Phần thứ tám
Bí mật về tính cách
Phần 8 - Chương 1
Thụy nguyên vô lại buông thả phóng túng

Có người nói: Tính cách chính là vận mệnh. Cũng có người nói: Tính cách của một số người có thể ảnh hưởngtới thời đại. Tưởng Giới Thạch suốt đời bị sấm sét dập vùi, hết nổi lại chìm, lần này lượt khác. Thế nhưng ông đã khiến mình trước sau vấn đứng ở thế không bị thất bại trong cuộc đấu tranh với bọn quân phiệt cũ và mới, cũng đã khiến cho ông thất bại thảm hại trong cuộc đấu tranh với những người cộng sản, đã hoàn thành một nhân sinh: Quật khởi trong nguy nan, thảm hại trong huy hoàng giãy dụa trong tuyệt cảnh.Vậy Tưởng Giới Thạch đã có nhữngtính cách như thế nào?
Lật mở lịch sử mấy ngàn năm của Trung Quốc, loài người không khó phát hiện: Đại phàm là tuổi thơ của các bậc đế vương và một số nhân vật nổi tiếng, thường có một số sáng suốt sâu sa và hành động tốt đẹp, làm cho người đời tán dương ca ngợi. Như Khang Hy đế 14 tuổi giết quyền thần Ngao Bác, Khổng Dung 7 tuổi nhường lê v.v... Những thuyền thuyết này hoặc thật hoặc giả, nửa thật nửa giả, cùng chung một lò soạn sử và dựng thần, duy trì và bảo hộ thần thánh chí tôn, khiến cho các bậc vương giả vĩnh viễn đứng trên vành sáng lóa mắt chí tôn chí thánh. Thế nhưng khi chúng ta xem lướt qua thực sử thời thơ ấu của Tưởng Giới Thạch đã phát hiện thấy con người này trong năm ba bốn chục của những năm 30-40 thế kỷ này cũng có thể gọi là con người xưng vua xưng chúa nhưng lài là một kẻ sống buông thả vô lại.Mặc dù chính sử của Quốc dân đảng khi ghi chép thời thơ ấu của Tưởng Giới Thạch rất thận trọng, thế nhưng những người dân Khê Khẩu Phụng Hóa lại ngấm ngầm vụng trộm nói: Thằng bé này vừa sinh ra đã là cái phôi sinh ra hết chuyện nọ đến chuyện kia[1]. Tưởng Giới Thạch thời thơ ấu, tên tục là Thụy Nguyên. Mức độ bướng bỉnh và bản tính buông thả, những đưa trẻ bình thường không thể nào sánh kịp.Ngày 30 tết âm lịch năm 1891, là năm âm lịch thứ tư sau khi Tưởng Giới Thạch ra đời. Tết Xuân là mở đầu của một năm, nó tượng trưng cho sự phục hồi của vạn vật, vạn tượng đều đổi mới, đó là ngày tết truyền thống gia đình đoàn tụ, cầu chúc nhau được hạnh phúc như ý của dân gian Trung Quốc. Trong ngày hôm đó, Cửa hiệu muối Ngọc Thái của họ Tưởng giăng đèn kết hoa, vô cùng tưng bừng phấn khởi. ở trong một quốc gia có nền văn hoa chú trọng đến việc ăn uống này, bữa cơm đêm tất niên luôn luôn là cao trào của ngày tết. Gia đình họ Tưởng cũng không lệ ngoại. Lúc này, ở trong nhà khách phía sau hiệu muối Ngọc Thái, tam đại đồng đường nhà Tưởng Ngọc Biểu ngồi xúm quanh bàn ăn, cùng thưởng thức những món ăn quý hiếm của ngày tết. Có lẽ là không khí chúc mừng vui vẻ, cảnh vật xen kẽ nhau đã kích động Thụy Nguyên cậu bé hơn ba tuổi không hiểu biết gì. Trong lúc vui đùa, cậu đột nhiên phát sinh ra ý nghĩ kỳ quặc, muốn thử xem cuống họng của mình có độ sâu bao nhiêu. Kết quả, một chiếc đũa đã cắm sâu vào thẳng cuống họng theo đường thực quản... trong phút chốc, một trận đau đơn kịch liệt rách tim vỡ phổi. Tưởng Thụy Nguyên mắt trắng dã, mồ hôi toát ra, làm cho tất cả mọi người già trẻ trong nhà đều ngơ ngác nhìn nhau. Bà mẹ Vương Thái Ngọc của Tưởng hầu như đã hôn mê ngất đi. Đêm hôm đó, ông nội của Tưởng là Tưởng Ngọc Biểu suốt đếm mất ngủ, chỉ hoảng sợ đưa cháu biến thành câm. Ông thỉnh thoảng lại hỏi cô con dâu của mình qua cửa sổ cánh phòng:- Thụy Nguyên đã đỗ được chưa?Sáng sớm, khi Thụy Nguyên tỉnh lại, nghe tiếng hỏi của ông, liền từ trên giường vọt dậy vui vẻ trả lời:- Ông ơi, cháu đã khỏi rồi, không còn đau một tý nào nữa. Lúc này mới khiến cho cả nhà biến lo buồn thành vui vẻ.Năm Thụy Nguyên lên 5 tuổi, gặp dịp Trung thu, mọi người trong gia đình đều ngồi ngắm trăng ở ngoài sân. Còn Tưởng luôn luôn có những hành động kỳ di, liền bỏ ánh trăng sáng ở trên trời không nhìn mà lại phát hiện ở trong vại nước đặt chỗ cuối sân có một vầng trăng sáng rực rỡ lung linh. Tức thì Tường chèo lên trên miệng vại thò bàn tay vào bên trong để vớt. Tưởng vốn nghĩ rằng thò tay vào là có thể vớt được vầng trăng trong nước, nào ngờ đầu nặng đít nhẹ, Tưởng đã ngã lộn ngược đầu sục vào trong vại nước. Nếu người nhà không nhanh tay thì tính mạng của đứa bé nghịch ngợm này đã toi đời rồi. Đối với Tưởng Thụy Nguyên mà nói sự nguy hiểm trong nước, đây đã không phải là lần đầu bữa hiệu muối Ngọc Thái gần phố, mà dãy phố dài duy nhất ở trên thị trấn này chính là đã vươn dài ra tới tận suối Viêm. Nước suối ở đây trong vắt, đã nhọn lởm chởm, chẳng còn nghi ngờ gì nó đã có sức hấp dẫn cực kỳ to lớn đối với Tưởng Thụy Nguyên. Hầu như mỗi ngày Tưởng đều ra bờ suối nô đùa. Có mấy lần sau những trận mưa rào, nước suối dâng cao, dòng nước chảy siết xuýt nữa đã cuốn trôi Thụy Nguyên đi.Kỳ thực, kiệt tác mà Tưởng Thụy Nguyên đắc ý nhất chính là trò chơi dân một đoàn trẻ con đi đánh trận. Trong loại hoạt động này, Tưởng tự mệnh danh là Đại Tướng, đứng đầu bọn trẻ, tay cầm Trường mâu do mình tự chế, dưới anh trăng sáng, dẫn đội ngũ của mình đi chinh chiến ở khắp nơi, thường thường là đầu vỡ máu chẩy. Do vì tính tình ngang ngạch, quật cường bất khuất, cho nên mọi sự Tưởng đều đi trước người một bước, nếu không như vậy thì thà chết không làm, những đứa trẻ ở trong phố đều không dám đụng vào Tưởng, cho nên Tưởng đã được một biệt hiệu là Thụy Nguyên vô lại. Một lần, ở bên ngoài Tưởng chuốc họa vào thân, bị mẹ đánh đòn nghiêm khắc, trong lúc tình thuế nguy khốn không có chỗ thoát thân, liền phải rúc đầu chui vào trong gầm giường. Vừa hay, lúc đó có người đến tìm mẹ, Tưởng Thụy Nguyên thừa cơ lúc mở cửa, liền chạy vọt ra khỏi cửa. Bà mẹ Vương Thái Ngọc bực tức quá, không biết làm thế nào bà đã phải gào thét khóc lóc ầm ỹ.Năm lên 6 tuổi, bố mẹ và ông bà Thụy Nguyên rất sợ đứa trẻ này ngang ngạnh thành nét thì sẽ khó cứu chữa, họ liền quyết định mời thày chạy tử mặc dù Tưởng chưa đến tuổi đi học. Họ đã mời một lão tú tài lên gọi là Nhiệm Giới My tới dạy Tưởng. Cuộc sống trong trường, tuy cũng có điều bó buộc Tưởng Thụy Nguyên, thế nhưng cũng không thể trừ bỏ hết được thói quen ngang ngạnh liều lĩnh và buông thả của Tưởng được. Tệ hại hơn là tưởng văn bản chẳng coi thày giáo ra gì. Một lần, Tưởng xúc phạm hiệu quy, thày giáo dơ thước lên chuẩn bị đánh vào mu bàn tay. Nào ngờ thước chưa đụng đến tay, Tưởng đã tự động ngã lăn xuống đất, vừa khóc vừa rẫy rụa, làm cho thày giáo phải bó tay.ở Phụng Hóa có một tập tục, vào ngày mồng một tết hàng năm, mọi người trong họ đều phải đến miếu thờ thăm vái tổ tông. Sau khi vái lạy mỗi người được phân mấy miếng bánh hoặc kẹo vừng. Dòng họ Tưởng ở Khê Khẩu cũng có tục lệ như vậy. Một lần, sau khi Tưởng Thụy Nguyên thăm vái tổ tiên xong, nhìn thấy mọi người đều sắp hàng theo thứ tự, liên nghĩ ngay ra một kế Tưởng ngã lăn xuống đất, toàn thân dính đầy bùn đất, sau đó bò dậy chui rúc len lỏi vào trong đoàn người. Mọi người trong họ nhìn thấy Tưởng Thụy Nguyên giống tựa con khỉ bùn đang khệnh Khạng bước tới trước mặt, đều vội vàng né tránh hết chỉ sợ dính phải vận rủi. Tức thì Tưởng đường hoàng bước tới lĩnh bánh kẹo vừng. Từ đó về sau, số người biết tên Thụy Nguyên vô lại ngày càng nhiều. Đàn bà trẻ con ở Khê Khẩu ai ai cũng đều biết được cái tên này.Năm 14 tuổi, bà mẹ Vương Thái Ngọc đã đích thân tìm chọn cho Tưởng Thụy Nguyên một nhà làm thông gia, lấy nàng Mao Phúc Mai 19 tuổi về làm vợ cho Tưởng. Bà mong muốn thông qua việc hôn nhân có thể khoác được một cái rọ lên đầu con ngựa rừng nhỏ bé ương ngạnh ngang bướng này.Ngày tổ chức lễ cưới, trống nhạc vang trời, pháo nổ liên tiếp. Chiếc kiệu hóa có cô dâu ngồi bên trong dừng lại ở trước cửa miếu thờ, mọi người dìu cô dâu ăn mặc chỉnh tề lộng lẫy từng bước từng bước đi vào trong phòng hỉ. Thế nhưng chú rể Tưởng Thụy Nguên lại tỏ ra đầy bụng bực tức. Trước hết những đứa bạn của Tưởng kia không chịu chơi với Tưởng nữa, chúng nói rằng chú rể đã thành người lớn rồi, muốn có vợ thì không có bạn, không đáng mặt làm tướng quân nữa. Điều này đã khiến cho Tưởng Thụy Nguyên rất bực bội. Ngoài ra, trong thời gian này bà mẹ đã quản thúc Tưởng rất nghiêm ngặt, động một tý là dạy dỗ mắng mỏ, làm cho Tưởng nghe mà váng đầu nhức óc. Sau khi hôn lễ bắt đầu, lúc đầu Tưởng còn có thể giữ vững được tinh thần, biểu hiện lịch sử lễ độ. Tiếp theo sau ta những trình tự rườm rà phức tạp, Tưởng dần dần bắt đầu đã không chịu đựng nổi. Khó khăn lắm mới nghe thấy người phụ trách nghi lễ hét to Đưa cô dâu chú rể nhập động phòng, Tưởng Thụy Nguyên tựa hồ như được lệnh tha tội, vội vàng ưỡn thẳng lưng tháo bỏ ngáychiêc mũ da dưa hấu đính giải đỏ ở trên đầu xuống, ném vút lên trên trời, theo tiếng reo hò chạy như bay vọt ra cửa băng lên phố. Đôi lúc mọi người dẫn cô dâu bước vào động phòng, quay trở lại tìm chú rể tiếp tục làm nghi lễ ngồi trên giường, buông màn, trao cốc cho nhau uống rượu v.v.. thì đã không thấy Tưởng Thụy Nguyên chạy đi lối nào rồi.Bà mẹ Tưởng nghe nói con trai bỏ đi đâu, lo lắng vô cùng. Giữa lúc đang sắp sửa cử người đi tìm ở bốn phía, bỗng nghe thấy ở cửa ngoài có một trận ồn ào huyên náo, ra ngoài cửa nhìn thì thấy một đoàn trẻ con tóc để chỏm ngang ngạnh đang tranh nhau ném cuống pháo. Trong đó, đứa tranh giành được nhiều nhất, đốt nhanh nhất, gào thét to nhất, chính là chủ rể tóc bím đuôi sam đen lánh, mặc áo chén áo dài, đeo hoa hồng cát tường như ý. ở vùng Phụng Hóa có câu tục ngữChú rể ném cuống pháo, vợ chồng khó sống tới già lão. Mọi nhà đều khiêng kỵ điều này, coi đó là điều dự báo cuộc hôn nhân không tốt lành Vương Thái Ngọc vừa nhìn thấy con trai mình không chịu phấn đấu vươn lên. bỗng chốc sắc mắt thay đổi, bưng mặt chạy vào trong phòng của mình gào khóc thảm thiết. Mao Phúc Mai vốn dì vẫn cho rằng người có học, bao giờ cũng có phần lịch sự nhà nhặn như trong những vở tuồng, nào ngờ người chồng nhỏ bé của mình lại ngang ngạnh xấu xa tới mức như vậy, lại hiện tượng tới những ngày sau này, đúng thật là ruột sầu trăm mối dòng lệ chứa chan.Từ sau khi Tưởng Thụy Nguyên kết hôn, những tính cách buông tuồng vô lại, phóng túng bừa bãi này của Tưởng, cũng thường thường đem lại nỗi buồn bực cho nhà bên ngoại. Phong tục ở nơi đó, sau khi nam nữ thành thân, ngày mồng 2 tết xuân, chú rể mới phải tới dãy nhà vợ lễ tết mừng tuổi bố mẹ vợ. Bố mẹ vợ cũng theo tục lệ địa phương cũng mời con rể ở lại dùng cơm. Đây là thứ lễ tiết mà cả hai bên bố mẹ vợ và con rể đều cần phải rất tôn trọng. Vào lúc sáng Sớm ngày mồng 2 tháng giêng, Vương Thái Ngọc và Mao Phúc Mai đã chuẩn bị sẵn sàng những lễ vật đem đi, còn thuê một người gánh đưa Tưởng Thụy Nguyên tới nhà ông nhạc lễ tết. Phía bên nhà vợ rất vui mừng sung sướng. Ông già Mao Đỉnh Hòa giết vịt mổ gà, nấu canh, rang lạc chuẩn bị một bàn rượu thịt thịnh soạn, còn mời một số nhân vật đứng đầu trong họ tới, chỉ còn chờ con rể đến là mở tiệc ăn mừng. Thế nhưng, một nửa ngày đã trôi qua, vẫn chưa thấy bóng dáng con rể đâu. Theo tốc đội bình thường, từ Khê Khẩu Tới Nham Đầu chỉ có lộ tình ba tiếng đồng hồ. Thế nhưng, mãi tới khi mặt trời đã ngả về tây vẫn chưa nhìn thấy chàng rể đâu. Các vị khách phí công chờ đợi nửa ngày, chẳng còn gì hứng thú, họ xôn xao dự định cáo từ, làm cho Mao Đỉnh Hòa rất ngượng ngùng. Chính trong lúc này, có người tới báo: Chàng rể đã đến từ lâu rồi, hiện tại đang Tạp giao ở trong miếu thờ nhà họ Mao!- Cái gì kia? - Quả thực Mao Đỉnh Hòa không dám tin tưởng vào đôi tai của mình. Một người đi học đã chín năm, làm sao có thể Tạp giao cùng với bọn khốn kiếp hạ lưu bán thuốc nhảm, hoạch tiền được? Trước mặt những người trong họ, Mao Đỉnh Hòa quả thực là khó xử.Lúc này, Tưởng Thụy Nguyên quả nhiên đã dẫn mấy tay anh chị trong hội hoa đàng đang hát trò diễn tuồng ở trong miếu thờ nhà họ Mao ở Nham Đầu. Hội hoa đăng là một loại hoạt động văn hóa mang tính chất tự vui chơi ở trong dân gian vùng đó, do một số thanh niên tự phát tổ chức ra, đi biểu diễn hết thôn này trại khác vào thời kỳ tết Xuân hàng năm để đổi lấy một số đồ vật, tiền, gạo, bánh trái v.v... Dựa theo lý mà nói, bàn về kinh tế và địa vị thì Tưởng Thụy Nguyên không nên tham gia vào loại hoạt động với hình thức hoạch tiền này. Thế nhưng chàng hậu sinh ngang bướng háo sư này, chẳng những đã tham gia mà còn dân cả băng anh chị khốn khổ này tới nhà bố vợ ăn tiệc nữa!Giữa lúc ông già họ Mao đang chuẩn bị đi xem sự thể ra sao, tiếng thanh la ở ngoài cửa đã vang lên, pháo nổ ba lần, đội hoa đăng kéo thẳng tới. Đi đầu là một thiếu niên mười lăm mười sáu tuổi, mặc áo lụa dài màu đen mới tinh, trên vạt áo bùn lấm loang lổ, bím tóc sam ở dưới mũ da sắp sửa rũ tung ra. Mao Đỉnh Hòa nhìn kỹ quả nhiên đúng là Tưởng Thụy Nguyên, con rể của mình, không kìm nổi lửa giận bốc cao ba trượng, dùng chiếc tẩu thuốc cán đồng chỉ thẳng vào Tưởng Thụy Nguyên mà chửi:- Mày là cái đồ vô lại! Còn dám vác mặt tới cửa làm xấu cả nhà. Môn phong của hai nhà Mao Tưởng đều do mày làm cho bại hoại hết cả!Tiền thì chẳng kiếm được lại bị nếm một trận chửi cay đắng, các tay anh chị trong hội hoa đăng thì cười khì khì rồi lủi trốn. Tưởng Thụy Nguyên đang lúc hào hứng thì vấp phải trận chửi quái ác, sắc mặt từ hồng chuyển sang tím. Sau khi đối chọi với bố vợ một lúc, Tưởng hì mũi một tiếng, rồi bỗng nhiên quay ngoặt, khênh khạng bước đi đầu không ngoái trở lại. Lúc này, giữa con rể và bố vợ đã kết thành cục oán hận ở trong lòng.Đối với những tính cách ngang ngạnh phóng đãng theo kiểu này của Tưởng Thụy Nguyên, trong cuốn sách Tưởng Giới Thạch tiên sinh trước năm 15 Dân quốc của Mao Tư Thành cũng lược ghi: Những trò ưa thích của tiên sinh, lấy lớp học làm vũ đài, dùng bạn học làm đồ chơi, thái độ ngông cuồng không ai sách kịp. Những điều tóm tắt phái thảo này, chình là biểu hiện ở trong trường của Tưởng Thụy Nguyên thời niên thiếu.Thế thì, Tưởng Trung Chính sau khi thành niên lại lược thuật như thế nào về những năm thơ ấu ngang ngược ác liệt của mình?Trong bài Lược sự về tiên tỉ Vương Thái phu nhân do Tưởng tự soạn, Tưởng nói: Thời niên thiếu Trung Chính nhiều bệnh tật, thường xảy ra nguy kịch. Tới khi khỏi, lại vui vẻ chơi đùa. Phàm những vết thương về nước lửa dao gậy, vấp phải nguy hại không chỉ có một lần, một lần lại làm tăng thêm vất vả khổ sở cho mẹ hiền. Năm lên 6 tuổi thì đi học, ngày càng bướng bỉnh, vậy mà tiên tỉ vẫn dạy dỗ không biết mệt mỏi, vẫn chịu đựng khổ sở không chút nương chiều. Rõ ràng, trong bài nói tới vui vẻ chơi đùa,ngày càng bướng bỉnh chính là trò chơi tinh nghịch mà Thụy Nguyên vô lại biểu diễn; còn như Thường xảy ra nguy kịch thì nhất định là bao hàm tình tiết nguy hiểm chọc đùa vào trong cuống họng và trò trồng ngược cũ tỏi ở trong vại nước rồi!Hiển nhiên là, mọi người đều đã nhìn thấy rõ: buông thả phóng đãng, tự làm theo ý mình, mọi việc đều tranh giành hiếu thắng, để đạt mục địch đã không từ thủ đoạn nào v.v... những biểu hiện này đã tạo thành một trong những đặc chưng điển hình của mô típ hành vi Tưởng Thụy Nguyên. Do đó đã được biệt hiệu àl vô lại. Phải nên nói rằng, loại tính cách điêu toa, hiếu thắng, không chọn thủ đoạn của Tưởng Thụy Nguyên là nguyên nhân cơ bản di truyền của việc noi theo gương Cha. Người cha Tưởng Triệu Thông của Tưởng, mọi người gọi là Con lươn vàng cứng đầu, có ý là rất khó đối phó. Tưởng Triệu Thông là con người tinh nhanh tài giỏi, thao nói năng, làm việc không bị thu hớ, luôn chiếm thế lợi. Những điểm tinh nhanh tài giỏi này của Tưởng Triệu Thông đều đã truyền cả cho con trai, công thêm sự sủng ái của hai người ông và cha lại càng bồi dưỡng cho tính cách phóng túng buông thả bừa bãi của Tưởng Thụy Nguyên, đúng là màu xanh lấy tự màu lam, nhưng lại đặm hơn màu lam.Những tính cách đặc chưng mà Tưởng Thụy Nguyên đã noi theo cha và mở rộng hơn cha, trong công cuộc tung hoành ngang dọc mà bản thân Tưởng đứng trên vũ đài chính trị của Trung Quốc đã thực sự có đất dụng võ!
---------------------------
[1] Tưởng Giới Thạch gia thế trang 80, NXB nhân dân Triệt Giang tháng 10 năm 1988