ái sân trước không có ai, lá bạch đàn khô se sẽ đậu trên băng đá. Nhà trên cũng không có ai, cây chổi lông gà nằm chéo trên cái bàn chữ U, nửa ngoài đã sạch bong, nửa trong bụi còn đóng một lớp dày. Con Phèn chắc cũng đi cua gái, không thấy nhảy xổ ra, tí tởn. Có tiếng nước chảy tồ tồ ở đằng sau, chắc má tôi ở trong ấy.Tôi ngồi bệt xuống ngạch cửa nhìn má tôi. Lâu quá không nhìn má, sao vai má gầy đi vậy không biết. Lưng còng xuống. Vai và lưng khẽ rung. Sao nhìn giống như khóc. Thiệt tình là rất giống như khóc và thiệt tình là má khóc. Ai làm gì? Chuyện gì? Sao má khóc?- Viên, má không ngờ, chuyện thằng Bảo với con...Cuối cùng thì má cũng biết chuyện này. Má biểu tôi kể tường tận chuyện gì xảy ra giữa hai đứa. Má vừa lau nước mắt vừa nghiêm mặt:- Ðâu con kể rành má nghe coi.Có những chuyện không thể rành rọt ừ thì một cộng một được đâu má à. Tôi lại gần, cọ mớ tóc bụi bặm vào bên vai má, ngó những giọt nước rỉ rả từ cái vòi nước đầy rêu xuống mớ cải xanh. Nên bắt đầu từ đâu hở má?... Hồi đó mỗi khi có dịp, tôi cũng ôm vai má như vầy an ủi: “Lo chi má, Bảo vẫn còn ở đó, mai mốt con rảnh con lấy chồng mà”. Má tôi hỏi chừng nào rảnh. Con đâu biết má ơi. Tôi đâu biết. Ngày của phóng viên trẻ là một ngày vô định. Má tôi cảm thấy hạnh phúc vô ngần khi buổi sớm còn thấy tôi vùi đầu vào đống gối chăn rối bù như tổ nhện và nói được một câu: “Viên ở nhà, má đi chợ” rồi thì đau khổ phát chai đi khi đón tôi ở cửa, nhìn vũng đêm đen đặc sau lưng đứa con gái. Khổ như nhìn nồi chè khoai môn má cố công nấu hâm đi hâm lại cả tuần đứa con không về được để ăn. Ba tìm cách san phẳng quả núi trong lòng má: “Kệ nó, nó đi theo cái nghề của ba Hậu nó ngày xưa, chắc ảnh cũng hài lòng”. Ba Hậu là ba trước tôi, ông đã hy sinh ở chiến trường khi tôi còn phiêu diêu ở đâu đó làm thủ tục đầu thai thành con gái kiếp này. Vốn là một phóng viên chiến trường, khi chết, trên tay ông vẫn còn cầm cái máy ảnh. Tôi yêu ông vì thường nằm mơ thấy ông với nụ cười hồn hậu như trong bức ảnh thờ. Ông không nói gì hết, không đi gì hết, chỉ cười, muôn thuở chỉ cười.Ông tổng biên tập già nua hay ngắm tôi, than: “Chú thèm cái nhiệt tình xông xáo của cháu, mà sợ, sợ một ngày tim cháu cũng lạnh ngắt, thờ ơ nhìn đời chạy ma-ra-tông qua cũng như chú”. Nhưng chú vẫn còn thương, còn ghét đấy thôi. Ừ, nhưng không dám nói ra. Còn tôi thì dám, người ta gọi tôi là phóng viên số phận. Từ nghiệt ngã, đau đớn cho đến thăng hoa nhất, tôi quan tâm đến từng ngõ ngách của đời người. Nguyên, bạn đồng nghiệp của tôi nhận xét: “Rồi có một ngày Viên sẽ viết về số phận mình”. Chắc không đâu, cho tới ngày tôi hai mươi bốn tuổi, tôi chưa làm được việc gì coi được một chút, một chuyện mang hơi hướng vĩ đại như nhặt của rơi trả lại người bị mất chẳng hạn. Ðời tôi cũng được cấu thành nhiều việc vụn vặt bình thường. Ngay cả trong tình yêu, tôi cũng hết sức bình thường. Tôi yêu mà không mộng mị mơ tưởng. Tôi chỉ có một nỗi tự hào rằng mình có hai người ba, họ đều thương yêu tôi. Dù đã có người nằm xuống.Cái hồi tôi với Bảo yêu nhau (cho tới bây giờ vẫn chưa xa lắm), tôi hay lại đằng nhà Bảo chơi. Nhà Bảo nằm trong dãy đường bán thuốc đông và mỹ phẩm, trước nhà có bà dì ép bìa kiếng cho học sinh bằng bàn ủi. Bà dì vui tính thấy tôi lại trêu: “Lúc này cô đi đâu ít thấy, thấy tướng thằng Bảo nhớ cô quá trời”. Tôi cười. Tôi giậm giày trèo lên những bậc thang. Phòng Bảo, cái ban công nhà Bảo, với tôi có cái gì đó vương vấn thiêng liêng. Nơi ngày xưa ba Hậu tôi từng hoạt động khi còn được gài ở trong thành. Mẹ Bảo là người Việt gốc Hoa, ngày ấy đóng vai vợ của ba Hậu tôi. Khi chúng tôi lớn lên, hai nhà khuyên chúng tôi yêu nhau, tôi nhận thấy mẹ Bảo với ba Hậu tôi ngày xưa hẳn có tình. Họ mong chúng tôi trả món nợ ân tình đó. Và chúng tôi hồn nhiên đến với nhau, vậy thôi. Tôi hời hợt, Bảo chu đáo. Tôi bay nhảy như chim trời, Bảo là kiến trúc sư vẽ chằng chịt những khu quy hoạch thành phố mới. ở bên Bảo, chúng tôi thường hôn nhau không quá mười giây, lúc đó tôi nghe tiếng xe chạy xuôi ngược ngoài đường dưới cái ban công lùng nhùng như những đường dây điện thoại. Tôi nghĩ, đáng lý ra mình cũng phải chạy như vậy, phải guồng chân với dòng đời như thếnày. Vậy là tôi lại quẩy túi đi. Cuộc đời mỗi giây là một sự tươi mới, một tin tức nóng.Thật tình thì hồi đó hai đứa yêu nhau, thỉnh thoảng tôi nghĩ ra một chuyện gì đó làm tăng thêm gia vị tình yêu. Tôi gọi điện kêu Bảo hớt tóc đi, để tóc dài giống du côn quá. Bảo hỏi: “Cái lần mà hai đứa mình gặp nhau là bữa ăn bánh xèo phải không?”. Không đợi tôi nhớ lại và trả lời, anh nói luôn “Anh hớt tóc đúng tuần rồi, tuần rồi em ở đâu?”. Một lần, tôi làm đợc một việc vĩ đại là nhớ được ngày sinh nhật của anh. Thế là đang làm phóng sự ở Sông Ðốc, hết đò tôi quá giang tàu dầu về thành phố. Chiếc tàu ậm ì chạy về đã đến nửa khuya. Ðến nhà Bảo thì từ đằng xa thấy Bảo ôm hôn một người ngay ở cái chỗ ban ngày bà dì ép kiếng ngồi. Lạ lùng là người con gái ấy không phải là tôi. Từ lâu tôi không biết là Bảo thích một người con gái tóc dài, trắng trẻo chứ không bụi bậm mạnh mẽ như tôi, thích một người con gái dám đứng ở hè đường hôn nhau chứ tôi thì tôi mắc cỡ cái khoản này kinh lắm. Tôi lặng lẽ về, cái ông xe ôm khi nãy chở tôi đã đi mất tiêu. Tôi phải về bằng chính đôi chân của mình. Lúc đó mấy ông dân phòng đeo băng đỏ đi tuần thấy tôi mấy ông dò xét: “Chừnguạu thức sáng đêm nhìn bóng đèn cho đã con mắt. Con trai con gái xóm rủ nhau chèo thuyền ra ngoài đầm nhìn vô xóm sáng choang, coi giống ngoài thị xã không, rồi chèo trở lại, thương nhau lâu lắm mà bây giờ mới dám nói. Cái ánh sáng làm cho người ta tự tin lên. Còn tụi con nít bị đánh quắn đít tưởng đâu vẫn còn ban ngày. Ba tôi ngồi nhăm nhi với tôi, mồi là niềm vui khôn tả, nên uống hoài không thấy say.Tối nay lại khác, trông ông buồn rũ. Nói qua nói lại một hồi quay về ngay ông Tư Đờ.- Tao nhớ coi, hồi Tết năm nào nè, Tư Đờ có về nhà mình.- Vậy sao ba?- Ừ, nó nói cha sống như vậy mà khỏe hơn tui. Chưa bao giờ tui sống một ngày yên bình. Giặc bây giờ nằm tứ phía. Tụi nó giết mình ngọt ngào mà mình không hay. Bây giờ tụi nó bắn tôi băng đạn đường không hà. Ngấm đạn rồi mới hay. Đau lắm. Cực lắm.- Ổng nói vậy cho mát lòng ba chứ cực nỗi gì. Ổng đi nước ngoài như cơm bữa. Ở nhà máy lạnh, ra đường đi xe máy lạnh, đi nhậu cũng nhà hàng máy lạnh. Ai như ba, đầu tắt mặt tối, mưa nắng dẫu dài, nghèo vẫn hoàn nghèo. Thôi bỏ chuyện đó, vô cái này đi ba.Ông lặng lẽ uống, không nhăn mặt khè khè như mọi khi ngậm rồi nhọc nhằn nuốt. Bữa rượu buồn quá. Buồn vì cái ông Tư Đờ của thời xa xôi nào đó tự nhiên hồn vía bay về. Chợt ba tôi trầm ngâm:- Coi chừng sống trong cuộc sống toàn máy lạnh làm cho máu người ta lạnh đi. Còn mày, mày lạnh được bao nhiêu phần rồi? Nói chuyện tao nghe không được...- Tôi không biết mình nói chuyện gì mà ba tôi buồn “nghe không được”. Tôi suy nghĩ mãi, suy nghĩ hoài. Đến đi ngủ, tôi tấn mùng cho ba, ông bảo: “Về dưới gặt xong tao trở lên, mày coi có cách nào cho tao vô thăm thằng Tư Đờ, tao cần gặp nó, có chuyện tao muốn nói chuyện với nó... Sao tao tức mình quá...” Tôi nói thôi ba ngủ đi, chuyện thiên hạ mà.