Chương IV
Dạ Đài

    
oàn thân Văn Bình run lẩy bẩy. Chàng không phải là người sợ lạnh, hồi còn để chỏm, chàng đã tắm truồng trên giòng sông lạnh giá giữa lúc già trẻ lớn bé quấn quýt lấy đống lửa sưởi. Đối với chàng, khí hậu Bắc Băng Dương không khác mùa Thu ở vùng ôn đới là bao, dường như tạo hóa đã phú cho da thịt chàng một bí quyết ngăn lạnh, nhiều năm mài miệt võ công đã biến cơ thể chàng thành cái máy điều hòa tuyệt hảo, muốn nóng thì nóng, muốn lạnh thì lạnh.
Tuy vậy Văn Bình vẫn cảm thấy gây gây mỗi khi vào nhà xác. Hơi lạnh từ những xác chết toát ra len lỏi qua lỗ chân lông, ngấm sâu yào tạng phủ làm kình lực bị sút giảm và thần kinh hệ dao động. Hơi lạnh của con đường hầm phía sau cánh cửa sắt vừa được đóng lại còn lạnh hơn cả hơi lạnh trong nhà xác, với những quan tài bọc kẽm, những tràng hoa cườm và những tấm khăn trắng phủ mặt người chết.
Toàn thân Văn Bình run lẩy bẩy. Bửu Khoa nói là sau cửa sắt có cầu thang gạch dẫn lên trên mặt đất, song chàng chẳng thấy gì cả. Cặp mắt có dạ quang của chàng bỗng trở nên bất lực trong bóng đêm kiên cố. Cách đây một phút, chàng hù Bửu Khoa là tiếng chân này có thực. Có thật chứ không phải do trí tưởng tượng của chàng tạo ra...
Giác quan thứ sáu của chàng vừa báo động sự hiện diện của thần Chết.
Con đường hầm này có lẽ là một trong hàng trăm con đường hầm của thủ đô Ba Lê, dài tổng cộng 1.900 cây số [1]. Ba Lê là thành phố có nhiều đường hầm nhất, chưa kể đường hầm tối tân dành cho xe điện ngầm, gần 30 nơi xe đậu ngầm, chỉ riêng các đường hầm được tạo từ ngày xửa ngày xưa cũng đã choáng một phần mười diện tích. Và đây cũng không phải lần đầu Văn Bình đi dưới hầm trong cảnh vắng lặng, lạnh lùng, trong quá khứ, chàng đã viếng thăm khu nghĩa trang ngầm [2], bước xuống 90 bậc thang, luồn qua một hành lang cao hai mét trước khi đến một cánh cửa có tấm bảng "dừng lại, đây là giang sơn của thần Chết!"
Gần 6 triệu bộ hài cốt được táng trong khu nghĩa trang ngầm này qua nhiều triều đại, song hơi lạnh ở đó không làm chàng run lẩy bẩy. Vì ở đó, hơi lạnh không lấy gì làm lạnh, và mặc dầu người ta đã báo động "giang sơn của thần Chết", chàng vẫn cảm thấy dững dưng.
Chàng vừa dẫm chân vào vũng nước. Vũng nước hay vũng máu, chàng không biết. Một mùi tanh tanh khác thường xông lên. Chàng nghe đâu đây có tiếng sột soạt. Chàng nép sát tường hầm. Bóng tối tiếp tục phủ kín mọi vật, chàng chỉ nhìn thấy lờ mờ những bậc thang. Trước khi đặt chân lên bậc đá, chàng sờ soạn tứ phía, cầu thang đá này là phần cuối của đường hầm. Bên trên là vườn. Là khu nhà thờ. Một trong các đặc điềm của nhà thờ ở Ba Lê cổ xưa là có nghĩa trang kèm bên. Nghĩa trang với những lăng tẩm uy nghi cửa vua chúa. Nghĩa trang với những con đường nhằng nhịt đào sâu dưới đất. Có lẽ Bửu Khoa đã vớ được họa đồ khu vực này nên biết có con đường hầm ăn thông sang biệt thự của bà già bán thân bất toại, và ông chỉ cần sai nhân viên đến lấp chặn lại thành hầm riêng [3]...
Bậc thang đã có từ ba bốn trăm năm là ít, vì mặt trên hoàn toàn nhặn thín. Nhãn thín đến nỗi người bước vô ý có thể trượt ngã. Văn Bình đếm được 52 bậc. Chàng lên đến gần mặt đất bóng tối càng bớt tối, và chàng đã có thể quan sát được tường hầm gồm những tảng đá ong sù sì đầy rêu. Đến bậc thứ 52, cầu thang chấm dứt. Bậc thứ 53 là cái bao lớn rộng như bộ ván gỗ. Sau đó là một cánh cửa gỗ nhỏ xíu trổ trong tường. Văn Bình phải ngồi bệt xuống đất, và khom lưng lại mới chui ra lọt.
Đúng như Nguyễn Phước Bửu Khoa nói, chàng đã lên đến cái lăng bỏ trống. Cánh cửa gỗ được một tấm bia lớn hơn đầu người che khuất nên người ở ngoài không thấy.
Không khí trong lăng ẩm mốc và hôi hám làm chàng ngộp thở. Chàng đứng hồi lâu bên tấm bia, cái ấn tượng gặp gỡ nguy hiểm người chết vẫn tiếp tục ám ảnh tâm trí chàng. Tiếng sột soạt hồi nãy không còn nữa. Giờ đây chàng còn nghe được nhiều tiếng động, nhưng đó chỉ là âm thanh quen thuộc của ban đêm. Thật ra, trời mới tối, song đối với khu vườn quạnh quẽ này thì 8 giờ tối đã là ban đêm u uất...
Lăng được xây cất khá chắc chắn và tốn tiền. Bề cao của nó chỉ bằng phân nửa ngôi nhà trệt, nhưng về chiều dài dần 30 mét. trong chốc lát chàng đã ra đến bên ngoài. Bốn bề hoàn toàn yên tĩnh. Những thân cây lớn chắn ngang tầm mắt soi mói của chàng. Chàng đang ở trung tam thủ đô ánh sáng mà như lạc lối trong rừng rậm hoang vu.
Văn Bình bước rảo lại thân cây gần nhất. Trong vườn có hàng trăm cây cao um tùm như vậy. Bên phải chàng là tòa nhà đồ sộ của bà già bại liệt, từ một cửa sổ đóng kín trên lầu chiếu xuống một lằn sáng yếu ớt, còn ngoài ra không ngọn đèn nào được bật, không phòng nào được hưởng ánh đèn. Nữ chủ nhân đã trở thành đồng minh tuyệt hảo của chàng. Giá nữ chủ nhân còn trẻ, chàng đã không ngần ngại vù lên lầu, tặng một cái hôn thật kêu vang như pháo Tết.
Cái sân rộng bao la chìm lỉm trong bóng tối, hai người đứng gần nhau phải trợn rách khóe mặt may ra mới nhìn thấy mặt. Bên trái, phía sau những thân cây xếp hàng chữ nhất là một giàn hoa leo chạy dài. Và phía sau giàn hoa leo là bờ rào. Bờ rào của biệt thự bỏ hoang có khác, nó gồm một giãy cọc xi-măng cao hơn một mét đựợc cắm xuống đất, giằng lại với nhau bằng dây kẽm gai, song nhiều cọc đã đổ nghiêng nghiêng hoặc cụt đầu. Muốn từ trong vườn ra đường cái, người ta khỏi phải tốn sức lao động, co chân nhảy qua hàng rào "phòng thủ". Mà chỉ cần đạp lên những cọc xi-măng nằm mọp trên mặt đất.
Văn Bình đặt bước thật nhẹ, tuy vậy duới chân chàng vẫn phát ra những tiếng rào rào của lá héo bị nghiến vụn. Chàng không gặp một ai, phố sá hoàn toàn vắng vẻ, có lẽ đây là một cái hẻm sau lưng con đường "Hai cây cầu", với hai cây cầu nối liền đảo nhỏ này với hai bờ sông Sein.
Văn Bình đi men theo hàng cây dọc vỉa hè để đến đầu hẻm. Ngoài tiếng lạo xạo do chàng gây ra, cố gắng không còn nghe được tiếng động nào nữa. Những biệt thự bên đường đều thuộc loại kiến trúc cổ xưa cửa trên cửa dưới đóng im ỉm và đều không thắp đèn. Ba Lê là thành phố của những người thức khuya, nhưng con đường đìu hiu này lại đi ngủ quá sớm, sớm đến nỗi chàng có cảm tưởng là dân phố gồm toàn bà già bại liệt đã rủ nhau đi ngủ từ lúc mặt trời chưa tắt.
Văn Bình dừng bước, dạt vào một thân cây lớn, hai người ôm không xuể. Thân cây đồ sộ này giúp chàng quan sát toàn cảnh vật chung quanh. Chàng chưa hết băn khoăn vì cái ấn tượng bị thần Chết theo dõi vẫn chưa nhạt loãng trong tâm trí. Không những thế, nó còn đậm nét thêm nữa.
Bằng giác quan thứ sáu, chàng thấy rõ những bóng người bí mật đang bám gót chàng. Nhưng chàng không đoán đựợc vị trí của họ. Bóng tối ngoài đường không dầy đặc như ở dưới hầm nên chàng moi móc các ngõ ngách bằng luồn nhỡn tuyến sắc bén không mấy khó khăn. Nếu có người lạ rượt theo chàng phải nhìn thấy. Trừ ra họ là những con giơi đen sì đang vỗ cánh oàm oạp từ cành cây đen sì này đến cành cây đen sì khác.
Năm phút sau, Văn Bình ra đến đường lớn. Quẹo bên tay phải là cầu Ma-ri. Ánh sáng thủ đô lấy đêm làm ngày đã bắt đầu chiếu xuống mặt nhựa trơn bóng. Chàng đã gặp người qua lại và xe cộ lưu thông. Tuy mức độ lưu thông trong khu vực hạn chế này rất ít ỏi, chàng vẫn thấy vô cùng náo nhiệt, vì chàng vừa từ nơi tuyệt đối vắng lặng bước ra...
Bao tử chàng bỗng đau thắt lại. Chàng sực nhớ ra bụng đói. Không những đói ăn, mà còn đói uống nữa. Chàng bèn nhẩn nha lội bộ qua cầu. Sang đến bờ bên kia, chàng còn đếm bước thêm một quãng nữa. Đến khi biết chắc là không bị ai theo, chàng mới vẫy tắc-xi.
Chàng thở phào, nhẹ nhõm, buông phịch xuống nệm xe. Không khí hữu ngạn mát rượi làm chàng dễ chịu, có lẽ nhờ hơi nước từ dưới sông bốc lên. Nệm xe tắc-xi thường êm, tuy nhiên chàng lại có cảm giác như ngồi trong xa-lông đại lữ quán.Té ra đây là tắc-xi đặc biệt, loại tắc-xi chuyến thường đậu trước rạp hát và khách sạn sang trọng để rước khách sộp, không gắn đồng hồ nên khách phải trả tiền theo cuốc, theo sự thỏa thuận với tài xế.
Văn Bình êrn lưng, êm mông là đúng vì chàng đang ngồi trong xe DS. Tài xế đinh ninh chàng là du khách Viễn Đông ghé Ba Lê để tìm thú vui ban đêm nên chàng vừa an vị là xả ga phóng thẳng một mạch, không buồn hỏi khách như thường lệ "thưa, ông đi đâu?"
Ánh đèn nê-ông, mỗi lúc một nhiều, trước mắt Văn Bình hiện ra hàng trăm, hàng ngàn con rắn ánh sáng rực rỡ. Tắc- xi đã đến đường Rivoli, một trong những con đường dài nhất và có nhiều hàng quán chói lọi nhất. Tài-xế vẫn rạp mình xuống vô-lăng. Dạ dầy cồn cào, cuống họng khô đắng, Văn Bình đành phải lên tiếng hỏi tài xế:
 Ô kìa, anh lái đi đâu thế này?
Tài xế vẫn tống ga, không quay lại:
 Xuống xóm. Tôi tưởng ông dặn lái xe xuống xóm.
Nói đến xóm "chị em ta" thì phải đếm cả chục. Nhưng chỉ có 3, 4 khu là đáng kể và ở về miệt hữu ngạn này thì đáng kể nhất là Mông-mác và Pi-gan. Nếu chàng có thời giờ (không cần có nhiều tiền) chàng đã đồng ý với gã tài xế là chạy một lèo đến Mông-mác Ghé Ba Lê ma quên ghe xóm yên hoa thì ở nhà làm mọi cho bà xã con hơn..[7].
Nhưng khốn nỗi chàng lại bận việc. Chàng lại lắc đầu:
 Không xuống xóm.
Tài-xế hỏi lại:
 Vậy, ông muốn đi đâu?
Văn Bình đáp gọn:
 Đậu lại.
Tắc-xi đã quẹo phải vào đường Thư Khố. Lái xe cho du khách mới đến Ba Lê mà bỏ đại lộ Rivoli huy hoàng để rúc vào con đường vô danh tiểu tốt, thái độ của gã tài xế là thái độ ngu ngốc, nếu không phải là ngu ngốc cố ý.
Văn Bình phăng ra sự chủ tâm của gã tài xế thì đã muộn. Phập, một tiếng gọn, cửa xe được tự động khóa lại. Tài xế vừa bấm nút khóa tự động trên táp-lô. Lẽ ra, khi trèo lên chiếc DS kiếng quay kín mít, bên trong có máy điều hòa khí hậu tối tân, chàng phải đề cao cảnh giác. Chàng lại coi đó là chuyện thường, vì trong quá khứ chàng đã nhiều lần ngự tắc-xi không gắn đồng hồ trả tiền, và được trang bị máy móc tiện nghi. Chàng cũng tỏ vẻ thản nhiên khi thấy bên trong được ngăn đôi bởi tấm kiếng dầy. Kiểu DS 21 này được chế tạo riêng cho các ông bự, đắt gấp rưỡi xe DS 21 thông thường. Tắc-xi đờ-luých thường có kiếng đậy ngăn đôi như vậy để đề phòng những vụ hành hung, cướp bóc có thể xảy ra, mặt khác, khách ngồi phía sau cũng được an toàn chuyện trò hoặc an toàn... làm tình.
Đến khi nút khóa cửa xe tụt xuống, và tài xế tống hết tốc độ đồng thời kiếng ngăn đôi sập kín, Văn Bình mới biết là sa bẫy. Đối phương quả là tay cự phách, họ không rình rập bên ngoài tòa nhà cô đơn của bà già bại liệt hầu dí súng bắt chàng giơ tay vì họ thừa rõ tài nghệ kinh thiên động địa của điệp viên z.28. Họ thừa rõ chàng sẽ đoạt súng. Họ thừa rõ đàn em của họ sẽ thành bao cát cho chàng tập đấm đá.
Cho nên, họ phải lập mưu. Nếu họ đậu xe ở gần cầu Ma-ri bên tả ngạn, Văn Bình sẽ nghi ngờ. Đằng này, chiếc DS đã rước khách ở hữu ngạn sông Sein, cách nhà của Nguyễn Phước Bửu Khoa cả cây số. Sự kiện ấy chứng tỏ đối phương đã bám sát chàng bằng các dụng cụ điện tử. Thảo nào chàng có linh tính là bị theo mà không nhìn thấy bóng người...
Điều chàng tiên liệu đã xảy ra. Gã tài xế khóa cửa, dập kiếng là để bơm khói mê vào sau xe. Chàng nghe tiếng xì xì êm tai, một luồng khói trắng bốc ra từ hai cái loa âm thanh nồi xinh xắn. Thoạt ngửi, chàng đã bải hoải tay chân. Chàng chưa khám phá ra đó là thuốc mê loại nào, vì trên nguyên tắc, các cơ quan điệp báo thế giới chỉ dùng một số hóa chất nhất định và Văn Bình cũng đã tập ngửi, tập chích cho quen.
Mùi khói trong xe thơm thơm như mùi bánh khảo nhân mứt hạt sen và mỡ ngào đường, thứ bánh khảo đặc biệt của tết Trung Thu ngoài Bắc. Văn Bình chưa ngửi mùi khói thơm thơm làm rệu nước miếng này bao giờ. Nghĩa là chàng sẽ khó thoát khỏi tình trạng hôn mê. Muốn thoát hiểm, chàng phải phá tung các cửa kiểng.
Sức khỏe của chàng có thể đập nát bức tường gạch, thế tất phá tung các cửa kiếng giam hãm trong xe không phải là chuyện khó khăn. Nhưng khốn nỗi, hóa chất do gã tài xế bơm vào lại có tác động quá nhanh chóng, Văn Bình không sao tập trung được chân khí vào đan điền hầu tống xuất lên cánh tay. Dầu sao chàng cũng không thể chần chờ thêm nữa, chàng bèn co tay, áp dụng chẩu-kình, choang mạnh tấm kiếng ngăn đôi.
Bình thường Văn Bình đánh bằng cùi trỏ rất mạnh. Nhưng khi chàng sung sức, đòn cùi trỏ của chàng có sức công phá không kém nhát búa tạ. Song tấm kiến vẫn trơ trơ. Văn Bình nhào luôn đầu gối. Tấm kiếng không hề rung chuyển. Thì ra tấm kiếng bề ngoài chẳng lấy gì làm dầy lại là một loại thủy tinh ngăn đạn, gồm nhiều lớp chồng chận lên nhau và gắn lại bằng keo riêng.
Văn Bình chỉ xuất được hai chiêu cùi trỏ và đầu gối là nằm vật ra trên băng xe, miệng thở hồng hộc. Chàng càng thở hồng hộc, hơi khói ác nghiệt càng ồng ộc tràn ngập tạng phủ của chàng. Và chỉ trong mấy phút sau, điệp viên bách chiến bách thắng z.28 đã bị hóa giải hoàn toàn.
Thế nhưng chàng chỉ mất sức, đầu nặng, tứ chi rời rã như người bị bệnh cúm nặng, chứ chàng không bất tỉnh. Chàng nằm gối đầu lên thành cửa, một chân duỗi trên băng xe, một chân buông thõng. Mắt chàng còn tinh sáng như thường lệ, và chàng đoán già kẻ địch chở chàng lên phía Bắc thành phố, một khu vực có nhiều thú vui ban đêm, giựt gân với xóm Mông-mác và Pi-gan.
Tài xế không lái xe theo những đại lộ rực rỡ ánh đèn. Hắn quẹo trái, quẹo phải, vèo vèo như thể ở trên vòng chảo đua xe, mỗi khi bẻ vô-lăng, hắn lại tống thêm ga xăng khiến lốp xe nghiến kèn kẹt trên đường nhựa. Tuy nhiên, hắn không thể phóng nhanh được mãi vì Ba Lê là thủ đô nghẹt xe nhất trên thế giới, chốc chốc hắn phải giảm bớt tốc độ, nhiều khi hắn phải thắng lại thật gắt, và trở lại gài số một. Hắn cũng không thể chui rúc được mãi trong những ngõ hẻm hoặc đường một chiều nửa tối, nửa sáng. Bắt buộc hắn phải ló đầu ra đại lộ.
Bởi vậy Văn Bình phăng ra lộ trình của xe DS là khu Mông-mác sau khi gã tài xế chạy qua công trường Nhà Hát Lớn. Tài xế ngừng lại rồi nhảy xuống xe, mở cửa sau xem xét. Hắn muốn kiểm soát chàng xem đã mê man hẳn chưa. Văn Bình nhắm nghiềng mắt. Gã tài xế lấy sợi tóc ngoáy lỗ mũi chàng. Nếu chàng còn tỉnh, sợi tóc sẽ làm chàng phải cựa quậy. Hoặc chàng phải hắt hơi.
Chàng nín thở, và nghỉ đến món ăn ngon. Nhờ tập trung ý chì, chàng đã vượt qua được cơn thử thách. Chàng muốn quai cho gã tài xế một trái đấm vẹọ hàm khi hắn cúi đầu nghe trống ngực của chàng. Song chàng không điều khiển cánh tay được nữa. Chàng đành nằm yên.
Ngoáy sợi tóc một hồi không thấy chàng phản ứng, gã tài xế cười khẩy:
 Rõ cẩn thận vô ích! Mới ngửi sơ qua đã xụi lơ, nếu mình tăng thêm hơi chắc là chết thẳng cẳng.
Rồi hắn đập cổ chân chàng, giọng sặc mùi lưu manh:
 Chịu khó lát nữa thôi, về đến đường Lơ-pích, bồ sẽ được chích thuốc tỉnh...
Cửa xe vẫn mở, dường như gã tài xế đậu lại để chờ đồng bọn. Cửa được mở về phía lề đường nên gã tài xế tiếp tục để mở, miệng phì phèo thuốc lá. Văn Bình hé một bên mắt, quan sát. Đường phố khá tối. Chắc hắn đã lái đến xóm Mông-mác.
Xóm yêu hoa khét tiếng này được chia làm hai, thượng và hạ. Gần 150 năm trước, Mông-mác là một làng nông nghiệp nhỏ bé ở bên ngoài thành phố, trên đồi trồng toàn nho, ngày nay đã biến thành một trong các quận sậm uất của kinh đô ánh sáng, dân số từ hai ngàn vọt lên một phần tư triệu người. Nhưng sự đông đúc không đáng kể bằng sự hiện diện của thú vui xác thịt. Nếu so sánh về diện tích thì trên trái đất không có nơi nào nuôi sống nhiều đàn bà làm nghề bán vui bằng Mông-mác.
Người ta đặt tên là Mông-mác "thượng" vì nó tọa lạc trên cao. Nơi nào cũng thấy những khoái cảm nhục thể, nhưng ngược lại, những ai thèm khát sự thanh cao có thể đến thăm nhà thờ Thánh Tâm với một giáo đường rộng mênh mông chứa đủ 9 ngàn con chiên, và những ngôi tháp màu trắng cao vòi vọi như thách đố trời mây.
Văn Bình có cảm tình đặc biệt với khu Mông-mác "hạ", vì đó là nơi chàng từng sống hàng chục, hàng trăm cuộc hẹn hò bốc lửa, qua những năm lăn lộn trong trường điêp báo hành động hải ngoại. Xóm tình Pi-gan nằm gọn trong khu Mông-mác "hạ". Và đường Lơ-pích là con đường để lại trong lòng Văn Bình khá nhiều kỷ niệm...
Đó là một đường phố cong queo, kỳ cục, song những cô gái cười tình trên vĩa hè và làm tình như máy điện tử trong nhà sám lại chẳng cong queo và kỳ cục chút nào. Những đường phố kế cận Lơ-pích đều cong queo kỳ cục như vậy, các bông hoa biết nói cũng đú đỡn và nõn nường như vậy. Đối với điệp viên z.28, đường Lơ-pích là liều thuốc nhiệm mầu khiến suốt đời chàng vẫn không quên được Ba Lê và thiên đường Mông-mác.
Hồi đó chàng mới đến Pháp, còn lạ nước lạ cái, chàng không đến nỗi ngẩn tò te như chú Mán nhưng còn hoàn toàn i-tờ-rít về khoản du hí ở kinh đô ánh sáng. Chàng mầy mò lên khu ăn chơi với ý định ghé quán Con Thỏ Nhanh Nhậu 4 ở đường Dương Liễu, nơi hẹn hò tìm vui của văn nhân nghệ sĩ đầu thế kỷ đến giờ. Trời khuya mưa bụi lất phất, chàng đang đếm bước cô đơn trên lề thì gặp một giai nhân. Gái rước khách thường có thói quen bất di bất dịch: họ chỉ hành nghề trên vỉa hè, ở nhiều nơi, họ choán hết lề đường, đàn ông tạt qua là họ níu kéo.
Giai nhân đêm ấy lại đi dưới đường. Điều này chứng tỏ nàng là con nhà lành. Nàng lại bước nhanh, không nhìn ngó láo liên, cũng không phân phát những nụ cười toe toét. Chỉ có con nhà lành mới vội vã và chững chạc như nàng. Dưới ánh đèn, sắc đẹp quí phái và tươi trẻ của nàng hiện ra lồ lộ. Gặp nàng, Văn Bình mê mẩn tâm thần. Thay vì quẹo trái để tới đường Dương Liễu, chàng lùi lũi theo nàng.
Hai người đi bên nhau đến gần nửa cây số mà không ai lên tiếng. Nàng không phản đối "tại sao ông đi ngang hàng với tôi?" và chàng cũng không tán tỉnh như thường lệ. Đi mãi, đi hoài như thế, mưa mỗi lúc một nặng hột thêm, và khí lạnh Ba Lê mỗi lúc một buốt thêm, nàng mới dừng lại và nói:
 Tôi không quen ông.
Chàng cười:
 Cô nói sai. Chưa quen, chứ không phải không quen. Và nếu cô cho phép, tôi xin làm quen với cô đêm nay.
Nàng dẩu mỏ:
 Ông nói tiếng Pháp đúng giọng, lối nói của ông lại có duyên nữa.
Cách dẩu mỏ của nàng thật chết chóc. Ngay trong phút đầu, Văn Bình đã có ấn tượng nàng là minh tinh màn ảnh, nổi danh về tài diễn xuất. Sự thật sau đó đã xác nhận: giai nhân đúng là một ngôi sao chói sáng của nghệ thuật thứ bẩy. Nàng không phải là gái chơi, song nàng không thể sống đơn độc trong phòng mỗi đêm. Nàng không thể lấy chồng. Vì nàng mang một chứng bệnh sinh lý hết sức đặc biệt: mỗi đêm nàng phải thay đổi người tình. Trừ phi là đàn ông khôi ngô, khả ái, thu hút được thiện cảm của nàng thì nàng mới chiếu cố đến... hai lần.
Văn Bình đã phá kỷ lục, không những giai nhân mời chàng đến nhà nàng hai lần, mà là hàng chục lần. Và, trời đất ơi, nhà nàng lớn không thua dinh Quốc Khánh ở Sàigòn, nàng có một khu vườn lợp kính trong suốt, bên trong được trồng tuyển một loài phong lan. Ở nước nhà, có ba, bốn trăm loại đã là tay chơi hạng nhất, trong vườn của giai nhân, chàng đếm được gần một ngàn. Lan là hoa vương giả, đứng đầu thiên hạ, nên rất đắt tiền, giai nhân lại sưu tầm những thứ đắt tiền hơn hết như loại đỏ vàng có sọc hường, hiếm như kim cương [5] và lan thiên-kim [6].
Thân phụ của Văn Bình có duyên nợ với hoa lan, ông chán cảnh đô hội phồn hoa nên đưa gia đình lên rừng, quanh năm săn thú và trồng lan. ông thường nhắc cho cậu bé Văn Bình nghe lời than của đức Khổng Tử trên đường từ nước Vệ về nước Lỗ khi thấy hoa lan bị cỏ dại chen lấn "lan vi vương gia hương, kim dự chúng thảo ngụ" [7]. Lời nói của cha phần nào đã ảnh hưởng đến tương lai cậu bé Văn Bình, suốt đời chàng, chàng nâng niu đàn bà đẹp, và thù hận những kẻ tàn bạo đối với nữ giới như thể loài "cỏ dại" hiếp đáp hoa lan.
Bởi vậy, đêm ấy ở Ba Lê, chàng la cà với giai nhân trong vườn lan. Chàng không ngờ rằng sự la cà này đã cứu chàng thoát chết, vì bọn điệp viện địch biết chàng đến quán Con Thỏ Nhanh Nhẩu đã bố trí một cuộc phục kích hùng hậu trên đường Dương Liễu. Nếu chàng không gặp nàng, chàng đã chết. Nếu nàng chỉ tình tự trong vài ba giờ đồng hồ với chàng, chàng cũng chết. Vi bọn địch đã rình rập suốt đêm. Chàng ở lại đến sáng, một phần vì nàng. Phần khác vì vườn hoa lan tuyệt sắc.
Xóm ăn chơi Mông-mác đã giúp chàng trong quá khứ, cho nên chàng tin tưởng sẽ gặp hồng vận lần nữa. Gã tài xế vẫn phì phèo thuốc lá. Hắn hút để mà hút, chớ không phải dân nghiện, hắn không nuốt khói và thở ra dầy đặc quanh mình. Có lẽ hắn thấy chàng nằm rụp trên băng nên không cần quan ngại. Hắn không biết rằng định mạng đã xui khiến hắn ngoáy sợi tóc vào lỗ mũi Văn Bình để hóa giải cơn bại liệt do khói mê gây ra...
Cả đến Văn Bình cũng không biết. Sợi tóc tạo ra cảm giác buồn nôn, song chàng cố gắng chống lại bằng nội kình và ý chí. Sau khi gã tài xế dựa cửa xe hút thuốc lá, Văn Bình thử co duỗi ngón tay. Thoạt đầu, chàng co duỗi một ngón. Ngón trỏ. Ngón cần thiết để điểm huyệt atêmi. Trái với hồi nãy khi bất động, ngón trỏ đã cử động lại dễ dàng. Chàng thí nghiệm cả 5 ngón. Tiếp đến cánh tay và bắp chân.
Thì ra gã tài xế vô tình ngoáy sợi tóc chạm vào một nhánh nhỏ của huyệt thiên trụ. Huyệt thiên trụ nằm trong chỗ trũng của nhân trung, dưới mũi, điểm trúng thì chết. Lên đến mũi, huyệt thiên trụ đựợc chia ra làm ba nhánh, nhánh lớn chìm thật sâu, hai nhánh nhỏ ở trong lỗ mũi, mỗi khi chữa tê liệt hoặc muốn cầm máu, võ sĩ thạo phép hồi sinh kuatsu thường đánh vào hai nhánh nhỏ.
Đang cứng đơ như khúc gỗ, tay chân của Văn Bình bỗng mềm lại như cũ. Gã tài xế vừa ném mẩu thuốc xuống rãnh đầy nước, miệng càu nhàu những tiếng tục tĩu. Chắc hắn có hẹn với em bé, hắn chịu không nổi xuống xóm yêu hoa mà đứng chờ mỏi chân. Hắn ngần ngừ một phút rồi móc thuốc lá, châm hút lại.
Đường phố không tối song cũng không sáng, ngọn đèn gần nhất ở cách xe hơi ba, bốn chục mét. Văn Bình chỉ cần cựa mình, giả vờ ú ớ, lừa cho gã tài xế bước lại là chộp đưọc cổ hắn.
Nhưng chàng lại dằn lòng chờ đợi. Gã tài xế hấp tấp rút điếu thuốc ra khỏi miệng. Một bóng người đồ sộ vừa từ góc tối vụt ra, gã tài xế cất tiếng:
 Hắn đã ngủ say như chết.
Bóng đen khom lưng nhìn vào tấm thân bất động của Văn Bình trên băng sau chiếc DS:
 Chắc không?
Gã tài xế cười hể hả:
 Trăm phần trăm.
Bóng đen trèo lên xe:
 Chìa khóa công tắc đâu?
Gã tài xế giật mình, thọc bàn tay to tướng vào túi quần:
 Chìa khóa công tắc. Vội quá, tôi quên mất.
Bóng đen cầm lấy xâu chìa khóa xe. Qua làn sáng mờ mờ, Văn Bình nhận thấy người lạ có khuôn mặt trái bầu, trên nhỏ, dưới to, cặp mắt lươn ti hí nhưng sáng như chứa điện, miệng chữ nhất, hai cái răng chó lòi ra ngoài, và thay vì để râu mép, hắn lại nuôi râu cằm, một đống râu đen sì, rậm rạp dài gần hai đốt ngón tay.
Người lạ hỏi tài xế:
 Trước khi chở hắn, anh đã quan sát kỹ lưỡng phía sau, phía trước và hai bên chưa?
Gã tài xế đáp, giọng có vẻ bực bội:
 Rồi. Tôi đã làm việc này cho anh ít ra cũng 3 lần rồi. Và 3 lần trước, không lần nào bị trục trặc, không lần nào anh chê trách. Anh còn thưởng công nữa là khác. Anh xét coi, tôi khéo lắm mới đưa nổi hắn vào xiếc. Tôi lái xe này, chứ nếu là bọn nhân viên ăn lương thường trực của anh thì còn... một thế kỷ nữa hắn mới chịu ngồi lên...
 Hừ, anh là thằng nghiện tiền...
 Đố ai tìm ra đứa nào ở Ba Lê không thèm tiền. Tôi biết điều nên đòi phải chăng, chứ nếu...
 Hiểu rồi. Mày lại sắp diễn thuyết rồi đó... Tiền đây ông cất kỹ rồi đi khuất mắt cho được việc.
Gã tài xế và người đàn ông có khuôn mặt trái bầu đứng cạnh vè xe DS. Gã tài xế xòe tay, sửa soạn lãnh tiền. Nhưng người lạ không đưa tiền. Văn Bình đã đoán ngay được những việc xảy ra. Chiến thuật "được chim bẻ ná, được cá quên nơm" là thủ đoạn ruột của nghề điệp báo. Người đàn ông lạ luồn bàn tay vào túi trong của áo vét-tông, và đúng như Văn Bình tiên liệu, hắn rút ra khẩu súng nòng dài quá khổ vì ống cao su hãm thanh.
Khẩu súng nồ bụp một tiến ròn. Hung thủ và nạn nhân chỉ cách nhau nửa mét, con nít 5 tuổi bắn cũng trúng, huống hồ là người lớn đã quen kỹ thuật ám sát bằng đạn đồng 9 li. Hung thủ tì miệng súng vào ngực nạn nhân đàng hoàng rồi mới lãy cò. Sự tráo trở của người đàn ông mặt bầu xảy ra quá đột ngột khiến gã tài xế sửng sốt, mắt hắn trợn tròn. Thân thể hắn cứng lại.
Nhưng gã tài xế không chết. Nghĩa là hắn vẫn sống nhăn, viên đạn cay nghiệt không xuyên qua tim mà cắm vào bắp thịt gần vai. Vì sự tráo trở của người đàn ông mặt trái bầu đã đột ngột song cũng chưa đột ngột bằng sự hiện diện của một đám tố nữ phục sức hở hang, son phấn lòe loẹt, không biết từ xó xỉnh nào túa ra, miệng thét đồng loạt như chạy giặc "anh, anh yêu".
Tiếng kêu bất thình lình đã lôi gã tài xế ra khỏi cơn sửng sốt "Từ Hải chết đứng". Hắn lạng quạng và mất thăng bằng ngay khi viên đạn quyết liệt bay vèo ra ngoài họng súng. Hắn thoát chết là thế.
Và hắn vụt hiểu. Đồng chí của hắn là những kẻ lòng lang dạ thú. Dùng hắn xong, họ giết hắn để bịt miệng. Họ sợ hắn bép xép với người khác. Trong quá khứ, họ cho hắn sống, họ trả tiền hậu hĩ vì họ cần nuôi hắn béo tốt để làm việc này, việc cải trang tài xế tắc-xi lái xe từ bờ sông hữu ngạn lên xóm tình Mông-mác...
Hắn không thể đứng yên chịu chết. Con kiến còn thèm sống, và đấu tranh để sống nữa là hắn. Hắn sinh trưởng trên đồi Mông-mác, lớn lên trong những khu nhà hẻm hóc ngang dọc nhằng nhịt như bàn cờ của xóm chơi Mông-mác, mùi da thịt đàn bà Mông-mác cần thiết đối với hắn hơn cả bình dưỡng khí cá nhận đối với phi hành gia ti toe sờ mó cung Hằng nữa... hắn phải giết gã đàn ông mặt trái bầu đốn mạt để cướp lại sự sống.
Miệng súng lại nhích từ phải sang trái. Lần này hung thủ nhắm giữa tim. Không thể nào trệch ra ngoài được nữa. Trong khi ấy, đám đông tố nữ vẫn kêu bai bải. Cả bọn ùa lại vây quanh hai người. Gã tài xế vung tay, gạt khẩu súng sang bên. Nhưng viên đạn đã nồ trước độ một phần trăm giây đồng hồ. Gã tài xế bất hạnh ngã nhào từ trước ra sau, tuy vậy hắn còn kêu được những tiếng cấp cứu thê thảm:
 Rờnê... thằng Rờnê phản phé...
Người đàn ông được gọi tên là Rờnê gạt bắn bọn tố nữ bằng cánh tay lực lưỡng, đoạn chĩa mũi súng xuống đất, tiếp tục lảy cò. Nạn nhân đã lặn xuống cống. Đúng ra, nửa thân trên của hắn còn nằm trên vỉa hè, chỉ có hai chân là ngọ nguậy trong làn nước cống rãnh hôi thối. Ba tiếng bộp bộp bộp nổ đều đặn, liên tiếp. Rờnê giết người đúng phương pháp nhà nghề. Không hấp tấp. Không xúc động. Thiên hạ bu đông chung quanh, hắn tỉnh bơ.
Toàn thể những viên đạn 9 li qua ống hãm thanh đều cắm vào ngực nạn nhân. Trên lý thuyết, chỉ một viên gần tim cũng đủ đưa hắn về quê. Nhưng trên thực tế, hắn chỉ tắt thở sau viên đạn thứ năm, và sau khi tiết lộ một bí mật động trời:
 Song Ngư. Song Ngư... đồ xỏ lá, lật lọng hơn cả thằng Rờnê đàn em nữa.
Câu nói trối trăng của gã tài xế bạc mạng như bầy ong rừng vừa châm nọc độc vào mông đít Rờnê. Hốt hoảng, hắn bước về phía se DS, Văn Bình đang nằm vắt vẻo bên trong. Bọn tố nữ của Mông-mác dạ lạc bị Rờnê xô ngã lung tung. Chắc không phải đêm đầu tháng, "chị em ta" đói khách yêu miệng và xụm giò nên kéo cả sư đoàn ra đường chặn xe. "Chị em ta" không dè gặp xác chết giãy đành đạch nên vấp té la oai oái. Rờnê lại có sức khỏe khác thường, hắn giang cánh tay rắn chắc ra là đám tố nữ xun xoe rụng rớt như sung.
Rờnê đinh ninh Văn Bình còn hôn mê nên hắn chỉ ngó sơ qua rồi mở cửa trước, sửa soạn rồ máy. Văn Bình cũng chưa muốn ra tay, bản tâm của chàng là theo hắn về đường Lơ-pích. Chàng sẽ gặp thêm đồng lõa của hắn.
Nhất là gặp con người có cái tên sặc mùi... tử vi đẩu số là Song Ngư...
Đối với chàng, Song Ngư là một bí danh quá quen thuộc, sở điệp báo Anh-cát-lợi có 12 văn phòng trú sứ ở rải rác trên 5 đại châu, một văn phòng phụ trách nhiều quốc gia. Mỗi văn phòng trú sứ mang một bí danh riêng, thay đồi hàng năm, hoặc đôi khi thay đồi hàng tháng. Gần đây, các văn phòng này mượn tên của 12 cung trong thiên văn Tây phương là Dương Cưu, Kim Ngưu, Hải Sư, xử Nữ, Nam Dương và... Song Ngư đứng hàng cuối cùng trong 12 cung là bí danh của trú sứ Ba Lê.
Văn Bình luôn luôn theo dõi hành động của tình báo Anh Quốc vì hai lý do. Thứ nhất, sở Mật Vụ của ông Hoàng thường cử chàng làm mướn cho các ông nhà giàu quốc tế mà ông M. của Ml-6 là một trong mấy ông nhà giàu này (thật ra thì cũng chẳng giàu là bao, không những thể, MI-6 còn kẹo đến vắt cổ chầy ra nước nữa...). Thứ hai, (và ly do này quan trọng hơn lý do thứ nhất nhiều) vì ông tổng giám đốc M. có một vài liên hệ tình cảm với chàng, những liên hệ rối như mớ bòng bong đã trói chặt tay chàng trong điệp vụ nguy hiểm và kỳ thú không tiền khoáng hậu tại Bắc Kinh cách đây không lâu [8].
Ông M. mến chàng thật đấy, nhưng từ ngày chàng dẫn xác từ Hoa Lục lù lù trở về thì ông M. chỉ mong cho chàng lăn đùng ra chết. Chàng còng sống, chàng sẽ là cái gai trước mắt ông M. Vì ông M. khác với ông Hoàng ở chỗ có hơi nhiều dây mơ rễ má với đàn bà đẹp. Mà Văn Bình trong chuyến đí Bắc Kinh lại nắm được tẩy của ông M. Nếu không có những ràng buộc trai gái vớ vỉnh này thì cũng vị tất MI-6 muốn Văn Bình sống thọ. Chẳng qua z.28 còn sống, z.28 sẽ đớp hết những công tác đấu thầu ngon ơ của C.I.A....
Gã tài xế nạn nhân vừa nhắc đến sự phản bội của Rờnê, đàn em của Song Ngư. Điều này có nghĩa là ông M. tổng giám đốc MI-6 đã xía vào nội vụ.
Chàng chưa biết mặt Song Ngư. Nhưng chắc hắn phải biết mặt chàng. Tại sao MI-6 bắt chàng? Chàng không trả lời nổi. Họ có quyền phỗng tay trên, song họ không thể cạn tàu ráo máng. Trừ phi họ thủ tiêu chàng lén lút. Họ đặt ông Hoàng trước việc đã rồi. Đẹt... chàng ngã xuống, ông Hoàng đập bàn phản đối, đòi ông M. giải thích, ông M. giả bộ mở cuộc điều tra sâu rộng, nghiêm chỉnh và thân hữu, ông kết luận là "nhân viên cấp dưới nổ súng lầm", ông hứa trừng trị thẳng tay, nếu ông Hoàng muốn tru di tam tộc và xử lăng trì hung thủ ông M. cũng chấp thuận không bàn cãi.
Lần này, MI-6 và ông M. bị thộp cổ quả tang. Lát nữa, xe đậu ở đường Lơ-pích, chàng sẽ được xốc nách vào sào huyệt của Song Ngư, và chàng sẽ nhổ nước bọt giữa mặt Song Ngư, kèm theo những tiếng nguyền rủa:
 Đồ... từ nay giữa MI-6 và sở Mật Vụ không còn tình nghĩa gì nữa. ông M. già rồi, chả bao lâu nữa là đứt mạch máu mà chết. Phiền anh báo tin cho ông M. biết để làm chúc thư ngay mới kịp.
Hễ Song Ngư mở miệng chàng sẽ thọc luôn quả phật thủ của chàng vào cuống họng. Nghĩ đến lúc được hỏi tội Song Ngư, đại diện của ông M. ở Ba Lê, Văn Bình cảm thấy khoái trá.
Song chàng vội sìu ngay. Rờnê mới sập cửa, chưa kịp đề cho động cơ nồ máy thì trên vỉa hè lồi lõm đã lố nhố bóng người. Không phải những bóng mảnh mai ăn diện lõa lồ. Mà là những bóng đực rựa to lớn, hung hãn.
Mông-mác cũng như mọi xóm thanh lâu trên thế giới sống dưới hai chính phủ. Chính phủ do dân bầu lên, có cảnh sát viên giữ trật tự và có nhân viên sở thuế khôn như ranh. Và chính phủ chẳng do ai lựa chọn, chính phủ làm việc trong bóng tối, cũng thu thuế, cũng giữ an ninh như... ai. Đó là chính phủ của dân anh chị. Mông-mác có cả chục tiểu vương anh chị, mỗi ông vua cai trị một giang sơn, mỗi khúc đường hành nghề của đạo quân mày trắng đều có sẵn một đơn vị du đãng có trách nhiêm bảo vệ "chị em ta".
Thấy đám tố nữ bị Rờnê gạt ngã dùi dụi, bọn du đãng tụ tập dưới mái hiên đã vèo ra như tên bắn. Chúng gồm cả thảy 4 tên. Rờnê bị chúng dồn vào giữa. Nhưng chúng chưa đánh Rờnê. Chúng khởi sự bằng tấn tuồng mèo vờn chuột cũ rích, cốt làm cho đối phương khiếp đảm, để sau khi ăn đòn hội chợ sẽ cạch đến già.
Văn Bình nghe tiếng bụp của khẩu súng gắn ống hãm thanh, Rờnê vừa nhả đạn. Nhưng chàng biết phát đạn này không trúng mục phiêu vì không nghe tiếng người rên la. Tiếp theo là tiếng xương thịt va chạm. Một tên anh chị đánh bật khẩu súng của Rờnê. Tên thứ nhì ôm cổ hắn từ sau lưng, toan vật ngã.
Văn Bình nằm yên nhưng trống ngực lại đập đồm độp. Chàng hồi hộp hơn cả cậu học sinh hết hạn hoãn dịch đang chen đám đông để vào xem bảng đậụ thi Tú Tài nữa. Chàng hồi hộp không phải vô lý. Vì trong lúc sơ đấu, Rờnê chưa cho chàng thấy nét nào đặc sắc. Phản ứng của hắn không đến nỗi chậm chạp, nhưng nếu muốn chiếm thượng phong, hắn phải xuất chiêu nhanh hơn nữa. Rờnê là nhân viên tình báo Anh Quốc, giá hắn lãnh lương của ông Hoàng hắn phải về... nhà bò là cái chắc. Đã cầm súng trong tay mà bị địch đánh rớt, sự bết bát này không thể tha thứ trong đám nhân viên sở Mật Vụ....
Gỡ đòn ôm cổ của địchcũng chẳng có gì là khó. Chàng chỉ xoay mình nhẹ nhàng là kẻ địch bám chặt đến mấy cũng lăn kềnh. Vậy mà Rờnê loay hoay mãi... và hắn càng loay hoay vòng vây của 4 tên du đãng càng kẹt cứng thêm.
Cũng may bọn du đãng không phải là đại ca trong võ lâm nên chúng cũng vất vã không kém Rờnê. Một tên chẹn cổ, một tên bẻ chân, hai tên còn lại thi đua đấm đá song Rờnê vẫn chưa chịu ngã. Chẳng biết bà tiên nào đã cho hắn phép lạ mà trong cơn vùng vẫy, tay chân múa đạp lung tung, mũi giầy nhọn kiểu Ý-đại-lợi của hắn đã thọc trúng hạ bộ tên du đãng to lớn và hung hãn nhất trong bọn.
Tên du đãng kêu hự một tiếng xé tim rồi chúi đầu vào cái gương chiếu hậu hình tròn gắn trên vè xe DS. Có lẽ cái gương thủy ngân và sắt mạ kền kiên cố này đập giữa ót hắn nên hắn nằm rụp luôn xuống bên bánh xe, không ngồi dậy được nữa.
Thắng lợi ngẫu nhiên đã gia tăng nhuệ khí chiến đấu của Rờnê. Ngọn cước chân trái của hắn lại đá lọi sườn một tên khác. Nhưng tên này chỉ bị đau điếng chứ chưa bị loại trừ ra khỏi vòng chiến. Rờnê toan tấn công tên thứ ba thì bị hất chân. Hắn lọạng choạng như bị đánh đòn nơi mặt. Một trái đìa-rét xô hắn ngã nằm lên cốp xe. Từ băng sau nhìn ra, Văn Bình thấy rõ. Chàng nhìn thấy cả mặt bọn du đãng. Lối phục sức của chúng giống nhau như được may cùng một tiệm, cũng loại quần bó mông, xòe ống, quét đất lòa xòa, cũng áo "pun" tay dài, cổ tròn, chật ních như "gen" nịt bụng của phụ nữ, mái tóc tên nào cũng che hai tai, chảy xuống ngang vai và bờm sờm một cách thật hỗn loạn. Khi chúng đến gần chàng, miệng chúng, da thịt chúng, áo quần chúng toát ra một mùi đặc biệt. Mùi rượu cỏ-nhác, mùi rượu vang, mùi thịt rô-ti, mùi thuốc lá cần sa và mùi phấn sáp rẽ tiền...
Rờnê bị dồn sát cốp xe, hai cánh tay bị giữ chặt và giang rộng ra, như bị đóng đinh trên thập tự giá. Hắn đã mệt lử cò bơ, hơi thở hồng hộc của hắn có thể đánh thức bệnh nhân trên bàn giải phẩu vừa bị chụp thuốc mê, tuy nhiên sức lực của hắn chưa tàn lụi, dầu bọn du đãng giã hắn một cách cẩn thận, cú nào cú nấy như trời giáng.
Văn Bình cảm thấy máu nóng chạy rần rần. Rờnê bị đánh ngất thì hỏng bét. Chẳng lẽ chàng điểm huyệt cho hắn hồi sinh rồi ngoan ngoãn theo hắn về trình diện sư tồ Song Ngư ở đường Lơ-pích. Nhưng nếu chàng không ra tay tế độ thì chắc chắn Rờnê sẽ bị đánh ngất.
Tiến thoái lưỡng nan, không can thiệp cũng dở mà can thiệp cũng dở. Nếu chàng can thiệp, ba tên du đãng sẽ tan ra thành xác pháo trong vòng ba giây đồng hồ. Sau đó, chàng không thể giả vờ mê man để cho Rờnê khiêng lên xe. Chàng đành nằm mà vái trời cho Rờnê tai qua nạn khỏi.
Đòn thù vẫn bay tới tấp vào mặt, vào ngực Rờnê. Mặt hắn gục xuống kiếng xe. Nguy lắm rồi... chàng không thể án binh bất động lâu thêm nữa. Bọn du đãng chỉ rần hắn thêm một vài phút nữa là hắn ngủm củ tỉ...
Trước đây Văn Bình thương Mông-mác bao nhiêu, giờ đây ghét Mông-mác bấy nhiêu. Chàng sếu vườn Lê Diệp của Sở Mật Vụ thường ví xóm thanh lâu quốc tế này với dạ đài. Dạ đài là một danh từ thi vị mà các cụ đồ ngày xưa dùng để chỉ âm phủ một cách ví von. Văn Bình bèn nhại một câu thơ bất hủ của Lý Bạch để bênh vực cho xóm yêu hoa Mông-mác "Dạ đài vô z.28, cô tửu dự hà nhân?" [9]
Phút này Văn Bình mới thấy bạn chí lý. Con đường đi Mông-mác không phải là con đường lên cõi tiên. Mà là con đường xuống âm phủ. Gã tài xế chết. Rờnê sắp chết.
Giáo sư Bửu Khoa, chú Sáu, giai nhân Lệ Liên và Diểm Hà. Trong số này, ai sẽ là nạn nhân trong những giờ, những phút sắp tới trước khi chàng gặp Tôlan? Chàng rùng mình.
Bỗng nhiên đâu đây có tiếng còi ré lên. Tiếng còi quen thuộc của cảnh sát.
Chú thích
 Ngoài ra dọc theo 1.900 cây số đường hầm này còn có 6 triệu cây số dây điện thoại, 3.080 cây số ống dẫn nước và 30.000 giếng ngầm nữa (trong số này, chỉ còn sót lại 100 giếng)
 Đó là nghĩa trang Catacombes ở công trường Denfert Rochereau.
 Nha địa chất Ba Lê cũng đã ấn hành một họa đồ đặc biệt ghi rõ hệ thống cống hầm trong thành phố, gọi là Atlas des carrières souterraines de Paris et des départements.
 Tiệm "con thỏ nhanh nhẩu" là Le Lapin Agile, tọa lạc ở số 4 đường Rue des Saules.
 Loại phong lan hiếm quý này là Disa grandiflora được tìm thấy trên, núi Cái Bàn 1825, thuộc Nam Phi.
 Đó là lan Odontoglossum crispum pittianum, loại lan thiên-kim này có những cánh bóng loáng, giá tiền một cây lên đến ngàn đôla. Năm 1906, tỉ phú Sander ở Luân Đôn mua một giỏ thiên-kim với giá 1.155 bảng Anh (khoảng hơn ba ngàn đô-la Mỹ).
 Câu này có nghĩa là "hoa lan có hương thơm vương giả, nay lại sống chung với loài cỏ dại".
 Câu thơ của Lý Bạch là "dạ đài vô Lý Bạch, cô tửu dự hà nhân" nghĩa là "dưới âm phủ không có Lý Bạch thì mua rượu biết uống với ai?"
 Muốn biết những liên hệ tình cảm của ông già M. tổng giám đốc MI-6 Anh Quốc với một giai nhân phía sau bức màn tre lục địa và mối thù với "tráng sĩ cụt tay", xin đọc "Bắc Kinh, 72 giờ nghẹt thở", đã xuất bản.