THIỀN ÔM

Ôm là một tập quán đẹp của người Tây Phương. Chúng ta có thể đóng góp phần hơi thở ý thức vào việc này.
Khi ôm một em bé trên tay, ôm mẹ, ôm con hay ôm một người thân, nếu ta biết theo dõi hơi thở, ta sẽ thấy hạnh phúc bội phần. Bởi nếu trong lúc ôm mà ta nghĩ đến chuyện khác, có khác gì ta ôm một người nộm, ta không tiếp xúc thật sự với người ấy, ta làm một cách máy móc, do đó cái ôm không có ý nghĩa.
Tại một khoá tu dành cho các nhà tâm lý trị liệu ở Colorado, một thiền sinh, sau khi được thực tập thiền ôm, khi trở về nhà đã ôm vợ mình thật cẩn trọng và sâu sắc như chưa bao giờ được ôm vợ, làm bà vợ rất ngạc nhiên và hết sức cảm động. Nhờ vậy bà vợ đã điện thoại xin tham dự khóa tu ở Chicago.
Phải thực tập nhiều mới thấy thoải mái trong khi thiền ôm.
Có người vừa ôm vừa vỗ vào lưng bạn như để chứng tỏ rằng ta đang có mặt.
Bạn chỉ cần theo dõi hơi thở là bạn thấy mình đang có mặt thật sự với người kia.
Hai người đang thật sự có mặt với nhau trong giờ phút hiện tại, và đó có thể là giây phút đẹp nhất trong cuộc đời bạn.
Nếu cháu bé cưng của bạn đang đến với bạn mà bạn lại đang lo nghĩ về quá khứ, suy tính về tương lai hay đang giận dữ thì tuy cháu đứng đó mà bạn đâu thấy nó. Nó chỉ như một bóng ma vì chính bạn cũng đang là một bóng ma.
Muốn thấy rõ con, tiếp xúc được với con, bạn phải tiếp xúc được với chính mình, phải làm mình có mặt trong giây phút hiện tại. Trở về với hơi thở là trở về với con người thực của mình để thấy sự hiện diện của những người thân là một thực tại nhiệm mầu.
Thiền ôm được thiết lập trước hết cho những người trong cùng một gia tộc. Đã có những người cha và người con hòa giải được với nhau nhờ ôm nhau trong ý thức. Trong im lặng hai cha con ôm nhau, tuy không nói, nhưng đã xóa bỏ mọi hờn oán và nguyện làm mới trở lại tình thương giữa hai người. Hai mẹ con cũng vậy.
Vào ngày cúng giỗ tổ tiên hay cúng giỗ đầu năm, sau khi lạy ông bà, anh em nên quay lại ôm nhau trong chánh niệm.
Phải ôm cho sâu sắc và thành kính. Chắp tay xá nhau thật sâu trước khi ôm và sau khi ôm. Thiền ôm là một nghi lễ.
Nếu không có một cung kính tột độ, đó không phải là thiền ôm. Đó có thể là phá hoại thiền ôm.
Lạy ông bà và tổ tiên sẽ không có ý nghĩ gì nếu con cháu không chịu hòa giải với nhau.
Chúng ta nên thiết lập truyền thống đẹp đẽ này trong truyền thống gia đình.

Truyện AN LẠC TỪNG BƯỚC CHÂN Lời tựa của Đức Đạt Lai Lạt Ma Lời giới thiệu Hai Mươi Bốn Giờ Tinh Khôi Cây Bồ Công Anh Hơi Thở Ý Thức Hiện tại Bớt Suy Nghĩ Lại. Nuôi Dưỡng Chánh Niệm Trong Từng Phút Giây Ngồi Đâu Cũng Là Ngồi Thiền Thiền tọa Chuông Chánh Điện Chiếc Bánh Thời Thơ Ấu Bí Tích Thánh Thể Ăn Cơm Chánh Niệm RỬA CHÉN Thiền Hành Thiền Điện Thoại Thiền Lái Xe Quay Về Một Mối Cắt Cỏ Và Thở Vô Nguyện Đời Sống Là Một Tác Phẩm Nghệ Thuật Hy Vọng Trông Chờ Đôi Khi Là Một Trở Ngại BÔNG HOA VÀ NỤ CƯỜI NGÀI CA DIẾP PHÒNG THỞ CUỘC HÀNH TRÌNH VẪN TIẾP TỤC DÒNG SÔNG CẢM THỌ KHÔNG CẮT BỎ CHUYỂN HÓA NHỮNG CẢM THỌ Ý THỨC VỀ CÁI GIẬN ĐẬP GỐI ĐỂ TRÚT CÁI GIẬN ĐI THIỀN HÀNH KHI ĐANG GIẬN LUỘC KHOAI NGUỒN GỐC CỦA CÁI GIẬN NỘI KẾT Đã xem 635723 lần. --!!tach_noi_dung!!--


ĐẦU TƯ VÀO TĂNG THÂN

--!!tach_noi_dung!!--
Dù có bao nhiêu tiền trong nhà đi nữa, mình vẫn có thể chết dể dàng vì nỗi quạnh hiu và những khổ đau của mình.
Cho nên nếu có được một người bạn tốt, xây dựng được một tăng thân tốt gồm những người bạn chân thật biết nâng đỡ và bảo bọc ta trong lúc khó khăn, đó là một nguồn đầu tư lớn.
Những người bạn này giúp ta tiếp xúc với những yếu tố tươi mát và lành mạnh trong con người ta và chung quanh ta, nhờ đó ta trở nên một thành phần vững chãi của tăng thân, đem niềm vui và sự hiểu biết đến cho mọi người, cùng giúp nhau tiến tu trên con đường giải thoát.

CHÁU CHẮT LÀ NIỀM VUI CỦA ÔNG BÀ

Người già rất thích được sống gần con cháu.
Mà ở Tây Phương con cháu thường gửi ông bà vào nhà dưỡng lão. Cho nên người già ở Tây Phương thật là tội nghiệp.
Họ không được sống gần con cháu. Trong nhà dưỡng lão, họ chỉ tiếp xúc với những người già. Cuối tuần con cháu mới đến thăm được một vài giờ và sau khi con cháu ra về, họ càng cảm thấy lẽ loi cô độc.
Ở Việt Nam, ông bà lúc nào cũng sống với con cháu, kể chuyện đời xưa cho con cháu nghe. Ta phải giữ gìn truyền thống này để người già luôn được gần gũi người trẻ, để người trẻ học được những cái hay của ông bà và để ông bà có niềm vui được nâng niu các cháu và ôm các cháu vào lòng.
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: Ct.ly
Được bạn: TSAH đưa lên
vào ngày: 26 tháng 7 năm 2004

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--