ẩm giang, một buổi giao mùa. Anh Vũ, Hôm nay là một buổi chiều tàn xuân nơi đất trích. Gió giao mùa nghẹn ngào trên cây cỏ, lòng người ta càng dễ u uẩn trong cảnh bóng xế của rừng tù. Nắng ngã bên bờ lau, như còn lưu luyến với một buổi đời vướng lụy. Lòng em bỗng tái tê với gió, và ngồi đây, giữa một khu trại an trí ở nơi cánh rừng thâm u cao cả, lần đầu tiên em thấy cái hoài bão của mình đã trở nên bất diệt trong cảnh đày ải tội tù. Tinh thần em đã vững vàng. Đời cách mạng đã trở thành nghiệp dĩ. Chính em cũng lấy làm lạ cho sự thay đổi đột ngột của em mà anh thì không thể nào ngờ được. Từ ngày còn là một con bé lúc nào cũng cảm lụy, sợ cả cánh đồng xanh hiu hắt và một làn khói nhẹ bốc lên trời, em không biết hạnh phúc gì khác hơn là đưa ái tình lên làm lý tưởng. Nhưng một người đã đến hoán cải cuộc đời em. Người ấy đã lấy tình cảm mà giác ngộ em, lấy hành động mà làm khuôn mẫu cho em. Em tỉnh dậy như vừa thoát khỏi cơn mơ, nghe quanh mình tiếng sóng đang reo và nhạc hồn đang sôi nổi. Em mới nhận thấy rằng ngoài cái lý tưởng nhỏ nhen mà bấy lâu nay em thờ kính làm lẽ sống, còn có những lý tưởng cao cả hơn, rộng rãi hơn vả đẹp đẽ hơn. Đó là Ý THỨC CÁCH MẠNG. Đó là tấm lòng yêu nước, thương nòi. Và cái người đã có công hoán cãi cuộc đời em, chính là anh đấy, anh Vũ ạ! Em nói thế, để khi đọc đoạn ký ức này, anh hiểu người em gái của anh hơn, anh khỏi dệt ở tâm tưởng những hình ảnh dị thường về em, anh khỏi nghĩ đến em với những ý tình xa vắng. Sự thật, không có gì là lạ. Nếu một bài học trong cửa ngục giúp cho anh Bão thành người hữu ích, nếu những sự thật ngoài đời giúp cho anh vượt khỏi chỗ huyền vi của Mặc Tử để đi tìm một tôn giáo khoa học, thì sự diệt hết dục vọng cá nhân của em để bước vào lề xã hội, cũng là một sự rất thường. Huống gì em lại là một người em yêu quí của anh, người em mà ít ra anh cũng đã đặt vào đấy ít nhiều hy vọng. Vậy, bây giờ em mới yên lòng thuật lại cái lẽ vì sao mà em còn sống sót, vì sao em vẫn không sờn gan mệt trí trong cảnh câu thúc của đề lao, cương quyết giữ vững tin thần mặc dầu trong một thái độ nhẫn nhục. Có lẽ anh đã được biết cái tin em bị bắt. Cái tin đó ai cũng biết. Và ai cũng đinh ninh rằng em sẽ phải lên đoạn đầu đài. Chính em, em cũng nghĩ như vậy ngay cái ngày lạc loài hàng ngũ. Em riu ríu đi giữa một rừng người xa lạ, ai ai cũng nhìn em với cặp mắt thù hằn. Tầm súng của họ chĩa vào người em.Lời nguyền rủa của họ vang nặng vào đầu em. Nhưng họ ngạc nhiên thấy người con gái mảnh khảnh kia vẫn ung dung đi bên họ, không có vẻ gì sợ sệt, không có vẻ hèn nhát. Vài người của họ bảo với nhau: “Con gái Việt Nam phần nhiều là thế. Họ can đảm hoạt động và chết không hề kêu la”. Em sung sướng nghe những lời ấy, nhưng tiếng “chết” cũng làm em rùng mình. Em chỉ sợ rằng em phải chết thật. Em không còn có thể hoạt động nữa. Em không còn có thể góp công vào cái phần kiến trúc chung cho nhân loại nữa. ° ° ° ° ° Đêm đó, em bắt dầu sa vào vòng tăm tối. Cánh cửa ngục chắn ngang cuộc đời tự do và cuộc đời tù hãm, ngăn cả tiếng gió lộng, ngăn cả ánh trăng xanh. Em còn đợi gì đây? Một ngày mai, người ta sẽ đưa em đến bãi đất hoang vu, lựa chọn cho em một nơi yên nghỉ tốt và gởi cho em một phát đạn. Thế là hết! Em sẽ yên phận em, mặc cho trận cuồng phong dày xéo trên mảnh đất thân yêu. Có cái gì chua xót động ở lòng em và trào lên mắt em. Em thấy tâm hồn em cũng đau thương như hồn nước. Một buổi sáng, em đang ngồi tĩnh tâm ở một góc khám, để hồn dõi theo những hoạt động của những người bạn xa. Chẳng hiểu anh Vũ hiện đang làm gì? Anh Bão đã rút quân đội về đâu? Biết bao ý nghĩ xáo trộn tâm hồn em như một guồng tơ rối. Chợt cánh cửa mở, tiếp theo một tiếng cười làm em lạnh mình. Thì ra lại là hắn. Hắn - Cai Bi - bước vào một cách oai vệ, nhìn dáo dác như tìm ai. Cặp mắt hắn đổ về em và ngừng lại. Nụ cười hắn méo xệch trên môi, bộc lộ tất cả sự tàn ác, ích kỷ: - Tôi đem đến cho cô Phượng một tin may. Cô đã được lên án tử hình. Sao lúc ấy em không biết sợ là gì? Hình như đó là sự mà em đang chờ đợi. Mọi người đều đưa mắt nhìn em, ái ngại giùm em. Trái lại em vẫn thản nhiên, trả lời hắn với một nụ cười khinh bỉ. Khi cánh cửa nặng nề khép lại, em mới thấy cả một sự não nề. Đây là cái giờ phút thiêng liêng mà những tâm hồn tội lỗi cần phải hối hận. Em ôn lại dĩ vãng. Quá khứ của em không có vẩn đục nào, nếu có những lúc ủy mị yếu hèn, thì điều ấy em đã hối hận từ lâu, em đã phấn đấu lại rồi. Giờ đây, em chỉ còn chờ nhận lấy cái chung kết của đời mình một cách vui lòng thỏa mãn. Hôm sau, em bị đòi qua Tổng hành dinh, nơi đây đã có đủ mặt nhân viên của một tòa án quân sự thường trực. Em vừa bước vào, thì một tiếng reo quen làm cho em giật mình: - Cô bạn! Người vừa reo ấy, chính là đại úy Chatrian, người đã một lần lạc loài vào nhà em giữa đêm tăm tối, nhờ em che chở khỏi bàn tay tàn ác của người Nhật, đại úy vẫn giữ một vẻ mặt hiên ngang, vẻ mặt can trường của một chiến sĩ thường bôn ba nơi trận mạc. Thấy em lặng lẽ cúi đầu, đại úy tươi tỉnh nói: - Tôi vừa ở thủ đô về đây, hay tin rằng đồng bạn của tôi sắp đem xử tử một nữ cách mạng Việt Nam. Tình cờ tôi được biết tội nhân là một người bạn. Em chép môi thở dài: - Nhưng hôm nay tôi không còn là một người bạn nữa! Đại úy nghiêm giọng: - Cô lầm! Chúng ta vẫn là bạn. Tuy hiện giờ hai dân tộc ta chưa hiểu nhau, nhưng một ngày gần đây rồi cũng sẽ hiểu. Tôi có bổn phận là phải bảo vệ người ngày xưa đã bảo vệ tôi. Đại úy day qua phân trần với đồng bạn. Khi đã thỏa thuận, ngài tiếp nói: - Tôi yêu cầu trả tự do lại cho cô, nhưng đồng bạn của tôi chỉ bằng lòng phá cái án tử hình của cô mà thôi. Vì tình thế ngày nay khác trước, trả tự do cho cô, cô sẽ làm trở ngại công việc của chúng tôi. Vả lại tôi vẫn nhớ lời của cô, và tôi không muốn phải gặp cô ở chiến trường. Chúng tôi sẽ đưa cô đến một khu an trí, cho đến ngày hòa bình vãn hồi lại trên dải đất này. Thế là thay vào cái án tử hình, em bị phát vãng đến một mảnh đất tập trung, ở một khu rừng miền đông Nam bộ. Cái sống linh hoạt bên ngoài khép lại, tâm hồn mình được đem nung đúc trong một cánh cửa chân tu. Đêm đêm, ngồi lắng nghe tiếng gió reo ở bốn mặt rừng, mà tưởng đến đoàn quân ma đang rểu gót đâu đây âm thầm đợi một tiếng súng lịnh. Cái điệp khúc ngày lặng lẽ trôi qua như nước chảy dưới gầm cầu. Tâm hồn em bỗng trở nên bình tĩnh một cách lạ thường. Cái tin Cai Bi tử trận ở một cuộc phục kích ở quân ta, không làm cho em thương giùm hắn hay mừng giùm hắn. ° ° ° ° ° Vừa rồi, khu trại an trí được thêm một tù nhân mới. Người ấy đem đến cho cả trại một tin tưởng mãnh liệt với cái tin quân tình ta đã qua khỏi cơn nguy, binh đội ta đã hùng cường và lực lượng ta đã thống nhứt. Riêng em, ngoài sự vui mừng thấy non sông đã đượm màu rực rỡ, em còn có một phần thưởng khích lệ khi hay tin anh đã về, và chính anh là người đã góp công vào việc cải tạo một sinh lực mới cho đất nước. Anh Vũ, Cái sự mà em chờ đợi gần một năm nay, em đã mãn nguyện rồi. Trong những lúc bôn ba tranh đấu, em đã đặt cao lý tưởng mình lên trên mọi suy tính cá nhân, lấy làm sung sướng với công việc mình làm. Em vẫn tự nhũ: “Hãy như anh Vũ, phải có gan làm lại lịch sử”. Em đã mượn cái tinh thần người xa để giữ vững tinh thần mình, em đã tin ở người ấy cũng như em vẫn tin ở ngày mai vinh quang của xứ sở. Suốt đời em, nếu có một phút mà em thấy nó có ý nghĩa, là cái phút mà em nghe lời kết án mai mỉa này của Cai Bi: “À ra cô Phượng là người yêu nước!”. Có lẽ ở ý hắn, thì đó là một cái tội. Em đem cái câu kết đó vào ngục, rồi đem nó về trại an trí, luôn mấy tháng nghiền ngẫm cái ý nghĩa thâm thúy của nó. Xưa nay, người ta vì chính nghĩa mà mang tội cũng đã nhiều. Trên đất nước này, có biết bao người cũng vì nó mà bỏ thây chốn sa trường hay giam thân vào ngục tối. Có phải đâu vì những lẽ đó, mà người ta quên cả chính nghĩa hay sao? Em là một người đang trả “cái tội” ấy đây. Và một ngày kia, khi ra khỏi cửa trại, em sẽ làm lại những cái gì mà em đã làm, những cái gì mà anh đang làm. Chúng ta không thể nào làm khác hơn nữa, phải không anh? Dường như emiv style='height:10px;'>
- Các ông muốn tìm gì? - Sở Mật thám cho biết rằng cậu hiện giữ mấy quyển sách cấm. Tôi xanh mặt. Sao mật thám lại biết mấy quyển sách ấy tôi đang xem. Hay giáo sư T. tố cáo? Tuy vậy tôi thẳng thắn đáp: - Các ông khỏi cần phí công tìm. Mấy quyển sách ấy ở đầu giường kia. Một người của Sở Mật thám nói: - Nếu vậy hay. Mời cậu theo chúng tôi về bót. Tôi gật đầu rồi theo họ đi. Vì đã đủ tang cớ nên tôi bị tống vào khám. Tôi lặng lẽ bước vào, tâm trí chưa kịp có một ý nghĩ gì. Tôi cũng không thấy mình buồn hay là sợ. Đây là một căn khám dành riêng cho tù nhân chính trị nên rộng rãi, khoảng khoát. Việc làm trước nhất của tôi là quan sát qua quang cảnh trong khám. Tôi vừa đưa mắt nhìn qua, lạ chưa, một dáng người làm cho tôi dừng mắt lại: giáo sư T. Giáo sư trông thấy tôi, cười nói: - Em cũng vào đó sao? Tôi thuật lại việc bị xét nhà cho giáo sư nghe. Ông nghe xong, thản nhiên nói: - Em đã hiểu những điều mà em thắc mắc chưa? - Em chỉ hiểu quyền lợi và bổn phận của mình, nhưng chưa thấu đáo nguyên lý và phương pháp. - Nếu vậy nơi đây mới chính là trường học hữu ích cho em. Giáo sư chỉ mấy tội nhân đang ngồi vui vẻ nói chuyện bên cạnh, tiếp: - Họ là những giáo sư mới của em đó. Tôi đến chào từng người theo lời giới thiệu của giáo sư T. Tôi thấy họ không có vẻ gì là tội nhân, họ giống như những nhân viên của một hội kín đương bàn chuyện quốc sự. Thế là từ đây, tôi đã trở nên một nhân viên tập sự của hội. Tôi được nghe những câu chuyện mà sáu năm nay tôi chưa hề nghe ở nhà trường, chưa hề nghe ở ngoài đời. Tâm hồn tôi mở rộng ra. Có một cái gì bồng bột, hăng hái dâng lên, làm cho tràn trề hy vọng. Trước mặt tôi, những mạch sống cũ càng đã đổ vỡ. Chưa cần một phản kháng, bao nhiêu xích xiềng phong kiến đã rơi tan tác xuống mặt tôi. Bây giờ tôi mới hiểu tại sao dải đất Việt Nam với bao nhiêu nguồn lợi phong phú, mà những người dân quê suốt đời vẫn dốt nát lam lũ. Tôi mới hiểu rằng giúp đỡ họ, trả ơn họ bằng tiền bạc chưa đủ, phải cải tạo đời sống họ, làm cho họ bừng tỉnh dậy, trao cho họ một lợi khí để họ tự đòi lấy quyền lợi mình. Tôi lấy làm thỏa mãn với sự hiểu biết mới mẻ này, và tôi quyết thực hành một ngày này kia khi tôi ra khỏi ngục. Nhưng từ khi hiểu biết được những điều ấy, những ngày ở ngục tôi lại thấy nó nặng nề. Trong lúc đó, căn ngục lần lần đầy dẩy. Vá khi đầy, người ta lại đem bớt đi, đưa họ về cấm cố ở những miền xa. Cứ mỗi một người vào, lại thêm một câu chuyện lạ ở bên ngoài. Cứ mỗi một người ra, tất cả đều ái ngại thay cho tánh mạng người ấy. Nhưng họ không hề than thở, không hề rên xiết, không hề rơi lệ. Họ bước đi những bước nặng nề với nụ cười quả quyết trên môi. Có những đêm đứng tựa bên song cửa, lòng tôi tha thiết nhớ quê hương. Chẳng rõ khi hay tin tôi bị bắt, gia đình tôi sẽ khổ sở đến bực nào, những người bạn quê thân yêu của tôi sẽ lo lắng đến bực nào! Có lẽ họ tưởng tôi đã chết. Có người hằng đêm cầu nguyện cho tôi. Nhiều khi những ý tưởng rùng rợn đến với tôi, tôi nghĩ biết đâu một khi chết, tôi sẽ không được an nghỉ dưới miếng đất êm ấm ở quê nhà, mà tôi phải vùi thây ở một phương trời lạnh lẽo nào, thân mình vẩy đầy những vết đạn. Tuy nghĩ thế, tôi vẫn không nao núng. Tâm hồn tôi đã cứng rắn lắm rồi! Chính đến lúc này tôi mới thấy tôi hoàn toàn thành một tay cách mạng... Hơn một năm sau, nhơn một cuộc phản kháng của tù nhân chính trị, tôi được ân xá. Một con đường đã vạch sẵn cho tôi rồi, tôi chỉ còn hăng hái tiến bước. Không một trở lực nào có thể ngăn nổi những gót chân đã hoàn toàn giác ngộ. Đó là đoạn ký ức đáng ghi nhớ nhất của đời tôi. Nhờ nó mà tôi đã tìm ra chân lý của cuộc đời, tôi tưởng chép lại cho anh xem, không phải là một việc vô ích. Phải thế không, anh Vũ? Bạn của anh, BÃO - V - Từ hôm đó, Vũ thường gặp Bão ở Quán Lá về miệt Đông bắc Hoa Thơn. Vũ bắt đầu sắp quyển “Triết học Mặc Tử” vào đáy tủ, để tìm đọc những quyển chính trị, kinh tế triết học của những nhà văn Âu Châu. Những loại sách ấy, Vũ thường hỏi mượn Bão. Và cứ mỗi lần có điều gì nghi ngờ, Vũ vội chạy ngay đi tìm Bão, hỏi cho ra lẽ. Suốt mấy tuần, chàng cố đọc những tác phẩm mà trước kia Bão đã biết được nhờ giáo sư T. Chàng đọc say mê hơn là làm một bài trường thi, hơn là chàng đã đọc chủ nghĩa “Kiêm ái” của Mặc Tử. Đọc xong, Vũ thấy tâm hồn mình dường như thay đổi hẳn. Nhưng chàng vẫn còn do dự - như Bão ngày xưa - giữa những nguyên lý và phương pháp thực hành. Chàng nghĩ: “Bão giác ngộ được nhờ những giáo sư trong ngục, còn mình phải nhờ đến một nhà cách mạng như Bão mới được”. Và chàng lại tìm Bão. Chiều hôm ấy, Vũ đến Quán Lá, gặp Bão đang ngồi với mấy người dân quê. Cái con người mà Vũ kính phục, có vẻ mặt hiền lành hơn là những người dân quê chất phác. Vậy mà Bão có một tâm hồn khác thường! Rồi Vũ thèn thẹn thấy mình sang trọng quá đối với họ. Chàng biết đó không phải là một cái tội, nhưng chàng vẫn thấy làm sao ấy. Sau vài câu chuyện, Vũ hỏi Bão: - Tôi hiểu được cái chân lý mà bấy lâu nay tôi mờ ám. Nhưng tôi lấy làm lạ tại sao ta không dùng phương pháp cải cách mà phải dùng đến phương pháp cách mạng. Cách mạng chỉ gây ra những cuộc hỗn độn trong xã hội, nhất là xã hội chúng ta còn chặt chẽ trong những tập tục phong kiến. Tôi tưởng ta nên theo phương pháp của Malon hơn. Bão mỉm cười đáp, không cần nghĩ ngợi: - Tôi cũng đã nghĩ đến điều ấy. Nhưng nước ta còn ở dưới chế độ thuộc trị,cái thời thế thuận tiện ta hẳn là không có rồi. Ta phải dùng đến phương pháp thứ hai: Giải phóng quốc gia. Ta không thể nào làm khác hơn. Vũ nghĩ một lúc, ôn tồn nói: - Tôi chỉ còn một việc thắc mắc đó, nay anh đã cởi mở ra rồi. Tôi lấy làm sung sướng thấy tâm hồn mình đã ly khai với những tư tưởng cũ. Vậy từ nay, tôi có thể đứng trong hàng ngũ để hoạt động với các anh không? Tất cả những cặp mắt đều đổ dồn về Vũ. Bão vui vẻ đáp: - Chính đó là điều mà tôi chờ đợi ở anh từ lâu. Tôi biết rằng anh sẽ đi tới, nên tôi đã giúp cho anh đủ những điều kiện thuận tiện để cho anh dễ dàng nhận thức. Ngày nay, anh đã tới, chúng tôi xin sẵn sàng đón tiếp anh với tất cả tấm lòng chân thành và tín cẩn. Một loạt hoan hô nổi dậy. Vũ hân hạnh bước đến nhận lấy những cái bắt tay đậm đà của những người bạn mới. ° ° ° ° ° Sự thật, Vũ cũng ngạc nhiên với tâm trạng biến đổi của mình. Từ một thi sĩ, Vũ đã trở nên một chiến sĩ. Chàng theo Bão lăn lội khắp các vùng quê, đem những điều hiểu biết của mình dạy lại những người bạn dốt nát. Càng sống chung với hạn bình dân, Vũ càng cảm thấy cái khó khăn của nhiệm vụ. Họ là những người yên phận, ưa tịnh, nhưng chàng phải kiên nhẫn lắm mới chịu nổi với tánh tình và cách sống của họ. Đừng ai cố bào chữa họ là một hạng người tốt đẹp, đáng ca ngợi. Vũ đã lắm khi bực mình vì những tiếng chửi mắng nhau của họ suốt đêm, chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt như mất một cái quần, hay dành nhau một cây ớt. Những chuyện trộm cắp thường xảy ra luôn, những cuộc đánh nhau một cách tàn nhẫn không thương xót. Họ sống như thế, ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác. Họ không nhìn lên trên, không nhìn ra xa, và không muốn gì khác hơn là kéo lê cuộc đời trong tăm tối. Cứ mỗi lần có việc gì xảy ra ở họ. Vũ phải đến can thiệp, khuyên lơn, giải nghĩa cho họ nghe, chỉ họ cách cải tạo đời sống. Họ nhìn chàng với cặp mắt lãnh đạm, với nụ cười hinh hỉnh đáng ghét. Nhưng đến khi Vũ đem lý thuyết cách mạng ra giảng giải, họ tự nhiên mừng rỡ như chiếm được vàng, họ hoan hô Vũ như một vị thần sống. Lúc đầu Vũ lấy làm lạ, về sau Vũ hiểu. Những nạn nhân của chính sách ngu dân ấy chẳng phải trong mấy phút mà hiểu được cách mạng: họ hoan hô Vũ, bởi vì Vũ hứa đem lại tự do, cơm áo cho họ. Họ tán thành lời Vũ bởi vì họ vốn là những kẻ nghèo khó. Vũ bỗng nhớ đến lời Phượng nói với chàng dưới cội trâm: “Những kẻ nghèo thì luôn luôn tìm cách binh vực quyền lợi kẻ nghèo, có gí lạ”. Bây giờ Vũ mới nhận ra đó là tâm lý chung của họ. Phải, có gì lạ? Chỉ có lạ là việc làm của Vũ. Vũ không phải là hạng người nghèo mà Vũ vẫn binh vực kẻ nghèo. Có lần Vũ đem ý nghĩ của mình nói với Bão. Bão cười một cách chua chát: - Anh vẫn còn thiên lương quá, Vũ ạ! Anh tưởng kẻ nghèo lại tốt gì hơn kẻ giàu sao? Không, họ còn nguy hiểm hơn kẻ giàu nữa! - Vậy tại sao ta lại binh vực họ? - Chỉ vì lỗi ấy không phải tại họ, mà là tại xã hội. Xã hội không khéo tổ chức đã đẻ ra những đứa con ngu dốt như họ, ta nên thương hại họ hơn là ghét bỏ. Muốn cứu vớt họ, ta phải tổ chức lại xã hội. Đó là công việc mà chúng ta đang làm đây. Vũ nhận lấy lời đó của Bão như là một hoàn thuốc để giữ vững tinh thần. Chàng lại hoạt động. Cái khổ của Vũ là mỗi lần đi hoạt động trở về, chàng lại nghe cái giọng gắt gỏng của cha, lại phải sống êm đềm trên nhung lụa, lại phải chịu trong khuôn phép của gia đình. Trước kia, Vũ cho đó là sự tự nhiên: chàng đã sinh ở đây và đã sống ở đây từ thuở nhỏ, chàng có quyền như thế. Nhưng sau khi thấy cảnh vất vả của những kẻ cần lao, sau khi lăn lộn trong lầm than để tìm ra cái lẽ sống mới, chàng thấy như thế là bất công, là áp chế. Không nên nghĩ đến hạnh phúc riêng mình, phải nghĩ đến hạnh phúc cộng đồng. Trong đầu óc Vũ nảy ra cái ý phản ứng lại đối với chế độ phụ quyền. Chàng chỉ còn đợi dịp là biểu lộ sự phản ứng ấy. - VI - Sự vắng mặt hằng ngày của Vũ làm cho bà Phủ lo ngại. Bà nhận ra sự thay đổi tánh tình của Vũ. Chàng là người điềm đạm, ít nói, bỗng nhiên trở nên một thiếu niên hùng biện, ham hoạt động. Điều đó cũng không tránh khỏi cặp mắt của quan Phủ. Nhưng với cái tánh nghiêm khắc một cách dè dặt, ngài chỉ dò từng hanh vi Vũ trong lặng lẽ. Ngài muốn tìm ra cái nguyên nhân đích xác sự thay đổi của Vũ. Lòng người mẹ có cái gì dịu mềm, đằm thắm hơn. Bà Phủ không thể thấy con mình ngày một lam lũ vì dạn dày sương gió. Một đêm khuya, thấy phòng Vũ còn ánh đèn, bà lật đật sang phòng con. Bà thấy Vũ chăm chú cúi đầu vào quyển sách, xem say mê như những khi bà xem hát đến những màn cụp. Tóc Vũ rủ xuống trán, đôi mắt long lanh sáng dưới ánh đèn. Đôi má Vũ hơi gầy, ẩn sau lớp da đen rám nắng. Trái với thường ngày bà hay rầy Vũ, bà thấy lòng dậy lên một niềm thương. Bà âu yếm hỏi Vũ: - Con chưa ngủ à? Vũ giật mình ngẩng lên: - Thưa mẹ, con chưa buồn ngủ. - Độ này trông con gầy lắm! Con phải dưỡng sức mới được. - Con thấy trong mình con vẫn khỏe. Bà lặng yên nhìn Vũ một phút, dịu dàng nói: - Mẹ để ý gần ba tháng nay, con hay đi bất thường, không kể gì đến lời rầy của cha mẹ nữa. Chẳng hay có việc gì xảy ra cho con! Hay là ai quyến rủ con bê tha lêu lỏng? - Không, mẹ thấy con lêu lỏng bao giờ đâu! Con chỉ đến chơi nhà những người bạn. - Con nên nhớ mình là con nhà gia thế, không nên chơi bời nhiều với phường du hí du thực. Chơi với họ, không có ích gì, mà còn có hại thêm thôi. Tiếng “Phường du hí du thực” bà Phủ vừa thốt làm cho Vũ cau mặt. Xưa nay, Vũ chưa bao giờ để ai chạm đến những người mình yêu kính. Biết rằng mình đi nghịch đường với cha, chàng vẫn thấy tức giận mỗi khi một người bạn lỡ chạm động đến cha chàng. Huống gì Bão là người chàng yêu kính. Cho nên vừa nghe bà Phủ nói, Vũ vội cải: - Thưa mẹ, họ không phải là những người như mẹ tưởng. Họ không giàu như chúng ta, nhưng họ tốt hơn chúng ta nhiều. Bà Phủ phật ý: - Con có tánh vẫn hay cải cho kỳ được theo ý mình. Con không biết khắp cả tỉnh người ta đàm tiếu nhiều về con, người ta bình phẩm về cha mẹ con nữa. Vũ cảm thấy như một gáo nước lạnh dội vào mặt. Chàng đưa mắt ngạc nhiên nhìn mẹ: - Người ta đã nói thế nào về con? - Họ đồn rằng con say mê con nào ở Hoa thôn, rằng con đã bị bùa mê ngải lú gì nên không ngày nào con xa con đó được. Vũ đang lo sợ sự hoạt động bí mật của mình bị phát giác, lời bà Phủ làm cho chàng trở lại vững bụng. Chàng thở ra một hơi dài khoan khoái khi nhớ đến Phượng, và chàng nghĩ: “Giá Phượng có bùa mê thật, thì mình làm sao nhỉ?” Nghĩ như vậy, rồi chàng tự cười thầm. Bà Phủ thấy chàng cười, giận dỗi nói: - Con cho như vậy là tốt lắm sao? - Không, thưa mẹ, con cười vì người ta khéo đặt điều. Sư thật, cô ấy chỉ là người bạn của con. - Con có cả bạn gái? - Sự ấy rất thường đối với người bây giờ. Gái trai đều có quyền tự do như nhau. Bà Phủ lắc đầu: - Tự do? Đó là cái cớ để các cậu bây giờ bào chữa những chuyện lố lăng của mình. Mẹ không muốn nghe con nói đến tiếng đó nữa. Vũ cúi đầu, đáp khẽ: - Thưa mẹ, vâng. Nhưng trong lòng Vũ thấy trở lại thương mẹ. Con người ấy suốt đời chưa hề biết tư do là gì, và cũng không bao giờ đòi hỏi tự do. Sống trong những tập quán cổ truyền, mẹ chàng quen chịu cảnh phục tùng của chế độ gia tộc. Người đàn bà chỉ là một con vật nô lệ, suốt đời để trả nợ cho chồng, cho con. C&a đã nghe tiếng gió rộn rã lên rồi, tưởng chừng như có những giọt chân đang giẫm phũ phàng lên cơn gió bão. Em rất tiếc rằng không được nối gót theo những gót chân dó, để đi theo một tiếng gọi thiêng liêng. Nếu em phải dừng chân ở một góc tối tăm này, chẳng phải là em bỏ rơi sứ mạng đâu, anh Vũ nhe! Chào quyết thắng, PHƯỢNG Viết xong tại thủ đô miền Nam một chiều tàn xuân năm Sửu (1949) HẾT