Chuyển ngữ: Diệu Liên Lý Thu Linh
Diệu Ngộ Mỹ Thanh
Giác Nghiêm Nguyễn Tấn Nam
Người Châu Á ở Hải Ngoại

    
hông giống người Tây phương vừa tiếp nhận một tôn giáo mới, người Á châu ở hải ngoại có thể đến với Phật giáo, vì họ có truyền thống gia đình vững chãi hoặc vì họ đang cố gắng quay về gốc rể đã bị gián đoạn.  Những rắc rối trong vấn đề này chỉ có thể tăng lên, vì người Á châu đến từ nhiều quốc gia đã rời bỏ quê hương với nhiều lý do khác nhau và đã định cư ở nhiều nơi trên thế giới.  Cộng thêm vào đó, mỗi thế hệ xa rời dần với cội nguồn Á châu, những vấn đề mới, những khám phá mới, và phong cách mới sẽ xuất hiện.
Cả tháng trời, cô chỉ di chuyển vào ban đêm.  Cô và 25 thanh thiếu niên can đảm đã vượt qua cái giá lạnh, tê cóng, và lính canh ở biên giới Trung Hoa; và cuối cùng đến được Dharamsala, Ấn Độ.  Ở đây, cô gia nhập Trường Mỹ Thuật Thangka (School of Appliqué Thangka Art) do thầy Dorje Wangdue quản lý, và cô đã học về trang trí hoa văn truyền thống trong vòng năm năm.  Gần đây cô đã định cư ở Nepal, bắt đầu hành nghề như một hoạ sĩ thực tập, và là người phụ nữ đầu tiên sử dụng kỹ thuật này.  Tranh thangka appliqué của cô bao gồm các đề tài truyền thống như Phật A-Di-Đà, Lục Sắc Nữ Thần (Green Tara), và Phật Thích Ca. 
Loại hình nghệ thuật Tây Tạng (appliqué) này đã được nhắc đến trong các tài liệu trước thế kỷ 17.  Vải lụa tốt, thường là lụa Trung Hoa, tô điểm thêm cho sự quý báu và mong manh của tác phẩm.  Đa số các tác phẩm còn lưu giữ được chỉ từ sau giữa thế kỷ 18.  Trong khi các tác phẩm cổ xưa có thêu thêm các câu đề tặng, thì  Tenzin Yewong, với chữ ký của mình ở bên phải dưới tranh thangka, đã phá bỏ truyền thống này. (Điều này cũng đúng với Ani Tenzin Sherab, bà ký tên ở mặt trước của thangka, Thangka appliqué tốn kém nhiều hơn thangka vẽ, và khách hàng chuộng loại hình nghệ thuật này thường là khách ngoại quốc, khi họ du lịch đến Nepal hoặc đặt mua từ nước ngoài.  Nhưng Tenzin Yewong không nản lòng bỏi sự khó khăn khi quảng cáo và rao bán tác phẩm.  Cô nói, “Tôi thật sự muốn thành lập một trường về thangka appliqué  Tây Tạng, nơi tôi có thể dạy về môn nghệ thuật độc đáo này của Tây Tạng cho các thiếu nữ Tây Tạng và để gìn giữ truyền thống tốt đẹp này mãi…  Tôi quyết tâm coi điều này là nghề nghiệp của tôi.”
Ken Takeshi Horii được nhắc đến trong bài viết này vì phụ nữ và Phật giáo đã ảnh hưởng một cách đặc biệt đến nghệ thuật của ông.  Horii là người Mỹ gốc Nhật thế hệ thứ ba, khởi đầu được đào tạo về họa tranh và mỹ thuật đồ gỗ.  Năm 1983, ông sang Ấn Độ vì một dự án nghiên cứu. Ở đó ông đã xúc động sâu sắc bởi các di tích điêu khắc tuyệt vời như Karle, Ajanta, và Ellora, được điêu khắc từ “đá sống”, cũng như bởi các trung tâm Phật giáo ở Sarnath và Sanchi.  Từ chuyến đi lần thứ nhì vào năm 1987, ông đã quay sang sử dụng nghệ thuật điêu khắc gỗ. 
Trong khoảng thời gian này, Phật giáo cũng bắt đầu trở nên quan trọng đối với Horii.  Ông ngoại của Hoori từng có liên hệ với Phật giáo Shingon ở Nhật và bà ngoại của Horii, quê ở Gifu, Nhật Bản, vẫn giữ mối liên hệ chặt chẽ với Phật giáo, dù đã phải bị giam cầm trong thời Đệ Nhị Thế Chiến cũng vì lý do đó.  Nghệ thuật điêu khắc gỗ của Horii chuyển sang một bước ngoặt mới  năm 1989, khi ông sáng tạo tác phẩm Gifu Diary để tưởng niệm bà ngoại của ông.  Đây là lần đầu tiên ông mang gốc rể Phật giáo vào trong tác phẩm nghệ thuật của mình.  Tác phẩm sử dụng gỗ chế biến tinh lọc, kết hợp các biểu tượng của Nhật và Ấn.  Gifu Diary, giờ đã mất dấu tích, cao gần 2,7 mét.  Nó được ráp bởi hơn trăm mảnh gỗ ghép nhỏ, là sự diễn đạt của riêng ông về Tháp Phật, biểu tượng đầu tiên của “Phật sống” và là sự nhắc nhở về kinh nghiệm Niết Bàn, hay sự giải thoát sau cùng.
Gifu Diary được tiếp nối bằng một loạt điêu khắc gỗ lớn, về các khía cạnh của sự cầu nguyện trong Phật giáo.  Trong thời gian này, Horii sáng tạo Unrevealed Truth, một tác phẩm để dâng tặng người chị mất lúc 3 tuổi, trước khi ông ra đời.  Với chiều cao 1,52 mét, tác phẩm trông như một cuộn giấy (hoặc kinh) khổng lồ, ở giữa bị cột bằng một sợi dây có bản rộng.  Chắc chắn không bao giờ nó được mở ra.  Phía bên trong dây cột có chữ, đó là thông điệp dành cho chị của ông, mà chỉ có mình ông biết được nội dung.
Gần đây nhất, Horii đã sáng tạo một loạt 24 tượng điêu khắc sôi động, liên quan đến con gái nuôi người Hoa của ông, Jina. Vào tháng 4, năm 1998 ông và vợ, Harriet Pappas đến Trung Quốc đưa Jina ra khỏi cô nhi viện nơi mà Jina đã sống năm đầu tiên.  Nhìn đứa trẻ trong nôi, Horii quan sát cách thức mà đứa bé một tuổi tự dỗ dành để đi vào giấc ngủ bằng cách nắm đôi tay lại trong nhiều tư thế khác nhau, dường như nó đang nhìn những cái bóng trên tường.  Ông tưởng tượng Jina đã làm như vậy ở cô nhi viện – cả  trăm lần khi bị đặt trong nôi– hằng bao tháng ngày trước khi vợ chồng ông gặp nó.  Đối với Horii, bàn tay đứa bé chuyển động tựa như những ngón tay thủ ấn trong Phật giáo (mudras), hoặc là những cử chỉ thiêng liêng, và ông đã diễn giải chúng dưới cái nhìn của Jina và theo truyền thống Phật giáo mà ông thụ hưởng.
Haruko Okano là một nghệ sĩ Canada gốc Nhật, thuộc thế hệ thứ ba, đến từ Vancouver, British Columbia. Cô là một nghệ sĩ đa tài, đa hệ, trong những năm qua đã tham gia cộng tác nghệ thuật với giới nghệ sĩ, trong bộ môn nghệ thuật thị giác và các bộ môn khác.  Dấu ấn nghệ thuật của cô bao gồm các tiết mục biểu diễn, nghệ thuật xếp đặt, và các tác phẩm có sự tham gia của khán giả, đã gây hiệu ứng tốt lẫn ngạc nhiên, sửng sốt.  Chủ đề tác phẩm của cô thường đề cập đến là phong thái của người Nhật, các vấn đề liên quan đến người Á Châu trong một nền văn hóa phi Á-Châu, và những đề tài về phụ nữ.  Nhưng phong cách Phật giáo của riêng Okano vẫn được cảm nhận qua nhiều tác phẩm – đôi lúc rất tinh tế, đôi lúc hiển nhiên.  Gia đình cô thuộc truyền thống Đại Thừa Phật giáo Nhật Bản, vô cùng tín ngưỡng Đức Phật A-Di-Đà.  Bản thân Okano hiện nay theo hệ phái Sakya của Phật giáo Tây Tạng, nghiêng về guru-yoga và sự tuyên thệ giữ giới Bồ Tát.
Tác phẩm xếp đặt Preciousness of Human Existence (Sự Quý Báu của Nhân Mạng) được sáng tạo năm 1995, dường như mời gọi người thưởng lãm bước vào một chánh điện, với các pháp cụ và hình ảnh để tế lễ, cũng như những chi tiết khá bất ngờ.  Trên tường ở phía trên một dãy bàn thờ, trải vải có in biểu tượng Phật giáo, là một dãy các hình ảnh, có cả ảnh của hoạ sĩ, một ảnh khỏa thân, và một tấm ảnh của ngài Kannon (Quán Âm).  Những hình ảnh này được xen kẽ với những tấm gương cùng kích thước, để “soi lại khuôn mặt của khán giả khi họ đi ngang bức tranh xếp đặt này”.  Tuy nhiên, không gian thiêng liêng này rất rõ ràng, nên  dù có ảnh khỏa thân kề bên ảnh của Kannon, người ta vẫn nhận ra sự thành tâm tràn đầy trong không gian hạn hữu, nên hiệu quả tổng quan vẫn trọn vẹn.  Trước không gian sắp đặt là một ghế thiền, trên đó có một kata (khăn choàng cổ bằng lụa), một xâu chuỗi thiền (mala beads), và dưới ghế thiền là một đôi giầy thể thao hiệu Nike cũ mòn.  Okano giải thích, “Đây là đôi giày chạy  Nike đã cũ, vì cả tác phẩm xếp đặt này thành hình do cảm hứng từ một quảng cáo của Nike nhằm vào đối tượng nữ giới, ngụ ý rằng người phụ nữ không phải là nữ thần và sẽ không bao giờ là nữ thần, nhưng khi mang giày chạy Nike, công ty có thể mang đến cho họ cái cảm giác được làm nữ thần.”
Tác phẩm Preciousness of Human Existence “Dựa vào nền tảng hiểu biết của Phật giáo về sự tái sinh của con người… [nó] phủ nhận tư tưởng cho rằng nữ giới [giống như tất cả các chúng sinh khác] không siêu phàm”.
Ammala Douangsavanh, người Mỹ gốc Lào, sinh viên năm thứ ba ở Đại Học Rhode Island.  Cô và cha mẹ cô tỵ nạn đến Hoa Kỳ năm 1981.  Cha mẹ cô là những Phật tử thuần thành, nhưng họ không bắt buộc cô phải đi chùa, dầu trong cộng đồng Lào ở Rhode Island có một ngôi chùa lớn. Niềm tin tôn giáo của cô gắn với các vũ điệu dân tộc Lào.  “Cuối cùng”, cô nói, “khiêu vũ và tôn giáo, …[đã] đối với tôi là hai cá thể khác nhau, giờ đã hòa quyện”.  Douangsavanh rất coi trọng vũ điệu Lào, và giờ cô là đại biểu văn hóa cho chùa này.  Nhưng Douangsavanh cũng là một phụ nữ thời đại, khi cô tìm hiểu về Phật giáo, cô đã thắc mắc về những quan điểm xưa cũ dưới cái nhìn của một phụ nữ.  Cô hỏi những câu như: “Tại sao phụ nữ là những chúng sinh có tội?  Tại sao phụ nữ không được chạm đến các vị sư?  Tại sao nữ giới không đức hạnh như nam giới?”  Những câu hỏi này cộng với những hình ảnh như của Hoàng Hậu Maya và câu chuyện ca tụng về đức hạnh, và lòng thành của Ya±odhar, vợ của thái tử Siddhrtha (sau này là đức phật), đưa khiến Douangsavanh viết nên bài thơ sau đây:
Luân Hồi của Người Phụ Nữ
Nói rằng tôi không thể đạt giác ngộ
Vì tôi là phụ nữ
Tôi gắn với đất
Mục đích duy nhất của tôi là tái sinh
Nói rằng tôi sẽ tiếp tục sống ở địa ngục tâm linh
Mãi luân hồi sinh tử,
Vì tôi là phụ nữ
Không có khả năng để thấy bậc kế tiếp
Mục đích duy nhất của tôi là được gắn liền với đất
Nói rằng tôi là Quỷ ma
Vì tôi là phụ nữ
Vì tôi gắn với đất
Một công cụ của quyến rũ, tôi tạo nên chiến tranh
Tôi di chuyển sự hủy diệt, với hương da thịt mình
Với đôi môi, tôi tạo ra lửa
Kẻ cám dỗ quỷ quyệt chính là tôi
Nói rằng tôi là tất cả những thứ trên
Và tôi sẽ nói với bạn rằng,
Tôi sống trong cung điện bằng kính
Và tôi uống Chân Lý từ ly bằng vàng
Tôi được ban cho những kiếp sống vô hạn
Để làm sáng rỡ tâm thức vô hạn
Nếu tôi ra khỏi luân hồi
Biết ai sẽ dạy môn đồ của ngươi
Ngươi rồi cũng chết như ai,
Biết đâu tôi chính là kẻ hồi sinh cho người?
Tôi là sự kết nối giữa hai thế giới
Vậy mà bạn cho là tôi thấp kém
Mê mờ vì bởi ngu si, hẹp hòi
Nếu không sống cùng nhau hiện hữu
Làm sao có được thế gian thế này
Nếu tôi không là mặt trời làm sao bạn thấy mặt đất
Này bạn ơi, giờ bạn đã hoà hợp cùng vũ trụ
Trong đó có tôi
Tôi bám chặt đất
Vì tôi là phụ nữ
Mục đích linh hồn tôi là sự tái sinh.
 
Mayumi Oda, sanh năm 1941 ở ngoại ô Tokyo, đã sớm trải nghiệm nỗi kinh hoàng của chiến tranh bom nguyên tử.  Cô lớn lên trong một gia đình thấu triệt triết lý Phật giáo và coi trọng nghệ thuật.  Cô được đặt tên để tưởng nhớ đến bà của cô, một Phật tử Nichiren thuần thành, rất được ngưỡng mộ vì lòng từ bi và ý thức xã hội của bà.  Mayumi có nghĩa là «gỗ đàn hương», một loại gỗ thơm thường được sử dụng để làm chuỗi hạt và nhang.
Sau khi tốt nghiệp về Mỹ Thuật ở Đại Học Tokyo năm 1996, Oda cùng người chồng Mỹ sang sinh sống ở New York, ở đây cô theo học tại Trung Tâm Đồ Họa Pratt (Pratt Graphic Center).  Tình mẹ đã mang lại cho cô niềm hứng thú về những tranh lụa đủ màu với những phụ nữ tươi tắn, bao gồm cả những vị nam thần Phật giáo được chuyển thể thành những vị nữ thần.  Bồ-tát Samantabhadra tượng trưng cho lòng từ bao la, cưỡi voi.  Oda đã tự ý chuyển đổi hình tượng bồ-tát truyền thống này và miêu tả thành một nữ thần, đầy tự tin cưỡi voi trước một cầu vòng hy vọng mới.  Oda đã viết về nữ thần của mình, Samantabhadra, như sau:
Người đã biến thiền định thành hành động và giấc mơ thành hiện thực.  Chúng ta thường có khuynh hướng nghĩ rằng có một ai đó ngoài kia giúp chúng ta làm việc này, nhưng mở ra con đường hoàn toàn tuỳ thuộc chúng ta.  Khi chúng ta trở thành chính nữ thần Samantabhadra chúng ta có thể tự do lái bánh xe Pháp và nhận được sự ủng hộ tuyệt vời từ người, bằng hữu và các vị thầy.
Suy ngẫm về các tranh lụa in hình các nữ thần, Oda đã nói trong một cuộc phỏng vấn năm 1995, « Khi tôi có thai vào cuối thập niên sáu mươi, tôi cần có một tầm nhìn phổ quát có thể mang lại cho tôi sức mạnh.  Bùa hộ mệnh của tôi là các nữ thần.  Họ trở thành ánh sáng soi đường – Họ ban cho tôi sức mạnh».
Một giai đoạn mới trong tác phẩm của Mayumi Oda tiến triển vào cuối thập niên tám mươi, khi bà vẽ những bức pa-nô khổ lớn tác về các nữ thần, có thể được treo lên ở những nơi thiêng liêng như những tấm pa-nô truyền cảm ».  Chuyển hường từ khía cạnh nghệ thuật quảng cáo, bà khám phá ra rằng bà có thể giao cảm với số đông khách thưởng lãm qua các bức tranh treo có thể di dời đó đây.  Tranh Bồ-tát Manjusri của bà (Bồ-tát của trí tuệ siêu phàm) là thân người nữ, trong khi hình tượng được  lấy từ trong Phật giáo Tây Tạng thường là thân nam.  Tuy nhiên bà vẫn giữ những yếu tố khác trong pa-nô tranh của mình, như hình Bồ-tát Manjusri, với con rồng canh giữ trí tuệ và gươm lửa chặt đứt si mê, đề cập đến khía cạnh dữ dội của Phật giáo, mà đôi khi cũng rất cần thiết cho sự giải thoát và cứu rỗi.  Một tác phẩm cùng loạt, Dakini, The Sky Goer  (Nữ thần, Người lên Trời),  thể hiện một người nữ hung dữ với nước da màu lam sậm đang nhảy múa trong một vũng máu và xung quanh là lửa.
Loạt tranh pa-nô của Oda phản ảnh sự quan tâm của bà đối với những vấn đề thế giới.  Năm 1992, khi chất plutonium Bà đã thành lập hội Tương Lai phi-plutonium (Plutonium Free Future) cùng với một hội đoàn có liên quan, Rắn Cầu Vòng (Rainbow Serpent), để biểu tình phản đối và nâng cao nhận thức về các nguy hiểm của năng lượng hạt nhân.
Oda đã phá vỡ những mẫu mực định kiến đã có trước đây.  Mặc dù sống ở Mỹ hơn ba mươi năm, bà vẫn nói rằng, «Bà là người Nhật sống ở hải ngoại».  Trong những năm gần đây, các tác phẩm nghệ thuật của bà được đánh giá rất cao ở Nhật, và năm 1999 tác phẩm Goddesses (Những Nữ Thần) của bà được chuyển dịch sang tiếng Nhật.  Dưới nhiều khía cạnh, bà đã quay về với gốc rễ gia đình và văn hóa, nhưng tác phẩm nghệ thuật và hành động của bà thể hiện sự quan tâm sâu sắc và lòng từ bi đối với tương lai thế giới, vượt lên những hạn hẹp của tôn giáo và quốc gia.