Bấy giờ ở Huế, người ta râm rang đồn đãi, xuất phát từ chợ Đông Ba cũng có, từ mấy chị mua bán phế liệu cũng có, rằng có cả một phái đoàn đến Huế tìm viên ngọc thời triều Nguyễn. Phái đoàn đâu không thấy, chỉ thấy nhóm làm phim đồn đoán, lại thêm những người nghe lén dưới chân cầu Tràng Tiền, họ trú mưa và nghe Xuân Dương kể chuyện…Chắc chắn câu chuyện phải có thật, mới có việc Thế Nhân bỏ tiền năm mươi triệu đồng cho không (Số tiền cũng được thổi phồng). Họ tin Xuân Dương nhỏ nhắn hiền lành, chắc chắn kể về viên ngọc là một câu chuyện có thật. Cho nên, mọi người cố tình muốn biết chỗ ở của Xuân Dương. Theo mọi người, có khả năng Xuân Dương sẽ dẫn dắt họ đi tìm viên ngọc…Con người ai mà không hy vọng, rồi tự cho mình mới là người tốt, người không tham lam. Như một loại virut truyền dịch cúm, lan nhanh trong thành phố. Đi đâu người ta cũng nghe bàn tán kho báu của vua Hàm Nghi chôn giấu, nhưng có người đã tìm kiếm kho báu ấy suốt bao năm trời không thấy. Người ta quay sang tin tưởng câu chuyện kể về viên ngọc, lại thêm có cả sơ đồ. Biết đâu đó là vật phẩm đi chung với kiếm báu, voi vàng mà người ta vừa trưng bày gần đây. Mấy ngày nay, tay đạo diễn lại ra Huế. Thế Nhân nói là cần thêm một ít tiền nữa. An Toàn thấy khó chịu, lại còn muốn phân trần thấu đáo tâm lý của người hay nuôi ảo vọng: Thời tôi còn trẻ tôi cũng thích truy tìm những thành công nhanh nhất. Thỉnh thoảng tôi cũng thấy đây đó, nhiều người nóng lòng muốn khẳng định tên tuổi mình nổi bật nhất. Hình như vì tuổi còn trẻ, còn dư thời gian nên mới nuôi nhiều ảo vọng. Nhất là những người trong độ tuổi yêu đương, mà tôi nghĩ nó cũng đâu từ trong gien được chọn lọc tự nhiên mà thôi. Giả dụ, một con gà trống nhiều màu mè để làm nổi bật trước các con gà mái, hay những chú hươu cao cổ ngẫng cao đầu vươn oai khoe dáng…Cốt làm sao để nổi trội, đó là cách để khẳng định mình. Anh hàm ý gì! Tôi có nhuộm tóc đỏ hoe như gà đâu…Mấy thằng thanh niên kia nhuộm chứ tôi không có muốn nhuộm. Tôi có niềm tin của tôi chứ… Trong độ tuổi này cũng rất khó phân trần. Tôi biết nói gì đi nữa, can ngăn anh việc này thì anh cũng lại tin vào cái khác. Thành ra, tôi chỉ thương hại những người đã ở vào tình thế ảo vọng. Thực sự tôi yêu những con người này, vì họ rất là cơ cực. Chỉ khi họ có tuổi thì may ra họ mới nghĩ ngơi. Nếu mình không tìm kiếm gì đó, thì người ta càng không tin mình. Dứt khoát phải tìm cho bằng được để chứng minh mình kiên cường, làm gì cũng phải làm cho tới. An Toàn thở dài, nghĩ đó là duyên kiếp của mỗi người. Nếu nói nữa thì chỉ tổ tranh luận, càng không biết ai đúng ai sai. Quả tình, con người cũng rất nhiều người nuôi ảo vọng và đôi khi họ thành công. Cho nên, anh giúp đở tiền bạc cho Thế nhân. Biết là Thế Nhân bắt đầu cơ cực từ đây. Albesto- Toàn cho Thế Nhân đang nuôi ảo vọng, còn Thế Nhân thì thấy mình đang tìm kiếm từng lúc sáng tỏ. Hai người có vẻ không còn thuận thảo, mỗi người mỗi lý do đến Huế và mỗi người đều có chí hướng của mình. Tuy vậy, mấy ngày nay Thế Nhân có cảm giác ai đó đang theo dõi mình, cũng nghĩ là An Toàn không ngoài cuộc. Còn tình cảm của mình với Xuân Dương mỗi lúc mỗi sâu đậm, càng yêu thì Xuân Dương như nhớ ra thêm. Vậy tại sao không yêu thắm thiết nhiều vào, một công đôi đường. Thế Nhân mấy lần bún tay kêu “chốc”, tựa như mình được “chì lẫn chài”. Chẳng những hai trong một mà anh thấy còn được nhiều thứ đang hiển hiện trong một, rằng nhờ học Viết văn nên mới dẫn dắt đến việc tìm kiếm Viên ngọc (có thể ấp ủ một công việc mà không người ngoài nào khác làm được), rằng nhờ Viết văn nên mới cảm nhận một mối tình nhanh chóng và biết gặt hái kết quả từ mối tình ấy từng bước một và rằng tính lý luận trong văn chương mà anh đã học qua đã có một khoảng sân cho anh thao dợt (Nghĩa là học không có thừa thải). Công cán mình tìm thấy thông tin viên ngọc không được đổ sông đổ biển, nên cần thiết bám sát Xuân Dương. Song hiện giờ mình ở khách sạn quả là tốn hao, cần phải có cách gì đó. Tuổi trẻ bây giờ hay chọn cách “sống thử”, Thế Nhân gợi ý Xuân Dương: Mấy người yêu nhau trước sao gì cũng ở với nhau. Giai đoạn đầu thăm dò chỉ tổ tốn kém, ai chứ người viết văn hiểu thì thông qua giai đoạn ấy cho rồi… Chú cứ thử hỏi đi…Ở khách sạn thấy tốn thiệt, tiền đó cho Dương mua xe… Tính vậy xem ra hợp tình hợp lý…Vậy đi. Lần này anh quyết chí chuyển chỗ ở, cùng chung nhà trọ với Xuân Dương luôn. Trong suy nghĩ của Thế Nhân, đốt cháy giai đoạn yêu đương chủ yếu là để Xuân Dương nhanh nhớ lại thông tin về viên ngọc mà thôi. Con đường Nguyễn Lộ Trạch xuôi theo bờ sông Như Ý, là một con đường nhỏ, nhà cửa còn nhếch nhác. Nơi đây có mấy căn nhà cho các công nhân thuê ở trọ, thường mỗi căn chủ nhà dễ dãi cho ở khoảng ba bốn người. Giờ thì Thế Nhân tính toán ở khách sạn chi cho tốn kém, dự định ở hẳn nhà trọ của hai chị em. Nhưng vừa đặt vấn đề đó, bà chủ nhà hoàn toàn không hài lòng, hăm he là sẽ đuổi cổ anh hoặc là tống khứ tất cả ra đường, cho người khác thuê chứ một hai không chịu cho nam nữ ở chung. Tôi là chú của Dương mà…Bà không nghe gọi à! Chú mất nết…chú khùng. Một người giọng Nghệ An một người giọng nam…Chú khỉ khô, ai đời ở chung phòng cháu gái... Hôm nay chúa nhật, hai chị em đều rút cổ trong phòng trọ, chỉ để Thế Nhân chuyện trò với bà chủ nhà. Việc ở chung phòng tưởng dễ ai ngờ rắc rối hết sức. Nếu bà biết tôi từ chối mấy cô người mẫu đẹp như tiên, thì bà sẽ hiểu tôi như thế nào? Người mẫu nào mà đến với anh. Cô ấy đẹp như trên hình đó không? Đẹp hơn nhiều! Cô trên hình thắm tháp gì… Đẹp vậy… mà mấy người anh quen đẹp hơn nữa à! Vậy mà anh còn từ chối, dứt khoát là anh bị khùng… Bà sao hay thích nói người khác khùng thế…Nói chung bà nói chuyện với tôi không lại bà nói tôi khùng…Tôi mà khùng thì bà còn khùng hơn. Thế Nhân nói lại, muốn nói thẳng việc được ở hay không được cho xong. Đúng ra bà phải phản ứng trước câu nói ấy, lại nhoẽn cười thích anh hơn lúc mới gặp. Bà chủ nhà hình như cũng hơi khùng thiệt, bà phân trần: Đồng ý là trước giao ước cho ở bốn người, nhưng tôi nghĩ là ở với nhau chỉ toàn lũ con gái. Đằng này, anh là con trai thì sinh hoạt thế nào cho tiện. Trong khi tụi nó còn con gái…còn trinh trắng… Có gì đâu! Hai chị em cứ kè sát với nhau. Ăn uống, tắm rửa, ra vào đều cùng nhau, thử hỏi tôi có sàm sỡ thì có ra tay nào được. Tối ngủ thì sao đây… Có gì đâu! Hai chị em leo lên gác, hạ cái nắp xuống nằm trên đó làm sao mà tôi bò lên được. Nửa đêm nửa hôm mấy đứa xuống đi vệ sinh thì sao? Nửa đêm nửa hôm đứa nào bò xuống “chết” ráng chịu…Mệt quá, bà lo nhiều thứ quá. Con gái mà không thương ở đó mà đòi hỏi…Tôi nghiên cứu việc đó kỹ rồi, phải có tình yêu mới hòng… Bà chủ nhà chừng chừng nhìn anh, tuy vậy bà cũng tin rằng Thế Nhân không đến độ nào. Xét ra, nhìn qua thấy anh cũng là người tốt…Nhưng phải chi tốt nữa là phải giữ gìn tai tiếng cho những đứa con gái kia. Người lạ cùng chung phòng trọ, tai tiếng con gái đã bị mang nhục rồi. Biết là vậy! Nhưng tiền đâu đi mướn một phòng riêng. Rồi còn mua vật dụng sinh hoạt khác nữa, tròm trèm thế nào cũng cả triệu đồng. Tôi không biết, tôi nói rồi đó. Hai đứa kia bảo lãnh anh ở cùng hai đứa nó chịu trách nhiệm. Tôi chỉ có nhiệm vụ thu tiền mà thôi… Vậy đi! Thế Nhân co chân trên ghế ngồi, còn bà chủ tiếp tục quét sân. Nhà bà nằm giữa hai dãy nhà trọ, vào cùng chung cổng. Đứa con gái nào ở đây mang trai vào bà đều biết tỏng, bà gắt gỏng với mấy trường hợp ấy nên mấy căn phòng bà bị trả lại không ai thuê. Hy vọng ép buộc Thế Nhân mướn một căn cũng không được, ép quá sợ hai chị em đi mướn chỗ khác cũng không chừng. Hai chị em ở hiền lành chưa có chuyện chi phiền phức, bà rất ưng bụng thì đùng một cái mang cái anh chàng nhà văn gì mà giống “khùng” vào ở cùng phòng. Bà ghét hết sức, nhà bà cho thuê trọ chứ đâu phải nào là khách sạn. Thế Nhân vẫn cứ bướng bĩnh, ý nghĩ cho rằng mình ở thôi có làm gì đâu, nên quảng cáo: Tôi nói thật nha! Tôi mà ở đây…Là mấy căn phòng trọ của bà đắt khách lắm đấy, không tin bà chờ xem. Thế Nhân đứng lên đi về phòng trọ. Hai chị em he hé cửa trông đợi sự việc tiến triển ra sao? Thế Nhân ngẫng mặt đứng trước cửa ra hiệu, huýt sáo vi vu như chọc tức bà chủ nhà một lúc mới chịu vào trong. Ra sao rồi! Bà chủ có cho chú ở cùng không? Có…Nhưng bà nói là hai chị em phải đi sát cánh với nhau. Một mình là…chú cũng không bảo đảm lắm… Trời… Đúng là ổng chứ ai…Ổng cho đàn ông mấy cái tật khó trị…- Thế Nhân nói vu vơ, ngồi dựa hẳn vào tường nhìn quanh quẩn căn phòng trọ- Ở như vầy cũng được…Cố nhớ viên ngọc càng nhanh, mình sẽ đi sớm. Hai chị em quả là chưa hề nghĩ xa xôi, bây giờ mới thấy khó khăn thật sự, rũ nhau ra ngoài sàn nước giặt giũ. Còn Thế Nhân tìm mấy tờ báo cũ đọc, nghĩ ngợi mông lung về câu chuyện Xuân Dương kể, về viên ngọc vua tặng và về phần lớn gia phả các tộc họ Việt Nam không hề ghi nhận lấy một người con gái nào. Cho nên mới có việc một người con gái họ Đặng lấy vua, sinh con cũng mang họ Đặng mà không được ghi tên vào gia phả. Một nhánh họ Đặng tách biệt mà không rõ nguồn cơn và nguyên nhân. Phía ngoài trước bà chủ quét sân, lòng hậm hực lắm. Bà đang định trở vào nói rõ ràng với Thế Nhân, rằng bà quyết định nói một lời dứt khoát không muốn anh ở cùng. Bà chưa bước đi liền chú ý đến bên ngoài rất có nhiều người đến thuê phòng. Bà chủ hết sức ngạc nhiên vì họ ăn mặc rất đẹp, tướng tá lại rất phong độ như những khách vip, mà sao lại thuê phòng trọ xoàng. Mấy người có lộn chỗ không? Thuê phòng trọ dành cho công nhân ở à? Chỗ ở này, có ai tên là Dương không? Có… Vậy chúng tôi thuê phòng. Bà đừng nghĩ là giàu có mà không tìm nhà trọ công nhân nghèo…Tụi tui cũng công nhân nghèo, chỉ nhờ ở bộ đồ. Hai chị em Xuân Dương đang bận giặt giũ, việc nhiều người đến thuê phòng không mấy quan tâm, mà chỉ quan tâm chuyện của mình: Chị nghĩ sao mà mời mọc anh ta về nhà trọ, mình là con gái mà… Xuân Hồng đặt vấn đề thẳng thắng với chị, xem ra cô em hiểu biết hơn chị mình. Xuân Dương nhăn mặt: Nói chơi…Ai dè chú ấy tới thiệt… Hết sức! Chuyện ở chung mà cũng đi nói chơi…Mình là con gái mà. Thôi cũng lỡ rồi! Mình ráng giữ thân… Chị giữ đi…Chị là người anh ấy thương yêu…Chứ tui mà anh ấy đụng vào là cụt tay- Xuân Hồng vò cái áo mạnh tay hơn thường ngày. Như vậy đi…Chị thấy chú ấy muốn hết tiền… Mặc anh ấy! Anh ấy còn tiền để cho chị kể chuyện sạo à! Viên ngọc đâu mà chị kể hay quá vậy…Chị làm sao mà chị kể ra được như vậy. Chú ấy cứ muốn chị kể, mà mỗi lần kể rất nhiều tiền chứ ít gì. Em có bộ tóc nhuộm vàng là từ tiền chú ấy đưa. Sinh viên đâu có ai mái tóc vàng óng như em. Nhưng biết chị bịa chuyện là anh ấy khi dễ…Chị suy nghĩ kỹ lại đi. Suy nghĩ gì nữa, chú ấy cứ cho tiền nhiều…Biết sao đây, kể chuyện mà tiền nhiều, kể thôi. Người em gọi Thế Nhân là “anh”, còn người chị gọi danh xưng “chú” hết sức chéo ngoe. Tuy vậy giữa hai chị em họ vẫn hiểu, mà vô tình người ngoài nghe được cho là họ bị “ngố”. Bấy giờ bà chủ nhà mon men lại hai chị em, vì nhiều người thuê nhà nên bà chẳng còn ngại phòng trọ ế nữa: Hai đứa này! Đứa nào vào nói cái chú “khùng” kia dùm bà. Ở đây không cho nam nữa ở cùng phòng đâu. Thế những người kia, bà cho ở cùng…Có giấy tờ gì đâu. Xuân Dương vẫn còn ái ngại, nhất là sợ Thế Nhân thuê khách sạn tiền lại mau hết đi, mình có kể chuyện hay đi nữa cũng không có nhiều. Còn cô em thấy đây là cơ hội, đẩy hết trách nhiệm sang bà chủ nhà, hai chị em bớt lo lắng chuyện nam nữ ở chung phòng nữa. Xuân Hồng đứng dậy, gật gù: Con có cách rồi, để con nói một ý này là anh ấy đi ngay…Bà khỏi mất công mang tiếng đuổi người… Nói sao thì nói đi, miễn là không được chung phòng như vậy. Em đi nói gì! Nói thật chị nói viên ngọc sạo à…Thế à! Mà bà bắt chú ấy ở phòng riêng, nam nữa hợp tình cũng tìm nhau thôi, có cấm mấy cũng tìm… Cái con này, mày thật là ngoan cố. Xuân Hồng rửa xà phòng dính trên tay, lau ra sau hông. Đến nhanh cái cửa còn mở rộng, liền tìm Thế Nhân nói chuyện. Cô nhanh nhảu: Chị Xuân Dương nói là…Câu chuyện về viên ngọc là do chị bịa, chứ không có thật… Xuân Dương bịa sao được mà bịa, anh tìm hiểu từng chi tiết rồi. Có điều…- Thế Nhân liệng tờ báo cũ đi- Chị em nói là bịa à… Không tin anh ra hỏi đi, nhà văn gì mà khờ khạo quá! Thế Nhân mở tròn xoe mắt nhìn, rồi đứng lên tìm Xuân Dương. Bà chủ chưa chịu đi, còn Xuân Dương đang ở ngoài sàn nước lo thau đồ. Mặt mày ủ rũ, nhác thấy Thế Nhân đang bước tới phía mình. Xuân Dương bịa chuyện viên ngọc à? Xuân Dương khó thú nhận, mặt buồn bả và chỉ lắc đầu. Bà chủ nhà chống tay đợi chờ xem sự việc tiếp theo thế nào? Nhất là sợ người lạ mặt, mà bà gọi là chú “khùng” này, có thể cộc cằn bộp tay Xuân Dương bé bỏng. Bà đợi hành vi ấy và bà sẽ chộp ngay cái chổi, đồng thời bà sẽ la toáng lên, giờ có rất nhiều người. Bà tính toán loáng thoáng trong đầu như vậy…Nhưng Thế Nhân đứng lặng yên như trời trồng. Xuân Dương gục đầu bên thau đồ vẫn không nói gì, chỉ thấy mấy bàn chân bên mình. Lòng hồi hộp, nếu như bị đòi tiền lại lựa lời xin thiếu bớt một ít và đã lỡ cho em mình. Vì mình không hình dung đến sự việc sau này, nên mới ở thế khó xử vô ngần. Không ngờ…Người nhỏ tuổi như em mà qua mặt tôi à… Xuân Dương cũng không nói. Càng không nói, Thế Nhân càng hiểu là đứa em gái nói đúng, nên không còn cách nào khác là phải đứng nhìn chằm chằm một hồi lâu. Thế Nhân vỗ “chát” lên trán, rồi xoay tròn một vòng. Bà chủ nhà trọ càng tin anh “khùng”. Thế Nhân chỉ còn cách duy nhất là nói câu cuối: Chào… Bà chủ nhà trọ nhìn theo, hết sức là yên tâm. Hai chị em giặt giũ xong, cô em đến giờ đem khô ra bờ sông bán. Xuân Dương còn vương vấn đôi điều về viên ngọc. “Nói dốc” là chuyện không tốt, nhưng “hư cấu” cũng là “nói dốc” sao mấy người viết văn làm hoài. Xuân Dương cảm giác rằng ở bên cạnh Thế Nhân không “nói dốc” là không được, đầu đuôi do Thế Nhân bày vẽ nên Xuân Dương quen đà. Thực lòng không hiểu tại sao mình đi kể một cách rành mạch quá như vậy, không biết viên ngọc có thực không mà mình dây dưa với việc đó nhiều quá. Mình mà không biết có thật hay không thì làm sao người ta biết, vì sao mình kể với chú ấy chuyện đó. Từ đầu, Xuân Dương cảm thấy mến Thế Nhân một chút, cảm giác như mình đã yêu ngay từ đầu nên mới “nuông chìu” theo câu chuyện của “chú ấy”, rằng mình biết sẽ gặp nhau hoài nếu biết kể về viên ngọc một cách hấp dẫn, sẽ giữ chân chú ấy ở lại Huế. Nhất là việc gặp mặt chú ấy là mình có tiền, lần nào cũng có nên mình “phải quấy” bằng việc kể chuyện chú ấy nghe. Xuân Dương buồn quá, cảm giác đã làm cho người mình thương yêu giận. Nhất là Thế Nhân sẽ đánh giá mình thấp, mình là con gái mà lại đi “nói dốc” thì không có gì tệ bằng. Không biết phải làm gì để chuộc tội ấy, không muốn để cho Thế Nhân bỏ đi mà nhìn mình với cái nhìn không tốt. Những người mới thuê phòng trọ khi nảy. Họ bước ra tìm hiểu câu chuyện, vậy là họ hiểu mọi thứ. Bà chủ nhà nguôi ngoai chuyện vừa rồi, vẫn cứ họ phàn nàn: Anh kia nghe cô Dương kể sạo thôi, kể viên ngọc gì đó…Mà chẳng qua là cô Dương kể cho vui, nói chung là “sạo” làm cho người kia tin… Ơ! Vậy viên ngọc không có sao? Ai mà biết…Cái con Dương này biết…mà thú nhận là nói sạo, thì có thực không? Con nhỏ này bình sinh rất hiền, vậy mà gạt được một tay khùng… Những người vừa thuê phòng nhìn nhau, anh ta bị lừa bà chủ cười cho là khùng. Vậy bọn người thuê phòng có hơn gì đâu…Câu chuyện của họ vẫn xoay quanh câu chuyện về viên ngọc: Theo tôi biết, có nhiều người yêu nhau. Họ sẽ bay bỗng và họ bắt gặp những manh mối được cất giấu trong tâm khãm con người. Khi họ đến với nhau mang lại những cảm xúc phấn chấn, thì họ sẽ nhớ ra nhiều điều đó. Ý anh nói vậy tựa như đồng tình để hai người cùng chung phòng à? Bây giờ, trai gái yêu thương nhau…Ăn ở với nhau trước có cái gì mà sợ. Lại thêm hai người này có một bí mật có một không hai. Một người đứng nhỗ râu cằm nảy giờ, cũng chịu lên tiếng: Mấy ngày qua, tôi cũng có cảm giác khi con người yêu nhau. Con người có được tình yêu chân chính thì sẽ có những toan tính chân chính. Thoạt đầu, tôi cũng cho rằng cô gái kia bịa chuyện. Nhưng càng nghiệm lại thì tôi tin là chuyện có thật. Nếu vậy thì xin bà để cho hai người gần gũi với nhau, dù sao thì nam nữ đến với nhau cũng là chuyện thường tình mà thôi. Thấy những người khách có ý bênh vực Thế Nhân, bà chủ nhà trọ cũng thấy chới với. Bà bĩu môi: Rõ ràng là con Dương này vừa thú thật là bịa chuyện. Còn các người cùng chung xuồng với anh kia à! Bà ơi! Tụi tui cũng nằm trong số đó. Hôm núp mưa dưới chân cầu Tràng Tiền, nghe cô Xuân Dương kể rất hay, tưởng như là Viên ngọc là thật đó. Vậy mấy người tới đây thuê phòng, cũng là vì viên ngọc gì đó hả? Đúng vậy bà ạ! Bà xử xự kỳ quá, giờ thì tụi tui đi thôi…Bà trả lại tiền, tụi tui chưa ở mà. Lạ thiệt…Mình đã nghi là khách sang rồi. Một hai đưa tiền đòi thuê phòng, giờ lại muốn lấy lại. Có người đưa tiền trước một ít có người chưa đưa, chưa ở ngày nào nên bà chủ khó nuốt trôi, đành trả lại cho mấy vị khách mới đến. Những người kia lấy được tiền và kéo nhau đi. Mấy cái phòng vắng ngắt y như trước. Giờ như phải đối diện trục trặc vừa rồi, Xuân Dương e ngại mình sẽ không còn gặp lại Thế Nhân nữa. Bắt đầu sự việc thế nào để khi quen biết nhau rồi, tựa như mình là người dối trá và thật xấu hổ về việc dối trá đó. Ngẫm lại Xuân Dương thấy mình cũng bất chợt nói ra, hoàn toàn không cố ý. Vì sao mình lại nghĩ đến câu chuyện viên ngọc tài tình như vậy cô cũng không biết nữa. Có vẻ như câu chuyện ấy được biết từ lâu rồi và cô kể không ngượng miệng, có vẻ như tuổi thơ đã nghe qua một lần. Vì vậy khi gặp một người yêu mến mình, vừa như gây cho mình cảm giác ngọt ngào thì ngay tức thì cô nhớ liền mạch một câu chuyện. Thực sự không phải vì tiền, mà vì tình cảm gây cho mình một sự khấn khít vô bờ bến. Tình yêu làm cho con người ta phấn chấn, nhớ ra nhiều điều được cất giấu trong “tâm khãm”. Xuân Dương nghe những người xung quanh biện hộ, cô cảm giác như việc bịa chuyện về viên ngọc là có cơ sở. Không hiểu sao mình có được câu chuyện ấy, thực lòng không có ý dối gạt Thế Nhân kiếm tiền. Cô cảm thấy vị chi cũng vì tình yêu nên tác động đến tâm tư của mình, nên mới có câu chuyện nói về viên ngọc hay như vậy; vị chi cũng vì tình yêu mà mình cố góp vui vào niềm tin mà Thế Nhân hướng đến và cũng có cái gì đó tác động đến sự khấn khít cuả người con gái nên làm trí óc như bay bổng. Cảm giác là lạ là vì mình chưa yêu bao giờ, ở gần Thế Nhân tựa như khấn khích vô cùng. Nếu như thừa nhận một tình cảm đang ngấp nghé, người con gái thường sợ mất đi vị ngọt ngào nhớ thương trong lòng ấy. Tiếc nuối sợ mất đi, thì lại nghĩ hiến tặng trinh tiết của mình để giữ chân. Vậy nên, Xuân Dương nghĩ sẽ lấy trinh tiết mà hiến dâng, mà xem cảm xúc dâng trào sẽ tìm thấy được điều gì nữa… Bởi vì tới giây phút này, cô khẳng định rằng như có một cảm xúc mạnh mẽ nào đó đang tác động tới trí óc, và câu chuyện về viên ngọc không hoàn toàn là do mình tự bịa được.