Được tôn "Đại ca" trong lĩnh vực này cực khó. Phải lăn xả trong khâu làm quen, thấy người sang là phải bắt quàng làm họ cho bằng đuợc, đánh hơi có siêu giá trị thặng dư thì dù có bị treo cổ cũng phải vào cuộc. Đó luôn là mê cuồng, là khát khao vuơn tới để hãnh và tạo cơ dìm đối thủ xuống chân, ngoài ra còn phải hùng và hoành tráng trong mọi cuộc chơi. Nhờ thế mà me-xừ được tôn là đại ca, chỉ có một hệ quả cố sức xoá mà không được, đó là cái biệt danh "Mõm Xanh ăn dày", dày đến mức "nuốt cả tất" như các cộng sự thường nhận xét sau lưng. Ai bảo cuộc đời này không cần những người như thế. Vì rằng nếu ai cũng chối bỏ cả tham, sân, si thì làm sao mà tồn và xây đuợc xã hội người ta đang sống trở thành cõi Niết bàn? Mọi chuyện chính là do vào cái ngày đẹp trời ấy, khi mọi thứ tiêu chí và cơ cấu đã dồn vào khiến me-xừ bỗng dưng trở thành Anh hùng. Doanh nghiệp nhà nuớc, phát triển công trình giao thông là trọng điểm của thành phố, tổng doanh thu luôn là đơn vị dẫn đầu, đã kiếm đuợc bằng thạc sĩ còn là giám đốc kiêm bí thư đảng uỷ, năm nào cũng trong sạch vững mạnh. Nhiều thứ trúng với tiêu chí quá nên me- xừ đã hội tụ đủ mọi điều kiện theo kiểu "bó đũa chọn cột cờ" để đuợc tuyên duơng là Anh hùng Lao động đợt đầu tiên trong thời kì đổi mới. Cái danh đến bất ngờ thường làm người ta choáng. Me-xừ tưởng mình là anh hùng thật, hơn đứt Hàn Tín đời nhà Hán. Ngày xưa danh tuớng ấy còn phải chui qua háng một thằng ba trợn ở giữa chợ lúc ông ta đang hàn vi, đằng này đời đã cho cả danh hiệu Anh hùng lẫn Đại ca mà chưa lần nào phải chịu nhục. Vậy nên me-xừ phải dọn lại cách xử sự, sao cho "phục y xứng kì đức", cao đầu thêm một chút, thêm tí ti khệnh khạng, đổi đời chiếc xe con... Truớc kia chức Giám đốc đã là một hãnh diện nhưng giờ đây me-xừ cảm thấy mình phải lên Sở mới xứng đáng. Rồi me- xừ đuợc lên Sở thật, Truởng phòng hẳn hoi. Chiếc thang danh vọng rõ ràng đang trong tầm tay, cả bậc và tay vịn đều chắc chắn và nhẵn nhụi. Nhưng tối ba mươi tháng chạp vẫn chưa phải là tết - người đời thường bảo thế- nên chẳng hiểu sao dưới mông me-xừ, chiếc ghế mới lại thành chỗ ngồi chơi xơi nuớc, mà toàn là nước nhạt cho đến ngày me-xừ bất mãn, quyết định xin về hưu sớm. Đám bạn bè cùng học phổ thông lúc này mới bắt đầu lai vãng tới thăm, mà chính me-xừ - khác hẳn khi còn ngây ngất với những từ anh hùng với đại ca - cũng muốn bù khú với những thằng bạn nhất quỉ nhì ma ngày xưa. - A, chào thằng bạn anh hùng dân tộc, lâu lắm mới có dịp gặp nhau.- đó là thằng Hanh, di tản sang Ca-na-đa từ đầu những năm tám muơi- Chủ nhà nhận ra ngay dù trông hắn to gấp ba tay lái xe tải ngày xưa. - Chào cựu đại ca. Thôi bây giờ mày góp vốn vào cái TNHH của tao đi, tao nhường mày làm đại ca đấy- đó là thằng Vu, đứa suýt bị đuổi học vì ghẹo gái năm học lớp 9. Đủ mọi thứ chuyện, mọi đề tài đuợc nhắc đến trong những cuộc "gặp nhau cuối tuần". Cái thằng Hanh Ca-na- đa, bây giờ vốn có đến vài triệu đô, kể rằng nó đã qua mọi thứ việc mà dân bản xứ coi là mạt hạng như đào giun, trồng cỏ (cần sa) dưới hầm ngầm thắp điện.. -Tao làm những nghề hèn mọn ở bên ấy hàng vài chục năm mới ngoi lên làm đuợc anh tiểu chủ - hắn nói - tình cờ đọc tờ báo cũ thấy mày đụơc phong anh hùng, mừng và thèm hết chỗ nói.. -Thôi quên những chuyện ấy đi.- chủ nhà gạt phắt- Ớn lắm rồi.. -Không nên quên những chuyện như vậy- thằng Vu tham gia- hôm nọ thấy thằng Hùng bệu nháy chuột, xem cái đĩa toàn tập của vị Chủ tịch đầu tiên của nuớc Việt Nam DCCH, tao nghĩ là nó muốn sấy "i-c". Nhưng chợt thấy bài "Anh hùng giả và anh hùng thật"°, nghĩ đến mày tao phục Ông Cụ sát đất. Cụ viết " Anh hùng giả là người có độ lượng nhỏ bé như cái vỏ hến, một giọt nước cũng đủ đầy tràn .. dễ cho mình là đại tài, tiểu dụng, quần chúng quên công, quên ơn họ..". - Cái chết của mày là ở chỗ đã đuợc phong một danh hiệu giả- nó lại bình tiếp- sở truờng lăn xả và bất chấp của một đại ca nhằm giành giật trong nền kinh tế thị truờng tự nhiên bị vô hiệu hoá, khiến mày lập tức trở thành Anh hèn sau khi đuợc phong Anh hùng. Phong như vậy chẳng ích gì cho đời và cho chính mày... Không thể cãi lại đuợc thằng này, me-xừ chỉ thấy là vị vang chát sao bỗng trở nên đăng đắng trong cổ họng... Ngọc Châu ° Hồ chí Minh toàn tập, tập 7, trang 167.