Phần thứ tám
Bí mật về tính cách
Phần 8 - Chương 6
Tác phong chính khách : nuốt lời lật lọng

Vào những năm 80, ở Đài Loan từng xuất bản cuốn sách Tính cách chính trị của cha con Tưởng Giới Thạch trong cuốn sách đó đã bình giá Tưởng Giới Thạch như sau:Ông Tưởng dựa vào vũ lực và quân đội, đã trở thành kẻ mạnh ở trong Đảng. Lúc đó, các trọng thần nguyên lão Quốc dân đảng có rất nhiều, tả có Uông Tinh Vệ, hữu có Hồ Hán Dân, nói về danh tiếng và sự từng trải, ông Tưởng đều kém họ rất xa. Trong Chính phủ Quốc dân thời kỳ đầu, địa vị của ông Tưởng cũng không cao, thế nhưng theo đà cuộc đấu tranh ác liệt giữa Bắc phạt và trong Đảng, địa vị của ông Tưởng đã dần dần được nâng cao. Ông là tư lệnh quân đội Quốc dân đảng, là hiệu trưởng trường quân đội, trong những cục diện hỗn loạn đó, vũ lực là hậu thuẫn lớn nhất, học sinh Hoàng Phố là đồng vốn để ông đánh dẹp thiên hạ.Đó là một thời đại lớn bão to sóng cả, thời thế tạo anh hùng. Thời kỳ đầu, các nguyên lão trong Quốc dân đảng đều đánh giá thấp Tưởng Giới Thạch, cho rằng ông ta chẳng qua chỉ là một kẻ vũ phu không có học vấn cao sâu, chẳng có giáo dưỡng tốt đẹp, không có khẩu khiếu tài năng đặc biệt, chẳng có năng lực chính trị. Về sau, ông ta ngoài việc phát hiện ra sự gan dạ và hiểu biết của mình về mặt quân sự ra, trên mặt chính trị cũng đã bắt đầu biểu hiện ra năng lực về phương diện tổ chức mưu lược. Tức thì những đối thủ chính trị của ông đã phê phán ông nhiều mưu kế, thạo quyền thuật, ngấm ngầm độc tài. Bất luận như thế nào, trong dòng thác lũ lèo lá lật lọng của quân nhân và chính khách, ông Tưởng vẫn có hạt nhân riêng của mình, đặt sách lược kế hoạch mở rộng thế lực của mình. Sau sự biến Tây An nguy nan giữa sống và chết, ông Tưởng đã biến thành lãnh tụ quốc gia được triều đình và dân chúng công nhận.Cuốn sách này tuy không thiếu những ngôn từ đẹp đẽ, thế nhưng trong ngôn ngữ cũng đã ít hoặc nhiều nói ra những điểm già dơ thâm hiểm của những trò chơi quyền thuật trong đấu tranh chính trị của Tưởng Giới Thạch. Chẳng trách một số võ nhân và chính khách trong Quốc dân đảng, sau khi đấu phép với Tưởng Giới Thạch bị thất bại đã xôn xao than vãn rằng: Tưởng Giới Thạch là một kẻ thành công hoàn hảo có tất cả những thủ đoạn quyền thuật của chính khách và quân phiệt từ thời Dân quốc tới nay.Vậy thì, những thuật quyền mưu mà Tưởng Giới Thạch đánh bại kẻ thù chính trị và đối thủ của mình là những gì? Kỳ thực, mục đích quan trọng của thuật quyền mưu chính là một trong những đặc trưng điển hình trong tính cách hành vi của Tưởng, đó là: gian ngoa xảo xá, nuốt lời lật lọng, không giữ chữ tín.Cuối năm 1926, Tưởng Giới Thạch bắc phạt tiến sâu vào biên giới tỉnh Giang Tây, đã bắt đầu dự tính xây dựng cơ đồ khác ở Trong Quốc dân đảng, lập nên chính quyền của riêng mình. Để lôi kéo Nhật Bản, thoát khỏi Liên Xô, trong tháng 11, Tưởng đã cử Đới Qúy Đào sang Nhật, tìm cầu sự ủng hộ của Nhật Bản đối với chính quyền Tưởng. Trải qua nhiều lần mật đàm, giữa Tưởng và Thiên Hoàng đã thỏa thuận một hiệp nghị bí mật: Sau khi chiếm lĩnh vùng đông nam Trung Quốc, Tưởng bắt đầu Thanh cộng ở trong Quốc dân đảng, sau đó tiếp tục Bắc phạt, thống nhất khu vực phía nam trường thành. Còn Thiên Hoàng, sẽ tiến hành ủng hộ hành động này của Tưởng Giới Thạch, với điều kiện trao đổi là: Nhật Bản được hưởng quyền khống chế đối với các vùng đất phía bắc Trường thành, Đông bắc Mông Cổ v.v. Thế nhưng, họ Tưởng sau khi xây dựng chính quyền, đã không đem Đông Bắc chắp tay trao cho Nhật Bản. Hơn thế, Trương Học Lương trẻ khỏe yêu nước, cũng không chịu nhận sự sắp đặt của Nhật, cuối cùng ngày 29 tháng 12 năm 1928 đã quy phục Chính phủ quốc dân. Sau khi Đông Bắc đổi cờ, Nhật Bản yêu cầu thực thi mật ước, Tưởng liền mời đoàn đại biểu phía Nhật đem bản mật ước tới để đàm phán. Tháng 10 năm 1929, đại sứ Nhật đem mật ước tới Hoa đàm phán, Tưởng sai người chuốc rượu cho say mèm ở trên xe sau đó lấy cắp bản mật ước tiêu hủy. Sứ Nhật bị mất mật ước không còn cách gì để bàn giao nữa, sau khi về nước đã phải tự sát, còn Thiên Hoàng Nhật Bản có miệng cũng khó nói ra lời. Sau sự biến 18-9, thiếu tướng đại đặc vụ Nhật Bản Doihara Futa đã phẫn nộ bất bình nói Tưởng là kẻ qúa vô tín nghĩa với Lý Tông Nhân. Khi Lý hỏi tường tận sự việc, Doihara lại giữ kín miệng bình, giấu kín rất chặt. Kỳ thực cái gọi là bản mật ước chẳng qua chỉ là một cái kế biến ứng của Tưởng Giới Thạch mà thôi. Hễ Tưởng ngồi được vững vàng trên giang sơn rồi thì sự việc đó còn có ý nghĩa gì nữa. Lẽ dĩ nhiên, người viết cuốn sách này tại đây, không đứng trên lập trường của đế quốc Nhật Bản để có ý khiển trách Tưởng không giữ đến tín nghĩa, mà chỉ lấy sự việc này để chứng minh điều lật lọng, không giữ chữ tín của Tưởng Giới Thạch mà thôi.Khảo sát đời sống chính trị thời kỳ đầu của Tưởng Giới Thạch, người ta không khó phát hiện, sự tiến vọt mau chóng về địa vị trong Quốc dân đảng của Tưởng có liên quan tới lập trường tả khuynh của ông ta. Năm 1924, Quốc dân đảng triệu tập Đại hội đại biểu trong toàn quốc lần thứ nhất, Tôn Trung Sơn thực hành ba chính sách lớn Liên Nga, Liên Cộng, phù trợ công nông, được sự giúp đỡ của những người Cộng sản, hình thế cách mạng được phát triển rất rầm rộ. Lúc này, trong tâm Tưởng Giới Thạch hiểu rõ, nếu muốn giành được sự nể trọng của các lãnh tụ Quốc dân đảng như Tôn Trung Sơn, Liêu Xung Khải v.v. thì cần phải thể hiện tả một chút. Do đó, Tưởng đã lợi dụng địa vị hiệu trưởng trường quân sự Hoàng Phố, nói rùm beng về cái gọi là bắt chước Liên xô và tán đồng với ngôn luận của Đảng Cộng Sản. Ngày 9 tháng 4 năm 1925, sau cuộc Đông chinh lần thứ nhất, Tưởng Giới Thạch đã huấn thị đối với các học viên, nói đại nào là chúng ta muốn Đảng thành công, chủ nghĩa thực hiện, nhất định phải bắt chước biện pháp của Đảng cộng sản nước Nga, mới có thể khiến cho mọi người biết được trách nhiệm và bổn phận làm đảng viên. Ngày 13 tháng 9 cùng năm, trên Đại hội bầu cử ẹy ban chấp hành khóa 3 Đảng bộ đặc biệt của trường quân sự Hoàng Phố, Tưởng nhằm thẳng vào tình hình quốc cộng hợp tác lúc đó,nói: Chúng ta cần phải hiểu rõ khẩu hiệu Chống Cộng sản này là do bọn đế quốc dùng để làm trúng thương chúng ta. Nếu chúng ta cũng đề xướng theo khẩu hiệu chống cộng sản này, điều đó chẳng phải là đã trúng phải độc kế của bọn đế quốc hay sao?... Thủ tướng dung nạp cộng sản gia nhập Đảng ta, là muốn đoàn kết những phần tử cách mạng. Nếu chúng ta phản đối chủ trương này, thì chính là muốn giải tán đoàn thể cách mạng, há chẳng phải là kẻ có tội với Đảng cách mạng hay sao?... ý nghĩ của cá nhân tôi, Quốc dân đảng chúng ta, hiện tại chỉ có phái tả và phái hữu, không thể có cộng sản Đảng và phi cộng sản Đảng, càng không thể có Quốc dân đảng và Cộng sản Đảng. Nếu những đảng viên Quốc dân đảng có loại kiến giải này, điều đó chẳng khác gì tước bỏ, làm yếu nguyên khí cách mạng của mình. Từ những ngôn luận này mà xét, Tưởng Giới Thạch qủa thật có thể gọi là phái tả ở trong Quốc dân đảng. Tưởng đã khiêm tốn thận trọng lại thân Xô, thân Cộng, cộng thêm việc chỉ huy học sinh Hoàng Phố Đông chinh, quân công hiển hách, cuối cùng đã giành được tình cảm tốt đẹp của các nhân sĩ lãnh đạo Quốc dân đảng và cố vấn Bôrôtin Liên Xô. Và thế là, cánh cửa lớn của ẹy ban Trung Ương Quốc dân đảng liền được mở rộng đón Tưởng vào tháng 1 năm 1926, Quốc dân đảng triệu tập Đại hội đại biểu lần thứ hai. Trong hội nghị này, Tưởng Giới Thạch được bầu làm ủy viên thường vụ ẹy ban chấp hành trung ương, bước sâu vào hạt nhân lãnh đạo trung ương Quốc dân đảng.Sau khi bước vào hạt nhân lãnh đạo Trung ương Quốc dân đảng, Tưởng Giới Thạch liền bắt đầu đả kích kẻ đối địch về chính trị, bài xích người khác cánh. Muợn hung thủ truy soát vụ án Liên Xung Khải bị đâm chết và đứng ở hậu đài, Tưởng Giới Thạch đã đuổi cút nguyên lão Quốc dân đảng Hồ Hán Dân. Ngày 20 tháng 3 năm 1926, Tưởng lại một tay nã pháo tạo ra Sự kiện hạm Trung Sơn bắt giữ Lý Chi Long, người của Cộng sản bao vây nơi ở của Đoàn cố vấn Liên xô và tiến hành hạn chế đối với những người cộng sản. Ngày 16 tháng 4, trong hội nghị liên tịch giữa Đảng bộ Trung ương với chính phủ Quốc dân, Tưởng Giới Thạch đã được bầu làm Chủ tịch ủy bản quân sự chính phủ quốc dân. Ngày 16 tháng 5, trong Hội nghị lần thứ hai ẹy ban chấp hành trung ương mà Tưởng Giới Thạch làm Chủ tịch lại thông qua Dự án chỉnh lý Đảng vụ, dấn sâu thêm một bước tiến hành bài xích và hạn chế đối với những người cộng sản. Trong thời gian chưa đầy một năm. Tưởng Giới Thạch đồng thời với việc cao hô khẩu hiệu Cách mạng đã đuổi cút các nguyên lão Quốc dân đảng như Hồ Hán Dân, Uông Tinh Vệ v.v. đối với Đảng cộng sản thì từng bước o ép chặt chẽ, hạn chế ở mọi nơi, cuối cùng đã đạt được mục đích bản thân mình độc chiếm đại quyền. Đối với trò bịp nuốt lời lật lọng, sớm Tần tối Sở của Tưởng Giới Thạch, Lý Tông Nhân lão đối thủ của Tưởng đã nhìn rất rõ ràng chính xác: thủ pháp lúc tả, lúc hữu như vậy, không phải là do thay đổi quan điểm chính trị, trên thực tế, đây chỉ là quyền thuật của cá nhân ông ta, với tư thái thực thực hư hư, bài trừ kẻ khác cánh, để đạt tới mục đích độc tài của cá nhân ông ta![1].Cuộc chính biến 12 - 4 vào tháng 4 năm 1927, chính là màn biểu diễn kiệt suất nhất loại chính trị lưu manh chống cộng này của Tưởng Giới Thạch. Hạ tuần tháng 3 năm 1927 Tưởng Giới Thạch đang ở Thượng Hải rùm beng ầm ỹ trù liệu kế hoạch Thanh cộng nhưng ngoài mặt lại viết hàng loạt văn chương thân cộng.Đối mặt với nguy cơ chưa từng thấy của Quốc Cộng hợp tác, sự tấn công nguy hiểm của phải hữu Quốc dân đảng, Tưởng đã phát biểu bài nói chuyện trên báo chí cho rằng Giữa hai phái tả hữu tuy hơi có khác biệt nhau một chút trên mặt chính kiến, nhưng vẫn làm việc vì một mục đích đều quy về phúc lợi của Đảng quốc. Khi các đại biểu công nhân Thượng Hải yêu cầu Tưởng Giới Thạch làm rõ tin tức đối với việc quân đội tịch thu súng của đội trật tự công nhân, Tưởng biểu lộ: Đội trật tự vốn nên có vũ trang, tuyệt đối không có lí tịch thu khí giới, nếu có người nào có ý muốn tước khí giới, tôi có thể bảo đảm không được tước một khẩu súng nào. (Thời báo ngày 9 tháng 4 năm 1927). Ngày mồng 6 tháng 4 Tưởng Giới Thạch còn đặc biệt cử đội quân nhạc đưa tới cho đội trật tự công nhâm một tấm biển đề Cùng chung phấn đấu, để biểu thị ý kính trọng đối với đội trật tự của công nhân Thượng Hải. Thế nhưng, năm ngày sau, Tưởng liền phát động cuộc chính biến phản cách mạng. Trong cuộc tàn sát Thanh Đảng đẫm máu, Tưởng Giới Thạch nói với cấp dưới là Dương Hổ, Trần Quân: Phàm kẻ nào có thể giết thì nhất loạt giết chết hết, thà có thể giết sai, chứ không được thả sai.Thủ đoạn úp tay thành mưa, ngửa tay thành gió này của Tưởng Giới Thạch, chẳng những dùng để đối phó với Đảng cộng sản mà còn dùng để đối phó với phái thực lực địa phương phản đối bản thân Tưởng nữa. Tháng 8 năm 1928, sau khi Tưởng Giới Thạch ra nhậm chức chủ tịch Chính phủ quốc dân Nam Kinh, để tăng cường quyền lực cá nhân Tưởng đã tước bỏ phụ thuộc cắt giảm quân số. Trong việc cắt giảm quân số, do vì thân sơ chênh lệch qúa lớn, rất không công bằng đã dẫn tới một số thực lực phái địa phương chống lại Tưởng. Tháng 3 năm 1929, bộ tướng Lý Tông Nhân thuộc Quảng Tây trước hết gọi diện chống lại Tưởng, thế là cuộc chiến tranh Tưởng Quế bùng nổ. Đối với loại chiến tranh này, Tưởng Giới Thạch quen sử dụng thủ pháp viễn giao cận công và mua chuộc. Khi chiến tranh bắt đầu, Tưởng đã lừa dối được Phùng Ngọc Tường tham gia chống lại Quế (Quảng tây), liền hứa cho Phùng các địa bàn Hồ Bắc, Sơn Đông v.v. để thúc đẩy Phùng tham chiến. Đồng thời, Tưởng lại dùng vàng bạc mua chuộc các tướng lĩnh quan trọng trong quân đội Quế hệ để phản chiến, nhanh chóng đập tan được quân đội Quế hệ. Sau sự việc, Tưởng Giới Thạch lại lấy danh nghĩa quân đội Phùng Ngọc Tường chưa tham chiến không thực hiện hiệp ước trước. Phùng bị qủa lừa vô cùng bực tức đã chửi rủa Tưởng Giới Thạch là lời nói không giữ chữ tín, rồi chiếm cứ Tây Bắc, chuẩn bị chống lại Tưởng. Giữa lúc Phùng Tưởng đang tuốt kiếm giương cung, các bộ tướng của Phùng là Hàn Phúc Củ, Thạch Hữu Tam, Mã Hồng Qùy v.v. đã bị Tưởng dùng tiền mua chuộc đã đánh điện chống Phùng ủng hộ Tưởng, làm cho Phùng Ngọc Tường không còn biết xoay sở ra sao. Sau đó, Tưởng Giới Thạch lại hạ lệnh tấn công đánh mạnh Phùng Ngọc Tường. Đồng thời với việc thực thi đả kích, Tưởng lại đem chức vụ sĩ quan tư lệnh trưởng biên phòng Tây Bắc của Phùng ủy nhiệm cho Diêm Tích Sơn, dùng nó để ly gián quan hệ giữa Phùng và Diêm. Diêm Tích Sơn thấy chức quan là trợn tròn mắt vội vàng muốn thu thập biên chế quân đội Phùng, lập tức bắt giữ Phùng Ngọc Tường trong chuyến đi thăm Tấn (Sơn tây). Tưởng Giới Thạch đã dùng thủ đoạn lối kéo và chia rẽ như vậy ở giữa các lộ quân phiệt, hết sức lợi dụng mâu thuẫn giữa các phe phái và tâm lý tham tiền tài, quan chức và địa bàn của chúng, dùng quan lộc dụ dỗ, cuối cùng đánh phá lẫn nhau, Tưởng đã chia ra để cai trị. Tới lúc đó bọn Diêm Tích Sơn, Phùng Ngọc Tường, Lý Tông Nhân v.v...mới như bừng tỉnh cơn ác mộng. Những ngân phiếu khống mà Tưởng Giới Thạch lễ tạ cho họ cũng như vậy, chẳng đổi ra được tiền mặt, còn họ thì lại trở thành vật ở trong túi Tưởng Giới Thạch.Trong thời kỳ chiến tranh chống Nhật, trong thời điểm quan trọng mấu chốt giữa sự sinh tử tồn vong của dân tộc Trung Hoa, Tưởng Giới Thạch thân làm Lãnh tụ quốc gia, trong việc lãnh đạo quốc dân kháng chiến, cũng không quên che đậy sai trái, chơi trò quyền thuật. Tháng 5 năm 1938, sau khi Từ Châu bị hãm, quân đội Quốc dân đảng hốt hoảng rút lui, thất bại như núi đổ, bộ thống soái quân Quốc dân đảng đã không còn cách gì tổ chức phòng ngự có hiệu quả khu vựcTrung nguyên. Đối mặt với việc quân Nhật có khả năng men theo đường Lũng Hải tiến về phía tây, bao vây Vũ Hán. Với nguy hiểm của việc quân Nhật tập hợp ở Đông Bắc, Tưởng Giới Thạch vội vàng quyết định cho nổ mìn phá vỡ đê Hoàng Hà ở cửa Hoa viên Hoa Nam, nước Hoàng Hà đổ xuống sẽ làm trở ngại tới việc Tây tiến của quân Nhật ở Từ Châu. Ngày 9 tháng 6 quân Quốc dân đảng nổ mìn phá đê ở cửa Hoa viên Hoàng Hà khiến cho nước sông cuồn cuộn phá đê mà đổ ra, nhất thời nước lụt mênh mông, ven bờ sông Hoàng bỗng chốc biến thành ngập lụt tới ngàn dặm, tạo thành cảnh mấy trăm vạn mẫu hoa mầu bị phá hủy, mấy chục vạn dân chúng sống cảnh lưu lạc không còn chỗ ở. Đối mặt với điều đại nghiệt như vậy do bản thân mình gây ra, Tưởng Giới Thạch không dám thừa nhận trách nhiệm, liền đem sự việc này đổ lên đầu quân Nhật, lu loa lên rằng vỡ đê ở cửa Hoa Viên là do giặc Nhật gây ra, thật là hoang đường quá đáng. Quân Nhật nôn nóng muốn cướp lấy Vũ Hán, vì sao lại tháo nước làm ngập đường đi của mình. Trên thực tế, lần này thủy tai mà tự tay lão Tưởng đạo diễn vẫn chưa đạt tới mục đích cản trở việc Tây Tiến của kẻ địch trên mặt chiến lược. Sau 4 tháng, Vũ Hán mới bị chiếm đóng.Sau sự kiện phóng thủy ở cửa Hoa Viên không lâu, Tưởng Giới Thạch lại tiến hành một lần biểu diễn phóng hỏa rất ác liệt. Sau khi Vũ Hán thất thủ, Tưởng thấy việc Phóng thủy không linh, liền lại tâm sinh kế hiểm, nghĩ ra một chính sách tiêu thổ kháng chiến. Ngày 12 tháng 11 Tưởng Giới Thạch hạ lệnh cho Lâm Uý chủ nhiệm phụ trách hầu cận gọi điện thoại cho Chủ tịch Chính phủ tỉnh Hồ Nam, yêu cầu nhà đương cục Hồ Nam thực hiện chính sách tiêu thổ, đốt cháy Trường Sa. Sau đó, Trường sa đã biến thành đống tro tàn trong những ngọn lửa khổng lồ cháy rừng rực. Sau khi Trường Sa bị thiêu hủy, quân Nhật vẫn chưa chiếm được thành này, còn thị dân vùng đó thì thây chết ngổn ngang, tổn thất thảm hại nặng nề. Sự việc này đã dẫn tới cả triều đình và dân chúng kinh sợ, dân oán ngút trời. Tưởng Giới Thạch lại vội vã phủ nhận việc mình hạ mệnh lệnh, rồi đem viên tư lệnh cảnh vệ Trường Sa là Phong Đễ làm con cừu thế tội đẩy ra bắn chết cho qua chuyện.Các văn thần võ tướng dưới trướng Tưởng Giới Thạch, đối với những thủ đoạn theo kiểu phản phúc vô thường, nói lời không giữ chữ tín, lật lọng tráo trở, giá hoạ cho người khác của ông ta không ai là không giật mình kinh sợ. Tạm thời không nói tới những nhân vật nhỏ bé không đáng đếm xỉa như kiểu Phong Đễ tư lệnh cảnh vệ Trường Sa thường làm những con ma chết oan uổng cho Tưởng, mà ngay cả đến những đại sứ được phong biên cương của chính phủ quốc dân, Lý Tông Nhân đã từng kết nghĩa anh em Kim Lan với Tưởng và Phùng Ngọc Tường, Trương Học Lương từng vái làm huynh đệ cũng thường bị Tưởng chơi xỏ. Họ tiếp xúc với Tưởng, cũng đều có cảm giác phải thận trọng như bước trên lớp băng mỏng, như ngồi trên thảm kim chơi với ông ta như chơi với hổ. Sau sự biến ngày 18-9 Trương Học Lương nhét ở trong bọc bức mật điện bất để kháng của Tưởng, cõng trên lưng mình một tên bị chửi là Tướng quân bất để kháng, chịu tội thay cho Tưởng, cuối cùng đã Vô sinh oanh liệt, thân trong tù tội, uổng phí cả cuộc đời. Còn Phùng Ngọc Tường được Tưởng tôn làm Đại Ca, cuối cùng đã phải đập bàn đứng dậy chửi thẳng vào cái giả dối, gian trá nói lời không giữ tín nghĩa của Tưởng Giới Thạch. Thà ta chịu phụ người trong thiên hạ, chứ không chịu để cho người trong thiên hạ phụ ta. Đây chính là bức vẽ truyền thần chân thực về tính cách lưu manh trong cuộc đấu tranh chính trị của Tưởng Giới Thạch.
------------------------
[1] Lý Nhân Tông hồi ức lục quyển thượng, trang 426