Chương 5

Đón Năm Cam tận chân  cầu thang máy bay là một chiếc xe Uóat cảnh sát có còi hụ. Ngay lập tức, ông trùm của thế giới ngầm Sài Gòn được đưa về trại giam T16 của Bộ Nội Vụ, cách Hà Nội vài chục kilômét về hướng Hà Tây.....
 
 
Người phụ trách việc hỏi cung Năm Cam là một thiếu tá Cục Cảnh Sát Điều Tra tự xưng danh là Kỉnh. Oâng ta hơi thấp lùn, nhỏ hơn Năm Cam vài tuổi và có nét hiền lành khắc khổ.
 
 
Liên tục nhiều ngày, Năm Cam phải đối phó với hàng loạt các câu hỏi về hoạt động xã hội đen của mình. Gần hai tháng trời, Năm Cam nhất định không thừa nhận bất cứ dù không liên quan hay không hề có chút đỉnh dín dáng. Đặc biệt, khi phải đối mặt với lá đơn của vợ chồng Phú Nẩu về việc cầm cố nhà cửa trong sòng bạc của Điệu- vợ Thọ đại uý, Năm Cam nhất định chối biến bất chấp những biện pháp nghiệp vụ. Rồi thì, y lại phải đối chất với Nhật cùi.
 
 
Rồi thiếu tá Kỉnh cũng lại đi đâu mất cả tháng trời. Khi trở về, ông ta lại quẳng vào mặt ông trùm lá đơn thưa y thiếu tiền hơn 200 cây vàng của vợ chồng Chung-Tâm! Năm Cam nghiến răng ken két vì giận dữ nhưng tất nhiên, y lại tiếp tục “không có”!
 
 
Để đối phó với vòng vây ngày càng siết chặt của nghiệp vụ điều tra, Năm Cam quyết định sử dụng một đối sách quen thuộc của giang hồ Sài Gòn: Y vờ đập đầu tự tử!
 
 
Bằng số tiền còn dấu được, khi ra bệnh viện để chữa trị vết thương trên đầu, Năm Cam liên lạc với gia đình đặc biệt là Hiệp phò mã, đứa con rể quỉ quyệt tinh khôn.
 
 
Ngay sau khi nhãn được mật lệnh, Hiệp bắt đầu vận động cho Năm Cam. Ơû đâu cũng vậy, người tốt cũng không ít thì kẻ xấu cũng rất nhiều,bằng tiền bằng quen biết và cả bằng “ những chiếc mền da”, Hiệp cũng đã lôi kéo được một số quan chức thừa hành luật pháp vào cuộc.
 
 
Do vội vã và có phần chủ quan, các cơ quan của Bộ Nội Vụ đã làm thiếu sót những thủ tục cần có để giam giữ Năm Cam. Viện kiểm soát nhân dân TPHCM và kể cả VKSND tối cao đã có những văn bản phản đối. Chưa hết, việc kiểm tra tại trại T16 đã làm bối rối những viên chức mẫn cán nhưng thiếu cẩn thận. Cuối cùng sau 11 tháng giam giữ tại trại T16, Năm Cam nhận được một quyết định tập trung cải tạo 3 năm do chủ tịch UBNDTPHCM lúc bấy giờ là ông Võ Viết Thanh ký. Tất nhiên, cũng có những dư lậun phản hồi-phần thì do những kẻ hám lợi dính líu đến Hiệp phò mã, phần bởi những con người chính trực nhưng quá đỗi ngây thơ, không hình dung nổi tầm vóc và sự lợi hại Năm Cam!
 
 
Sau khi nhận được quyết định tập trung cải tạo, Năm Cam lập tức được đưa đến trại Thanh Hà nằm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phú để lao động. Vụ án C5 coi như “ cháy”! Và, để đối phó-Năm Cam, từ trại giam bắt đầu chỉ đạo cho Hiệp phò mã những nước cờ tiếp theo nhằm mục đích dành lại tự do cho mình. Thời gian ở trại Thanh Hà, Năm Cam đã tận dụng cơ hội để thiết lập mối quan hệ sâu đậm với giang hồ miền Bắc.
 
°
 
°°
 
Những thông tin chính xác có, sai lệch do chủ quan của các tay nhà báo nghiệp dư có, đã làm cho toàn bộ giới giang hồ Sài Gòn còn sót lại sau cuộc tảo thanh phải co cụm phòng thủ. Ngay cả việc để rò rỉ tin tức về 9 nhà báo có quan hệ thân hữu với Năm Cam cũng làm bọn này “ nín thở qua sông”
 
Hoàng Linh, Quang Thắng, Đoàn Thạch Hãn.v.v...ra sức thanh minh với những kẻ cho là có thẩm quyền. Ngay Từ  Kế Tường, Hà Phi Long.v.v...cũng có những động thái nghi binh nhằm che đậy việc đã từng nhận “ lại quả” của ông trùm.
 
Dương Minh Ngọc, vốn là tay chân thân tín của Năm Cam, cũng vội vã tìm cách xoá sạch dấu vết. Mạnh Trung còn tệ hại hơn, y cắt luôn quan hệ với nhân tình vốn là “ hàng xài rồi” của Năm Cam nhượng lại và giao du rộng rãi với cách báo chí nhằm mục đích nghe ngóng thôn tin và bưng bít những gì bất lợi.
 
Tóm lại, toàn bộ những kẻ có dính líu đến Năm Cam- trong 11 tháng đầu tiên từ khi y bị bắt đều luống cuốn đối phó!
 
°
 
°°
 
- Chú là chú Năm Cam? Một gã giang hồ Bake đứng ở cổng sắt trại Thanh Hà hỏi “ ông lão lù khù” đang tay xách nách mang.
 
- Uûa, sao em biết anh? Năm Cam vờ ngạc nhiên.
 
- Chú quên con rồi sao? Con là Cường con, em của anh Sơn...
 
- Sơn nào nhỉ? Năm Cam nhăn trán hỏi ra điều không nhớ.
 
- Anh Sơn bạch tạng ở Hà Nội, chú Năm nhớ chưa?
 
- Aø...Đến lúc này Năm Cam mới chịu bộc lộ mối quen biết nguy hiểm.
 
Vài ngày sau Thành Chân đến thăm “ ông chủ lơn”. Đi cùng gã giang hồ đất cảng có một người-theo Năm Cam, đến thăm y là cả một sự liều lĩnh: Khánh trắng! Năm Cam tỏ vẻ không hài lòng:
 
- Chú không nên đến đây, bất lợi cho chú và...cho cả tôi!
 
Khánh trắng khui chai Martel mang theo vừa cười vừa đáp:
 
- Anh đừng sợ, chẳng ai dám rớ đến em đâu!
 
Năm Cam không trả lời. Y nhận ra Khánh trắng  có một nhược điểm rất lớn và hết sức tai hại: chủ quan. Oâng trùm của những ông trùm hiểu ngay một điều tất yếu sẽ xảy ra trong nay mai: Khánh trắng sẽ khó tồn tại với bệnh chủ quan và sẽ có kết thúc không tốt đẹp chút nào!
 
Quả không hổ danh một ông trùm đầy mưu lược. Năm Cam đã đoán đúng về con hổ dữ Hà Thành: Khánh trắng sau chuyến đi thăm Năm Cam đã bị tóm cổ. Năm Cam chỉ nhún vai tỏ ý rất tiếc khi được tin và buông luôn một câu: “ Ở đời chẳng có cái dại nào giống cái dại nào!”.
 
Đúng vậy, sau này Năm Cam sập hầm cũng bởi cái dại chủ quan hệt thế.
 
Trong thời gian đầu, Năm Cam sống hệt như ông già xuất thân từ giới trưởng giả dù được lâu la đất Hà Nội có mặt ở trại luôn xem trọng như một đàn anh cao cấp. Cho dến một buổi sáng nọ, một tên giang hồ tầm cỡ của Hà Thành chạy vào báo:
 
- Chú Năm ơi, anh Thắng đưa anh Sơn lên...đang ở ngoài cổng! Chú ra xem...
 
Năm Cam không tránh khỏi ngạc nhiên vì y đã dặn Hiệp phò mã thông báo cho tàon bộ thân hữu giang hồ Bắc cũng như Nam, chớ nên đường đột ghé thăm y.
 
Thắng Tài Dậu đang đứng nói chuyện với Sơn Bạch Tạng cách cổng trại chừng vài chục thước, bên cạnh là chiếc xe Toyota 12 chỗ mới cáu cạnh.
 
- Lát nữa em vào với anh! Sơn nói lớn rồi quay qua tiếp tục câu chuyện dỡ dang với Thắng. Năm Cam mỉm cười, y chợt nghĩ-có Sơn đến thăm cùng Thắng tài dậu, chắc hẳn bọn giang hồ miền Bắc ở trại phải sợ mất mật! Hóa ra, y đã đoán sai. Sơn chẳng phải đến thăm y mà sau một lúc nói chuyện với ông anh đỡ đầu Thắng tài dậu, gã giang hồ số 1 miền Bắc lững thững đi vào, theo sau là mấy gã đàn em khệ nệ rương bọng! Gã vào tù...
 
Nhờ những mối quan hệ đặc biệt, khi xảy ra vụ Khánh trắng bị bắt cùng hàng loạt các tay có máu mặt khác sa lưới pháp luật, một ai đó có trách nhiệm đã cho người đến mật báo. Sơn đứng trước hai chọn lựa:
 
Một là chờ bị tóm cổ bởi những vụ vi phạm pháp luật trong quá khứ cùng việc tổ chức băng nhóm hoạt động xã hội đen trong hiện tại. Hai là, tự ý đi trình diện với số 7 Thuyền Quang-với một sự sắp xếp nhất định. Sơn phải cuốn gói vào trường cưỡng bức lao động, tạm rời xa thủ đô náo nhiệt cùng các thú vui thâu đêm suốt sáng, một thời gian không dài. Tất nhiên, Sơn đã chọn cánh thứ hai với sự tham mưu của ông anh thắng tài dậu và kẻ đỡ đầu là một sĩ quan cấp tá.
 
°
 
°°
 
Ngay ngày đầu tiên nhập trại, Năm Cam đã nhận định được ngay trại Thanh Hà là nơi “ dễ sống”. Người cán bộ trực trại tên Thuý khi nhận 1.900.000 đồng của Năm Cam gửi lưu ký đã hỏi một câu đầy ngụ ý: “ Tôi ghi anh gởi 1 triệu nhé?” Năm Cam mừng rơn gật đầu lia lịa. Nhật cùi, số tiền Năm Cam dúi cho lên xe là 900.000 đồng, vị cán bộ trực trại chỉ nhập vào số 500.000 đồng. Gã toan thắc mắc nhưng bắt gặp cái cau mày của Năm Cam vội im luôn...
 
Năm Cam kể lại cho Sơn nghe chi tiết của việc thăn chặn tiền lưu ký một cách dè dặt rồi đưa ra lời khuyên:
 
- Anh nghĩ rằng, với bọn này...chịu ăn là tốt cho mình rồi, em nên khai thác điểm này để có cuộc sống dễ chịu thoải mái hơn!
 
Sơn nghe xong trầm ngâm suy nghĩ. Quả đối vơiù gã, việc hao tốn không thành vấn đề vì Thắng tài dậu sẽ đáp ứng tất cả yêu cầu của gã, nhưng danh dự giang hồ không cho phép Sơn lòn cúi, mua chân đứng kiểu này...
 
Nhận ra vẻ đắn đo của Sơn, Năm Cam không khuyên tiếp. Y cho rằng, thực tế sẽ buộc Sơn làm tất cả những gì cần làm, chẳng cần phải khuyên nhủ, thúc giục.
 
Nhật cùi, do một liên quan hết sức vớ vẫn với ông trùm, đã được di lý từ trại Tống Lê Chân để ra đất Bắc đối chất với Năm Cam. Sẵn chuyến đi, cũng bị tống theo ông trùm lên trại Thanh Hà- một cơ sở cũ của Viện Khoa Học Hình Sự được cải tạo thành một trường cưỡng bức lao động.
 
Được ít lâu, Sơn bắt đầu hành động để dành lấy vị trí độc tôn trong trại giam. Bằng sự từng trãi ở các trường trại, Sơn chú ý đến một tên giang hồ máu mặt ở Hải Phòng. Thức-tên đàn em của Dung Hà, được Sơn lôi kéo giúp đỡ về ăn uống cùng gã. Sau khi tạm thu phục được Thức, Sơn bèn nhờ Năm Cam tiến cử với trưởng trại-bồ ruột của ông trùm. Thế là Thức trở thành trưởng ban thi đua toàn trại, một chức vụ đối với tù là số 1, chỉ thua cán bộ mà thôi.
 
Nhờ đưa được ngươi thân tín vào vị trí quan trọng, Sơn trở thành một ông vua con. Rượu bia, tiền mặt...bất kể thứ gì dù nội qui cấm đoán, hễ “ anh Sơn muốn” là có ngay lập tức. Thắng tài dậu vẫn thường xuyên tiếp tế cho Sơn một cách đầy đủ nhưng, theo Năm Cam-bản chất của Sơn là vậy... gã vẫn buộc tất cả bọn tù ở trại phải biết điều mỗi khi có thăm nuôi. “ Anh Sơn hút với em gói thuốc...”. Một tên tù nghèo kiết xác, mẹ thăm nuôi chỉ độc muối vừng cơm nắm cũng ráng mua được gói ba số để biết điều với anh Sơn. “ Sao mày không để mà dùng! Tao có hút thuốc đâu?” Sơn hỏi. “ Dạ em có rồi...đây là để anh Sơn tiếp khách đấy ạ!”. Tên tù khốn khổ trả lời và đưa gói thuốc lên bằng cả hai tay. “Thôi, thế thì cho anh xin nhé...” Sơn tỉnh bơ hất hàm cho đệ tử thu nhận ném vào “kho”! Và cũng những việc tưởng chừng con con đơn giản thế thôi, đã xảy ra chuyện lớn. Thức, Thức với vai trò thi đua toàn trại, cảm thấy khó chịu khi phải làm bù nhìn giữ dưa cho Sơn. Gã mang tiếng số 1 tàon trại nhưng không hề một ai đoái hoài tới, dù chỉ một điếu thuốc. Có những lúc bực quá, gã dằn mặt:
 
- Chúng mày không biết đến tao đừng trách tại sao tao lại ác...
 
Bọn tù kốn khổ vội chạy đến mách Sơn. Sơn chỉ cười, nhưng bắt đầu để ý đến Thức, với cặp mắt thiếu thiện cảm.  Cho đến một ngày nọ, giọt nước cuối cùng đã tràn ly, Thức bỏ ra sinh hoạt riêng với đàn em Hải Phòng.
 
Rất bình thản, Sơn gọi hai gã đàn em thân tín đến dặn dò. Vài hôm sau, sơn xin cán bộ trực trại lên phòng Năm Cam, ngủ qua đêm để “ tâm sự”.
 
Cũng ngay đêm ấy, Thức đang ngủ thì bị dựng dậy để tạt vào trọn mặt một ca nước sôi ùng ục! Cuộc thanh trừng nội bộ của Sơn tổ chức khá chu đáo đến mọi chi tiết, nên dù khảo tra tới mấy, vẫn không moi được một lời nào bất lợi cho Sơn. Năm Cam nhận định:
 
- Sơn bạch tạng quả có tay nuôi đàn em, sẵn sàng chết chứ không khai cho đàn anh!
 
Ngay sau khi Thức bị loại ra khỏi vòng chiến đấu, Sơn bèn bàn với Năm Cam đưa Nhật cùi lên làm vị trí trưởng ban thi đua đang bỏ trống. Vốn không có đầu óc, Nhật cùi lập tức mừng rỡ nhận lời.
 
Để trọn nghĩa tình với đàn em, Sơn lập tức nhắn Thắng tài dậu lên gặp. Gã chỉ nói vắn tắt về sự việc đã xảy ra, kèm theo lời yêu cầu:
 
- Anh Thắng cố lo cho bọn nó bằng mọi giá, đó là danh dự của em và anh!
 
Chẳng biết nhờ vào đường dây nào, Thắng đã xoay sở cho tên đàn em trực tiếp tạt nước sôi Thức chỉ một mức án 3 năm...
 
°
 
° °
 
Từ vị trí một tổ trưởng chăm sóc hoa kiểng có dưới tay cả chục phạm nhân ốm đói vật vờ luôn trông chờ vào lòng “ từ bi hỉ xả” của ông trùm, Năm Cam được đưa qua thư viện với điều kiện toàn bộ sách báo y phải tự lo liệu. Dĩ nhiên, có những thỏa thuận ngầm khác với giá cả rõ rệt. Năm Cam chỉ kể lại khi ngồi nhấm nháp bia bọt ở bờ sông Sài Gòn.
 
Gia đình đến thăm cứ hai tháng một lần, chi tính riêng tiền vé máy bay, đã vài tỷ bạc! Một con số kinh khủng nhưng nào có thấm tháp gì  đến tài sản khổng lồ của ông trùm tích cóp suốt bao nhiêu năm...
 
“ Con đã liên hệ với Thuyết, anh ta bảo việc của ba có thể lo được nhưng tốn ghê lắm!”. Hiệp thông báo cho ông bố vợ một cách hồ hởi. Không hồ hởi sao được, chỉ có với lý do “ lo cho ba, gã con rể mới rút ruột được gia đình vợ những khoản tiền lớn, một số nhõ thật sự dùng vào việc của Năm Cam. Số còn lại, gã và Long đầu đinh, tha hồ ném vào cuộc truy hoan không mệt mỏi cạnh những mỹ nữ đất Hà Thành, đẹp, thông minh lại khéo chìu chuộng.
 
Bao nhiêu cũng được, còn người còn của...lo gì! “ Năm Cam trả lời chắc nịch. Mối quan hệ ấy, do Năm Cam chuẩn bị từ lúc phong phanh có lệnh bắt giữ y.
 
Thuyết, có những mối quan hệ cần thiết. Gã nổi tiếng là “ kẻ gõ cửa bằng chân” ở bất kỳ cơ quan hoặc nhà riêng các nhân vật thế lực nào.
 
°
 
° °
 
Việc gặp gỡ và quen biết gã, thực sự chẳng phải tình cờ mà phát xuất từ một quá trình nghiên cứu công phu của Năm Cam cùng các quan thầy ở Sài Gòn.
 
Khi Thuyết đến nghĩ lại ở khách sạn Cam trên đường Nguyễn Tất Thành quận 4, tổng cộng hai lần, Năm Cam đã có những thông tin cần thiết về “ con bài” mới. Y lập tức tổ chức một cuộc gặp “ rất tình cờ” để làm quen và trao đỗi địa chỉ, số điện thoại liên lạc khi cần thiết.
 
- Sẽ có dịp anh ra Hà Nội để nhờ chút ít công việc tế nhị! Năm Cam nói nhỏ.
 
Tháng 04-1995, y tìm ra Bắc để gặp Thuyết thật. Chẳng rào đón úp mở gì, y đã quá quen thuộc với cách làm việc của những tay cò đất Hà Nội, y vào đề luôn:
 
- Anh đang bị triệu tập đến văn phòng 2 Bộ Nội Vụ, sự việc thế này...
 
Ngày hôm ấy, sau khi trao đỗi những biện pháp cần thiết, Năm Cam đưa cho gã một phong bì dày cộp đựng 7.000 USD với lời dặn dò:
 
- Cố giúp anh, đây chỉ là tiền xe pháo, cần bao nhiêu hễ được việc, anh không tiếc! Chú giúp anh, anh sẽ đền ơn chú thỏa đáng!
 
Ít lâu sau, Năm Cam bị bắt khi chưa kịp sử dụng đến “ mối quan hệ” này. Giờ đây, nghe Hiệp nói, Năm Cam mừng như bắt được vàng, y hỏi luôn:
 
- Nó đòi bao nhiêu? Con có hỏi cách làm việc của nó không?
 
- Cũng đơn giản thôi ba ạ! Việc bắt giữ ba, theo anh ta nói, hoàn toàn có thể khiếu kiện và nếu chịu chi ngọt, chuyện gỡ cho ba về rất dễ!
 
- Bao nhiêu? Năm Cam hỏi dồn, niềm hy vọng tự do làm y trở nên hấp tấp.
 
- Khoảng 40.000 USD và thêm 10.000 USD cho anh ta!
 
- Rồi! Coi như xong, con cứ tiến hành, ba đợi...Năm Cam kết luận
 
Sau khi nhận 7.000 USD “ xe pháo”, Thuyết chưa kịp vận động gì. Năm Cam đã bị bắt. Anh ta hơi chút bất ngờ vì trong con mắt đánh giá của anh ta, Năm Cam chỉ là một lão chủ khách sạn vô hại và có phần dễ mến! Cũng cần lướt qua một chút về bản thân nhân vật Thuyết... Anh ta vốn xuất thân là một công an ngành an ninh thuộc A13, sau này sau khi tách ra thành lập tổng Cục Tình Báo, đơn vị này trở thành B11. Học trường cảnh sát một thời gian, Thuyết được cử đi học ngành tâm lý học lúc mang cấp thượng sĩ. Trong thời gian này, do phụ trách công tác tuyển mộ, Thuyết nhận về cơ quan con trai ông Trần  Đức Lương- tổng cục trưởng Tổng cục địa chất. Qua lại thăm viếng gia đình ông Lương, Thuyết nhận ra cô Minh Anh, ái nữ của ông cục trưởng, khá xinh đẹp và thông minh. Họ đã dần dà đi đến chỗ yêu nhau. Bởi một nguyên nhân hiểu lầm không đáng có, Thuyết đã bị Minh Anh quyết định chia tay dù rất yêu anh ta...
 
Sau đó ít lâu, Thuyết lấy vợ. Lần lấy vợ đầu tiên của anh ta lại là một bi kịch. Bà chủ khách sạn nhìn thấy Thuyết một tương lai khá sàng sủa nên tìm các mai mối, cột Thuyết với con gái của mình. Do còn quá trẻ, Thuyết đã rơi vào bẫy! Hồng, cô vợ đầu của Thuyết, mắc bệnh tâm thần rất nặng sau chuyến đi hợp tác lao động ở Đức do bị thất tình... Khi có đứa con trai với Hồng, Thuyết đành chấp nhận sự thể đã rồi và chỉ mong cô vợ sẽ thuyên giảm. Thế nhưng, càng ngày cơn điên càng nặng. Thậm chí đã có lần, Hồng dùng đũa bếp đánh vào đầu mẹ ruột Thuyết khi bà lên thăm con trai.
 
Bi kịch càng rõ nét hơn khi được bà Hiền, mẹ ruột, ủng hộ cho việc cư xử tệ bạc với à mẹ của Thuyết. Thân phận tầm gửi đã làm cho Thuyết phải chịu đựng suốt một thời gian dài. Mẹ của Thuyết, như bất kỳ bà mẹ nông thôn nào, cũng khuyên con trai chịu đựng để giữ êm ấm gia đình. Cao trào của bi kịch xảy ra khi Thuyết vắng nhà, bà Hiền và Hồng xua đuổi mẹ Thuyết ra khỏi nhà số 7 Văn Thánh bằng cách ném luôn đồ đạc của mẹ con Thuyết ra đường.
 
Giọt nước mắt tuổi nhục, Thuyết ẳm con trai đi cùng mẹ đi tìm chỗ ở mới. Tiếp tục, gia đình Hồng cho rằng  Thyết không xứng đáng với Hồng và chịu trách nhiệm về việc Hồng về nhà mẹ ruột quậy phá, họ buộc Hồng đưa đơn ly dị
 
Thuyết đưa con trai về quê cho mẹ nuôi dưỡng à sau đó bỏ ngành công an ra chạy chợ. Anh quyết phải tạo dựng sự nghiệp để khỏi phải nếm tủi nhục vì nghèo khổ như trước. Kinh doanh hàng điện tử cao cấp có phần thuận lợi nên Thuyết phất lên nhanh chóng. Anh ta lấy vợ một lần nữa... Lần này, người phụ nữ anh chọn khá giỏi và thương chồng. Hợp, sinh ra cho anh hai đứa con gái xinh xắn khôn ngoan...Cũng trong thời gian này, mối giao du của Thuyết dần mở rộng kể và chiều sâu lẫn tầm vóc của đối tượng.
 
Vụ án Vũ Xuân Trường nổ ra với hàng loạt sĩ quan cấp cao của cảnh sát, bộ đội biên phòng có dính líu... Thông tin xuất hiện nhiều luồng trái ngược va ông Lê Thế Tiệm, thứ trưởng kiêm Tổng cục trưởng cảnh sát cũng bị xem là có bao che cho Trường  hói do việc thường cho Trường hói đi cùng xe và vợ Trường có đến nhà riêng để cầu cứu... Do việc cần kiểm chứng thông tin, Ban Kiểm Tra Trung Ương đã nhờ đến Thuyết với tư cách một công dân, qua sự giới thiệu của ông Đào duy Quát phó ban Văn hoá Tư tửong Trung Ương.
 
Khi mọi việc được sáng tỏ, ông Tiệm được minh oan thì Thuyết rơi luôn vào tầm ngắm của Phạm Chuyên giám đốc CA Hà Nội, kẻ chủ mưu giấu mặt trong việc triệt hạ ông Tiệm.
 
Sau khi Năm Cam bị bắt, Hiệp phò mã được gia đình giao phó trọng trách tìm ra cánh cửa có thể giải thoát cho được ông trùm. Trước khi xộ khám, Năm Cam đã kịp dặn dò Hiệp và Thuyết và những đầu mối liên quan khác.
 
Hiệp tức tốc ra Bắc. Gã tìm đến Thuyết để nhờ vả. Sau khi được thông báo đầy đủ chi tiết về việc bắt giữ Năm Cam. Thuyết nghĩ một lúc rồi nhờ đến một người: ông Nguyễn Thập Nhất.
 
Ngoài cương vị trưởng phòng kiểm sát giam giữ của VKSND Hà Nội, ông ta còn là tiến sĩ Luật. Thuyết cho rằng, phi ông Nhất-khó ai có thể tìm ra cách giúp đỡ Hiệp giải cứu Năm Cam.
 
Nghiên cứu tất cả chi tiết liên quan, ông Nhất tuyên bố:
 
- Có thể khiếu nại, việc giam giữ Năm Cam sai pháp luật là có cơ sở!
 
Oâng khẳng định, nếu bị bắt giữ bởi cơ quan điều tra thì phải có chứng cớ buộc tội được VKS ngang cấp phê duyệt. Nếu bị bắt để sau đó đưa đi tập trung cải tạo, thì việc giữ Năm Cam ở  trại T16 là sai, phải đưa đi cơ sở để giáo dục.
 
Mừng như bắt được vàng, Hiệp bàn bạc với ông Nhất và Thuyết để thực hiện việc khiếu nại, kêu oan cho ông bố vợ.
 
Thế là, ông Nhất hướng dẫn Hiệp thực hiện các công đoạn cần thiết.
 
Cũng với mối quan hệ sẵn có, ông Nhất đưa Hiệp và Thuyết đến gặp ông Cường-thứ ký riêng của ông Lê Thanh Đạo-Viện trưởng VKSND Tối Cao.
 
Mỗi túi quà gồm rượu tây, bánh.v.v.. trị giá vài ngàn USD, được đặt vào thêm chiếc phong bì đựng 5.000 USD do Hiệp và Thuyết thiết kế mang đến do sự chỉ đạo của ông Nhất, để trao cho ông Cường một túi, nhờ ông này trao lại cho ông Viện Trưởng đầy quyền uy một túi y hệt. Lá đơn công khai đầy tính chính thống của bà Phan Thị Trúc vợ Năm Cam, đã xuất hiện trên bàn làm việc của lãnh đạo VKSND tối cao như vậy!
 
Oâng Phạm Sĩ Chiến, Phó Viện Trưởng VKSND Tối Cao được tặng một túi quà và Hiệp đưa cho Thuyết 3.000 USD nữa để Thuyết đến tận nhà riêng của ông Chiến lắp đặt một dàn âm thanh, đầu đĩa VCD loại tối tân lúc bấy giờ!
 
Kết quả, một kháng nghị việc giam giữ sai pháp luật Năm Cam do ngành CA thực hiện, được đích thân ông Viện phó Phạm Sĩ Chiến ký với sự chỉ đạo của Viện Trưởng Lê Thanh Đạo, được công bố và được gởi sang Bộ Nội Vụ...
 
Oâng Nhất được Hiệp đưa cho 10.000USD gọi là đền ơn...
 
Riêng Thuyết, do mối quan hệ đặc biệt thân tình với ông Trần Mai Hạnh, giám đốc Đài Tiếng Nói Việt Nam, Chủ Tịch Hội Nhà Báo, Tổng biên tập báo Nhà Báo& Công Luận, đã nhận nhiệm vụ giúp về mặt dư luận...
 
Lá đơn của bà Phan Thị Trúc, kháng nghị của Viện kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao, được lần lượt đăng tải...
 
Trong việc này, ông Hạnh được đền đáp bằng một đồng hồ Thuỵ sĩ loại đắt tiền, một dàn âm thanh đầu đĩa hệt ông Phạm Sĩ Chiến.
 
Ngoài ra, với lý do sữa chữa nhà cửa, ông Hạnh hỏi vay Thuyết và Hiệp 140.000.000 đồng Việt Nam.
 
Việc kháng nghị của VKSND Tối Cao và việc đăng tải đơn thư của công dân Phan Thị Trúc rõ là không có gì sai, nhưng biết giải thích sao về việc hao tốn tổng cộng 57.000 USD của gia đình Năm Cam?
 
Sau khi bị bắt giữ, Thuyết cứ ân hận mãi vì việc trót dính líu vào ông trùm xã hội đen Năm Cam, dù theo anh ta, việc dính líu ấy không đáng kể!
 
Thực vậy, ngay từ lúc bắt liên lạc được với ông Nhất và hàng loạt đầu mối quan trọng khác có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thả Năm Cam về sớm sau này, Thuyết đã nhanh chóng bị gạt ra rìa!
 
Thuyết đã rơi nước mắt khi bộc lộ về hai việc khiến anh ta cảm thấy có lỗi với người thân, với chính mình và đặc biệt với hai đứa con gái: Bốp và Bẹp.
 
- Trong đời ai cũng có sự lầm lẫn, riêng tôi-có hai sai lầm không thể thể cứu vãn và kông thể tự tha thứ cho mình, đó là rời bỏ Hợp, người vợ chung thủy, nhân hậu nhất mà tôi may mắn được gặp trong đời...Thứ đến, là việc giúp đỡ Năm Cam khi chưa thực sự hiểu rõ ông ta!
 
Dư luận báo chí, đa số là do thêu dệt hoặc có ác ý từ những kẻ mưu đồ dùng sự việc này vào cuộc đấu đá cá nhân, nhưng cũng qua đó giúp Thuyết tỉnh ngộ ra nhiều điều...
 
°
 
°°
 
Cũng trong thời gian này, Trịnh Nhu-với cương vị cục phó cục V26 đã ghé thăm trại và gọi Năm Cam lên căn tin để nói chuyện. Cùng đi là trung tá Cương, giám thị trại Bố Lá. Gặp Trịnh Nhu, Năm Cam mừng rơn:
 
- Giúp tôi với! Chẳng lẽ anh làm ngơ chuyện của tôi sao?
 
- Hẳn là phải giúp rồi! Có điều để xem ý các cụ thế nào đã!
 
- Yù các cụ cũng là ý của anh thôi! Anh giúp cho tiếng nói, tôi mang ơn!
 
- Chẳng cần thế đâu, mình với Năm Cam mà có gì mang ơn hay không...
 
°
 
°°
 
Sơn lại gây một vụ thanh toán khác khiến Năm Cam không khỏi gờm tên du đãng Hà Nội này. Sự việc ban đầu xem như đơn giản...
 
Hôm ấy Sơn đang đi ngang qua chỗ phơi dụng cụ lao động của một đội sản xuất. Thấy khó đi, bản tính nghênh ngang của một ông trời con buộc Sơn lên tiếng:
 
- Này, chúng mày dẹp vào cho bố mày đi qua cái...Mẹ kiếp, phơi phóng linh tinh!
 
- Đường rộng thế, có đi được thì đi...bọn tao lại còn phải dẹp đường cho mày cơ à! An- một đàn anh có tên tuổi ở Hải Phòng lên tiếng. An mới chuyển về trại, nghe nói về sự ngang ngược của Sơn bạch tạng từ lâu nên thầm bất mãn, nay có dịp buột miệng phản ứng.
 
- A, mày giỏi thực đấy! Mày là thằng nào? Sơn giận tím mặt hỏi lại.
 
- Tao là An, có gì không? Kẻ xúc phạm hỏi lại với vẻ thách thức ra mặt.
 
- Tuấn Anh, sát thủ thân tín nhất của Sơn lẳng lặng kéo tay của Sơn về buồng giam. Vừa về đến nơi, Tuấn Anh đã rút dùi đi cùng một đàn em qua phòng “kẻ phạm thượng”. Gặp An, Tuấn Anh gằn giọng hỏi với vẻ một đán anh:
 
- Này thằng kia, mày muốn gì mà bố láo vớ anh Sơn?
 
- Tao chẳng muốn gì cả! Thằng nào bố láo thì tao bố láo...Còn mày, mày muốn gì?
 
- Muốn gì à? Tuấn Anh lao tới vung dùi cui đâm An. Cuộc trao đỗi nảy lửa tuy không dài nhưng đủ cho An  chuẩn bị đối phó nên gã lập tức gạt tay địch thủ rồi bỏ chạy...
 
- Ra đến cổng trực trại, An la lớn cầu cứu. Cán bộ, và trưởng trại tình cờ có mặt ở gần đó đã can thiệp kịp thời. Thuý-cán bộ trực trại hỏi như quát:
 
- Có chuyện gì đấy chúng mày? Loạn hết cả rồi á?
 
An vội vàng thuật lại đầu đuôi. Gã nghĩ rằng tất cả mọi việc là do Sơn bạch tạng cố tình gây sự nên tha hồ vạch tội. Bất ngờ, dù trước mặt hàng chục cán bộ, Tuấn Anh lao tới, đ6am luôn một nhát vào bụng An. Đang kể tội Sơn nhưng An cũng không quên cảnh giác, nên kịp bước lùi một bước... Nhát đâm, sượt vào sườn An tóe máu. Vị trưởng trại, sau một giây sững sờ trước hành động hết sức táo tợn của Tuấn Anh, vội hét lên lạc cả giọng:
 
- Bắt lấy nó! Mẹ kiếp, trước mặt tao mà nó dám làm như thế à? Trói nói lại... Trong tíc tác, tên phạm nhân dữ dội đã bị khống chế và lôi đi đến phòng trực trại. Dĩ nhiên, trong lúc nóng giận, số cán bộ quá khích đã thượng cẳng chân hạ cẳng tay với Tuấn Anh, biến gã thành một chiếc bị rách!
 
- Anh già ơi! Giúp anh với! Sơn lật đật tìm Năm Cam cầu cứu.
 
Sau khi nghe rõ mọi việc, nhận thấy đây là cơ hội bằng vàng để thu phục hoàn tàon bọn “ đầu lâu tay chân” của Sơn vốn không mấy gì nể phục mình, Năm Cam đồng ý giúp đỡ. Tuy vậy y vẫn thòng một câu đúng với bản chất của mình:
 
- Anh sẽ cố xin giúp, chẳng biết có được không nhưng vẫn phải làm thôi, anh em của mình bị như thế anh đau lòng lắm!
 
Và trước ánh mắt tin cậy của Sơn, Năm Cam quày quả đi ra cổng.
 
Chẳng biết mối giao hảo của Năm Cam với trưởng trại “ sâu đậm” đến đâu, chỉ thấy rằng-sau một lúc to nhỏ với “thầy”, ông trưởng trại đầy quyền uy không còn lộ vẻ giận dữ như lúc đầu. Oâng bảo với thuộc cấp:
 
- Thôi, lập biên bản cho nó đi kỷ luật được rồi...Không đánh nữa!
 
Tuấn Anh, với gương mặt đang biến dạng vì đau đớn, cố nhìn Năm Cam để gật đầu cám ơn. Nhờ y, Tuấn Anh đã bảo vệ được danh dự giang hồ bằng cách dù thế nào cũng không khai ra ông anh Sơn bạch tạng. Như thế là một điểm son và là một thắng lợi lớn. Vài ngày kỷ luật có thấm tháp gì?
 
Sau sự việc can thiệp giữa chỗ bàn quan với bao cặp mắt dòm dỏ để cứu Tuấn Anh, vị thế Năm Cam trong lòng giang hồ xứ Bắc đã cải thiện rõ rệt. Trước kia, kình nể y chỉ có Sơn bạch tạng. Còn giờ đây, không ai không muốn “ anh Năm” nhìn ngó đến thân phận của mình. Ai chả phòng đến một lúc sa cơ...
 
°
 
°°
 
Vào giai đoạn này, với số báo chí Hiệp mang đến để ông trùm tham khảo những gì có liên quan đến mình, Năm Cam đặc biệt chú ý đến một nhân vật.
 
- Thằng Lê Huy Phú này là thằng nào? Năm Cam hỏi với giọng không vui.
 
Vui làm sao được khi hàng loạt sự việc, đúng có sai có-của Năm Cam đều bị phanh phui với giọng không mấy gì tử tế, thậm chí-có thể gọi là mạt sát.
 
- Con không biết nhưng nghe đâu nó là một thằng giang hồ đểu, có biết một số ít anh em giang hồ rồi lượm lặt thông tin viết báo...? Hiệp đáp.
 
- Thằng này láo lắm! Mày điều tra rõ về nó xem sao?
 
Sau một cuộc điều tra ngắn ngủi, từ nguồn thông tin chủ yếu ở các tay nhà báo vốn đã ăn tiền của tập đoàn Năm Cam ngập mặt, Hiệp thông báo:
 
- Thằng này có thông tin từ Ngọc điếu rót qua, cộng thêm nó đã ở tù nhiều năm nên khá hiểu nhiều về giang hồ dù không phải là giang hồ... Hiện nó viết cho tờ báo thanh niên, tờ CA Thành Phố  và tờ Tiền Phong, tóm lại thằng này chịu len lỏi nhưng không phải là “ nhà báo có thể “ như đám thân hữu với mình!
 
- Vậy sao? Thôi tạm gác lại nó để khi yên hết mọi chuyện rồi tính sau!
 
Năm Cam phán quyết và sau đó hỏi tiếp về chuyện Hiệp và Long đầu đinh vận động cho y sớm được tự do, đã tiến hành đến đâu, mất bao nhiêu tiền...
 
Con số Hiệp đưa ra làm con người thương tiền hơn mạng sống không khỏi thở dài tiếc rẻ. Tuy vậy y vẫn hiểu rằng, so với việc được tự do để tiếp tục con đường làm một ông trù, giá bao nhiêu cũng vẫn rẻ!
 
°
 
°°
 
Mảnh đất màu mỡ Sài Gòn dù không có Năm Cam vẫn nhộn nhịp với tất cả mặt tối sáng. Uy tín giang hồ của Hiệp không đủ để cầm cương mọi hoạt động phi páp vốn đem lợi nhuận rất lớn cho gia đình Năm Cam từ trước đến nay.
 
Sòng bạc, chỗ kiếm ăn chủ yếu của Năm Cam, đã trở nên một lĩnh vực không một ai đứng ra thâu tóm. Như thời loạn thập nhị sứ quân, sòng bạc lớn nhỏ mọc lên như nấm và rối tung đến độ không phải trong cuộc cũng khó biết ai vào với ai!
 
Trại hòm Phúc Lộc Thọ nằm trên đường Hoàng Diệu quận 4, trở thành nơi che đậy hoạt động sòng bạc lớn của Lủng-đứa con hiếu thảo của ba má giang hồ Nguyệt, hợp tác cùng Thọ đại uý-cháu ruột Năm Cam, và hàng loạt tên tuổi của giang hồ quận 4 bắt đầu qui tụ về dưới trướng Lủng-một ngọn cờ mới dựng.
 
Sòng tài xỉu ở hẻm 72 Xô Viết Nghệ Tĩnh, cơ đồ năm xưa của Luông điếc, rơi vào tay Hà trề, con vợ trắc nết cùng gã nhân tình bảnh trai Minh Bu. Cũng ở sòng này, một cuộc thanh toán nổi cộm đã xảy ra năm 1996. Phước cò, Hoàng bộ đội qui tụ một số đông đảo giang hồ phường 22 quận Bình Thạnh quyết tâm “ giở tụ” sòng bạc của gia đình Thu Hà. Thấy yếu thế, Hà trề bèn viện trợ bọn sát thủ chuyên nghiệp qua tiếp ứng. Theo cú điện thoại điều động của Hà trề, bọn Tâm cá voi, Hiệp đen, Nam hề, Út dẹp...đem vũ khí đến toan mở trận càng quét vào cứ điểm lô đất đỏ của địch thủ. Cũng chẳng vừa, bọn Phước cò, Hoàng bộ đội...làm hàng loạt “bom xăng” để chống trả. Cũng may, do thông tin bị rò rỉ, chính quyền can thiệp kịp thời. Nếu không, toàn bộ khu vực ổ chuột hơn ngàn ngôi nhà sẽ bị thiêu rụi! Sau cuộc đụng độ không thành, cả hai phe đều bị truy nã gắt gao. Để sòng bạc có thể yên thân hoạt động, Thu Hà đành ngậm ngùi để đức con trai dữ dằn của mình- Dũng liều, khăn gói đi vào trường cưỡng bức lao động.
 
Kim Anh, người đàn bà đầy tai tiếng-vốn xuất thân từ vai trò nhân tình của ông trùm cũng không bỏ qua cớ hội tổ chức sòng bạc. Để tăng thêm thanh thế, Kim Anh lôi kéo thêm tay giang hồ mới nổi nhưng hết sức liều lĩnh là Bình Kiểm về làm trợ thủ. Kim Anh cho Bình Kiểm lấy em gái mình là Lan làm vợ để thắt chặt thêm mối quan hệ làm ăn và riêng thị, ngay lập tức cặp bồ với Bình râu em ruột của võ sư Nguyễn Văn Vạn, vốn bảo vệ nhà hàng Cam cho ông trùm.
 
Những sòng nhỏ mang tính cò con mọc lên như cỏ dại và lhông thể đếm xuể. Có điều, do mối quan hệ hoặc chưa được biết thiết lập đều khắp hoặc do con lỏng lẻo nên việc bị bắt xảy ra như cơm bữa! Quy luật tất yếu của Đời mà!
 
Lúc bấy giờ, một cao thủ cờ bạc đất Hà Nội đã tìm thấy thời cơ “ vắng chủ nhà gà vọc niêu tôm” nên lập tức đổ bộ vào Sài Thành, đó là Tuấn Tăng.
 
Tuấn tăng vào Sài Gòn với sự yểm trợ của Thành Chân một cách kín đáo, nhanh chóng mở rộng mối quan hệ giao du với hàng loạt anh chị cộm cán, Bắc cũng như Nam.
 
Thành đô la, Lý đôi...đang bơ vơ do mất chủ tướng, đã lập tức tìm đến hợp tác với Tuấn tăng, để gầy lên một sòng xóc dĩa ở khu vực Châu Thới- Đồng Nai. Để có thể tồn tại dù bất hợp pháp, Tuấn tăng cho người liên hệ với Trịnh Xuân Hoàng, tức Hoàng lựu đạn, một tên kiểm lâm Sông Bé, giàu sụ do ăn hối lộ và buôn gỗ lậu, nhưng thích giương danh trong giới giang hồ thị phi, như một thủ lĩnh đại ca.
 
Lời hứa chung chi cho mỗi ngày 10 triệu đồng trọn gói cho Hoàng “ làm việc” với các quan hệ hữu hảo hoá ra chỉ là lời nói gió bay. Hoàng tức giận bèn đích thân dắt đàn em mang súng ống, mã tấu xuống tận nơi “ hỏi cho ra lẽ”. Sau khi phá tan hoang sòng sóc dĩa của Tuấn tăng. Hoàng ra tối hậu thư:
 
- Biết điều quan chiều, không biết điều như diều đứt dây!
 
Sau khi lời cam kết thực hiện một cách sòng phẳng, sòng sóc dĩa lại hoạt động theo kiểu giáp ranh giữa tỉnh Sông Bé và Đồng Nai. Ơû đâu sóng gió thì tìm sang nơi biển lặng. Lẽ ra sòng sẽ hoạt động dài lâu nếu như Hoàng lựu đạn không phạm phải một sai lầm chết người. Trong một buổi nhậu tuý luý càn khôn, Hoang đã đòi nện Hoàng Mai một quan chức cao cấp của công an tỉnh. Ít lâu sau, công an tỉnh phối hợp cùng Bộ Nội Vụ dùng xe tải, giả như khai thác đá ở hầm Châu Thới, bất ngờ xông ra tóm sạch từ người tổ chức đến kẻ chơi bạc.
 
Hoàng vận dụng toàn bộ sự quen biết để cầu cứu. Cuối cùng, dù mang đến 2 tội danh, Hoàng bị xử 3 năm, nhưng lại là án...treo! Nghe đâu, tốn cả trăm cây vàng.
 
Tất cả những biến động của giới giang hồ Sài Gòn được Hiệp phò mã tâu lại Năm Cam một cách rõ ràng cặn kẻ. Oâng trùm-dù giờ đây mang trên vai quyết định cải tạo và chỉ là một phạm nhân giữ thư viện trại Thanh Hà, đã trầm ngâm suy nghĩ để dặn dò con rể:
 
- Mày cố gắng thu thập thông tin vàng nhiều càng tốt, chỗ nào mù mờ có thể cài cắm người của mình vào, hao tốn bao nhiêu cũng được, miễn là nắm cho thật chắc để dùng về việc sau này! Chậm mà chắc, tốt hơn hấp tấp mà hư bột hư đường...
 
Và ngay từ lúc còn ở trại giam, tận dụng thời giờ rảnh rỗi, ông trùm đã nghiền ngẫm một kế hoạch giành lại những gì đã mất!
 
Thời gian sau, do biết tiêu pha đúng chỗ. Năm Cam sống ở trại giam còn sướng hơn nột cán bộ có chức quyền đang sống ở bên ngoài xã hội. Vợ y, nhân tình và cả Kim Anh, đều đã từng có dịp ngủ lại với y hệt như vợ chồng mới cưới trong tuần trăng mật muốn thay đỗi cho thêm bối cảnh cho thêm lãng mạn...
 
°
 
°°
 
Một vụ án lớn xảy ra năm 96-97, đã thu hút sự chú ý của Năm Cam vì y có đôi chút dính líu đến việc này từ những năm tháng đầu tiên nhưng chưa sâu đậm.
 
Năm 1992, thông qua một người quen biết, Nguyễn Hữu Thế Trạch-thường được gọi là Ba Thế ( không phải Ba Thế của băng Đại cathay) vốn là một chủ vựa cá chợ Cầu Ông Lãnh để gặp Năm Cam để xin y ra tay tế độ.
 
Vũng Tàu, một nơi được biết đến như một khu du lịch tắm biển lý tưởng nhứt Việt Nam, lại là một mỏ vàng gây ra nhiều tranh chấp của các anh hùng hảo hán. Phát xuất những cuộc tranh hùng đều là do các cảng cá ở cả Vũng Tàu lẫn Long Hải. Nguồn lợi mua bán thủy hải sản lên đến mức khó ai tránh nổi sự thèm muốn độc bá. Cứ thử nghĩ, 1kg tôm đánh bắt từ khơi xa về cập bến có giá chao đảo từ hơn ba chục ngàn đến năm mươi lăm ngàn đồng. Qua tay thương lái, có lúc đưa vào những công ty chế biến giá có lúc vượt trần lên đến 120.000 đồng! Trung bình, 6 cảng cá đem đến cho giới thương lái từ một đến trên hai tỷ đồng lãi ròng.
 
Tập đoàn Dũng ba lém, Sáu Hào, Hùng râu...đã thuê tên giang hồ Minh Samasa để thâu tóm toàn bộ quyền lợi ở cảng cá. Tất nhiên đã xảy ra không ít vụ đụng độ đẫm máu mà phần thua thiệt luôn thuộc về các ngư dân hiền lành chân chất. Để loại đi những đối thủ cạnh tranh có máu mặt, Minh Samasa bàn với các thương lái tìm một con hổ thật dữ dằn về trợ lực.
 
Lâm chín ngón, đang nhàm chán sống với cuộc đời một ông chủ thịt chó, khi nhận được lời đề nghị, lập tức thu xếp ra Vũng Tàu.
 
Gã giang hồ đầy thành tích năm xưa, giờ đây cũng đỗi đời. Lâm được Minh trọng vọng và được chăm sóc một cách đặc biệt. Tiền, rượu và gái, được cung cấp một cách phủ phê. Đỗi lại, chỉ với giọng nói lạnh như băng và tia nìn đầy sát khí của Lâm cộng thêm những huyền thoại về gã, đủ để bọn Dũng ba lém, Minh Samasa và các cộng sự đè bẹp các đối thủ toan chiếm lại mọi quyền lợi bằng những cuộc thanh toán dữ dội.
 
Ba Thế, do không thuận thảo với băng Hùng Râu, Sáu Hòa, Dũng ba lém...đã bị gạt bỏ khỏi cuộc làm ăn đang hồi thịnh vượng. Khi tìm đến Năm Cam, dù biết là hạ sách bởi có sẽ rơi vào vòng cương tỏa của ông trùm, nhưng Ba Thế chẳng còn cách nào khác hơn để đối phó với sát thủ Lâm chín ngón danh tiếng như cồn. Năm Cam đi đến nhà Lâm chín ngón-một tiệm thịt chó trên đường 3 tháng 2, quận 10, vào một buổi tối mát mẻ dễ chịu.
 
- Thằng Ba Thế ở Cầu Ông Lãnh là bà con thân tình với tôi, mong anh Năm giúp đỡ dùm khi ra Vũng Tàu làm ăn...Năm Cam nói, giọng mềm mỏng.
 
Lâm chín ngón tái mặt vì tức. Rõ ràng là Ba Thế muốn mượn uy thế  của Năm Cam để cạnh tranh với các chủ nhân ông của gã ở khu Vũng Tàu. Thế nhưng, từ cối lời yêu cầu của Năm Cam cũng đồng nghĩa với việc chống lại y. Đối với Năm Cam, Lâm chín ngón vẫn tỏ thái độ kẻ cả xem thường, vì với gã, Năm Cam chỉ là tên cờ bạc chuyên nghiệp, không có thành tích giang hồ nào khã dĩ cho gã phải tôn trọng, Năm Cam cũng thừa hiểu tâm trang ấy của Lâm, nhưng Lâm không thể không biết đến thế lực của Năm Cam, cả về chính quyền lẫn giang hồ. Đùa với Năm Cam, có nghĩa là đùa với lưỡi dao sắc bọc bằng nhung mềm, đứt tay như chơ!
 
“ Thôi được rồi, Năm Cam cứ yên tâm...nói thằng Thế cứ ra Vũng Tàu làm ăn, tôi sẽ giúp với hết khả năng của tôi!” Lâm bấm bụng trả lời.
 
Được lời như cởi tất lòng, Ba Thế vội cảm ơn ông trùm rối rít và thu xếp tiền bạc đổ bộ xuống cảng cá Vũng Tàu. Dĩ nhiên, ngoài một món tiền lớn tạ ơn, Ba Thế còn phải cung cấp cho Năm Cam toàn bộ thông tin về cách làm ăn của của bọn giang hồ đang cát cứ ở Vũng Tàu. Lỗ mũi quen đánh hơi tiền của Năm Cam đã lập tức báo cho y biết đây chính là một nơi hái ra của mà y đã thờ ơ không biết đến do thiếu thông tin. Bắt đầu, Năm Cam cho một vài đệ tử ra tham gia vào các cuộc tranh chấp của các phe nhóm ở vùng cảng cá để thu thập thông tin, lót đường cho một cuộc lấn chiếm sẽ nổ ra không lâu...
 
Chưa kịp hoàn chỉnh kế hoạch đổ bộ ra Vũng Tàu, Năm Cam đã bị bắt.
 
Giờ đây, nằm trong trại giam ngẫn lại, việc không vội vàng thực hiện kế hoạch ở Vũng Tàu, hoá ra lại là một chuyện may mắn!
 
Do tranh chấp nội bộ về quyền lợi, Minh Samasa quyết định thanh trừng Lâm chín ngón. Bằng tiền nhiều như rừng, Dũng ba lém tìm Đức Năm Nghệ nhập cuộc, Lâm chín ngón do thân cô thế cô, bị đẩy bật ra khỏi Vũng Tàu. Tiếp tục là tên Ba Vạc, một ông trùm cỡ nhỏ-cũng bị chém te tua cùng đàn em tháo chạy về Sài Gòn. Kẻ thù của kẻ thù là bạn,Ba Vạc và Lâm chín ngón tìm đến nhau để mưu chống lại. Nhờ sự quen biết với Quang Hùng, một nhà báo có tiếng tăm, Lâm đem toàn bộ sự việc trình bày với báo chí. Ba Vạc cũng nhờ một cơ sở đặc tình của công an để giới thiệu gặp Lê Huy Phú-cũng lại là tên hạ nhục Năm Cam bằng loạt bài điều tra đăng trên báo Thanh Niên, Tiền Phong...năm 1995, gã viết báo nghiệp dư này đã lập tức âm thầm điều tra và công bố một loạt bài trên cả 3 tờ báo: Thanh Niên, Công An Nhân Dân và Công An Thành Phố, về hoạt động của giang hồ vùng cảng cá. Dư lậun râm ran dẫn đến việc bộ Công An nhập cuộc. Chuyên án V896 kết thúc với bản án 18 năm cho Minh Samasa, tất cả các đàn em đều thi nhau bóc lịch. Ba Vạc không thoát khỏi tội cũ, ngậm lấy 9 năm tức tửi ở trại Z30D Hàm Tân.
 
Năm Cam cho rằng, bọn giang hồ Vũng Tàu đã phạm một sai lầm lớn nên đã dẫn đến kết quả thảm hại. Nếu là y, với bàn tay bọc thép nhung, y dư sức hóa giải mọi chống đối của các băng nhóm thù địch mà không gây đánh động đến dư luận. Y nghiên cứu thật kỹ những bài báo viết về bọn Minh Samasa để tìm ra một kế hoạch vẹn toàn cho tương lai. Quyền lợi ở cảng cá Vũng Tàu không thể bỏ qua vì quá lớn, nhưng phải làm sao cho thật an toàn để dành lấy thắng lợi, đó là điều quan tâm suy nghĩ...
 
°
 
°°
 
Châu Phát Lai em-một ông trùm trẻ tuổi mới nổi lên sau việc đâm chết Đổng Chí Nam-tức Lượm, cháu ruột Đực bà Tiều lừng lẫy một thời, đã nhanh chóng tận dụng cơ hội vắng mặt ông trùm Năm Cam để xây dựng cho mình một vị trí nhật nhì Sài Gòn và một lực lượng tay chân đông đảo không thua kém gì Đại cathay còn sống.
 
Trước đây, hai anh em Lai anh -Lai em chỉ hưởng được chút danh tiếng của ông anh Quý tử hình để kiếm ăn theo kiểu cò con. Việc làm ăn của Lai em làm lượm ngứa mắt. Đối với Lượm, khu chợ cá Cầu Ông Lãnh và vựa rau cải Cầu Muối, phải là của gã. Loại vô danh tiểu tốt như Lai em không thể thể tồn tại mảnh đất béo bở này. Yû lại vào danh tiếng giang hồ, phần võ nghệ đầy mình, Lượm xúông tận vựa cá gia đình Lai em để đòi thanh toán. Mất mặt ở nơi đông đảo dân có máu mặt, bất chấp nguy hiểm, Lai em thách thức:
 
- Anh có giỏi thì tôi với anh “ cạnh” tay đôi, có đáng gì đâu mà anh lôi kéo em út, gia đình xúông rần rần thế này, đâu có ngon! Giang hồ cười cho thúi đầu...
 
- Được, nếu mày muốn cạnh tay đôi tao cũng chiều để mày khỏi cho là ăn hiếp!
 
Lượm vừa nói vừa vứt gậy sắt xông tới. Gã nghĩ là Lai em không tài nào chịu nổi một cuốc đấu tay không với mình, dẫu sao gã cũng là đai đỏ Thiếu Lâm mà!
 
Lượm lao đến quật Lai em xuống đất xiết cổ...coi như phần thắng đã thuộc về gã. Trước cặp mắt thảng thốt của bà mẹ Lượm, Lai em rút từ trong mình một lưỡi dao được dấu hết sức khéo léo, vung ngược lên đâm vào ngực Lượm. Nhát đâm chí tử đã làm Lượm chới với rời tay ra khỏi địch thủ rồi ngã luôn xuống đất. Như con thú say máu, Lai em chồm lên ngồi trên bụng kẻ đang ngoắc ngoải toan đâm bồi cho chắc cú. Bà mẹ khốn khổ vội quì thụp xuống lại lấy lại để kẻ đâm lấy con trai mình!
 
Vụ án được công an quận 1 thụ lý. Hiệp phò mã- với cái tên Hiệp mụn từ những ngày ăn đình ngủ chợ khu cầu Ông Lãnh, vốn giao du rất thân với Lai em đã lập tức dẫn gia đình Lai em đến gặp Năm Cam cầu cứu.
 
- Thôi được rồi, để tôi cố gắng xem thế nào! Năm Cam nói.
 
Bà Thiệu- vốn đi lên từ chức chủ tịch phường, sau làm bí thư và cuối cùng làm trưởng phòng thươnh nghiệp quận, là mụ đàn bà hư hỏng khoái đàm đúm ăn chơi đang ngập sâu trong nợ nần. Oâng chồng- một lãnh đạo viện kiểm sát cũng chuẩn bị về hưu do lem nhem, để cứu vợ thoát khỏi bị truy tố, đã nhận lởi giúp đỡ.
 
Thế là, tội danh cố ý giết người, Lai em đã trở thành kẻ phòng vệ chính đáng và khỏi bị xử án. Bởi thành tích ‘ giết người vẫn chẳng ở tù ngày nào”,Lai em trở nên một tay anh chị đáng nể số 1 ở khu chợ Cầu Ông Lãnh.
 
Khi những thông tin về về hoạt động của Lai em đang bành trướng thế lực được Hiệp tâu bày cho bố vợ, y gật gù với vẻ đắc ý rồi chỉ đạo:
 
- Vậy thì tốt, mày cố gắng giữa quan hệ với Lai em càng sâu đậm càng tốt. Mình có ơn với nó, lo gì nó trở mặt! Sau này, đỡ phải tốn công dựng cờ ở khu chợ cá!
 
Một buổi tối tháng 10 năm 1997, sau 30 tháng mất tự do, Năm Cam được báo tin đã có quyết định thả y trong lúc y đang nằm bệnh xá.
 
- Năm Cam đưa mình số điện thoại, mình gọi gia đình ra đón Năm Cam về! Người báo tin nói. Ngay cho đến lúc rời trại trong trạng thái say khướt trên chiếc xe của Thắng tài dậu để về Hà Nội, Năm Cam vẫn có chút khinh rẻ những kẻ đại diện pháp luật. Đó cũng chính là lý do Năm Cam tin rằng đồng tiền, dù dơ bẩn đến đâu, cũng có sức mạnh vạn năng!
 
Số tiền được cấp để Năm Cam mua vé máy bay, sinh hoạt dọc đường, đã lọy tỏm vào túi của vị cán bộ có trách nhiệm thông báo lệnh tha y.
 
- Năm Cam cần gì tiền, để lại sau này cho anh em khác sử dụng nhé? Oâng ta hỏi.
 
Dĩ nhiên là y gật đầu dù thừa biết “ anh em khác” đó là ai! Với y, số tiền ấy quá nhỏ nhưng quả là lớn lao biết mấy khi làm cho vị cán bộ đáng kính nổi lòng tham, quyết định “ tăn chặn” đút túi làm tiền ăn nhậu. Tồi tệ đến thế là cùng!
 
Sau khi về đến Hà Nội, trong lúc chờ lên máy bay qui cố hương, Năm Cam tranh thủ để bàn một loạt công việc quan trọng với Thắng tài dậu. Chẳng biết họ bàn những gì mà gương mặt của Thắng cứ hớn hở theo từng lời của ông trùm căn dặn.
 
Thế là sau 30 tháng giam giữ, nhờ khéo léo vận động và nhờ giữ được im lặng trước các cuộc cật vấn điều tra, ông trùm lại trở về trong vinh quang của người chiến thắng...