MỘT CUỘC THÁM HIỂM
Đêm khuya không dám dang chân ruỗi
Vì ngại non sông xã tắc xiêu

Lý Công Uẩn.

Đoàn người đi hết con đường đất thì vừa tới khu rừng. Họ dừng chân lại, ngắm nghía, bàn tán rồi lại cất bước đi. Họ luồn qua những cành lá, những dây leo vắt từ cây nọ sang cây kia như chiếc võng. Họ cầm dao phạt tả, phạt hữu, có lúc cúi lom khom, có lúc nằm bò xuống cỏ. Mỗi lưỡi dao hạ xuống là một cành cây gãy, mỗi nhát búa vung lên là hàng nắm lá rơi lả tả xuống. Những tiếng chí chát lúc khoan thai, lúc dồn dập, làm vang động cả rừng, khiến cho từng đàn chim ríu rít vù vù tung cánh bay thành những chấm đen trên nền trời xanh biếc.
Họ kiên nhẫn, dò dẫm, len lỏi giữa đám lau sậy um tùm, những cành gai nhọn hoắt, bị đàn muỗi dầy đặc tấn cống tới tấp, đỉa vát bám vào chân tay để hút máu. Trước cảnh rùng rợn, hùng vĩ của rừng rậm, họ không hề sờn lòng; họ tin tưởng ở sự giúp đỡ của thần linh, ở sức mạnh của con người giàu nghị lực, và nhất quyết đem cánh tay gân guốc gạt hết mọi trở ngại của thiên nhiên đã bày ra.
Người đi đầu là Tư Chiềng. Hắn cầm một chiếc búa lớn, mắc quắc, cằm bạnh ra, hung dữ như thiên thần. Hắn xông xáo, rẽ lau vạch cỏ tiến sâu vào giữa rừng.
Ánh nắng trên không bị lọc qua những chòm lá; rơi xuống đât thành những chấm vàng nhợt. Một cụm hoa hồng dại, khép nép giữa đám cỏ gà, thoảng đưa một mùi thơm êm dịu. Đàn bướm lượn lờ bay chung quanh mọi người như những cánh hoa sặc sỡ lả tả rơi trước trận gió. Tư Chiềng đang đi bỗng kêu lên một tiếng, rồi đứng dừng lại.
Bọn đi sau nhao nhao lên hỏi:
- Cái gì thế? Chú Tư?
- Rắn, anh em ạ.
Một giọng nói như gắt gỏng đưa lên:
- Cho một búa là xong. Sao nhát thế?
Tư Chiềng quay gót lại, tay vung chiếc búa, thét to:
- Lui lại mau, chết bây giờ.
Họ rùng rùng kéo nhau trở lại độ dăm bước rồi chia nhau đứng vây tròn chung quanh, tay nắm chặt khí giới để phòng thân. Hàng trăm con mắt đổ dồn vào chỗ Tư Chiềng chỉ.
Cách hắn độ mươi thước, một con rắn to bằng hai chét tay người lớn, đang cuộn khúc, đầu lắc la, lắc lư, hai mắt đỏ như lửa, trừng trừng nhìn một cách hằn học và dữ tợn. Gần đấy, những khúc sương trắng hồng còn dính thịt, nằm rải rác trên bãi cỏ xanh loang lổ vết máu.
Sư già tiến lên một bước rồi nói:
- Xin tráng sĩ để mặc bần tăng.
Lão Mộc cũng dơ chiếc cung lên, tiếp lời:
- Để tôi giúp sư phụ một tay.
Dây cung vừa buông một mũi tên bay vụt cắm vào mắt bên trái con rắn. Như cuộn giây tơ, dần dần cái thân hình dài tới hai trượng, bỗng quăng mạnh về phía trước, đuôi cuộn tròn lấy một cành cây dại, còn đầu chúc xuống, há miệng to như cái chậu định ngoạm lấy cánh tay Tư Chiềng. Sư già thét to lên một tiếng, phi bộ nhảy tới, dùng chiếc đao chém hất lên. Con rắn tránh thoát được, lao đầu bổ xuống. Nhanh như cắt, sư già nghiêng mình đâm thóc ngược một mũi dao lên trúng cổ địch thủ. Một tia máu phọt ra bắn cả vào mặt Tư Chiềng. Sư già toan xông vào đâm tiếp một mũi dao thứ hai, thì phát tên đã bay vù đến cắm vào mắt bên phải độc xà.
Ngay lúc ấy, Tư Chiềng nhảy tới, cầm chiếc búa nặng tới hai mươi cân, nhắm trúng đầu con rắn, giáng xuống một búa rất mạnh. Thật là một cảnh tượng rùng rợn, cái đầu đứ phăng bắn tít ra xa, máu ồng ộc chảy như suối, thân hình cuồn cuộn rời khỏi cành cây, lăn xuống đất. Tiếp luôn một búa nữa, một khúc mình đứt lòi cả gan ruột. Mọi người vui mừng hét to:
- Giỏi thật.
Lão Mộc nhìn con rắn, lắc đầu nói:
- Không biết con độc xà này sống từ đời nào mà to lớn thế. Có lẽ nó mới ở đâu lạc về, chứ khu rừng này làm gì có.
Một người tiếp lời:
- Có thể lắm! Rừng rậm, hang sâu, đường lối hiểm trở. Độc xà ở đã lâu hay mới đến cũng chả ai biết rõ. Nó sống ở khu rừng này có lẻ tới vài trăm năm.
Có tiếng người phản đối:
- Không chắc. Cách đây 50 năm, dân mấy làng chung quanh, đã có lần vào giữa rừng để xây chùa. Nếu bảo nó sống đã được hai trăm năm, thì trong khoảng thời gian chùa còn có người đèn nhang, khách thập phương đi lại lễ bái cũng đông, lại không có một người nào bị hại về nó, thì lạ quá! Lấy lý ra mà xét thì nó mới về đây chỉ độ mười năm là cùng.
Một người lên tiếng:
- Cũng không đúng. Nếu nó ở đây đã mười năm, thì vùng Đông Ngàn đã bị nó tàn hại rồi còn gì. Đến như con hổ kia, mới có mấy hôm, mà dân chúng đã nháo cả lên, huống hồ 10 năm với một con rắn to lớn như thế kia, thì có lẻ người và vật đều chui vào bụng nó cả.
Cả bọn đều nhao nhao lên bàn tán mỗi người một câu. Trong lúc ấy, sư già đang đi đi lại lại cạnh vũng máu đào, mắt đăm đăm nhìn dưới đất như đang tìm tòi vật gì. Chợt thấy một khúc ruột rắn rơi gần đấy, sẵn chiếc gậy cầm ở tay, sư già chọc chọc vài cái thì thấy một nắm rễ cây lòi ra ngoài. Nhìn kỹ một lúc, sư già bỗng kêu lên ra ý vui mừng:
- Phải rồi.
Mọi người ngạc nhiên, dồn dập hỏi:
- Gì thế?
Sư già tươi cười nói:
- Bần tăng cũng ngờ rằng con rắn này không phải ở đây đã lâu, nhưng chưa tìm ra được chứng cớ cụ thể nên chưa dám quyết đoán. Thì đây nắm rễ cây nhỏ mọn này cũng đủ đánh tan hết mối nghi ngờ của chúng ta.
Nói xong, sư già quay lại hỏi lão Mộc:
- Lão trượng là tay lịch lãm giang hồ đã nhận
  • LÝ CÔNG UẨN (b)
  • LÝ CÔNG UẨN (c)
  • ĐỘI QUÂN PHẬT TỬ
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---
    !!!1682_4.htm!!!ra được rễ cây gì chưa?
    Lão Mộc lắc đầu.
    Sư già thong thả tiếp lời:
    - Hồi bần tăng ở Đường Lâm đã có lần sang Bạch Hạc chơi, và ngẫu nhiên gặp một người cho xem một thứ rễ cây. Rễ cái to bằng hai ba chét tay, những rễ con mọc tua tủa chung quanh, sắc hoi vàng. Rễ cây đó đào được ở sườn núi Tản Viên, nhưng vì không biết nó thuộc về loại cây gì và công dụng của nó ra sao, nên đành phải đem vùi ở sau vườn, phó mặc cho mưa nắng. Sau bần tăng có dịp về Bình Kiều gặp sư trưởng Trọng Minh, có nhắc đến thứ rễ cây lạ lùng đó. Sư trưởng ngạc nhiên nói: “Ta cũng thường được nghe đồn ở núi Tản Viên có thứ rễ cây rất quý, nhưng thực chưa được trông thấy. Ăn vào, thân thể khoẻ mạnh, tránh được những bệnh tật hiểm nghèo và có thể hưởng thêm được tuổi thọ. Nhà người trông thấy mà không được dùng. Đáng tiếc thay!”
    Thứ rễ cây này chỉ ở sườn núi Tản Viên mới có, con rắn này chắc chắn là ở trên ấy rồi, mà nó đã nhiều lần ăn, nên trong ruột còn lại một ít rễ chưa tiêu hết. Xem như thế thì ta có thể kết luận rằng nó mới về độ vài ba hôm nay thôi. Từ núi Tản Viên về đây, đường xá hiểm trở, có tới non một trăm dặm, mà nó vượt một cách dễ dàng thì đủ biết nó có sức khoẻ vô cùng.
    Cả bọn đều lấy làm kinh dị. Sư già nói tiếp:
    - Từ đây đến chùa cũng chỉ còn một thôi ngắn nữa, chúng ta chia làm 2 toán: một toán cứ việc rẽ lau, vạch cỏ, mở đường; còn một toán ở lại tìm cách mang những khúc rắn này về làng, xả thịt, nấu nướng, bày cỗ để đến chiều ăn mừng ngày chiến thắng.
    Mọi người biểu đồng tình. Lão Mộc chọn vài chục người khoẻ mạnh và can trường cho theo Tư Chiềng đi trước. Còn bao nhiêu, để lại làm công việc bện chão, làm quang gánh khiêng rắn về làng. Tư Chiềng lại vác búa hăm hở đi đầu. Đến quá trưa thì họ tới nơi.
    Sư già dắt lão Mộc đi thăm chùa. Trên một gò đất rộng độ nửa sào, hai dãy nhà dựng chung quanh một cái sân hẹp, hiện ra một cảnh tượng điêu tàn giữa nơi hoang vu ủ dột. Những đống gạch vụn ngổn ngang đè lên một vài cái dui, hoành đã mục nát, hay những gióng tre rời rạc, lẫn với bùn và lá cây. Trên Tam Bảo, mái ngói đã sụt một nửa, chỉ còn trơ lại mấy cái bệ gạch long lở. Chiếc chuông đồng han rỉ nằm chỏng gọng dưới đất. Riêng mấy chiếc nhà ngang lợp rạ dùng làm tăng phòng thì hoàn toàn bị hư hỏng. Ở ngoài vườn, sừng sững giữa đám cỏ gai rậm rạp, một chiếc tháp màu xám tro đứng vươn mình nhìn trời như muốn thi gan cùng tuế nguyệt. Ngọn thép này xây rất cẩn thận, bằng thứ đá rất tốt nên không bị đổ nát.
    Sư già nhìn vào trong tháp. Một bát bình hương đã bị lật đổ, nằm nghiêng nhưng không vỡ, lá cây rơi xuống che lấp cả cái bệ con. Chợt sư già khẻ thốt một tiếng kêu, nửa như ngạc nhiên, nửa như sợ sệt, rồi sẽ kéo tay lão Mộc, nói:
    - Một bài thơ, lão trượng ạ.
    Lão thò đầu vào trong tháp, cặp mắt để ý ngay đến một phiến đá nhẵn thín, rộng độ bằng bàn tay, gắn chặt vào cái bệ con. Trên mặt phiến đá, khắc lờ mờ mấy dòng chữ bị đất và vôi bám vào che lấp quá nửa. Lão cầm phiến đá, lắc lắc mấy cái, rồi nhấc lên mang ra ngoài. Lão lấy dao cạo sạch bùn, rồi sẵn có vũng nước bên cạnh, lấy vạt áo sấp nước lau cẩn thận. Hai dòng chữ khắc nét đậm, nét nhạt, rõ rệt tinh vi, hiện ra dưới con mắt tò mò của hai người. Sư già lẩm nhẩm đọc:
    “ Khánh Vân thu dưỡng tử
    Vạn Hạnh thu đệ tử
    Thập bát tử xuất thế
    Thăng Long phân bát diệp
    Lập nghiệp nhị bách niên”.
    Lão Mộc giật mình nói:
    - Sao lại có cả tên của sư phụ, lạ lùng quá.
    Sư già gật đầu đáp:
    - Đây là lời tiên tri của vị Hoà Thượng đã viên tịch ở chùa này, bần tăng thử đoán qua loa xem có hợp ý lão trượng không nhé! Câu đầu dễ hiểu lắm. Khánh Vân nhận con nuôi. Câu thứ hai: Vạn Hạnh nhận học trò. Vạn Hạnh là tên vị tăng tu ở chùa Tiêu Sơn. Câu thứ ba: mười tám người con ra đời. Câu thứ tư: Thăng Long chia ra tám lá, không biết Thăng Long là danh hiệu người nào? Câu thứ năm: gây dựng cơ nghiệp hai trăm năm Vậy tán sơ lược mấy câu sấm như thế này: Khánh Vân và Vạn Hạnh thu con nuôi và học trò được mười tám người. Thăng Long nhờ có những người này mà dựng nghiệp lâu dài những hai trăm năm - Mấy câu này ứng vào việc đã qua hay việc sắp xảy ra? Ta hãy tính đến việc đã qua.
    - Vậy sư phụ có người con nuôi nào chưa?
    - Chưa có người nào!
    - Được, sư trưởng Vạn Hạnh ở Tiêu Sơn vốn là chỗ quen biết với sư phụ, chắc sư phụ biết rõ. Hiện nay sư trưởng bao nhiêu học trò?
    - Sư đệ Vạn Hạnh năm nay mới có ngoài hai mươi tuổi, làm gì có học trò?
    - Vậy ta có thể kết luận rằng mấy câu sấm này ứng vào việc sắp xảy ra, chứ không phải vào việc đã qua. Có nhiều chữ nhắc đi nhắc lại như dưỡng tử, đệ tử, bát tử, bát diệp, khó hiểu quá. Còn như Khánh Vân, Vạn Hạnh, Thăng Long, thì chẳng biết tên người hay tên đất? Ngẫu nhiên trùng danh, trùng hiệu chứ chắc đâu đã phải dụng tâm của tác giả ám chỉ vào sư phụ?
    Sư già ngẫm nghĩ một lát, rồi nói tiếp:
    - Xin lão trượng giữ kín việc này, đừng lộ cho ai biết vội. Tai vách, mạch rừng, nguy hiểm lắm, không phải chuyện bỡn đâu. Lão trượng hãy đem trả phiến đá này vào chỗ cũ, rồi cùng với bần tăng đi tìm Tư Chiềng.
    Lão Mộc cúi đầu vâng lời. Bỗng có tiếng chân người đi thình thịch ở đằng xa, rồi thấy Tư Chiềng vùn vụt chạy lại, vai mang một tấm gỗ to bằng nửa chiếc chiếu. Sư già ngạc nhiên cất tiếng hỏi:
    - Cái gì thế, tráng sĩ?
    - Cụ xem thì biết.
    Hắn nhẹ nhàng đặt tấm gỗ xuống. Sư già nhìn thấy ba chữ “Ứng Tâm Tự”, gật đầu nói:
    - Đây là tên chùa.
    - Cụ có dùng làm gì không? Hay để tôi làm phản nằm.
    - Tấm biển sau này còn dùng đến. Tráng sĩ hãy cất lên chùa, rồi gọi các anh em sửa soạn ra về…
    Quá chiều họ mới tới làng. Cơm nước xong, mọi người cáo từ sư già về nhà. Tư Chiềng dọn dẹp xong cũng xin phép rút lui. Lão Mộc vì quá chén nên nằm lăn ra ngủ lúc nào không biết, tiếng ngáy vang…Gần nửa đêm, sư già chợt mở mắt nhìn quanh nhà, ánh đèn dầu ta nhập chùng trong bóng tối, ném những tia sáng mờ nhạt trên bốn bức tường. Trên sà nhà, con thạch sùng mấy lần tắc lưỡi, nghe não nùng ảm đạm.
    Sư già bước xuống giường, sỏ chân vào đôi dép rồi quay lại, vừa lay vừa gọi lão Mộc:
    - Lão trượng! Lão trượng! Tỉnh dậy có việc khẩn cấp.
    Lão Mộc choàng dậy, mắt nhắm, mắt mở, hỏi luôn:
    - Có việc gì vậy sư phụ?
    - Cứ dậy rồi sẽ biết.
    Lão Mộc vớ lấy chiếc áo bông cộc, sỏ tay vào, rồi vùng nhẩy xuống đất.
    - Lão trượng cùng tôi ra ngoài sân.
    Lão nhấc cánh cửa liếp đẩy ra một bên rồi lách mình ra ngoài. Sư già theo sau.
    Gió lạnh thổi. Trên trời, sao dầy đặc lấp lánh, như những hạt châu gán trên màn vải. Xa xa tiếng tù và rúc từng hồi dài điểm xuyết vào cảnh đêm khuya tịch mịch.
    Đứng trên thềm, sư già vỗ vai lão Mộc cười nói:
    - Đùa lão trượng một chút, xin đừng giận.
    - Sư phụ dạy quá lời, tôi đâu dám.
    - Lão trượng có biết xem thiên văn không?
    - Tôi là kẻ vũ phu, chỉ biết cưỡi ngựa múa gươm, chưa từng được cao nhân dạy cho biết sự vận chuyển của các ngôi sao cùng các hiện tượng trong vũ trụ. Sư phụ, bụng chứa năm xe làu thông kim cổ, nho, y, lý, số, đều hay, bách gia chư tử tam giáo cửu lưu đều thuộc, ắt hẳn có nhiều điều hữu ích dạy bảo.
    Sư già ngửa mặt lên trời, ngắm một lúc, rồi chỉ tay về phương nam hỏi:
    - Lão trượng có thấy gì không?
    - Có một ngôi sao rất to.
    - Đó là ngôi bản mệnh của đức Tiên Hoàng đang thời kỳ thịnh trị, xung quanh các vì tinh tú tả phù hữu bật, ứng vào các tướng tá thủ túc đã giúp Tiên Hoàng dựng lên nghiệp đế. Nhưng sao bản mệnh đáng lẻ phải sáng rực át hẳn các sao khác thì hình như bị lấn át mà mất vầng ánh sáng, ứng vào điềm trong các bề tôi có người lộng hành muốn chiếm ngôi cao.
    - Sư phụ xem cơ nghiệp nhà Đinh thế nào?
    - Bề tôi mà lấn vua, thì là sắp có sự thoán nghịch. Khi số nhà Đinh cũng sắp hết, mầm hoạ tự trong nhà gây ra, rút cuộc cơ nghiệp lại về tay người khác.
    - Ai sẽ nối ngôi nhà Đinh?
    - Có lần tôi đi qua Hoa Lư, thấy trẻ con thường hát câu này:
    “Trứng rồng sinh một bọc.
    Năm gái ở cùng nhà.
    Rồng non vừa quẫy khúc.
    Một lưỡi kiếm vung ra.
    Máu loang người Nam Việt
    Mười cột chồng sơn hà".
    - Mấy câu đồng dao rõ ràng ám chỉ vào thời hiện tại: đức Tiên Hoàng lập năm ngôi Hoàng Hậu. Các con trong nhà tranh nhau địa vị Đông Cung, nên Nam Việt Vương Liễu giết em, giang sơn sau này sẽ vào tay quan Thập Đạo Tướng Quân, chính là câu: Mười cột chống sơn hà”.
    - Còn mấy câu sấm khác ở phiến đá trong tháp liệu có liên quan gì đến thời cuộc không?
    - Việc trời bí hiểm, khó đoán trước được.
    - Sư phụ, xem câu đồng dao đã đúng phần nào chưa?
    - Sự việc xảy ra đã ứng nghiệm cả rồi, còn đoạn sau nói về tương lai, chắc cũng không sai đâu.
    - Tôi nay đã già, cuộc thế thăng trầm từng trải mùi phong lưu, tân khổ đã nếm qua, ý muốn bắt chước Tử Phòng theo Hoàng Thạch Công xa lánh bụi trần, chỉ hiềm không có người tri kỷ sớm khuya bầu bạn.
    - Bần tăng có mấy lời tâm sự muốn ngỏ cùng lão trượng.
    - Xin sư phụ hết lòng chỉ giáo.
    - Bần tăng xem thiên tượng thấy sao Tử Vi chưa giáng trần nên thiên hạ chưa thể yên được. Khi số nhà Đinh hết đến nơi rồi, họ khác sẽ lên làm vua nhưng có nạn ngoại xâm, dân lê lại một phen thống khổ. Lão trượng mượn cửa thiền tạm cư ở ẩn ít lâu, xem sự thế xoay vần ra sao, rồi sẽ liệu. Ngày mai, bần tăng sẽ thỉnh cầu với dân làng xúc tiến việc trùng tu chùa Ứng Tâm. Lão trượng sẽ thay bần tăng trông nom chùa, thắp hương thờ Phật, vừa cầu phước, vừa vui thú cảnh già.
    - Sư phụ đi đâu?
    - Bần tăng sang Tiêu Sơn ở với sư đệ Vạn Hạnh.
    - Sư phụ bỏ tôi một mình ở đây à?
    - Thỉnh thoảng bần tăng sẽ sang hầu bạn với lão trượng.
    Lão Mộc cúi đầu yên lặng.
    Chùa Ứng Tâm được dân làng hợp tác tu sửa thành một nơi khang trang mỹ lệ. Cây cối xung quanh dần phạt rộng ra, ước độ vài ba mẫu, những nếp nhà tranh mọc lên san sát bao bọc lấy khu chùa. Một ít dân nghèo túng kéo nhau ra ở, ngày ngày vào rừng đốn củi, vỡ đồi để cấy cầy, trồng trọt. Dần dần khu rừng thu hẹp lại; những thửa ruộng lúa lan rộng, ôm kín dãy đồi nhô lên ở giữa cánh đồng cỏ chỉ còn lơ thơ vài bụi cây tầm cửi thấp lè tè. Từng đoàn trâu bò bình tĩnh gậm cỏ ở sườn đồi hay thơ thẩn trên những con đường nhỏ hẹp, đánh xuyên qua rặng cây còn sót lại. Đứng trước cánh rừng, người ta không lén lút sợ hãi nữa. Người ta hiểu rằng: nhân lực một khi được huy động một cách triệt để, có thể san bằng hết mọi chướng ngại. Nơi này đã chứa chấp một nguồn sinh lực dồi dào mà không ai nghĩ đến sự khai thác để nâng cao mực sống cho dân chúng, vì quá tin ở những chuyện hoang đường đã xâm chiếm tâm hồn chất phác của mọi người.
    Người sung sướng nhất trong công cuộc này có lẽ là Tư Chiềng. Hắn bây giờ nghiễm nhiên trở thành chủ một trang trại lớn mà sư gài đặt tên là Trang Liệt. Trại này gồm có năm sáu chục gia đình ở rải rác trong những căn nhà tranh xinh xinh xây thành hình cánh cung, như đứng làm bức bình phong cho một ngôi chùa Ứng Tâm. Dưới quyền hắn có hơn hai mươi thanh niên để giúp vào công việc phòng thủ trang trại.
    Còn lão Mộc thì được sư già uỷ thác cho việc trông nom chùa Ứng Tâm và đổi pháp hiệu là Thượng Lâm. Đời sống ở cửa Thiền thật là vô cùng khắc khổ. Lão không được tự do săn bắn trong những cánh rừng còn sót lại, hay lang thang trên đồi cỏ rậm rạp để tìm vết chân thú rừng. Lão được sư già giác ngộ, và tin tưởng ở phép mầu nhiệm của đạo Phật, nên tự giam mình vào cuộc đời phẳng lặng và buồn tẻ của kẻ đã chán mùi tục luỵ, muốn mượn quyển kinh để thông cảm với thế giới vô hình, cao siêu và bí mật. Lão tìm thấy ở triết lý sâu xa của đạo Phật một nguồn sống vững vàng cho tinh thần. Lão tự nhận thấy mình đã phí cả một thời niên thiếu, tài ba để phụng sự một lý tưởng chính trị cuồng dại: là làm hậu thuẫn cho bọn người khát máu vụ lợi, chém giết lẫn nhau. Cái dĩ vàng đẫm máu đó đã dần dần xoá nhoà trong óc lão; và ở tình trạng hiện tại, lão cố tìm lấy một sự an ủi trong hồi chuông đã rung động tâm hồn lão, cũng như trước kia, dưới làn mưa tên, gió đạn, tiếng gươm đao chạm nhau, đã làm cho lão say sưa, hăng hái, như uống phải cốc rượu nồng…
    Ngày tháng trôi qua…
    Trong vườn hoa phù dung đã mấy lần rã cánh, và trên cành cây, tiếng khắc khoải của chim quyên đã nhiều lần chào mừng những bông sen, hồng nở.
    Sau năm năm, trại Trang Liệt đã trở nên sầm uất và phồn thịnh khác thường. Thóc lúa thu hoạch đủ cho dân trại dùng quanh năm. Ngô, khoai, sắn, tiêu thụ không hết, lại đem bán cho các làng lân cận. Đàn ông chăm nom việc đồng áng, xay thóc giã gạo; đàn bà dệt vải, chăn tằm.
    Tối đến các thanh niên tụ họp nhau ở nhà trại chủ để luyện tập võ nghệ. Mọi người hợp tác chặt chẽ, chịu nhẫn nhục làm việc, biết thương xót giúp đỡ lẫn nhau, nên hoà khí trong trại không đến nỗi bị thương tổn.
    Sư già Thượng Lâm thỉnh thoảng xuống thăm, vỗ về khuyên nhủ dân chúng, rồi lại chỉ bảo thêm về võ nghệ cho trại chủ và các thanh niên.
    Đời sống thật là tươi đẹp, sáng sủa như buổi nắng sớm của một ngày xuân êm dịu.

    Truyện THẦY TĂNG MỞ NƯỚC ---~~~cungtacgia~~~---

    2 Tác phẩm

    --!!tach_noi_dung!!--


    Nguồn: Thatsonanhhung
    Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
    vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003

    --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--