ả làng chài xôn xao khi thấy Chemban Kunju thu vén tiền, bắt đầu tìm mua thuyền và lưới.Người thì nói Chemban đã vớt được từ lòng biển những thỏi vàng, họ nói là một hôm, ông nhặt được một thỏi đá đen bị sóng đánh lên bờ đem về nhà hóa ra là thỏi vàng. Người thì nói ông gặp may là nhờ ông có con mắt nhìn xa trông rộng. Nhưng điều đó khó ai tin được. Mọi người đều làm ăn cần cù chịu khó như Chemban mà vẫn không đủ ăn. Làm sao mà ông ta lại dành dụm được nhiều tiền đến thế.Cạnh nhà Chemban là nhà Achakunju, một dân chài khác. Hai người bằng tuổi nhau và là hai bạn nối khố với nhau từ nhỏ. Mọi người đều hỏi Achakunju: Chemban Kunju mang đi bao nhiêu tiền? Sắm xong thuyền ông sẽ nhận ai vào làm công cho ông ta? Ông ta lấy tiền ở đâu ra?Achakunju không biết tí gì. Nhưng ông làm ra vẻ hiểu biết. Chemban đã thành một nhân vật quan trọng nên người bạn gần gũi nhất của ông ta cũng phải mang một vẻ mặt quan trọng.- Chúng tôi nghe ông cũng có phần trong chiếc thuyền này. Có đúng không? - Người đánh cá Kochuvolu hỏi Achakunju.Đó là một câu hỏi khó trả lời đối với Achakunju nhưng ông ta cũng không chịu thua:- Khó mà nói tôi có hay không có.Kochuvolu cốt hỏi trêu Achakunju đâm ngượng.- Sao các ông lại cười? - Một người dân chài khác hỏi tinh quái - Các ông cho rằng Achakunju không mua riêng nổi thuyền và lưới à? Việc gì mà phải chung?Vẫn chưa hiểu ra, Achakunju đáp:- Nếu ai cũng có thuyền và lưới thì còn ai để đi làm cho người khác nữa?Kochuvolu nhịn cười:- Đúng. Chính vì lẽ đó mà Achaknju không mua thuyền riêng đấy. Đến lúc ấy, Achakunju mới hiểu họ giễu mình. Sau đó, hễ có ai hỏi ông về thuyền của Chemban Kunju là Achakunju rủa lại ngay.Thấy ông ta rủa, người ta lại càng hay hỏi.Thế rồi, một hôm, không biết vì sao, cá đánh về ít. Achakunju chỉ kiếm được khoảng ba rupi. Ông còn chịu người chủ quán trà AmatKutty một món nợ cũ. Hôm ấy, Amat tóm được Achakunju và đòi tiền. Ở nhà, vợ Achakunju là Nanlapennu không có gì nấu buổi tối, đang chờ chồng về. Achakunju về nhà túi rỗng không, thế là hai vợ chồng cãi nhau. Vợ bảo chồng vung hết tiền vào quán rượu. Achakunju chối đây đẩy. Nanlapennu không tin. Để cho vợ thấy mình không uống rượu, ông phà hơi vào mặt vợ nhưng Nanlapennu vẫn không tin.- Kiếm được đồng nào là nốc hết sạch. Những hôm không kiếm được thì xoay sở ra làm sao? - Nanlapennu nói.- Hôm nay tôi có uống không nào? Cái gì cũng không tin, không thể chịu được!- Hôm nay có thể không. Nhưng cứ hôm nào kiếm được tiền thì ông lại chả thế là gì? - Nanlapennu nói trong cơn tuyệt vọng.Ở nhà không có gì ăn, nhưng Achakunju vẫn cao giọng hách dịch:- Đừng hỗn xược.- Hỗn xược à? Bạn để chỏm của ông thì sắm thuyền sắm lưới, còn ông thì ở nhà một cái bát ăn cơm cũng không. Có gì mà vênh vang cơ chứ!Nghe thấy thế, Achakunju đánh vợ một cái thật mạnh vào vai. Hãy nhìn vào nỗi bất hạnh của ông ta đây này! Chemban thì tậu được thuyền và lưới. Vì chuyện ấy mà mọi người lại mang ông ta ra giễu cợt. Ngay về nhà ông cũng không được yên thân.- Người ta sắm được thuyền và lưới thì việc gì đến tôi mà tôi phải lo buồn? Tôi phải tự làm khổ mình chắc?Chemban đã thực sự nhịn đói để dành tiền. Không chỉ riêng Achakunju mà cả làng này, không ai làm được như ông ta. - Vợ Achakunju dè bỉu Chemban.Chakki và Karuthamma lắng tai nghe tất cả những lời cãi cọ của nhà bên.- Achakunju này, dù chúng tôi có nhịn đói đi nữa chúng tôi có bao giờ sang xin ông một bữa cơm nào không? - Chakki nói vọng sang.- Đừng lắm lời. Tôi biết Chemban mà. Tôi biết ông ta từ hồi bé cơ mà. - Achakunju đáp lại.Chakki không chịu nhịn:- Ông biết cái gì nào? Hôm nay bếp nhà ông không nhóm lửa. Đó là vì vợ ông có những ý nghĩ xấu xa, đen tối trong đầu.Nghe Chakki nói đến mình Nanlapennu đỏ bừng mảo chính Chakki hồi trẻ cũng đã là câu chuyện đầu lưỡi của cả làng. Chakki trả miếng, hỏi ai là bố của một trong những đứa con nhà Kalikunju. Bố nó là tay lái cá Hồi giáo đi mua cá kho từ nhà này sang nhà khác trong làng chứ còn ai vào đấy! Những người đàn bà làng chài đều đã tụ tập tại đây, và trước họ là mẹ họ, bà họ cũng thế. Người nào cũng có chuyện để nói. Nhưng hôm nay, có mỗi mình Chakki một phe, còn những người khác về hùa với nhau chống lại bà. Chakki cố đối đáp chống trả.Đứng ngoài hàng rào, Karuthamma nghe được hết. Cô bàng hoàng. Phải chăng mẹ cô cũng đã từng yêu ai hồi trẻ? Và tất cả những người phụ nữ ấy có làm nhơ bẩn làng biển này không? Có lẽ nào những truyền thống làng biển lại không có ý nghĩa gì? Hay tất cả chỉ là chuyện vu vơ? Và dù cho có những chuyện xấu xa đi nữa, biển bây giờ vẫn như biển tự ngày xưa. Ngay hôm nay, thuyền vẫn ra khơi. Đánh cá về vẫn đầy khoang. Và người dân chài vẫn làm ăn khấm khá lên. Vậy thì tất cả những câu chuyện này có nghĩa lý gì?Cãi nhau hăng lên, đám phụ nữ quay sang chuyện Karuthamma. Cô bịt tai lại. Bịa đặt ghê gớm chưa! Họ bảo cô là người tình của Parikutti.Họ nói phải là người như Parikutti mới nuôi nổi cô. Bố mẹ cô làm ăn phát đạt là nhờ ở anh. Và vì không muốn để mất chỗ nhờ vả đó nên bố mẹ cô mới không gả cô cho ai.Karuthamma nghĩ: cứ cái kiểu ấy thì những chuyện mẹ cô kể về người khác, và những chuyện người khác kể về mẹ cô, chắc đều bịa hết.- Đợi đấy rồi bà sẽ biết. Trưởng làng đã định đoạt rồi. - Kalikunju dọa Chakki.Chakki không chịu thua. Bà quật lại:- Trưởng làng định đoạt cái gì nào? Trưởng làng thì làm gì vào đây?- Trưởng làng biết cách xử trí đối với những kẻ không tuân theo luân thường đạo lý. - Karuthapennu nói.- Ông ấy sẽ xử trí với chúng tôi. Chúng tôi sẽ trở thành người Hồi giáo hay người Thiên chúa giáo. Đến nước ấy thì trưởng làng làm gì? Chakki hỏi.- Đã thế sao không nói thẳng ra? Bà đã nghĩ trước khi đem con gái gả cho đứa con trai Hồi giáo chứ gì? - Một người phụ nữ khác nói.- Ấy thế lại tốt đấy, tốt cho cả mẹ lẫn con. - Một người khác chêm vào.- Thì có gì sai trái? - Chakki hỏi.Trong đời chưa bao giờ Karuthamma có tâm trạng rối bời như bây giờ. Có phải là nỗi đau không? Khó mà nói được. Hay là một trạng thái nhẹ nhõm đột nhiên mà có? Cô cũng không biết nữa. Trong phút quẫn, cô gọi mẹ rõ to. Nghe tiếng gọi, Chakki bỏ về. Bà cãi vã thế là đủ rồi.Về nhà, Chakki vẫn còn lẩm bẩm mãi những gì nghe không rõ. Karuthamma muốn hỏi mẹ nhiều nhưng không dám. Ý nghĩ nhà cô có thể trở thành người Hồi giáo cứ lẩn quẩn trong đầu. Trí óc cô mệt mỏi rã rời.Đây có phải là chuyện thường tình không? Cô đã rơi vào vòng yêu đương, nhưng lại thuộc về cộng đồng được rào chắn bằng những điều nghiêm cấm và những nề nếp nghiêm khắc. Nếp sống của họ như thế đấy. Nó là kết quả của cuộc sống cơ cực nhiều gian nguy của họ, lúc nào cũng phải chiến đấu với thiên nhiên. Trở thành người Hồi giáo đối với Karuthamma xem ra là lối thoát tốt nhất khỏi cái thành trì này. Chỉ cần quyết định là tốt đẹp mọi việc. Trở thành người Hồi giáo! Rồi sau sẽ ra sao? Ăn vận như một người con gái đạo Hồi, mặc áo choàng, đeo hoa tai vàng, cô sẽ đến với Parikutti.Anh sẽ mừng rỡ biết bao. Rồi Parikkutti có quyền say đắm nhìn cô. Cô không hiểu được hết ý nghĩa việc này. Và cô khỏi phải sống một quãng đời còn lại làm vợ một người đánh cá ngày nào cũng ở trên mặt biển.Nhưng mẹ cô có nói thực không? Có thể bà chỉ nhỡ mồm nói trong cơn tức giận. Cô sợ không dám hỏi. Cô có thể bị hiểu nhầm là cô muốn thế.Mấy hôm sau, chiếc thuyền của Chemban tậu được về làng. Đó là thuyền của Panlikunnat Kandandoran, một ngư dân nổi thiếng thuộc đẳng cấp Valakkaran, một chiếc thuyền đã lừng lẫy một thời. Bây giờ nó đã hơi cũ, nhưng ở làng Chectala không có thuyền nào địch nổi nó. Người dân làng biển này đều biết thế. Cớ sao Kandankoran lại đem bán chiếc thuyền này đi, dù nó đã hơi cũ? Ông ta đang sa sút. Ông ta sống quá xa hoa và huyênh hoang, nên cuối cùng ông ta phải bán thuyền.Mọi người đổ xô ra xem. Trong thân tâm, họ có phần ghen tị thấy Chemban tậu được chiếc thuyền đẹp.- Niềm tự hào của dòng họ Panlikunnat đã về tay Chemban Kunju với chiếc thuyền này đây. - Achakunju nói với bạn bè.Ayiankunju rủa một câu và nhổ nước bọt đánh toẹt một cái.- Một người như Chemban làm sao thừa hưởng được danh tiếngt, vặn lại:- Này, đừng có động đến tôi. Tôi làm gì mà bà lại gây chuyện.- Những ý nghĩ xấu xa mà bà vừa nói là những ý nghĩ gì? - Achakunju cũng hỏi.- Ghen tị- Ghen tị ai? Chồng bà à? - Achakunju nhổ nước bọt đánh toẹt một cái. Có ai thèm ghen tị với con người bần tiện ấy không?Chakki càng nổi nóng:- Nếu ông bắt đầu giở giọng ấy thì...- Thì bà làm gì? - Achakunju hỏi.- Thì tôi làm gì à?- Hãy nhìn vào cái mặt vênh váo của nhà bà khi có được ít tiền!Khi đã nguôi giận, Achakunju bắt đầu nhận ra hôm nay ở nhà ông không nấu nướng gì cả. Nhưng cuộc cãi vã vừa rồi còn làm ông day dứt nhiều hơn. Từ trước đến nay, chưa bao giờ ông to tiếng với Chemban hoặc với vợ Chemban. Đêm ấy, Achakunju không sao chợp mắt.Sáng hôm sau, Achakunju đến gặp người chủ thuyền của mình vay hai rupi đem về nhà cho vợ. Đến trưa ông đưa cho Nanlapennu tất cả chỗ tiền tiết kiệm được trong ngày. Ông bảo từ nay ông quyết tâm làm như thế.- Nanlapennu này, từ nay trở đi, tôi kiếm được đồng nào, sẽ đem về hết cho bà. Hãy giữ cẩn thận. Và xem nhà ta liệu có thể để dành được tí chút không.Nanlapennu thích cách sắp đặt ăn tiêu ấy. Bà nói:- Dù cho nhà ta không sắm được thuyền và lưới thì ít ra cũng không phải nhịn ăn buổi tối.- Ai bảo là ta không có khả năng sắm thuyền và lưới? Đừng có tin. Biết đâu đấy. - Achakunju nói với một quyết tâm mới.Tối đến Achakunju phải ra bãi để xem lại lưới và vá lưới. Những người đánh cá khác hầu hết đã có mặt và bắt tay vào việc khi ông đến. Cả ở đây nữa, câu chuyện xoay quanh Chemban Kunju.- Các ông không có chuyện gì khác để nói à? Sao lúc nào cũng nói đến việc riêng người ta? Chuyện Kunju sẽ được xóa hết tội nhờ những lời bàn tán của các ông đấy. - Achakunju hỏi.- Tôi nói thế thì có gì là xấu?Lão Ramanmuppan nêu lên một đi'height:10px;'>
- Nếu các bà kéo cả đến thế này thì tôi biết làm sao? Tôi không còn đồng nào chôn giấu đ&aền gì mới được cơ chứ?- Này Achakunju. Bọn trẻ nó hỏi câu ấy thì tôi còn hiểu được. Đằng này ông lại là một dân chài già đời rồi.Achakunju không hiểu. Ông chỉ bảo nói xấu người khác là không tốt thôi. Người già đời không được nói thế à? Nói như vậy là không tốt ư?- Ông nói vậy là làm sao. Ramanmuppan? - Achakunju hỏi.Ramammuppan dừng tay, nhìn thẳng vào mặt Achakunju nói:: - Achakunju này, dân chài có những phong tục và nề nếp của mình đúng thế không?Achakunj nhận là có.Ramanmuppan nói tiếp:- Ta xem nào. Chemban Kunju có tôn trọng những phong tục và nề nếp không?Achakunju không hiểu nổi ý nghĩa câu hỏi, Ramanmuppan nói rõ thêm:- Ở làng chài ta, không chỉ thời trước mà cả thời nay nữa, có khi nào một đứa con gái lớn nghều nghễu trong làng mà không lấy chồng không?- Thời trước, chúng ta có một trưởng làng ra trưởng làng. - Ayiankunju nói chen vào.Ramanmuppan hỏi tiếp:- Có ai có con gái lớn đến tuổi gả chồng mà lại được đem tiêu hết tiền vào việc sắm thuyền và lưới không?Ngày xưa, trưởng làng không để xảy ra những chuyện như thế. Truyền thống của làng chài là có duyên cớ và không bao gờ được phá vỡ. Truyền thống ấy góp phần tạo nên sự phồn vinh cho dân chài.- Lệ làng có nói người con gái phải lấy chồng ở tuổi bao nhiêu không? - Ayiankunju hỏi.Vốn là người nệ cổ, Ramanmuppan đáp ngay:- Ở tuổi lên mười.Anh thanh niên Velayiudan xen ngang:- Giả sử người con gái quá mười tuổi vẫn cứ ở vậy không có chồng thì sao?Anh ta không phải hỏi để biết. Giọng anh ta rõ ràng tỏ ra phản ứng trước cái tục lệ ấy. Nhưng Ramanmuppan điềm nhiên trả lời:- Không lấy chồng à? Con gái không được phép ở vậy, có thế thôi!Velayiudan nói thẳng ra ý nghĩ thực của mình:- Cứ ở vậy thì trưởng làng sẽ làm gì?- Tống cả nhà ra khỏi làng chứ còn gì nữa. Họ sẽ không được ở lại làng chài nữa!Một chàng trai đánh cá khác tên là Punian nói:- Đó là chuyg nói với tôi câu ấy thì hơn - Chakki lại bảo - thằng bé Parikutti đã phải đóng cửa nhà sấy cá của nó rồi. Còn con gái mình đang tuổi xuân thì không có chồng.Karuthamma muốn nói thêm: “Cả Parikuttti nữa, cũng đáng để cho nó chết đói, có phải không bố?”Đận khó khăn trong làng kéo dài, Chemban và Chakki vơ vét được nhiều thứ lặt vặt với giá hời: nồi đồng, chảo gang, cả một ít vàng nữa. Thật là tiện cho Karuthamma khi lấy chồng. Một hôm Chakki mua được một chiếc giường rất đẹp. Chồng về, bà kể với chồng, mỉm cười then thẹn.- Tôi mua được cái giường- Thế à, mua làm gì? Thế ai ngủ giường ấy?- Khi nào nhà ta có rể thì cho chúng nó.- Thế ư?- Chứ còn ai vào đấy. Đâu phải để cho ông già bà cả nằm.- Hay lắm, thế thì tôi phải kiếm một cái đệm thật đẹp cho tôi đúng như cái đệm tôi thấy ở nhà Kandankoran. - Chemban nói như thật.- Vậy ông phải có một bà vợ như hệt vợ ông ta để ngủ chung. - Chakki bảo.- Tôi sẽ làm cho bà giống như bà ta.Một hôm, Chemban ngủ dậy đã thấy Ramankunju cũng là một chủ thuyền trong làng. Ông có hai chiếc thuyền. Nhưng tài sản của ông đã bị cầm cố hết cả. Chính Chemban cũng từng đã có thời gian làm cho thuyền của Ramankunju.Bây giờ, ông ta cần một ít tiền để trợ giúp cho những người làm của mình hiện không còn gì nuôi miệng. Ông đã nợ Uxep nên không muốn hỏi vay hắn thêm.- Những người làm cho chúng tôi và trông cậy ở chúng tôi hiện không còn gì ăn. Mà thời gian này không kiếm được gì ở biển. Tôi làm sao có thể ngồi yên nhìn cảnh đó. - Ramankunju nói.Chemban nhận là phải.- Đúng rồi, cảnh ấy không vừa mắt một chủ thuyền cỡ như ông. Và không mảy may do dự, Chemban bằng lòng cho Ramankunju vay.- Ông cần bao nhiêu?- Một trăm năm mươi rupi là đủ.Chemban đếm tiền đưa cho Ramankunju.- Ông không trợ giúp cho người làm của ông đồng nào à?Chemban gãi đầu nói:- Tôi trợ giúp thế nào được? Tôi cũng là một người chân lấm tay bùn. Con sóc làm sao há miệng rộng bằng con voi được?Ramankunju về rồi, Chemban vào gặp vợ cười ha hả như người mất trí. Bà vợ chưa bao giờ thấy chồng hớn hở mừng rơn như vậy.- Chuyện gì thế? Ông điên à? - Chakki hỏi.- Này, bà nó biết không, bà nó ơi, chiếc thuyền khốn khổ của lão ta nội trong sáu tháng nữa sẽ về tay ta. Có tiền trong tay lợi như thế đó.Khi những người làm của Chemban đến nài nỉ ông trợ giúp cho họ một ít tiền thì ông hỏi lại:- Các anh có sẵn sàng bắt tay vào việc không?Họ trả lời sẵn sàng.- Vậy chúng ta đi một chuyến thật xa ngoài khơi tìm cá.- Đi thế nào được, đi thật xa ngoài khơi vào lúc thời tiết như thế này ấy à? - Họ hỏi.Chemban mở ra một mưu khác đã tính sẵn: Ông sẽ nhận người khác vào làm. Thế là ông sẽ bắt được chính những người đó sẽ vào làm cho ông. Ông bảo:- Tôi có thuyền và ngư cụ. Tôi không thể để thuyền nằm rỗi được. Để không như thế là mất khối tiền.Hai ba hôm sau, lúc tờ mờ sáng, Chakki và Karutahmma thấy chiếc thuyền băng băng ra tít ngoài khơi về phía tây. Đến lúc ấy hai mẹ con mới biết chuyện. Hôm đó đàn bà và trẻ con khoảng mười ba gia đình kéo nhau ra tận mé nước ngóng chờ. Họ đứng ngồi lo lắng và cầu nguyện. Mấy người già nhìn ra biển bảo rằng con nước hôm nay trông có vẻ hung dữ lắm. Họ cho rằng ngoài khơi có những xoáy nước ác hiểm.Chiều đến thuyền vẫn chưa về. Ngoài bãi có tiếng khóc thút thít, nức nở. Đến tối thì cả làng đổ hết ra bãi. Ai cũng ngóng mắt về phía tây, phía biển cả.Trời lặng gió và không gợn một vệt mây. Sao đêm lấp lánh. Biển êm ả. Có người bảo có một cái chấm đen xa tít trên mặt biển. Chấm đen ấy rất có thể là thuyền. Nhưng không phải. Không có dấu hiệu gì về con thuyền.Bà mẹ già anh đánh cá Kochan lấy tay đám ngực đòi Chakki trả lại con trai bà. Người vợ trẻ anh đánh cá Vava tay ẵm đứa con nhỏ, không trách móc ai cả. chị chỉ sụt sùi khóc. Ngoài bãi biển là một thảm cảnh. Gần nửa đêm bỗng có tiếng reo:- Thuyền về! - Có tiếng ai đó hét lên.Chiếc thuyền phóng mình lao vào bờ như một con chim. Trong khoang thuyền có một con cá mập. Họ đánh được hai con nhưng chỉ đem về được một.Chemban chặt cá thành từng khoanh chia cho đám phụ nữ đem vào nội địa b&aacut Hay ta cứ hỏi xem - Kungipennu bảo với các bà bạn. Nanlapennu không nghe. Bà bảo:- Hỏi đứa độc ác ấy làm gì?Những thuyền khác sắp lần lượt vào bờ. Chemban muốn bán xong mẻ cá của mình trước khi các thuyền khác về tới nơi.- Ông sẽ bán cá cho tôi chứ? - Parikutti hỏi.Chemban làm như không quen biết gì anh. Ông bảo:- Có tiền không? Ta bán lấy tiền ngay.Tay lái Khanda lập tức dúi vài ba tờ một trăm rupi vào tay ông. Việc mua bán thế là xong.Parikutti chạy sang các thuyền khác. Thuyền nào cũng đã bán xong cá. Lúc Panchami đã phần nào bớt đau, Karuthamma nhác thấy chàng đang thất vọng đi về. Nàng nói với mẹ:- Hôm nay cậu Muthalali không mua được tí cá nào, mẹ ạ!Chakki bước lại gặp Parikutti. Bà nói:- Cậu Muthalali, hôm nay cậu không mua được tí cá nào ư?- Không ạ.- Sao thế?Parikutti lặng thinh nhưng Chakki đã hiểu. Bà đã nhìn thấy sự thay đổi diễn ra ở Chemban. Bà bảo:- Lão ấy là y như bị ma ám.- Cháu có đem một ít tiền. Cháu định trả sau cho ông ấy nốt. - Parikutti nói rồi bỏ đi.Chemban chia phần cho những người làm trên thuyền của mình. Ông giũ lưới đem phơi rồi về nhà. Ông nắm trong tay rất nhiều tiền. Ông đã bước vào một cuộc sống mới. Ông đã làm cực lực từ sáng đến giờ mà không thấy mệt.Ngôi nhà không vui. Chemban giơ cho Chakki xem tập giấy bạc ông đem về nhà. Chakki có vẻ thờ ơ. Bà hỏi:- Tiền ấy để cho ai?- Ờ hay nhỉ lại có gì thế hả?- Đi mà nhìn vào ngực con Panchami ấy.Panchami đang khóc nấc từng tiếng.Chemban đỡ con dậy. Ngực cô bé thâm tím, sưng vù.- Tại sao mày lại đứng đấy con? - Chemban hỏi.Chakki giải thích ý định của con. Nghe thấy thế Chemban thương con vô cùng. Con ông cũng đang cố kiếm tiền. Chemban hứa với con từ nay trở đi mỗi hôm sẽ cho con một sọt cá đầy.Chakki hỏi chồng về Parikutti. Bà bảo:- Thế chẳng phải là tồi à? Ai giúp cho ta sắm thuyền và lưới?Chemban không hiểu nổi là ông sai trái.- Tại sao ông không bán cá cho cậu ta?- Để rồi tôi phải xoay sở ra sao? Tôi phải chia phần cho các tay chèo của tôi. Nếu tôi bán cho nó, nó sẽ trừ vào món tiền nhà ta nợ nó.- Thế có nghĩa là cậu ta đã mất không số tiền và mất luôn cả quan hệ buôn bán của ông chứ gì?Karuthamma cũng không giữ nổi bình tĩnh, cô nói:- Dù sao đi nữa, bên nhà sấy cá hôm nay chẳng có gì để sấy...