm, mỗi ngày một xưởng vừa có thể sản xuất hàng chục cái. Đáng mừng nhất là gỗ thùng này không phải mua từ ở ngoài nhưng chính là một thứ gỗ chúng ta có rất nhiều ở Trung Kỳ, vì thế thùng cuả ta bán rẻ bằng nửa số tiền ngoại quốc. Kỹ nghệ khác ở nước ta năm nay cũng nhiều thứ khả quan lắm. Những tấm thảm, nhữngẵnhng chiếu cói và nhất là các thứ vải đẹp và bền có phần trội hơn ngoại quốc nhiều. Xét xem phần nhiều đều tạo nên bởi những cái máy do người mình nghĩ ra cả, thật là đáng phục và đáng nên khích lệ. Nghề khảm, ai cũng phải khen, nghề thêu thì sự cần cù chịu khó và cái tài khéo chân khéo tay của những cô gái nhà mình không biết có thể liệt vào bậc nhất không? Chúng tôi nhắc lại là dưới mắt chúng tôi, cái ngành thương mại, kỹ nghệ ở trong hội chợ Hà Nội đều chứa đựng một vẻ lạc quan không ngờ. Dân ta là một dân khổ, nhưng cần lao, và đáng phục nhất là ít học mà có tài sáng nghĩ. Nếu những thanh niên được ở trong cảnh sung sướng, được ăn học ở nước ngoài về mà ai để chút thì giờ nghĩ đến sự tiến bộ của quốc gia mà gia công giúp dùm để cho các ngành mỗi hơn lên thì chắc thương mại, kỹ nghệ và tiểu công nghệ nước ta còn tiến nhiều nữa, mà chẳng mấy chốc nước ta cũng theo kịp bước người, không đến nỗi đớn hèn như người ta vẫn tưởng. Một nước mà bất cứ chỗ nào cũng làm việc, cũng nghĩ, cũng cố gắng, còn triệu chứng gì làm vui lòng người ta hơn? Chúng tôi thấy ngay từ giờ nước ta đã chiêm một địa vị rất khả quan về mặt Viễn Đông rồi vậy. VŨ BẰNG Trung Bắc chủ nhật, Hà Nội, s. 90 (7/12/1941)