Dịch giả: Lê Trọng Sâm
Chương 3 (tt)
Đường lên Kinh đô

Nói thì rất dễ. Đâu phải vì chỉ thấy sự nối tiếp đơn điệu trên đường từ ruộng lúa đến nương dâu rồi từ nương dâu đến ruộng lúa có thể làm cho chú quên đi ý nghĩ đó. Câu chuyện chú ta vừa nêu lên đang đòi hỏi một sự tiếp tục, điều đó làm cho chú day dứt. Lại thêm, tấm lưng to bè của lão quan hộ tống giả hay thật này mà chú thấy hắn ta trên hàng đầu đoàn người đã không ngừng làm cho chú thắc mắc. Trời phú cho hắn ta bộ xương sống mềm mại uốn qua uốn lại theo  bước đi của con ngựa, phải chăng đó là một con người bị giam hãm trong phòng sâu của nha môn để cạo giấy? Một thân xác u nần cơ bắp như vậy đâu phải sinh ra để luồn cúi đê tiện. Tấm lưng này cho thấy hắn khá lão luyện đường  binh nghiệp, một tên kỵ sĩ rất thành thạo với  các cuộc rong ruổi dài trên lưng ngựa. Nói tóm lại, hắn là một nhà binh. Theo bản năng, từ hắn phát ra một sự toả sáng nguy hiểm và hẳn thuộc vào những kẻ chỉ sống trong một thế giới hung bạo mà thôi. "Và cả thế giới mưu mô nữa", chú chữa lại cho thật chính xác khi nhớ lại giọng cười của giống thú ăn thịt chỉ muốn tự làm cho mình an lòng và vui vẻ. Nhưng thấy không, giống cọp cũng cười đấy chứ! Chú rùng mình. Thế rồi chú lại bắt đầu. Với tài ba của mình như vậy chú nghĩ thật là vô ích khiđi học nghê thuốc mà thiên hướng của chú là người thích kháo chuyện sông hồ, nay rõ ràng đã được khám phá đầy đủ. Có thiếu chăng với chú lúc này là cây đa đầu làng và những người nông phu sẵn sàng cả tin mà thôi.
Thôi không đùa nữa! Nếu tên quan hộ tống độc đáo này quả là một tên đại bịp thì sao? Thì nhiệm vụ của chú là phải báo ngay cho ông chủ biết. Bằng cách nào đây? Vậy tốt nhất là đừng dãy  cỏ để bọn rắn khỏi sợ và luôn luôn đề phòng. Trước mặt chú, chiếc cáng vị lương y cứ lắc la lắc lư theo bước chạy của đám người khiêng. Không biết ông chủ nghĩ thế nào về lão quan hộ tống này? Chú muốn biết điều đó.
Nhưng lúc này Lê Hữu Trác đang rất say mê thụ hưởng cảnh tĩnh lặng lạ thường mà Trời cao đã ban cho. Cũng đúng vào lúc ông đang suy nghĩ là nhiều sự việc trên đời có khi lại tỏ ra ít nguy hại hơn như ban đầu người ta tưởng. Như chuyện viên quan hộ tống này chẳng có gì quan hệ với loại viên chức quá tỉ mỉ mà ông phải lo sợ khi có sự giao du mật thiết. Nhìn vẻ ngoài, ông này tỏ ra là một ông quan vô tư, tuổi tác nhiều lắm là ba mươi lăm, sức khỏe khá sung mãn đang mở ra một tương lai tươi sáng nhờ vào  cái cung mệnh sáng sủa và rực rỡ. Mặc dù có những động tác kỳ khôi mà có khi cũng nhờ vào đó mà vị lương y hy vọng ông ta sẽ là một bạn đường được dễ dàng chấp nhận, tốt nhất nếu ông này sính thơ nữa.
Với những chiều hướng tâm lý rất khác nhau đó, thầy và tớ đã vượt qua chiếc cầu gỗ oai nghiêm trên  sông Cấm. Khi hoàng hôn tới, họ đến làng Kim Khê, điểm giữa của chặng đường đầu tiên.
Lạy Thánh mớ bái!
Lạy Chúa mớ bái!
Với lòng thành kính, các đệ tử ngồi quanh đang kính cẩn ướm hỏi vị thần. Tuỳ lúc, có khi ngài trả lời, có khi ngài diễn các điệu múa chèo thuyền, múa lụa, múa rồng. Có khi ngài cười phá lên hoặc phân phát các lá bùa, tiền bạc, những mẩu trầu cau cho các đệ tử đang ngửa tay xin. Các bản đàn và bài ca thôi thúc mãnh liệt làm sôi sục đám người vây quanh cô đồng, kích động tất cả những người có mặt ngóng đợi và như muốn chồm thẳng lên tận cô đồng.
Người ít bị kích động nhất không phải là Soạn, chú rất ngạc nhiên khi đoàn phải dừng lại chiều nay trong làng Kim Khê này mặc dù thời gian đã khá cấp bách. Suốt buổi tôi, chú ngồi rình chờ ngón tay phán quyết điều tiết lộ mạnh mẽ nhât có thể làm bẽ mặt tên quan hộ tống trá hình này đang ngồi cạnh ông chủ với vẻ ngây thơ của con cọp sau khi đã chén no say. Cho rằng các vị thần tồn tại khắp nơi và nhìn thông suốt mọi thứ, thế vì sao các vị lại chối từ nêu lên ý kiến của mình qua cửa miệng của mụ đàn bà to béo chuyên nốc rượu này. Tại sao lại để mụ ta nhảy nhót ngàn lẻ một kiểu nhõng nhẽo mà cho đến lúc này không nói lên được chút gì hay ho vậy?
Thời gian trôi qua. Soạn không mảy may cảm xúc, chú đang nghi ngờ về sự thành thực của cô đồng núc ních này mặc cho sự sùng kính hiện đang vây trùm quanh cô ta. Vả chăng với niềm hoan lạc nào mà các vị thần linh lại nhập vào thân xác rửng mỡ của  cô đồng này? – về khoản đàn bà đẹp, chú cho là mình quá sành sỏi – để rồi biến những câu chuyện thu gọn của các vị thần những lời dặn dò đơn giản về cách chữa bệnh hay trừ tà? Cái tài của cô ở chỗ tuy có khi thất bại nhưng không bao giờ nản lòng và bằng nhiều trò bịp bợm cô tuôn ra những công thức có sẵn. Quả vậy, chú không hiểu vì sao nhiều người lớn lại đam mê cái trò tiêu khiển này, kể cả tên quan hộ tống đang tỏ vẻ rất khoái chí.
Trước việc này, ông chủ của chú đang cau mày và đôi môi thì buồn thiu. "Tống khứ cô đồng này đi với các trò nhập hồn của nó!" Đã bảy lần vị lương y cho rằng tấn trò này sẽ kết thúc, nhưng rồi cũng bảy lần cô chụp lên đầu chiếc khăn đỏ hoét, cũng đến bảy lần nữa cô khoác lên người bộ trang phục của vị thần nhập vào với sự sôi nổi mãnh liệt như một chàng lực sĩ điền kinh hơn là một đấng siêu nhiên.
Bây giờ cô mặc áo vàng, đầu đội mũ đỏ, đi đôi giày thêu hoa lắc lắc những chiếc lục lạc vàng của Đức Ấu Chúa Hoàng Quân, nghịch ngợm nhại theo điệu múa sư tử và dâng lên nhiều kẹo bánh vì vị thần mà bà đang nghênh đón là một chú bé con.
Vị luơng y nhủ thầm "Lạy Trời cho đó là trò cuối cùng!"
Đã gần canh ba rồi, đường dài đang chờ họ ngày mai mà trò hề và cuộc ngao du trên lưng ngựa của các vị thần linh theo lời thỉnh cầu của các thân hào trong làng vẫn còn kéo dài đến vô tận. Đầu gối sưng lên vì đau khớp, sống gáy cứng đờ, ông mong được nghỉ ngơi và hơn nữa là được quên lãng trong giấc ngủ. Từ lúc có một vị trưởng lão trong làng thân mật đề nghị "Ở đây có thờ Đức Thánh Mẫu rất linh ứng. Vì ông còn phải ra tới kinh đô, nếu ông muốn cầu khẩn điều gì thiết tưởng cũng nên tận dụng dịp này" đến khi hiểu ra, ông trả lời, giọng bông đùa "Nào tôi có ước ao điều gì đâu mà nay tôi phải cầu khẩn van xin?" Một nỗi phiền muộn mới lại đến nhấn chìm ông.
Hai cánh tay cô đồng múa may làm ông liên tưởng đến những bóng tối thoáng qua dưới ánh trăng. Ông thấy ngôi nhà ẩn cư chìm đi trong những mảng tối quen thuộc, một vòng đen lấp lánh những tia phản chiếu từ chiếc giếng phả lên phía mặt trăng luồng hơi nước đọng lại. Ông nhìn thấy bà vợ đang thiu thiu ngủ, lồng ngực phồng lên vì bao tiếng thở dài như bà từng thiếp đi sau khi không còn hy vọng thấy ông trở về. Ông cũng thấy ngôi nhà yên tĩnh bị hoang vắng, những pho giấy, bình lọ và nhiều đồ dùng phủ đầy bụi..Lớp bụi cô đồng dấy lên lúc này từng luồng từng luồng xoáy hút cả ông vào số phận vô định nơi xa kia trên bờ vực sông Hồng…
Trong nỗi bàng hoàng,ông giật mình tỉnh dậy và mở to đôi mắt. Té ra trước mặt ông chỉ là làn khói từ những cây hương lơ lửng trên bàn thờ và cạnh ông là nụ cười mỉa mai của lão quan hộ tống.
Các điệu múa đã kết thúc, giờ là các bản đờn và bài ca tống tiễn vị thần. Mỗi người một phía, nhưng cả hai thầy trò đều nghểnh cổ lên nhìn. Trong cùng sự nôn nóng muốn về đi ngủ, họ vẫn không bỏ lơi một cử chỉ nào của cô đồng từ những đầu ngón tay cong đi uốn lại theo sự xuất thần của vị thần bé con có quyền năng ban phát sinh tử cho trẻ em bốn phương trời…Lê Hữu Trác cố giữ nhịp thở còn Soạn thì ngẩng cao cằm lên, không biết cô ta còn ho6 lên nữa không đây? Chú nhóc đã bắt đầu thấy ghét cái mặt to bự và thân xác đẫy đà được Trời ban cho một sức khoẻ phi thường. Bất giác vị lương y van to lên "Xin đoái thương, mong cô kết thúc cho!" Ông cũng không nén được tiếng thở dài khuây khoả còn chú Soạn thì run lên vì sung sướng, cả bên trái và bên phải, nhiều người dìu cô đồng rời khỏi chiếc bục hệt như người ta đang chuyển một chiếc bình cổ quý giá. Đến đây, buổi hầu đồng kết thúc. Phước quá!
Rất nhanh, Soạn lao đến đứng nơi lối ra, ngáp quá to làm chảy cả nước mắt. Chú còn phải đợi ông chủ và lão quan hộ tống lần lượt cáo lui trước khi chạy lăng xăng quanh chân họ rồi đi về tấm phản ngủ của mình nơi quán trọ.
Khi đến chỗ nghỉ, viên quan hộ tống nói:
Thưa y sư tôn kính, ngày mai chúng ta lên đường sớm. Mong cụ sẵn sàng cho. Giờ thì xin cụ nghỉ ngơi thoải mái.
Giữa đêm trường lạnh lẽo, một tiếng cười gằn đáng sợ toát ra ở đáy sâu đôi mắt hắn.
Vậy hắn ta đi đâu giữa đêm trăng này? Đến cuộc hò hen nào đây? Với mưu đồ đen tối nào? Tại sao lại có tâ'nó trò vô bổ ngoa du của vị thần này bắt họ phải nằm im cả ngày hôm nay ở làng Kim Khê? Những câu hỏi đó lướt qua làm tối sầm đầu óc Soạn, chú đang co rúm trong tấm chăn chiên. Bao quanh chú, trong đêm nay phảng phất nhiều thứ mùi lạ, mùi của hàng trăm người hiện diện, của những toán khách bộ hành nối tiếp nhau trên đường ra kinh đô cùng với vô số bóng ma trong đêm tối đang thì thầm về sự cảnh giác đề phòng. Bây giờ là lúc hoặc không bao giờ có nữa để báo với ông chủ. "Nói! Nói đi!" chính giọng bà Tuyết đang ra lệnh vào tai chú. Soạn nhìn cụ chưa đi nằm và đang bách bộ bên kia tấm vách, dấu hiệu chứng tỏ cụ đang suy nghĩ lung lắm. Nếu cụ đang suy nghĩ về chuyện người bệnh nổi tiếng ở kinh đô thì lại rất khó cho chú vì sợ phải quấy rầy cụ lúc này. Chú ta đang cô" gắng bẩy đi những viên đá tảng đè nặng lên mi mắt và cả trong vòm lưỡi của chú.
Thưa ông chủ - Soạn tưởng rằng chú đã nói được với cụ từ nơi sâu thẳm lạ thường nhưng chú không nói được gì và đang ngủ khì, hai bàn tay nắm chặt.
Xa xam, nhiều mỏm núi nhọn hoắt chọc thủng sương mù như những hàm răng cá mập trên viền bọt biển.
Con đường mòn quá hẹp mà hai người đối mặt nhau không thể đi qua được chạy dọc theo triền một vách đá dựng đứng. Từ khi rời làng Kim Khê, đám lính của đoàn hộ tống được đắp đậy qua loa bằng những chiê"c áo tơi lá đọt biế'nó họ thành những con chim bù xù dữ dằn bước đi mệt nhọc dưới trận mưa bụi dày giống như tuyết.
Ở phía trước đoàn người, lão quan hộ tống thong dong cưỡi ngựa như hắn đã từng ngao du trong mùa hè dưới bầu không khí tắm nắng mặt trời còn chú Soạn thì luôn liếc nhìn hắn và tiếp tục chăm chú theo dõi khá chặt chẽ.
Vẻ cáu kỉnh, Lê Hữu Trác quay mặt nhìn sang phía khác và nằm lún sâu vò bên trong chiếc cáng. Ông run cầm cập mặc dù đã lấy chiếc khăn quàng dài trùm lên khăn đóng và khoác thêm chiếc áo kép. Ông cho rằng cái tội rét lạnh này không phải chỉ là do cơn mưa nhỏ và khó chịu lan thấm vào người mà còn do làn hơi phả ra từ dãy núi kia làm băng giá tâm hồn mình. Trong lúc này, không một sức mạnh tốt lành hay tai quái nào còn lưu tâm đến đoàn người trong dáng đi của giống bọ gậy lóc nha lóc nhóc trên đường ra kinh đô và cả vị lương y già rét cóng có tên là Lê Hữu Trác. Trời cao lại rỗng không, dưới dương gian này cũng vậy. và cuộc đời của ông không có mục đích nào khác là đi tới sự đối diện với chính mình giữa những nỗi đau buồn vô vị nhất và lai láng nhất. So với nỗi đau khổ mà nay ông đang là nạn nhân, ông thấy rằng thà chịu đựng cơn buốt giá này còn dễ chịu hơn. Và đó cũng là một phương pháp để tự cảm thấy mình còn sung sức như một cây  cổ thụ già mà nhựa sống đang còn ngái ngủ.
Hình như bầu trời đang phơi ra trước mắt ông những đám mây nhợt nhạt giống cảnh tượng một đoàn quân thất trận, một bầy người thương tích với vầng trán xanh xám, cả đám lính gầy nhom của những dân tộc chiến bại, những khối thịt bầm đen toát ra mồ hôi cơn hấp hối, tất cả như hiện lên nỗi đau đớn, sự thảm bại, nỗi bất hạnh, sự khiếp đảm và nỗi cô đơn của kiếp làm người. Đâu rồi những giờ phút huy hoàng đã làm tâm hồn ông cất lên tiếng hát? Để rồi giờ đây chút linh hồn ấy bé quắt lại, run rẩy như chiếc lá rụng trước gió thu không còn chút cmg nào về sự tàn tạ xảy ra đến nơi..Sự đau đớn này kéo dài cho đến lúc đoàn người vượt đò ngang trên sông Cấm, cập bến Thiết cũng vào lúc phong cảnh đã có nhiều thay đổi.
Nơi đây, trong cảnh hỗn độn của những đỉnh đồi cao bù xù, làn hơi nước bốc lên đang hoà quyện với sương mù từ phía biển bay vào. Trên lưng ngựa nhảy xuống, lão quan hộ tống ra hiệu cho đoàn dừng lại trong khi Soạn đang leo lên một mỏm đá dựng đứng quan sát xung quanh, mặt mày tỉnh bơ.
Khi mới đi vài  bước, Lê Hữu Trác liền bị thôi miên trước cảnh đẹp mê hồn của nhiều cuộc phối ngẫu tưởng tượng mà không ai chứng kiến ngoài tiếng kêu vang của đàn khỉ và giọng inh ỏi của bầy chim. Một niềm cảm xúc đang xâm chiếm cùng với sự mệt mỏi làm ông buồn rầu cảm khái. Ông tự nói với mình "Nào ai có thể tin được là tấm thân khốn khổ của ta giờ đây đã trở thành nạn nhân của thói vinh hoa phú quý. Nếu như ta bị dồn đến tình thế xấu xa này, đó là do ta không cố gắng giấu mình đấy nhé!"
Từ trong đáy sâu của lương tâm ông, lộ ra một điều gì đó khô  cứng và đơn lẻ, nặng mùi cá nhân và cả ích kỷ nữa. Và càng ngắm kỹ bức tranh mờ ảo này thì tâm trạng ông càng trở nên chán ngán nhưng việc đi gần đến biển cả lúc này đang đánh thức trong ông ý nghĩ về truyền thống ngàn xưa làm cho ông thêm quả cảm, mãnh liệt và tinh thần tự chủ trong ông đang được trả lại.
Viên quan hộ tống ấn chiếc bản đồ vừa xem xong vào ống tre và bước đến gần ông.
Trước cảnh đẹp huy hoàng này, hạ quan nhận thấy y sư tôn kính lại có vẻ lo lắng. Cuộc hành trình của cụ là một  công việc quốc gia đại sự rất quan trọng và cấp bách, chắc cụ cũng lo lắng ra đến kinh đô không kịp chăng? Hạ quan cũng sợ như vậy lắm. Khi bắt đầu ra đi từ kinh đô, lệnh trên chỉ cho phép hạ quan đến thành Vinh trong mười ngày và sang ngày thứ mười một là phải lên đường với cụ ngay. Nhưng nửa tháng đã trôi qua, phần đường còn lại dài lắm mà thật ra chỉ còn gần mươi ngày nữa thôi. Nếu chúng ta đi mỗi ngày chỉ được năm mươi lý như vậy rất khó bảo dảm đến đúng thời hạn. Vậy hạ quan xin đề nghị chúng ta phải tận dụng ban ngày để đi cho đến khi trời tối và chỉ nên giữ lại những tên lính khoẻ nhất mà thôi vì nếu phải bẩm báo lên thượng cấp về sự chậm trễ này thì hạ quan càng sợ nhiều hơn nữa! 
Với vóc dáng chúa sơn lâm và cặp mắt lươn, viên quan này hình như không thuộc vào hạng người hay lo lắng. hay ngẫm nghĩ về những gì xảy ra trong đời sống và lý giải những nguyên nhân của chúng. Đó là một con người hành động.
Lê Hữu Trác trả lời khá nồng nhiệt đến nỗi chính ông cũng ngạc nhiên:
Quan bác vừa cho tôi hay lệnh triều đình cho phép bác tìm tôi trong vòng mười ngày. Thế thì  bác cứ bẩm lên trên là có nhiều ngày trôi qua mà chưa tìm ra được vì tôi đang đi chữa bệnh ở các nơi khác, thêm nữa trên đường đi nhiều trận mưa to gió lớn làm chúng ta bị chậm. Chắc bác cũng thừa biết về lý do thì không thiếu.
Ông nói vậy bằng một giọng trầm tĩnh với ít nhiều thích thú, tin chắc rằng sẽ có ngay  bây giờ một bộ máy khớp được những lời biện bạch vu vơ và những câu khất lần lữa mà khi cần ông có thể tạo thành một lá chắn bảo vệ mình.
Viên quan hộ tống vừa cười vừa đáp lại:
Thưa cụ, thực thế, không còn cách lựa chọn nào khác hơn.
Vị lương y nghĩ đó là cách chấp nhận trước những gì mà ông sẽ bị cuốn hút sau này lúc nói năng hay khi hành động ở kinh đô để hòng thoát khỏi bao cảnh nguy khốn. Ông cảm thấy trong người có sự phục hồi lại tính chiến đấu một cách lạ lùng, ông chưa đến nỗi bị mất sạch ý chí như ông đã nghĩ và còn có phần dũng cảm hơn là ông tưởng. Một tiếng kêu lớn làm ông giật mình.
Soạn vừa la lên vừa chỉ ra biển:
Nhìn kìa! Hãy nhìn kìa!
Mọi người đổ xô ra, cả số đang mệt lử, có ba chiếc tàu chạy dọc bờ biển hướng về phía bắc.
Thoạt nhìn, viên quan hộ tống nói một cách chệch choạc những từ ngữ lạ lẫm:
Đó là cái mà nó nta gọi là "tàu chiến", tàu này có sự hộ vệ của "tàu chống tàu ngầm" và "tàu hộ tống".
Soạn nói vẻ mặt rất thích thú:
A, ông đã biết những con tàu này! Vậy chúng chạy từ đâu đến vậy?
Viên quan hộ tống trả lời:
Chúng đến từ vùng đất chúa Nguyễn ở đàng Trong rồi sẽ chạy tới nước Trung Hoa và chắc chắn sẽ dừng lại ở khu Tô giới phố Hiến.
Nhưng tôi hỏi ông, chúng thuộc nước nào vậy?
Viên quan trả lời:
Chắc là ở vương quốc Pháp. Từ chỗ ta đứng ở đây có thể nhận ra được nhờ lá cờ trắng thêu hoa kim tuyến vàng.
Rồi viên quan nói với Soạn:
Chờ đấy – ông ta vừa chạy lục tìm trong chiếc túi dưới yên ngựa, và khi quay trở lại – Thử nhìn vào cái này đi, dán mắt vào đây nào.
Nhìn về phía ông chủ, Soạn vừa hỏi vừa nắm lấy chiếc ống dài:
Thưa ông chủ, cho phép cháu…?
Chú la lên, dậm chân sung sướng:
Cụ ơi, cháu thấy được tất cả rồi! Nè, một, hai, ba cột buồm hình vuông, trên cột đều có một, hai, ba tấm buồm vuông vức chồng lên nhau. Cháu thấy trên tàu khắp nơi đều có súng đại bác, nhiều đại bác lắm. Chúng loé lên dưới ánh mặt trời. Cháu còn thấy có con thú gì đang chạy trên boong tàu như những con lợn. Đúng rồi, đó là những chú lợn. A, cháu cũng thấy nhiều chiếc lồng đựng toàn gà mái nữa.
Viên quan hộ tống hỏi:
Thế mày có trông thấy thuỷ thủ và sĩ quan không?
Tôi không thấy. Họ ở đâu hả ông?
Đưa ống nhòm đây cho tao. Đây, tao thấy viên sĩ quan chỉ huy đang đứng trên "khoang thượng" và bên  cạnh là ông thầy thuốc giải phẫu của tàu này. Này, mày nhìn đi!
Tôi đã thấy họ rồi! Họ cũng là những người như chúng ta, có phải không? Nhưng họ lại không giống chúng ta. Nhưng tại sao ông biết được một trong hai người này là thầy thuốc? Thầy thuốc như ông chủ tôi đây à? Và ông đó cũng ra kinh đô là?
Tôi không nghĩ như vậy. tất cả các tàu này đều có một người thầy thuốc, ông này thường mặc  chiếc áo ngắn màu xám và chiếc quần chật màu đỏ thẫm. Mà cấp bậc của họ càng cao thì ở tay áo và vai họ càng có nhiều sọc vàng thêu kim tuyến. Đó là phong tục của nước họ. Họ đến đây để tìm tơ lụa, các loại gia vị và rao truyền tin lành của Đức Chúa mà họ gọi là Giêsu. Còn lúc này…
Soạn trả ống nhòm lại cho viên quan hộ tống vừa đưa mắt thầm hỏi ông chủ, sao lão này biết đủ thứ chuyện như vậy cụ?
Viên quan hộ tống vừa nói vừa lên yên ngựa:
Trong Kinh Dịch có câu "Ngày mai đã đơm mầm từ hôm nay", phải mở mắt ra để biết, mà đề phòng.
Đến lượt Lê Hữu Trác hỏi, lo lắng trước sức mạnh của những chiếc tàu lớn đó:
Những thuyền buồm của ta sẽ làm như thế nào nếu một ngày nào đó họ tấn công chúng ta?
Viên quan hộ tống trả lời:
May thay, những chiếc tàu ấy không phải là của nước Trung Hoa, chúng đến từ miền Viễn Tây mà đất nước chúng ta chưa bao giờ là một quận huyện trước đây của họ cả.
Soạn nhanh nhảu nói to:
Cũng không ngăn được họ đã có mặt ở đấy.. Nhưng tại sao những người từ rất xa đến đây có khi lại không chịu ra đi? Tôi nói bậy chăng?
Vẻ bình thản trên khuôn mặt vị lương y và viên quan hộ tống làm cho cậu ta bình tâm hơn.
Chiều đó, họ dừng lại chợ Đồng Điệp và ngủ đêm ở đấy.
Mệt lử vì đoạn đường dài, ông đang thiu thiu ngủ thì Soạn đến báo co một người ăn mặc chỉnh tề mang đến một mâm hải sản và khẩn khoản xin được gặp cụ. Ông nhỏm dậy và thở dài. Ông thường nói với các học trò rằng nghề y là nghềc cứu nhân độ thế, sự nhọc mệt nằm trong nghĩa vụ của mình và người thầy thuốc không được phép từ chối đến thăm hỏi người bệnh hoặc chậm trễ trong việc chăm sóc họ.
Vừa thấy cụ, người khách cúi rạp mình vái rất lâu trước khi chào hỏi như thường lệ. Anh ta là lính phục vụ quan Thự trấn tỉnh này và làng Đồng Điệp đây là quê hương của người vợ. Có người báo cho biết vị danh y đang ở đây, anh mạo muội đến tìm và mời cụ đến khám bệnh cho cậu con trai sáu tuổi bị sốt rét nhiều tháng qua và nay đang bị hôn mê.
Cháu bị nhiễm trùng khá nặng, mặc dù đã uống nhiều thuốc nhưng cơn sốt vẫn còn rất cao và cháu không còn nhận ra ai cả. Người ta nói cụ là một vị thầy thuốc rất nổi tiếng và rất tiếng người, con kính cẩn mong cụ ra ơn đến khám cho cháu.
Ông nói:
Đi, tôi đi theo anh – trong khi người đến mời đang từng bước thụt lùi, cúi rạp mình với lòng biết ơn và càng lùi nữa rồi đi ra rất vội dẫn đường về nhà mình.
Soạn đã sẵn sàng đợi cụ, mang theo hộp đựng thuốc và cả chiếc ấm sắc thuốc nữa. Bỗng nhiên chú tự hỏi, nếu đây là một cái bẫy thì sao? Rồi cậu cảm thấy hối tiếc  về sư quá nhiệt tình của mình. Trễ lắm rồi! theo gót chân rón rén của người rọi đường cho mỗi bước đi, vị lương y lên đường tin chắc có Soạn theo sau "Này ngốc ơi! Cháu là thằng dốt đặc cán mai, không có tí đầu óc phán đoán nào cả. À mà nếu có tai hoạ gì xảy ra, cháu là người chịu trách nhiệm đấy nhé!" Vào lúc này, giọng nói giận dữ của bà Tuyết thoảng bên tai không cho cậu tập trung suy nghĩ tìm ra những câu trả lời làm bà yên tâm trước những câu hỏi đã quá muộn. Tại sao người lính trực đêm lại không dẫn đường cho người khách như mọi lần? Người lính gác chuyên lo việc an toàn chạy đi đâu rồi? chuyện ấy tạm như tin được, ngoại trừ…Ngoại trừ có một cái bẫy ở phía dưới mà cụ đang bước qua lúc này với sự cả tin ngây thơ của một cậu bé con. Chẳng thấy người bệnh trẻ con nào cả…nhưng bọn sai nha mai phục trên các đường mòn luôn sẵn sàng đâm thủng ông chủ từ bên này sang bên kia. Cứ mỗi bước, Soạn chờ đợi để thấy chúng nhảy vọt ra từ những bụi xương rồng rồi trồi lên, lổn nhổn từ dưới đáy sâu hồ ao với những cặp mắt đòi: cắt, cắt và những tiếng reo to lên: chặt, chặt. Quá khiếp, ba mươi sáu chiếc răng của chú chạm vào nhau lục cục.
Soạn vẫn còn run lúc mọi người đã đi vào ngôi nhà người lính trong con mắt lo lắng của gia đình đang có mặt, họ tản lùi khỏi những tấm phản. Cậu bé ốm mà người mẹ đang nhẹ nhàng quạt cho nó hiện ra dưới ánh sáng cây đèn gầy nhom như que củi. Em thở rất mệt nhọc, cặp mắt vô hồn giãn to.
"Thế là đúng thật rồi!" Soạn, đứa đầy tớ chuyên lo thuốc men nghĩ vậy, nhẹ người đi và hơi thất vọng. Trong màn đêm căng thẳng tối nay, tiếng trống cầm canh đã điểm canh hai. Ngoài gia đình này, cả làng đang ngủ say, tất cả đều yên tĩnh. Song có lẽ đó chỉ là vẻ ngoài, tốt nhất là phải luôn đề phòng.
Ngồi xuống cạnh em bé, trước khi bắt mạch, ông đợi một lúc để trong nó ndc hoàn toàn tĩnh lặng. Sau cùng, ông nghiêng xuống quan sát cậu bé.
Cơn sốt này rõ ràng rất nặng. Ông thấy nhiệt độ trong người em bé tăng cao qua khuôn mặt đỏ rần và vã mồ hôi. Ông hít một hơi dài, nắm một ngón tay[2] em bé giữa ngón tay cái và ngón trỏ của mình rồi vuốt thật mạnh để đưa máu trở lại gốc ngón. Một tia máu đỏ li tuổi hiện ra nơi khuỷu ngón tay, qua đốt thứ nhất rồi đôt thứ hai đến đốt cuối từ màu đỏ chuyên qua màu vàng, từ tím bầm đến xanh đen với hình một góc nhọn. Không còn nghi ngờ gì nữa, các nguyên lý hàn và nhiệt, âm và dương trong người em đã bị tổn hại. Trong trường hợp rõ ràng bị nhiễm bệnh nặng như thế này – ông tỏ vẻ bực mình – người ta đã cho dùng những vị thuốc với mục đích là dập tắt ngay cơn sốt nhưng họ không biết là cần phải bồi dưỡng cho thể trạng chung của cơ thể hiện đã vô cùng suy yếu. Chân hoả tỏ ra mạnh bao nhiêu thì chân thuỷ đã bị tổn hại bấy nhiêu. Kết quả trước mặt là chứng khó thở và bắp thịt bị teo tóp, điều đó giải thích vì sao đồng tử em bé bị giãn to như vậy. Lúc này việc tiên lượng phải hết sức thận trọng. Vì trước đây đã dùng các vị thuốc công phá quá mạnh, bây giờ tốt nhất cho em và phải dùng phương thuốc phù hợp làm tăng sức như trong những trường hợp chưa quá trầm trọng.
Đó là điều ông giải thích cho cha mẹ em trước khi bốc thang lục vị nhưng để trợp giúp cho sức người đang suy yếu thì cần thay bông mã đề bằng nhung hươu có nhiều chất bổ dưỡng và mạch môn động thế tạm cho nhân sâm, tất cả phải nấu lên để sắc thuốc cho thật kỹ.
Từ trong chiếc túi, cùng một lúc, Soạn lấy ra chiếc ấm siêu và chiếc hộp nhiều ô đựng các vị thuốc đưa lên cho ông chủ.
Với những ngón tay dài thành thạo có khả năng ước được cả những lượng thuốc rất nhỏ mà không bị sai sót qua cách bốc tay đơn giản, ông lấy ra các vị thuốc khác nhau, bắt đầu từ những vị quan trọng nhất trong đơn rồi cho vào ấm siêu. Chẳng mấy chốc, mùi hương mật ong địa hoàng toả thơm khắp nhà rồi mạch môn đông nồng lên át đi. Vị y sư cầm bát nước Soạn vừa đưa tới thận trọng rót vào ấm siêu cứ hai lượng nước cho mỗi lượng thuốc. Ở đây là cả một công việc đầy khéo léo, nếu quá nhiều nước các vị thuốc sẽ biến chất nhưng nếu lại quá ít nước thì thuốc chưa được ngấm đầy đủ. Những người trong gia đình này chưa bao giờ được chứng kiến một cuộc pha chế thuốc như vậy. Mỗi thầy thuốc đều có truyền thống pha chế các vị thuốc do họ kê đơn trước với những công thức bí mật được bảo quản rất kỹ lưỡng trong các gia đình làm nghề y và được lưu truyền cất giữ. Cả nhà người lính chăm chú theo dõi rất kỹ đến nỗi họ giật nẩy mình khi ông yêu cầu cho ngọn lửa dưới siêu thuốc cháy mạnh hơn.
Soạn được giao theo dõi việc đun thuốc, khi chú báo là nước đã cạn xuống một phần năm, vị y sư sai chú nấu thêm một lần nữa trước khi lọc trong một cái chén qua màn lọc mỏng. Rồi ông nói với cha mẹ cậu bé:
Chú thím cho cháu uống nguyên như thế này, nếu cần thì chia làm nhiều lần nhưng phải uống hết.
Ông vội vã trở về và bằng cử chỉ thoái thác, ông từ chối số tiền thuốc người nhà đưa.
Trên đường về, Soạn bực mình quên cả những nỗi khiếp sợ lúc đi. Theo tục lệ, các thầy thuốc chỉ được trả thù lao khi người nhà đã lành bệnh, nhưng Soạn nghĩ: "Quái, ai lại đi biếu không chừng ấy thuốc cho những người không phải là nghèo túng như vậy. Một chút đặc sản biển thì có thấm gì so với cuộc đi khám bệnh trong đêm hôm khuya khoắt này!"
Trống đã điểm canh ba khi thầy và trò mệt lử trở về, cả hai nằm vật ra trên những tấm phản trong gian nhà.
Rạng sáng hôm sau, Lê Hữu Trác vừa ăn cơm xong thì người lính sung sướng  đến báo với cụ về tình trạng đứa con trai, sau khi uống hết chén thuốc, cơn sốt đã hạ xuống một nửa, thằng bé đã tỉnh lại và đòi ăn. Anh còn nói thêm, biết tin cụ ở đây, nhiều bà con trong làng rất mong được gặp và yêu  cầu được vị danh y cho thuốc.
Trong nỗi lo lắng nếu có nhiều người bệnh đến nữa thì ra đi sẽ chậm trễ, ông liền kê gấp những đơn thuốc cho em bé về  bệnh tiêu hoá, bồi dưỡng cho dạ dày rồi nói Soạn báo cho viên quan hộ tống là ông đã sẵn sàng đi ngay và cùng đoàn người lên đường.
Đã sang ngày thứ hai mươi ba của tháng này và còn ba trăm bốn mươi lý nữa mới đến kinh đô.
Vừa ra khỏi làng, Soạn khùng lên đuổi theo cáng của cụ:
- Ông chủ! Ông chủ! Ông quan hộ tống báo cụ biết ông sẽ gặp cụ tối nay ở làng Hoàng Mai vì phải ở lại đây lo nhiều công chuyện.
- Được, chẳng sao. cần quái gì mà cháu phải la to như vậy? chẳng phải là việc quan trọng lắm đâu! – ông vừa nói vừa lườm chú đang như một chú chó ngớ ngẩn trong nhà có tang.
Mồm Soạn há hốc. A, chả việc gì quan trọng sao khi một quan hộ tống lại không đi hộ tống? Ông ta nói phải ở lại đây để lo liệu những công vụ mật quốc gia  trong cái xó nhà quê tối om này à! Và cụ cũng không thấy có gì khác thường trong việc này cả sao? Trong đời, bất kỳ một người nào biết suy nghĩ lẽ ra đều ngạc nhiên và lo lắng cho việc trên, thế mà thay cho điều đó cụ lại hình như thích thú thưởng ngoạn phong cảnh một cách nhàn nhã như thế này? Chú đưa mắt lơ đễnh nhìn về rặng núi phía tây có nhiều đỉnh nhọn lởm chởm đan xen những chòm mây bạc và lúc này chú hoàn toàn bị nỗi lo âu xâm chiếm. Nếu ông chủ không quan tâm lắm đến số phận của chính mình thì chắc là do cụ đã luống tuổi và cho rằng mình đã sống quá nhiều rồi, còn với nó, thằng Soạn này, phải chăng cụ chẳng quan tâm đến sau khi thu nhận nó về nhà nuôi nấng và dạy dỗ nên người? Với ý nghĩ đó, trên chiều dài con đường xinh đẹp này lẽ ra chú phải thích thú đi qua với bàn tay trìu mến của người cha trên vai mình nhưng sao chú lại cảm thấy lòng mình nặng trĩu như đeo đá vậy. Cho đến lúc này chỉ có ông chủ là người duy nhất thương hại và  trìu mến chú. Ngoài ông chủ ra, chú không còn một ai khác nữa trên cõi đời này. Dứt khoát ông chủ phải sống, phải ra đến kinh đô bình yên vô sự, sau đó chắc chắn cụ sẽ được bảo vệ kỹ lưỡng bởi ai đã vời cụ. Trong lúc này, hãy chăm lo cho ông chủ, luôn luôn sẵn sàng hầu hạ siêng năng thức khuya dậy sớm, bảo vệ ông chủ những khi cần thiết, đó là phận sự của chú mà bà Tuyết đã giao phó. Ý nghĩ đó làm vững lòng chú. Thế mà đôi khi chú đã suýt thút thít khóc giống như một bé gái, lẽ ra chú phải vững vàng hơn mới phải!
Chiều tới muộn khi đoàn người đến núi Long Sơn. Họ đi một lúc dưới ánh chiều tà đến chỗ rẽ của con đường làng thì hiện ra một nơi mà người ta bày sẵn để nhắc nhở mọi người dừng lại và nghỉ ngơi. Đây không phải là việc của Soạn, chú luôn dò la nghe ngóng, nếu có một cuộc tấn công được bố trí sẵng thì khoảng trống đó với nhiều cây cối bao quanh và nhiều tảng đá lớn giống như những chiếc thớt to sẽ vô cùng thuận lợi cho các cuộc phục kích. Chú tin như vậy đến mức tưởng tượng ra tấn trò xảy tới: ông chủ đang bị cuốn hút bởi phong cảnh tĩnh lặng và tuyệt vời nơi đây, khi cụ với mới bước xuống cáng thì mới kịp hiểu những gì đang xảy đến nhưng than ôi, đã chậm rồi! Ôi, đôi mắt hoảng loạn và bất ngờ của ông chủ đối mặt với bọn giết người và một tiếng kêu thất thanh, một tiếng kêu không nhận ra nổi "Soạn, Soạn ơi! Chạy đi!" Không, chú ta không đớn hèn  vắt chân lên cổ chạy trốn đâu, chú đứng ở giữa chắn người cụ với chiếc dao găm, bà Tuyết biết chắc là nó chẳng sợ gì. Hoặc cả hai thầy trò cùng nhau thoát hiểm hoặc cùng chết với nhau, nếu không vậy, chú làm sao dám vác mặt trở về ngôi nhà ẩn  cư vùng Hương Sơn nữa?
Soạn không nhìn thấy tay ông chủ đưa lên ra lệnh cho đoàn người dừng lại mà chỉ thấy cụ bỗng nhiên bất động rời rã, đấy, đấy, bọn người rình rập đang tấn công! Nhanh như chớp, chú giương cung rồi băng tới chiếc cáng ngay khi cụ vừa bước ra. Toàn thân chú rung lên cùng nhịp đập dữ dội của trái tim. Thôi, chắc chắn chú không thể cứu được ông chủ nữa rồi.
Vị lương y cắt ngang đà suy nghĩ của chú:
- Cháu ơi! Thay vì nghĩ đến chuyện đi săn, cháu ngủ sớm đi, khi nào cần ta sẽ gọi.
Chú vâng lời cụ, cố tạo ra vẻ thoải mái giữa đám lính đang tản mác đây đó. Chú suy nghĩ lần sau mình phải thận trọng hơn. Chú quá sung sướng  vì không thấy ai nghi ngờ gì. Chú nằm dài ra bên chiếc cáng, một mắt hướng về phía cụ đang ngồi – chắc cụ đang làm thơ – mắt khác hướng về những chú lính đang ngáy pho pho dưới những chiếc nón  tre. Chú ta có quá ít thời gian rảnh rỗi để nói nhiều về việc này. Bài thơ đã làm xong, cụ nhanh chóng trở lại bên chiếc cang, đó là tín hiệu cho đoàn hộ tống lại lên đường.
Họ đến làng Hoàng Mai thuộc huyện Quỳnh Lưu, lúc này mặt trời đã khuất sau rặng núi. Một làn sương mù lành lạnh tiết xuân bàng bạc trên mặt sông.
Sau bữa cơm tối tại nhà viên lý trưởng, vị danh y và chú hầu Soạn được mời ngủ qua đêm tại nhà một  vị thân hào trong làng, cạnh bờ sông, còn các lều vải của đám lính được bố trí bên cạnh.
Viên quan hộ tống vẫn chưa đến.
Mải miết rình nghe từ xa tiếng vó ngựa của ông ta, cuối cùng Soạn ngủ ngay không kịp hỏi ông chủ mình suy nghĩ gì  về sự vắng mặt kéo dài của lão này.
Chú sẽ vô cùng thích thú khi biết lão quan hộ tống này được chú ấp ủ trong nhiều giấc mơ từ ngày khởi hành ở Vinh nay đã nằm trong trung tâm suy nghĩ của cụ. Những câu hỏi đặt ra thì không thiếu! Điều gì đã làm cho lão ta đến chậm trễ như thế này? Đâu là những nguyên nhân cấp thiết để lão chểnh mảng sứ mạng như thế? Phải chăng lão ta biểu  thị sự sao nhãng của mình trong đêm hầu đồng và mất toi cả một ngày ở làng Kim Khê? Và phải làm gì đây khi sự vắng mặt của lão kéo dài? Chờ đợi ư? Biết đến bao giờ? Cứ tiếp tục lên đường à? Theo đường nào? Với phương nào nữa khi mà chi phí vận chuyển và lưu trú trên đường cấp cho quá ít? Mục kích quá nhiều hành động tự do quá trớn của lão, ai còn dám ủng hộ ý kiến cho rằng cuộc hành trình này của cụ ra kinh đô là một nhiệm vụ quốc gia cực kỳ nghiêm trọng và vô cùng cấp bách? Vị lương y tự hỏi trong niềm bối rối  và nỗi nhục nhã. Từ nay bị phó mặc cho bản thân mình, vậy làm sao ông dám cho rằng mình chỉ là một kiện hàng mà người ta chuyển từ tay này sang tay khác cho đến điểm nhận? Ngay cả trong những dự cảm đen tối nhất, có khi nào ông lại tưởng tượng được rằng ông sẽ bị kiệt sức trong các cuộc lên đường để phụng mạng nhà Chúa? Rõ đúng là điều mà chiều nay ông đã ngồi khắc vào phiến đá bên đường "Biết bao đau đớn cho ta, hỡi Lãn Ông khốn khổ!"
Song le, với địa vị là người chữa  bệnh cho Thế tử được vời về kinh đô bằng mệnh lệnh của chúa Trịnh, tình huống vừa rồi không thể nào giải thích được nếu không có sự can thiệp của một thế lực đen tô"i nào đó đã chủ trương là hoặc làm cho ông phải bị chậm trễ hoặc xúi giục ông quay về để cuối cùng ông đến kinh đô để muộn và tốt hơn không bao giờ đến đó nữa. Như vậy, trái với điều ông suy nghĩ rằng cạm bẫy thực sự không phải là việc đi đến kinh đô mà là từ chối việc này. Như vậy trái với điều ông suy nghĩ rằng cạm bẫy thực sự không phải là việc đi đến kinh đô mà là từ chối việc này. Tìm đâu ra mưu đồ toa rập nếu không phải là ở Thăng Long, trong tập đoàn các thầy lang cung đình mà số này cho là có sự xúc phạm nghiêm trọng vì người ta đã coi trọng một gã nông dân khốn cùng có khả năng chữa bệnh thành công khi mà họ đã thất bại? Âu đó cũng là một cách giải thích có thể chấp nhậnh được, ông đã biết nhiều người trong số họ và họ cũng biết ông.
Trừ phi trong giai đoạn rối ren này, mưu đồ hiện nay có được dấy lên hay không do phe cánh đối lập với quan Cháng đường là phe của Trịnh Khải, con trai trưởng của Chúa bị tước quyền sẽ thu được tất cả lợi lộc nhờ sự biến mất của cậu bé ốm đau Trịnh Cán là đương kim Thế Tử?
Những dự đoán như vậy đủ làm ông choáng váng nhưng mong rằng việc ấy sẽ không xảy ra. Nay đã được vời ra kinh đô, ông sẽ đi đến đó bằng khả năng của chính mình – lạy Trời phù hộ cho ông đạt được! – và ông đến đó càng nhanh bao nhiêu thì ông càng có cơ may được sớm trở về quê hương bấy nhiêu. Bất chấp nhiều câu hỏi còn treo lại, sự vững tin này trong chốc lát giúp tâm hồn đang bối rối của ông chút lắng đọng của cảnh an bình, nhờ đó ông đã có thể chuyển dần sang giấc ngủ.
Sáng hôm sau trước tiếng gà gáy, những người trong đoàn bộ hành bị đánh thức dậy bởi sự náo động ầm ĩ của những tiếng la hét, tiếng cười reo và mọi âm thanh khác khi những chiếc thuyền buồm chất đầy rau ráng gà vịt bắt đầu cặp bến dọc theoc chiều dài bờ sông. Hôm nay là ngày chợ phiên ở Hoàng Mai. Soạn chạy nhanh đến chiếc quán lộng gió, mua hai báo cháo thịt bò còn bốc hơi. Ăn uống xong, đống hành lý được thu xếp gọn gàng, tất cả đã sẵn sàng lên đường trở lại. Phía sân ngoài, quây quần quanh chiếc cáng, đám lính ngồi xổm đang kháo chuyện với nhau.
Viên quan hộ tống vẫn chưa tới.
Soạn đang đợi ông chủ viết xong. Từ ngày lên đường, cụ chưa lúc nào ngừng viết – chỉ có Trời mới biết cụ viết gì – chắc không phải chỉ những bài thơ và các lá thư. Đợi lâu như vậy quá sốt ruột, chú luôn ra vào nhòm ngó và nghe ngóng xung quanh. Lão quan hộ tống này có thể  biến thành cái thứ gì đây? Phải chăng lão quan bất thình lình bị tân công và bị đánh bại? Khi xét lại toàn bộ câu chuyện chú dựng nến thì rất khó gán cho lão ta là nạn nhân. Lúc này, chú nhớ lại giọng cười nham hiểm và bộ tịch lố lăng của hắn.
Vị lương y gọi:
- Cháu ơi, cháu đưa ngay lá thư này cho thầy lý tới và trở về nó gay để chúng ta lên đường.
- Còn ông quan hộ tống? Chúng ta sẽ gặp ông ấy ở đâu?
- Tất cả đã nằm trong lá thư mà ta vừa đưa cho cháu. Chuyển nhanh lên đi.
Nhanh như chớp, trong nháy mắt chú đã làm xong công việc và quay về rồi cũng như mọi ngày chạy theo sau chiếc cáng của ông chủ. Vắng đi sự có mặt khiêu khích và nguy hiểm của lão quan hộ tống, chặng đường tiếp tục này mất đi vẻ hấp dẫn.
Đến giờ ngọ, vị lương y ra lệnh cho đoàn tạm dừng lại chốc lát để ăn trưA ngay bên cầu Kim Lan Man cạnh ngôi đền vị thần linh ứng nhất của toàn trấn Nghệ An, nơi luôn  có nhiều người đến viếng. Soạn mong sao sau khi ăn uống no nê, chắc ông chủ sẽ muốn thăm đền, cũng là lúc kéo dài thêm thời gian để viên quan hộ tống có thể theo kịp đoàn. Nhưng ông chủ muốn nhanh chóng đi ngay để tối nay đến pháo đài Thổ Sơn, một trạm mới của đoạn đường ngày mai. Những người khiêng cáng được thay đổi, đoàn người lại tiếp tục đi trên con đường ngoằn ngoèo  xuyên qua rặng núi làm ông nhớ lại những cuộc ngao du làm nghề thuốc trước đây.
Biết bao nhiêu lần cùng với cái hộp thuốc nhiều ô ông đã đi trên những con đường mòn như thế này thi gan với mưa gió, bùn lầy  bão táp và sương mù đến cứu chữa cho những bệnh nhân trong cảnh nguy khốn. Ông nhớ lại những ngày đó, gần thế mà xa thế, cố quên đi điều  bực bội hiện tại nhường chỗ cho thói quen lâu nay làm một người say mê ngắm trăng và hát ru cùng với gió. Trong nhiều chuyến đi, thú nhàn rỗi của một thầy  thuốc đã có lúc cho phép ông vừa say sưa thưởng ngoạn danh thắng vừa nhè nhẹ ngâm thơ, có khi leo núi cao hái lá thuốc, vãn cảnh ngôi chùa cổ lưng chừng vách núi hoặc vào thăm nếp nhà ẩn cư trong rừng của người đồng nghiệp với nhiều cuộc thù tạc trào thi hứng giữa những bạn ngâm thơ với nhau...Thời gian đó,ban ngày đi chữa bệnh cho bà con, đêm đến dạo lên mấy khúc đàn nguyệt, ông tự nhủ thú thanh nhàn là niềm say mê duy nhất. Vì vậy, ông mong sao mọi người dồi dào sức khoẻ để ông càng có nhiều thì giờ say mê bầu rượu túi thơ! Nhưng đã bao nhiêu lần ông lo sợ trước một ý nghĩ duy nhất là trên đời này, niềm hạnh phúc và nỗi đau khổ của mỗi con người ở đây luôn tuỳ thuộc vào ông. Ông cũng hối tiếc là mình còn bất tài và không dám rời các bộ sách của mình.
Ý nghĩ đó đến từ đáy sâu thầm kín của lương tri dưới vẻ tàn nhẫn của một cành cây sạm đen trụi trần chọc lên giữa trời xanh, hiện tại ghê tởm và hiểm nghèo đang bắt giữ ông lại. Một nỗi sợ bồng bềnh thấm sâu vào toàn bộ nghị lực với tấm thân bất động trên chiếc cáng len lỏi vào tâm hồn thanh khiết của ông và vì rhế nó càng trở nên khó nguôi. Ông có ý định cho đoàn dừng lại không tiến lên nữa nhưng lại thôi, tập trung vào hơi thở của mình rồi bằng một vài phương pháp hô hấp để cân bằng hai khí âm dương đối nghịch luôn rung lên cho đến khi sự bất ổn này nhường chỗ cho mối uất hận nặng nề mà ông đang cảm nhận. Bằng bất cứ giá nào ông cũng phải đeo đuổi con đường đã vạch ra. Sao mà ông cảm thấy sự thiếu vắng của viên quan hộ tống đến thế! Ông bỗng nhiên rùng mình.
Sóng bắn lên nhiều bọt làm mặt ông mát dịu và phía trước đoàn người bị mờ đi sau những luồng hơi nước. Trên đường, đó đây từ những hang động, nước, nước mát lạnh bắn ra với bóng hình những con rồng mờ sương.
Đoàn người đã đến Lãnh Thuỷ, nơi có con suối mát phân chia hai trấn Nghệ An và Thanh Hoá. Họ đi qua vùng ranh giới ẩm ướt này và ngày mai ở một nơi xa hơn, họ sẽ bắt gặp mùa xuân ấm dịu.
4.
Họ đến pháo đài Thổ Sơn vào tối ngày thứ hai mươi ba.
Khi thấy có đoàn người trang bị khí giới và được những người lính gác đến báo, một phân đội lính hầu trấn Thanh Hoá phi nước đại, đến gặp và hộ tống đoàn về trại đóng quân.
Sung sướng  vì cuối cùng đã có cơ hội, Soạn hỏi:
- Thưa ông chủ, sao lại có sự phô trương lực lượng như vậy?
Chú đã buồn nhiều trong cả ngày hôm nay, cổ bị sái vì đã nhiều lần ngoảnh qua ngoảnh lại. Chú nói tiếp:
Khi thấy đoàn ta mang khí giới, cháu cho rằng họ muốn kiểm tra nhưng chắc họ không biết chúng ta đã có lệnh trên về chuyến công cán này.
Đã biết rõ cặn kẽ, viên chỉ huy quân đồn trú đến vái chào vị lương y khi ông xuống cáng trên một khoảng sân vuông vắn.
Thưa y sư tôn kính, chúng tôi đã đợi cụ từ lâu, xin mời cụ quá bộ vào trong.
Ông ta bước lên phía trước dẫn cụ vào gian nhà chính khá mát mẻ và giản dị. Trước khi mời vị khách quý an toạ, liếc thấy trên phản gỗ không có chiếu và chẳng có gối, ông ra lệnh mang tới ngay. Sau những lời thăm hỏi xã giao và dùng  trà, ông ta nói:
Kính thưa cụ, y lời dặn cuối cùng của quan Thự trấn tỉnh nhà, theo mệnh lệnh triều đình sè có một quan hộ tống mới tháp tùng cụ đến kinh đô với thời hạn nhanh nhất. Trong công việc quốc gia này, tuy có sự chậm trễ từ trước nhưng mong cụ tin tưởng vào nhiệt tình của viên quan mới này – bằng nụ cười qua hàm răng, ông ta nói thêm – rất mong cụ chóng quên việc rắc rối xảy ra và nghĩ tới nỗi lo âu của chúng tôi là đưa cụ ra kinh đô được thông suốt và nhanh chóng nhất.
Trước nỗi khó chịu nặng nề khi thấy mình bị trùm lên trước mặt một viên cai ngục mới rất năng nổ, ý nghĩ đó đã thắng nỗi lo sợ. Nhờ Trời mà ông thoát khỏi chiếc bẫy hay là đang hoàn toàn rơi thỏm vào đấy. Tuy nhiên, sự cẩn thận luôn nhắc nhở ông tự tạo một khuôn mặt tỉnh táo và không nên liều lĩnh đưa ra một bình luận nhỏ nào. Ông gật đầu đông ý và nhìn trước đoạn đường dài đang chờ đợi ngày mai, sau đó ông xin rút lui về nơi ở mà Soạn đã chuẩn bị tươm tất.
Khi nhìn thấy ông, Soạn nói vẻ phấn khích:
- Thưa ông chủ, viên quan hộ tống bảo chúng ta phải sẵn sàng khi mặt trời mọc. Kết cục ông ta đã đến! Cháu rất hài lòng về việc đó. Với thời gian bị chậm này, người ta có thể suy đoán nhiều thứ, nhưng lão ta không phải thực như lão đã khoe khoang đâu.
Ông kêu to lên:
Soạn ơi, nghe đây, cháu là một thằng ba hoa thiên địa!
Thưa cụ, những điều con nói về...
Nè, phải cẩn thận giữ mồm giữ miệng nếu còn muốn sống! Thôi, gáy của ta bị cứng rồi, xương sườn đang đau nhức đây, mau đến xoa bóp cho ta đi!
Chú bắt đầu nắn bóp hai vai ông, dập dập vào lưng với nhiều cú gõ liên tục và lặng thinh không nói một lời. Ngày mai chú sẽ quan sát kỹ viên quan hộ tống mà số phận may mắn đã đem lại cho họ và hỡi quỷ thần Thập điện Diêm vương, chú đủ sức làm sáng tỏ vụ này.
Từ khi đi khỏi đồn Thổ Sơn, đã nhiều lần Lê Hữu Trác có ý nghĩ rằng với vai trò của một quan hộ tống thì viên chỉ huy đội lính này còn vượt hơn cả sự đắc lực cần thiết.
Khi con người khô khan với đôi mắt tuổi hí bắt đầu nắm quyền chỉ huy vào rạng sáng ngày thứ hai mươi bốn – ông ta luôn cẩn thận bố trí hai lính trinh sát cưỡi ngựa đi trước, điều này không khỏi làm vị lương y tò mò – thì ông không còn lo lắng nào khác là cứ mỗi ngày lại cộng thêm những chặng đường đã vượt qua.
Với ông quan hộ tống này thì thây kệ bầu trời và mặt đất có mịt mù sương khói, có mưa to gió lớn, người và ngựa có bị mệt nhoài, đêm đen tới và chúa sơn lâm lảng vảng. Sức chịu đựng ngoan cường của viên quan này làm Lê Hữu Trác liên tưởng đến cảnh của đàn kiến trên núi. Ông ta đang cầm đầu toán lính ba mươi nhân mạng bám theo sau như con rồng dài trong dịp Tết. Không có việc gì có thể làm ông lãng quên nỗi ám ảnh – tiến lên – và mục tiêu đi đến kinh thành.
Chưa bao giờ thấy ông ta hài lòng, chỉ thấy ông ta luôn ca thán về những ngày qua đi quá ngắn và những đêm đen lại quá dài. Ông ta không nói gì ngoài việc ra lệnh hoặc trừng phạt, không tỏ ra mệt mỏi, cũng không kêu ca rét lạnh nóng bức gì. Ông ta chỉ ngủ chập chờn, ăn uống qua quít. Hình như ông ta tìm sức mạnh của mình từ một luồng nghị lực lớn lao đang hướng về phía họ.
Đối với Lê Hữu Trác, không có vấn đề về trạng thái tâm hồn và nguồn cảm hứng khi đi qua vùng bờ biển duyên hải này. Từ biển cả vừa thoáng thấy ở càng Hào Môn, những tay chèo đã giong buồm đến cảng Cù Nham bằng ba chiếc thuyền mành. Sau khi cho đoàn lên bộ, ngày thứ hai mươi lăm họ lại tiếp tục di trên con đường đất. Lúc này tuy lấy làm tiếc nhưng quan hộ tống phải để vị lương y xuống cáng đi bộ dọc theo lăng mộ các vị hoàng đế để tỏ lòng tôn kính. Đó là điều bắt buộc để khỏi bị tội khi quân. Đến ngày thứ hai mươi sáu, họ đến  bến đò Đại Xước. Họ dừng lại ăn trưa ở chợ huyện này và tiếp tục đi hết chặng đường buổi chiều, rồi lại lên đường trong tiếng gà gáy sớm hôms sau qua những rặng núi phủ đầy mây của dãy Tam Điệp chia cắt với đàng Ngoài của nước Đại Việt.
Dưới ánh mặt trời sớm mai, sương mù đọng lại thành những giọt sương lạnh. Bị ướt đẫm và run cầm cập, Lê Hữu Trác muốn quan hộ tống dừng lại để mọi người được sưởi ấm bên đống lửa lớn, để Soạn chuẩn bị ấm trà và bữa ăn nhẹ mà ông sẽ mời viên quan này cùng dự. Nhưng liệu ý tưởng tốt đẹp như vậy có được ông ta chấp thuận không? Ông ta có thấy sự ẩm ướt đang thấm vào bộ xương già của mình không? Ông ta đi, vô cảm trước xao xác của rừng già, đôi mắt luôn rình tốp lính được phái đi trước để dò la và chốc chốc lại thúc giục đoàn người đi nhanh lên bằng một động tác dứt khoát. Họ đến chân núi vào lúc hai chú trinh sát cúi rạp mình phóng ngựa rất nhanh tới báo cáo tình hình.
Dừng lại!
Vừa nhận được lệnh, cả đoàn người ngã vật xuống thành một đống.
Ngồi cạnh chiếc cáng của ông chủ vừa bước xuống để đôi chân đỡ lạnh cóng, Soạn im lặng không nói một lời. Những ngày qua, chú phải cuốc bộ quá sức, đôi mã  trũng xuống, chân bê bết bùn, đầu gối dơ bẩn, tóc tai bù xù. Dưới chiếc khăn bao quanh trán nổi lên khuôn mặt đang cau có của chú. Có phải đây là cậu đầy tớ nhỏ được giao nhiệm vụ chăm lo việc thuốc men cho vị lương y danh tiếng được vời về kinh đô do một mệnh lệnh đặc biệt của triều đình không? Soạn chẳng mấy quan tâm đến việc ấy. Từ khi lão quan hộ tống hiếu động – theo cách nghĩ của chú – bị thay thế  bởi ông này, chú chưa bao giờ hết thất vọng. Cái gì cũng đều là lý do làm tâm trạng chú khó chịu và đây là lần đầu tiên trong đời, chú thấy bực bội với chính ông chủ vì đã tỏ vẻ thích hợp với những thay đổi đó mà không đòi hỏi hoặc đón nhận một lời giải thích nhỏ nào. Viên quan hộ tống và chú chưa trao đổi với nhau nửa lời.
"Lần này là ngoại lệ chăng?" cậu bé tự nói với mình và nhìn viên quan tiến đến gần ông chủ của chú và cúi chào lễ phép. Ôi, đôi mắt lươn, dấu hiệu của thói thâm hiểm ngay cả trong những chuyện nhỏ nhặt, cách nói của ông ta với đôi hàm nghiến chặt, biểu tượng của sự ác độc, đôi vai thì  bó hẹp lại, còn chiếc mông thì teo tóp như của phường cạo giấy. Sao ông ta dị hợm so với người tiền nhiệm đến vậy!
Lúc này viên quan hộ tống nói, vẻ quan trọng:
Cụ là vị y sư tôn kính mà các đại quan đều vinh hạnh được biết. Mới đây có báo cáo của các lính trinh sát khiến hạ quan vốn tính cẩn thận phải đề phòng mà thay đổi kế hoạch đi đường của chúng ta. Chúng ta sẽ tránh không qua Vân Sang, một địa điểm của trạm nghỉ sắp tới mà cố vượt lên để đến Khánh Kiều và như vậy, chúng ta chỉ còn gần một trắm lý nữa thì đến kinh đô.
Vị lương y trả lời, vẻ ngạc nhiên pha chút mỉa mai:
Thưa ngài quan trấn, tôi xin cám ơn ngài đã chịu khó báo cho tôi như vậy. Tôi luôn tự đặt mình dưới sự bảo vệ trong mọi lúc moi nơi của ngài. – và ông mời ông ta dự bữa ăn nhẹ mà chú Soạn đang gấp rút chuẩn bị.
Lời mời đã bị lễ phép khước từ. Viên quan hộ tống viện lý do còn nhiều công việc phải kiểm tra, nhiều mệnh lệnh phải đưa xuống, nhiều sự phòng ngừa phải chuẩn bị, phải nhắc nhở trước khi tiếp tục lên đường.
Vừa nhấp chén trài hơi nhạt, ông nhìn con người đó đi ra mà không để lại chút gì là  tình cờ cả. Với những đoạn đường đi bất ngờ của ông ta sẽ tránh được bao nhiêu tai nạn và bớt đi bao nhiêu người ốm đau chầu chực bên đường. Với tốc độ ghê gớm mà viên quan hộ tống "đi hay là chết" này dẫn đoàn người, chậm nhất là ngày ba mươi mốt tháng giêng tới sẽ đến kinh đô. Nếu không xảy ra điều gì cần phải biện minh thì phải nói đó là một thành tích đáng kể. Rốt cuộc việc gạt bỏ viên quan hộ tống thứ nhất xảy ra trong một nơi hẻo lánh đã được xem như những vụ rắc rối nhỏ mà người ta khuyên ông nên quên đi. Vậy là từ nay về sau, mối bận lòng duy nhất của vị lương y sẽ liên quan đến những ngày ông lưu lại ở kinh đô và những phương cách để rút ngắn lại thời hạn đó. Bao lần cầu xin, thánh nhân đã nhiều lần báo trước ông có vì sao Thiên  Mã chiếu mệnh có nghĩa là cuộc hành trình, là Rồng mưa tương ngộ, nói cách khác là "Vua sáng gặp Tôi hiền" nhưng cũng luôn báo trước Bạch hổ bị cầm tù. Vậy rõ ràng việc giữ ông ở lại kinh đô với lý do chữa bệnh là điềm báo trước ngày về Hương sơn của ông chưa có gì là chắc chắn. Lê Hữu Trác thở dài, vậy bao giờ mới có cơ hội trở về quê hương để đùa giỡn với bầy hươu con chốn núi non quê nhà và chuyện trò với các bác tiều phu lúc hoàng hôn xuống?
Đối với một tín đồ khôn ngoan theo đạo Khổng không có sự lựa chọn nào ngoài con đường ẩn cư hoặc đi vào cuộc sống thế sự. Sau khi đã đi theo  con đường thứ nhất trong niềm vui, nay được Chúa thượng biết đến, vậy phải đưa Đạo vào phục vụ xã hội đương thời. Có phải đó là một cơ hội tuyệt vời ngàn năm có một như có người đã nói với ông? Khi đã hiến dâng cho sự nghiệp chung thì chỉ có những vị tiên hiền là có được những năng khiếu tuyệt vời để quản lý việc quốc gia đại sự. Vậy ông có gì giống các vị? Rõ ràng là dù ông có nhận định bằng cách nào đi nữa thì cuộc triệu hồi ra kinh đô lần này không phải là niêm hạnh phúc cho ông – Ông nghĩ vậy khi trở về chiếc cáng lúc chặng dừng chân kết thúc. Ông thầm tiếc là không có một vài bạn nhà nho sính thơ để cùng nhau xướng hoạ. Nghĩ đến chuyện này ông chợt mỉm cười.
Ngày hai mươi lăm họ lại lên đường.
Và ngày ba mươi, cả đoàn nghỉ lại qua đêm ở làng Thịnh Liệt thuộc phủ Thanh Trì trấn Hà Đông, gần kinh đô Thăng Long.
Buổi tối, để  chuẩn bị cho việc sắp vào kinh đô, viên quan hộ tống trình bày với vị danh y mệnh lệnh của Chúa trong đó ghi rõ ngày ông nhận được lệnh triệu hồi, ngày ông rời  trấn Nghệ An và ngày ông phải có mặt ở kinh đô cũng như các thủ tục đưa ông vào và cách tiếp đón.
- Hạ quan mong y sư tôn kính nắm đầy đủ và tự mình chuẩn bị tốt cho cuộc đón tiếp sắp tới.
Đôi mắt, diện mạo, tất cả con người ông gắn bó mật thiết với mệnh lệnh và tôn ti trật tự đã nói nhiều hơn những lời nói của ông ta. Tóm lại, trong lúc này, trái với thói quen phóng túng, vị danh y cần lưu ý thế nào cho y phục xứng kỳ đức. Điều đó không qua khỏi mắt Soạn, chú luôn rình từng sai lầm nhỏ nhặt nơi người mà chú tôn thờ. Ông ta cho chúng ta là những kẻ nhà quê vô tài bất tướng, đó cũng là điều dĩ nhiên. Nhưng tại sao tên quỷ khờ khạo này còn bận tâm đến việc đón tiếp nữa? Mà chúng ta đến nơi rồi, việc của hắn thế là xong. Hãy biến đi cho!
Viên quan hộ tống còn nói tiếp:
- Đúng với kế hoạch đã định – vì kẻ hầu hạ này phải đến kinh đô trước cụ, vậy hạ quan xin được để chú Soạn nằm dưới sự bảo trợ của đoàn hộ tống này nhằm tạo thêm vẻ oai nghiêm  cho đoàn. Và tối mai hạ quan xin được gặp lại cụ tại dinh quan Chánh đường để nhận lệnh.
Lệnh Chúa nằm trong tay, vị y sư không còn cách nào khác.
Liền đó quan hộ tống viết ngay bản tường trình công việc của mình trước khi đi ngủ để ngày mai còn phóng vội trên đoạn đường dài từ làng Nhân Mục, qua làng Hoàng Mai đến kinh đô.
Gần trưa, trên quãng đường dọc những làng quê nổi tiếng với rượu sen, rượu cúc, đoàn tiến về phía Thăng Long hút theo bao nhiêu kẻ hiếu kỳ.
Tò mò ngắm nhìn mùa xuân vùng châu thổ, Lê Hữu Trác đưa tay vén hờ cánh diềm vào lúc giữa đám người tò mò vô danh xuất hiện khuôn mặt quen thuộc của một học trò cũ. Rõ ràng là Tống Thuần đây rồi, nét mặt phần nào già dặn và béo tốt hơn trước.
Tống Thuần đại diện cho tất cả các bạn đồng môn thưa với Thầy rằng họ không dám đến quá đông để dâng lên thầy những lời chúc tụng nồng nhiệt nhất. Trong số này có Sứ, con trai một Hoa kiều đã lập bàn thờ sống thầy tại nhà và nóng lòng được gặp. Tống Thuần nói:
Thưa thầy, bạn Sứ ở Phố Hiến hiện nay đang hành nghê y ở làng Khương Đình gần kinh đô, nóng lòng được đón tiếp thầy. Thầy cho phép con chạy đến báo với anh ta chứ?
Được...
Lê Hữu Trác mỉm cười xúc động trước con người chưa từng quen biết mà do lòng kính trọng sâu xa đã hết sức ngưỡng mộ thầy. Có lệnh truyền xuống cho đoàn người nhằm hướng làng Khương Đình. Cuộc di chuyển rrầm rộ đem lại cho Soạn chút tâm trạng thích thú.
Đoàn người vừa đi được vài ba lý thì Tống Thuần và Sứ đã có mặt bên vệ đường. Khuôn mặt béo tròn của Sứ càng tròn thêm với niềm vui và xúc động khi thấy mặt vị y sư. Vừa lúc Sứ sắp bái lạy, bằng một cử chỉ nhỏ cụ khuyên ngừng lại. Và cụ bảo để đoàn hộ tống đứng đó, đưa cụ về nhà anh, có Soạn theo sau.
Trong gian chính của ngôi nhà, trước bàn thờ vị y sư, bên cạnh là một chiếc bàn cao kiểu Vân Nam trên xếp nhiều sách y thuật của thầy, các góc bị sờn đi rất nhiều do phải tra cứu nhiều lần. Thế là Sứ đã được thoả lòng bỉêu lộ niềm hạnh phúc và biết ơn thầy. Khuôn mặt rạng rỡ với hàng lông màt đen rậm tràn đầy nhân ái, nghị lực và khiêm nhường. Mặc dù gốc gác Trung Hoa, song Sứ được sinh ra và lớn lên ở Phố Hiến, nơi người ta gọi là khu "tô giới ngoại kiều", thương nhân và các nhà hàng hải ngoại quốc được lưu trú theo quy định. Ông thấy ở Sứ hình như không có chút gì là vẻ kiêu căng của những khách trú phương Bắc vốn là ngoại kiều đông nhất trong thành phố lớn thứ hai này của đàng Ngoài.
Với lòng ngưỡng mộ, Sứ mời thầy nhắm rượu và dùng các món thịt đã chuẩn bị và xin thầy hạ cố ngủ lại đêm nay.
Điều này tiếc thay là không thể được – vị y sư trả lời với lý do là phải có mặt tối nay tại tư dinh quan Chánh đường. Nhưng để vơi bớt nỗi buồn cho Sứ do việc chối từ này, ông tiếp – người miền núi như tôi không biết đường đi lối lại trong kinh đô. Vậy nhờ Tống Thuần và anh làm người dẫn đường cho tôi được không?
Được lời như cởi tấm lòng, việc nêu ra liền được đón nhận với tất cả nhiệt tình. Dùng xong ly trà cuối cùng, Soạn theo chân ông chủ trở lại với đoàn người đang đợi bên vệ đường.
Tống Thuần đi cạnh thầy, Soạn ở phía sau, còn Sứ dẫn đầu mở đường tiến về cửa Vũ Quân, một trong những cửa phía Nam để vào Thăng Long, kinh đô nước Đại Việt.
Chú thích:
[1] một trò chơi may rủi dựa vào việc đặt cược vào số hạt đậu giấu trong một cái chén
[2] việc bắt mạch cho em bé từ lúc sinh đến 5 tuổi làm ở ngón tay.