ột hôm vào tháng Sáu tây, sắp đến kỳ thi Sơ học Pháp Việt, Đức đi chào các thầy giáo và định kể rõ chuyện may mắn của mình cho các thầy nghe.Đức đến nhà ông giáo Nhượng, lân la nói đến việc ba đồng bạc.Thầy Nhượng ngạc nhiên. Đức cười, thưa:- Con chắc rằng các thầy cho con tiền, vì thấy con nghèo.Nhưng thầy Nhượng lắc đầu:- Tôi không biết.- Thưa thầy, con định đến đây để cảm ơn thầy. Bởi vì con biết rằng ngoài các thầy ra, không còn ai thấu tình cảnh con mà thương con nữa.Thầy Nhượng lại xua tay, đáp:- Anh nói lạ. Tôi có rõ đâu là anh nghèo. Tôi yêu anh là vì anh học giỏi mà thôi.- Bẩm thầy, xin thầy đừng giấu con nữa.Nói đến đấy, Đức rơm rớm nước mắt, lặng đi một lúc.- Tôi không giấu đâu mà.- Bẩm thầy, con học hành được đến như thế này, là nhờ các thầy cả. Cứ như cảnh con ngày còn học lớp thầy Chính, thì con đã định đi ở để kiếm chút nuôi thân. Mẹ con chết mà con không dám nói cho bà chủ nhà biết. Bà ấy biết thì bà ấy đuổi con ngay lập tức. Đã nhiều lần, bà ấy diếc móc con nhục nhằn, và sai con làm việc suốt ngày, con mất cả học.Thầy giáo cảm động, hỏi:- À tôi nhớ ra rồi, có phải độ nào các bạn anh đã đặt tên anh là Vua gì ấy nhỉ!Đức mỉm cười:- Bẩm, Vua Zéro ạ. Chính độ ấy, con bị khổ nhất. Ở nhà, dù con làm công việc thế nào, cũng bị bà chủ mắng đánh. Ra trường, không thuộc bài, con bị thầy ghét, bạn giễu. Mà khi nghĩ đến con, con lại bị lương tâm cắn rứt, rồi lại thương mẹ, thương cha.- Anh có oán bà chủ, oán thầy Chính, oán anh em không?- Bẩm thầy, có. Nhưng độ ấy con còn bé dại, chưa biết nghĩ sâu xa. Bây giờ con mới hiểu. Bà chủ con xử tàn nhẫn với con là do con không trả được tiền cơm. Thì không phải người máu mủ, bỗng dưng con cứ ăn cơm của bà ấy, bà ấy im thế nào được. Thầy giáo dạy học trò cốt cho học trò khá. Thế mà con lười biếng, thì thầy phạt, thầy mắng, là thầy làm lợi cho con. Anh em bạn chế giễu, thì con mới tức mà học được.- Anh nghĩ phải. Nhưng còn ai cho tiền anh thì tôi không rõ.- Thưa thầy, thầy có biết ai, xin thầy bảo con.Ông giáo Nhượng nghĩ một lúc, rồi hỏi:- Sao anh không để ý mà dò?- Bẩm, từ ngày ấy đến nay, tháng nào con cũng dò, nhưng không tài nào biết được. Ngày trước, lúc giờ chơi, chúng con còn được phép chơi ở sân đằng trước. Nhưng mấy tháng sau, khi con được các thầy cho tiền, thì thầy đốc ra lệnh cấm chơi ở sân trước. Con biết rằng các thầy cho tiền con vào lúc giờ chơi. Mấy lần, con cứ đứng ở cửa lớp để xem giờ ấy thầy nào vào lớp con. Nhưng rồi từ ngày chúng con phải chơi ở sân sau, thì con không có chỗ nào mà đứng nhìn cho rõ được.Thầy giáo Nhượng im một lúc rồi bảo:- Thôi, thế thì đích thầy đốc cho anh tiền rồi.Đức sửng sốt cả người, nói:- Bẩm, thầy đốc có nói chuyện với thầy?- Không. Nhưng tôi nghe anh nói, thì đoán thế.Ngồi một lúc, Đức chào thầy, rồi ra.Đức đi đường, lủi thủi cúi đầu nghĩ. Đức cố nhớ lại những việc năm học lớp ba, thì Đức mừng rỡ, lẩm bẩm:“Thôi, không còn sai nữa. Tất là thầy đốc Tuệ”.Đức rảo cẳng đến nhà ông giáo Tuệ.Nhưng, cũng như ông Nhượng, ông Tuệ trả lời với Đức là không phải ông đã làm ơn cho Đức.Đức buồn bã, đến nhà ông giáo Lợi, nhưng ông này lên tỉnh vắng. Đức không chắc người ân nhân là thầy Lợi, vì thầy đối với Đức không đằm thắm mấy. Khi thầy đổi về trường này, Đức đã được lên lớp trên học rồi.Ở nhà ông giáo Lợi ra, Đức thở dài, đứng giữa đường, ngơ ngác nhìn hai bên phố. Đức còn phải đến cả nhà ông Cư, ông Chính nữa. Thật là sự bất đắc dĩ, mà Đức cứ phải làm vì chẳng lẽ đã đi chào các thầy kia, mà hai thầy này, Đức không đến nhà thì không tiện. Đức lạy trời thầy Cư, thầy Chính cũng đi vắng cho Đức đỡ mất thì giờ và tránh được những câu đối đáp lạt lẽo, giả dối.Quả nhiên thầy Cư đi vắng. Đức vui sướng đi thẳng đến nhà thầy giáo Chính, vì sợ mình đến muộn, lỡ thầy Chính về nhà mất rồi.Đến cửa, Đức thầy hai cánh cổng đóng im ỉm. Đức mừng thầm, vội gọi:- Anh nhỏ ơi!Bỗng con chó trong nhà xồ ra làm Đức giật nẩy mình. Đức cúi nhặt hòn gạch lát, ném trúng vào mõm nó. Con vật vừa kêu lên vừa quắp đuôi chạy.Đức mỉm cười, song lại lấy làm ân hận, bụng bảo dạ:“Mình không ưa thầy giáo Chính, chứ con chó này có tội gì?”Đức chờ một lát, mới có đứa con gái nhỏ độ năm, sáu tuổi ra. Đức hỏi:- Thầy có nhà hay không?Đứa bé nhòm qua khe gỗ, rồi đáp:- Có.Đức thất vọng, thở dài, hỏi giọng bực mình:--Thầy thức hay ngủ?- Thầy tôi thức.Đức càng thất vọng, lại hỏi:- Thầy có bận gì không?- Không.Lần này, Đức không tài nào hỏi thêm để kiếm câu trả lời làm cho Đức thoát đi được, bèn nói trống không:- Mở cửa!Đứa bé đáp:- Anh chờ đó một tí nhé.Nói xong, nó chạy vào.Đức phải đứng chờ lâu quá, rất chán ngán nghĩ bụng:“Chẳng biết vào đây thầy cho ăn vàng ăn ngọc hay sao mà bắt mình đứng mãi thế này?”Rồi Đức tưởng đến nét mặt nghiêm chỉnh, lạnh lùng của thầy Chính:“Thôi được, ta ở đây năm phút thôi!”Độ một lát sau, bà giáo Chính ra mở cửa, Đức chắp tay chào...Vào đến nơi, Đức chào. Ông giáo Chính đặt nhật trình xuống bàn, Đức nói:- Bẩm thầy, con sắp đi thi, con đến chào thầy.Vẫn thờ ơ như mọi khi, thầy trông ra sân, đáp:- Tôi cảm ơn, và chúc anh đỗ.Rồi hai mắt thầy lại để vào tờ báo.Đức buồn bã đứng vân vê vành mũ, so sánh lúc này với lúc vào nhà thầy Nhượng, thầy Tuệ. Hai thầy này hỏi thăm vồn vã, mời Đức ngồi, và tự tay rốt nước mời Đức uống.Thấy sự im lặng nặng nề, Đức toan thoái thác ra về, thì thầy Chính ngước lên hỏi:- Anh còn việc gì nói không?Đức đáp phắt:- Bẩm, không ạ.Đức được may mắn bước chân ra khỏi nhà thầy Chính, nhẹ cả mình. Đến hè phố, Đức còn quay lại, dò xem con chó khi nãy có chạy theo ra không, để cho vào giữa hàm nó một hòn gạch nữa.Vừa đi đường, Đức vừa nghĩ ngợi:“Một suýt ta kể lể với thầy Chính mất công toi. Thầy chẳng đời nào lại có thừa tiền tháng tháng cho ta, mà quyết thầy cũng không rõ ai đã cho ta số bạc ấy. Thầy chỉ là người phạt ta, đánh ta, những năm ta còn bé. Và biết đâu, khi ta kể chuyện, thầy lại không khinh bỉ ta nghèo...”Sáng hôm sau, thầy Nhượng gọi Đức, hỏi:- Thế nào, anh đã tìm ra ai chưa?Đức ngậm ngùi, đáp:- Bẩm, chưa ạ. Thầy biết thì thầy bảo con. Thầy Cư hay thầy Lợi ạ?Thầy giáo lắc đầu:- Không phải.Đức ngẫm nghĩ đến thầy giáo Chính, nhưng không tin, bèn hỏi:- Bẩm, thế là ai?Thầy Nhượng khẽ bảo:- Có lẽ thầy Chính.Đức giật mình, trố mắt nhìn. Thầy giáo nói:- Mà thầy Chính không muốn cho anh đoán được là thầy có bụng tốt đối với anh.Đức băn khoăn quá:- Bẩm thầy, thầy đã hỏi thầy giáo Chính chưa?- Rồi, nhưng thầy giáo bảo không biết.- Bẩm thầy, thế thì không phải.- Tháng nào anh cũng nhận được tiền như thế à?- Vâng. Cũng có một vài tháng con được những hai lần. Cho nên con mới có tiền trả nợ cũ, đủ tiền may mặc, và ăn trong những tháng nghỉ hè.Thầy Nhượng có ý nghĩ ngợi, rồi gật gù hỏi:- Thế tháng này, anh đã có tiền chưa?- Bẩm chưa.- Càng hay. Để tôi nói riêng với thầy đốc, cho anh cứ đến giờ chơi thì được phép nấp ở xó lớp, ngay bên tủ sách. Anh mở rộng cửa kính ra, thì chỗ anh ngồi được kín đáo. Anh sẽ trông thấy ai vào lớp cho anh tiền.Đức mừng quá, cảm ơn thầy giáo, rồi vui vẻ chạy chơi đùa với các bạn.Từ hôm ấy, buổi ra chơi nào, Đức cũng rình ở góc tường.Đức tưởng tượng được thấy một thầy giáo rất nhân từ vào lớp Đức, trông trước trông sau, rón rén đến chỗ Đức, mở quyển vở ra, gài ba tờ giấy bạc vào giữa, gấp lại cẩn thận, rồi lững thững bước ra.Nhưng mấy hôm trời, Đức chẳng thấy gì cả. Đức có ý nhận dáng bộ thầy giáo Chính, nhưng không sao tin được lời thầy giáo Nhượng đoán là đúng.Đức cho việc ngồi rình như vậy rất vô ích, đã thấy chán nản quá, vì bên tai, thấy các bạn nô đùa, Đức thèm đi chơi quá. Nhất là trời nóng bức nên Đức ướt cả mồ hôi.Nhưng có một lần, Đức ngồi như thế, đang vơ vẩn nghĩ, thì vụt ở khe cửa, thấy thoáng có cái vạt áo lướt qua. Đức khe khẽ nghển cổ lên dòm. Đức cảm động, run cả người: thầy giáo Chính, đáng điệu lù khù, lẳng lặng đến chỗ Đức ngồi, tìm vở Đức, vội vàng mở ra, nghển nhìn ra sân, rồi gài một tờ giấy bạc năm đồng vào đó.Làm xong, thầy giáo nghiêm trang, lững thững bước ra. Trong khi ấy, Đức vừa cảm động, vừa hối hận, ngồi gục đầu vào gối, nước mắt chảy ràn rụa, đến nỗi trống vào mà quên không ra sắp hàng nữa...