Chuông Chánh Điện

Theo truyền thống, ở chùa, ta thường dùng chuông để nhắc nhở mọi người trở về với giây phút hiện tại. Mỗi khi nghe chuông, chúng ta ngừng nói chuyện, ngừng suy nghĩ, mỉm cười và quay về với hơi thở, với chính mình. Dù đang bận làm gì chúng ta cũng ngừng tay và theo dõi hơi thở, Đôi khi chúng ta đọc thầm bài kệ sau đây:

Lắng lòng nghe, lắng lòng nghe,

Tiếng chuông huyền diệu đưa về nhất tâm
Khi thở vào, chúng ta nói " lắng lòng nghe, lắng lòng nghe ", và khi thở ra, chúng ta nói "Tiếng chuông huyền diệu đưa về nhất tâm".
Từ khi sang Âu Châu, tôi chưa hề được nghe tiếng chuông chùa. Nhưng ở Âu Châu, nơi nào cũng có chuông nhà thờ. Ở Mỹ thì ít hơn, đó là điều đáng tiếc. Mỗi lần sang thuyết pháp ở Thụy Sĩ, tôi đều dùng chuông nhà thờ để thực tập chánh niệm. Khi nghe tiếng chuông đổ, tôi dừng nói chuyện và khuyên thiền sinh để hết lòng lắng nghe tiếng chuông. Khi nghe tiếng chuông, chúng tôi dừng lại, theo dõi hơi thở và tiếp xúc được với những gì mầu nhiệm ở xung quanh, hoa lá, các em bé nhỏ, những âm thanh tuyệt diệu.
Mỗi khi chuông ta quay trở về để tiếp xúc với cuộc sống trong giây phút hiện tại.
Một ngày nọ, ở Berkeley, tôi đề nghị với các giáo sư và sinh viên trường đại học California là khi nghe tiếng chuông trong cư xá vang lên, họ nên dừng lại để tập vài hơi thở chánh niệm. Chúng ta nên dể dành thì giờ để vui sống, không nên lúc nào cũng vội vã bận rộn. Chúng ta phải tập thưởng thức những tiếng chuông nhà thờ ngân nga, những tiếng chuông đổ hồi rộn rã nơi trường học. Tiếng chuông nghe rất vui tai, rất thánh thót và có thể làm ta tỉnh thức.
Nếu ở nhà bạn có cái chuông nhỏ, bạn có thể tập thở và cười theo tiếng chuông. bạn không cần phải mang chuông theo tới sở làm. Nghe âm thanh nào bạn cũng dừng lại, tập thở ra thở vào và an trú trong giây phút hiện tại. Tiếng rí rí phát ra khi bạn lên xe hơi mà quên mang dây nịt cũng là tiếng chuông chánh niệm. Ngay cả những tiếng vô thanh, như ánh nắng mặt trời chiếu qua cửa sổ, cũng là những tiếng chuông nhắc nhở ta trở về với giây phút hiện tại, thở và mỉm cười.

Truyện AN LẠC TỪNG BƯỚC CHÂN Lời tựa của Đức Đạt Lai Lạt Ma Lời giới thiệu Hai Mươi Bốn Giờ Tinh Khôi Cây Bồ Công Anh Hơi Thở Ý Thức Hiện tại Bớt Suy Nghĩ Lại. Nuôi Dưỡng Chánh Niệm Trong Từng Phút Giây Ngồi Đâu Cũng Là Ngồi Thiền Thiền tọa Chuông Chánh Điện Đã xem 635689 lần. --!!tach_noi_dung!!--


Chiếc Bánh Thời Thơ Ấu

--!!tach_noi_dung!!--
Lúc tôi bốn tuổi, má tôi mỗi khi đi chợ về thường mua cho tôi một cái bánh. Tôi liền ra đứng trước sân nhà và ăn cái bánh cả nửa tiếng hay bốn mươi lăm phút. Tôi vừa cắn từng miếng nhỏ vừa ngước nhìn trời hoặc dùng chân vuốt ve con chó. Tôi thấy thích thú vô cùng, tôi ăn cái bánh rất lâu, vừa ăn vừa ngắm trời đất, ngắm con chó, con mèo và mấy bụi tre. Tôi không có gì để lo nghỉ cả, dù quá khứ hay tương lai, tôi sống hoàn toàn cho hiện tại với cái bánh của tôi, với con chó, con mèo, với bụi tre, với mọi thứ.
Chúng ta cũng có thể ăn nhũng bữa cơm hàng ngày một cách chậm rãi và thích thú như vậy, như tôi ăn cái bánh thời thơ ấu. Bạn có thể nghĩ là bạn đã đánh mất cái bánh thời thơ ấu, nhưng tôi tin chắc là nó vẫn còn nằm trong một góc nào đó trong trái tim bạn.
Mọi thứ vẫn còn đó, nếu bạn thật sự cần đến, bạn sẽ tìm thấy.
Ăn có chánh niệm là một phép thực tập rất quan trọng. Ăn như thế nào mà mình phục hồi lại cái bánh thời thơ ấu. Giây phút hiện tại là giây phút tràn đầy an lạc.
Nếu bạn có chánh niệm, bạn sẽ thấy điều đó có thực.
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: Ct.ly
Được bạn: TSAH đưa lên
vào ngày: 26 tháng 7 năm 2004

--!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--