Hồi 3
Bán dạ truy hồn

Trong lòng chảo Vu Sơn, ba bề núi dựng, u cốc hiểm nguy, đi sâu vào trong người ta thấy một tòa thành bảo, xây cất nguy nga hùng tráng, đấy là “Phong Vân bảo”, Tổng đàn của Thanh Long bang mà nhân vật giang hồ ai cũng đều biết tiếng.
Vào một buổi trưa ngày hôm ấy, trời nắng như thiêu đốt, nắng đến đỗi cỏ cây đều khô héo, vậy mà trong “Phong Vân bảo” đâu đâu cũng đèn treo liễu kết, âm nhạc vang dậy vui vẻ tưng bừng.
Hai bên đại môn, hai chiếc lồng đèn to lớn đề hai chữ “Thọ” treo lủng lẳng dưới hai chiếc đèn lồng, tiếp theo là hai hàng đại hán ăn mặc chỉnh tề đứng đầu là một trung niên hán tử áo quần đẹp đẽ nhưng đôi mắt nhỏ như chuột xạ, mũi cong như mũi ó, không ngớt cúi đầu chào đón các tân khách đến dự.
Tuy trời nắng gắt mồ hôi ai nấy đổ dầm dề, song trên gương mặt mọi người ai cũng không dám để lộ những vẻ than oán.
Đợi cho khách đến ít dần, chàng trung niên hán tử mắt chuột kia mới dám thở phào một tiếng lui sang một bên định nghỉ ngơi.
Bỗng nghe có tiếng ai thốt “Khổ quá” âm thanh lớn tợ đại hồng chung khiến cho ai nghe cũng phải giựt mình.
Không hiểu tự lúc nào, trước mặt chàng trung niên hán tử đã đứng sừng sững một cụ già áo xám thân hình to lớn, mặt đỏ như Quan Công.
Phải hiểu trung niên hán tử mắt chuột nầy là một nhân vật khá cao trong đội hồng kỳ của “Thanh Long bang”, hắn có đôi mắt thấy sáu ngả, tai thính tám phương, dù cho một chiếc lá rơi, một luồng gió thoảng, cũng không qua được tai mắt của gã, thế mà sự hiện diện của cụ già bằng cách nào mà gã không hề hay biết, trong lòng kinh dị vô cùng.
Gã liền tằng hắng một tiếng, vung tay cười nói:
- Lão anh hùng khổ sở, có phải đến để chúc thọ cho bổn Bang chủ chăng?
Cụ già áo xám “À” một tiếng vỡ lẽ:
- Hèn chi náo nhiệt như thế này, lão phu cứ tưởng có đám tang chứ!
Câu nói này vừa thốt ra, mọi người trong Thanh Long bang ai nấy đều thất sắc, kinh dị lẫn tức giận.
Trong mấy năm nay, uy thế của Thanh Long bang vang dội giang hồ, nhân vật hắc bạch lưỡng đạo đều phải nể nang thế mà người nầy dám lựa ngày đại thọ của Bang chủ, quần chúng tụ tập đông đảo để tìm cách gây sự, bảo sao bọn họ chẳng kinh? Chẳng giận?
Trung niên hán tử quay ra sau đưa tay ra hiệu, lạnh lùng hừ một tiếng nói:
- Tôn giá nói chuyện nên thận trọng một tí, nếu hôm nay không phải là ngày đại thọ của Bang chủ thì, hừ...
Cụ già áo xám “Hừ” theo một tiếng, đoạn cắt đứt lời nói của gã mỉm cười:
- Đại thọ thì chưa thấy, ha, ha, ha, đại họa có lẽ đến nơi!
Trung niên hán tử không dằn được nữa, lớn tiếng quát tháo:
- Tôn giá là ai, sao dám nói bậy thế, có ý gì nói ra ngay?
Cụ già áo xám vẻ mặt nghiêm nghị:
- Lão phu phụng mạng “Thiết Cốc môn” Chưởng môn nhân đến cùng Bang chủ các ngươi, còn không mau gọi Vũ Tường ra đây nghinh tiếp?
Trung niên hán tử thoạt đầu ngơ ngác, song mỉm cười nói:
- Cha chả! Đừng nói chi một tiểu môn phái lâu nay đã bặt tiếng, cho dù Cửu đại môn phái ngày nay phái ngươi đến hạ thiệp đi nữa, cũng chưa dám ngông cuồng như thế này.
Gã ta ngưng giây lát, rồi lại hạ giọng:
- Thôi miễn cho, tôn giá là kẻ đến đưa thiệp ta cũng không cố chấp làm chi.
Nói đến đây gã thò tay ra hất hàm:
- Đưa thiệp đây!
Cụ già áo xám ngửa mặt cười ha hả:
- Nói mà dễ, hạng người như ngươi đâu có đủ tư cách nhận thiệp này.
- Cha cha, cho dù thiệp vàng thiệp bạc đi nữa, đại gia đây cũng có thể lấy được kia mà!
Cụ già áo xám cười khinh một tiếng, thò tay vào áo lấy ra một tấm đại hồng thiệp, giơ cao lên nói:
- Thiệp nơi đây, ngươi có bản lãnh thì cứ tiếp đi!
Vừa nói cụ già vừa dùng hai ngón tay kẹp chặt tấm thiệp đưa ra.
Trung niên hán tử “Hừ” một tiếng khinh khi, năm ngón tay lẹ làng đưa ra, chụp lấy hồng thiệp trên tay cụ già.
Cụ già áo xám bỗng khẽ rung tay một cái, miệng quát:
- Ngươi còn chưa xứng lui ra.
Thân hình của hán tử bỗng như say rượu, lảo đảo bước lùi ra sau, gã ta trừng mắt thét lớn:
- Các anh em mau bắt con chó già nầy lại.
Lập tức hai hàng đại hán huy động binh đao bao vây tứ phía chuẩn bị tấn công.
Thì trong bảo có tiếng vọng ra:
- Không được dấy động!
Lời chưa dứt thì đã thấy trong bảo có một cụ già đi ra, mặt tím râu dài, áo quần đẹp đẽ, tuổi trạc lục tuần.
Tất cả bang chúng của Thanh Long bang vừa thấy cụ già ấy có mặt, thảy đều xủi tay cúi đầu, ra vẻ kính cẩn.
Cụ già ấy đưa mắt quét nhìn khắp nơi một lượt rồi lớn tiếng quát:
- Đồ ăn hại, cút đi cả lũ!
Đoạn ông ta vung tay nói với cụ già áo xám:
- Bọn chúng vô lễ mạo phạm, xin các hạ miễn chấp. Phụng mạng Bang chủ kính mời các hạ di giá đến bổn bang “Long Tường Thính” tương kiến.
Cụ già áo xám bỏ tấm thiệp lại vào áo, lạnh lùng hỏi:
- Ngươi cho biết chức vị đến bực nào, xem thử có đủ tư cách mời lão gia chăng?
Cụ già mặt tím mỉm cười nham hiểm, vung tay đáp:
- Đồng nhi con có biết tại sao cụ già vô danh lại chỉ cho con đến đây tìm ta chăng?
Giọng nói ôn tồn, thái đội hiền dịu, không một cử chỉ gì mà không giống mẹ ruột của chàng cả. Văn Đồng đứng trước một thiếu phụ hình dáng, ngôn ngữ như in đúc với mẹ chàng, khiến chàng phân vân khó hiểu, không biết đối phương có quan hệ gì với chàng?
Đang trầm ngâm suy nghĩ, bỗng lại nghe tiếng nói của thiếu phụ áo vàng tiếp:
- Có phải con đang chú ý đến dung mạo của ta giống ai chăng?
Văn Đồng không khỏi giật mình, trong lòng xúc động khôn kể, bỗng người chàng run rẩy, đôi mắt đỏ ngầu đáp:
- Diện mạo của lão tiền bối giống mẹ hiền của vãn bối như một.
Thiếu phụ áo vàng nhếch môi cười, chậm rãi nói:
- Cũng vì nguyên nhân đó, nên lão già ấy mới khiến cho con đến đây gặp ta.
Văn Đồng lại tỏ ra ngạc nhiên,hình như không hiểu gì cả thầm nhủ:
“Người này vừa bảo là nguyên nhân ấy, không hiểu ý nghĩa của hai chữ nguyên nhân này là thế nào?”
Thiếu phụ lại nói:
- Vì lão già quái gở ấy biết, nếu có đem tin thật nói rõ ra, con cũng chẳng tin vào, nên lão mới có ý khiến con đến đây tìm ta, và do ta nói rõ những sự thật phũ phàng ấy cho con nghe.
Ngưng giây lâu, để bầu không khí trở lại bình thường, bỗng nhiên bà ta lại lên tiếng hỏi:
- Hài nhi, con biết ta là ai chăng?
Văn Đồng nghe nói, cảm xúc, vội ứng tiếng nói:
- Vãn bối cũng đang muốn hỏi lão tiền bối xưng hô bằng cách nào?
Thiếu phụ áo vàng đáp:
- Ta là dì của con.
Văn Đồng nghe nói ngơ ngác khôn cùng, cứ há hốc mồm ra giây lâu không thốt được nên lời. Thiếu phụ áo vàng thở dài một tiếng giải thích:
- Việc này không thể trách con được, khi dì mới lên mười tuổi đã rời khỏi gia đình, hơn nữa, từ ấy đến nay cũng không từng về nhà, sợ ngay cả mẹ con cũng không ngờ lại có một người chị là ta nữa đấy.
Thiếu phụ vừa nói, mắt mơ màng nhìn ra ngoài cửa sổ như hồi nhớ lại những chuyện đã qua. Văn Đồng ngồi yên đợi nghe.
Qua một phút. Thiếu phụ áo vàng lại tiếp:
- Mẹ con vời gì tuy chưa từng gặp nhau, nhưng dì biết là hai khuôn mặt giống in như đúc, nàng là một thiếu nữ tính tình nhu mì, nhan sắc xinh đẹp, nên so với nhị sư đệ Vũ Văn Bình thật xứng đôi vừa lứa, lại nữa lúc ấy phụ thân cũng nhìn nhận nhị sư đệ là chàng rể tương lai của giòng họ nhà ta...
Văn Đồng bỗng nhiên lên tiếng cắt đứt câu chuyện của thiếu phụ đang kể hỏi:
- Lão tiền bối, người vừa bảo là sau khi rời khỏi gia đình đến nay chưa từng về nhà, vậy những việc này sao người lại biết rõ thế?
Vì lòng Văn Đồng giờ vẫn còn chút nghi ngờ, thành thử vẫn gọi thiếu phụ áo vàng là lão tiền bối chứ không gọi bằng gì.
Thiếu phụ áo vàng cũng đoán biết thế nào Văn Đồng cũng hỏi thế, nên nên mỉm cườiđáp:
- Hài nhi, những việc ấy đều do ngoại thúc tổ (ông chú) của con nói lại cho gì biết.
Văn Đồng như đoán ra điều gì, vội nói:
- Chẳng lẽ Vô danh lão nhân lại là ngoại thúc tổ sao?
Thiếu phụ khẽ gật đầu:
- Hài nhi, con cũng khá thông minh đấy.
Văn Đồng thở phào một tiếng thầm nghĩ:
“Hèn chi Vô danh Lão nhân đối với thân thế của ta lại biết rõ đến thế”
Thiếu phụ áo vàng lại thở dài nói tiếp:
- Không ngờ đại sư đệ Triệu Chấn Cương trong lòng bất chính, y biết nếu một khi mẹ con gả cho cha con rồi thì ngôi Chưởng môn của Thiết Cốc môn thế nào cũng không được vào tay y, nên lập tức bày mưu lập kế...
Văn Đồng nghe đến đây, trong lòng đau như dao cắt, nước mắt cứ cuồn cuộn trào ra. Thiếu phụ áo vàng đưa mắt nhìn Văn Đồng giây lát lại bảo tiếp:
- Lúc ấy nhị sư đệ cùng mẹ cháu tuy yêu thương nhau lắm, nhưng vì lễ nghi thành thử vẫn dè dặt, một hôm hai người phụng mệnh sư phụ đi Đông Hải lo làm một việc, nửa đường bị bọn cao thủ của hắc đạo vây công. Nếu luận về võ công thì bọn ấy không phải là địch thủ của cha mẹ cháu, ác vì trong ấy có một thiếu phụ tên gọi “La Thủ Thiên Tử”, đột nhiên sử dụng “Mê Hồn Loạn Tính Hương” khiến cho hai người phải mê loạn, thật ra những hành động này đều do Triệu Chấn Cương bày ra cả.
Văn Đồng tuy đã biết cha mình bị Triệu Chấn Cương sát hại, nhưng đây mới là lần đầu tiên mà chàng đã biết được tường tận mọi việc.
Thiếu phụ áo vàng tiếp tục nói:
- Khi cha con tỉnh lại rồi, mới hay biết là đã cùng mẹ con chung đụng thể xác. Cha con đâu biết sự việc là do Triệu Chấn Cương bày ra mưu kế. Lúc ấy cha con chỉ tự trách mình, giận ghét lấy mình, và cảm thấy không phải với mẹ con, càng hổ thẹn đối với sư môn nữa, nhưng sự việc đã xảy ra rồi, trừ một việc chết để chuộc tội mà thôi... Chết! Cái ý niệm ấy đã in chặt trong lòng cha con vì không còn phương pháp nào khác hơn cả, nhưng trong lúc cha con sắp nhảy xuống sông để tự vẫn thì Triệu Chấn Cương lại đột nhiên xuất hiện, sử dụng “Thất Âm Tuyệt Huyệt” thủ pháp để bức cha con phải làm theo ý của hắn sai khiến là phải tự tay chép bức tuyệt mệnh thư do hắn thảo ra, xong rồi lại dùng độc thủ đánh cha con rớt từ trên núi cao xuống lòng biển cả.
Nghe đến đây, Văn Đồng hình như phẫn uất đến tột độ, không thể dằn được nữa, toàn thân run rẩy. Thiếu phụ lại tiếp:
- Đồng nhi, cha con vẫn chưa chết. Người tuy bị đánh rơi xuống sông, nhưng may nhờ một vị cao tăng cứu khỏi và hiện giờ cha con đã qui y vào cửa Phật xả tóc làm tăng nhân.
Nghe được tin này Văn Đồng như kẻ chết trôi quơ được miếng ván, vui mừng khôn
kể, miệng chàng lẩm bẩm gọi:
- Cha! Hiện giờ người ở đâu?
Nhưng chàng chưa dám tỏ ra sự vui mừng ấy vì mẹ chàng hiện giờ mất, còn chưa biết...
Thiếu phụ áo vàng như đoán được ý nghĩ của chàng nên mỉm cười nói:
- Đồng nhi, dì sẽ cho con biết một việc nữa
Văn Đồng như linh tính thuc đẩy, chàng buột miệng nói:
- Có phải liên quan đến tin tức của mẹ cháu không?
Thiếu phụ vẫc mỉm cười:
- Phải, mẹ cháu hiện giờ đã quy y vào môn hạ của Nam Hải Vô Ưu thần ni.
Hôm nay, đối với Văn Đồng có thể nói là ngày đáng kỷ niệm nhất vì trong một ngày mà chàng đã biết được hai tin vui, bây giờ đây lòng chàng không còn kiềm chế được nữa, sự vui mừng đã lộ ra mặt. Nhưng, chàng vẫn tưởng mình đang nằm mộng, muốn chứng minh sự thật, chàng không ngần ngại lấy răng cắn vào môi, nhưng chàng thấy đau điếng, như vậy, không phải là mộng rồi, chàng xúc động cất tiếng hỏi:
- Dì... dì không phỉnh gạt Đồng nhi chứ?
Thiếu phụ áo vàng nhìn chàng thương hại nói:
- Hài nhi, tại sao dì lại gạt con làm gì?
Câu nói này như một ngọn gió mát thoáng qua, đánh tan cả sự gút mắc trong lòng Văn Đồng.
Thời gian dần dần trôi qua. Trong thâm cốc nơi miền rừng núi cũng bắt đầu mờ dần trong bóng tối. Văn Đồng được người hầu đưa đi ăn cơm. Sau bữa cơm, di cháu hai người lại ngồi đối diện nhau trên đỉnh lầu Đoạn Hà. Im lặng giây lâu, thiếu phụ áo vàng mỉm cười hỏi:
- Đồng nhi, Chu Tước Hoàn được nhân vật võ lâm cho là một trong tứ bảo. Và điều quý của nó là gì cháu có biết chăng?
Văn Đồng kinh ngạc đưa mắt nhìn bà ta đáp:
- Vì trong ấy có ghi môn Chí Cao Chí Thượng của Võ lâm tuyệt học.
Thiếu phụ áo vàng mỉm cười nói:
- Tuy võ công trong Chu Tước Hoàn uy lực tuyệt luân song chưa thể xưng là một môn võ học chí cao chí thượng.
Bà ngưng lại nơi đây, đưa tay áo lấy ra một chiếc túi vải màu vàng, mở lớp vải ấy ra bên trong là một cuốn sách màu vàng nhợt độ mấy trang mỏng, bà trao cuốn sách ấy vào tay Văn Đồng mỉm cười nói:
- Cháu cứ xem cuốn bí kíp dùng tay chép này trước đã, rồi gì sẽ cho cháu biết tại sao võ học trong Chu Tước Hoàn không thể gọi là chí cao chí thượng.
Văn Đồng với tính hiều kỳ, tiếp lấy tập sách ấy giở ra xem, thấy tổng cộng có bảy trang - từ trang một đến trang sáu chép toàn những cách thức chỉ dạy luyện tập võ học.
Còn trang cuối chỉ họa hình ba ông hòa thượng đứng chắp tay vậy thôi.
Văn Đồng xem hết thảy bảy trang ấy, liền từ từ gấp lại lắc đầu nói:
- Đồng nhi xem không hiểu gì cả.
Thiếu phụ áo vàng mỉm cười:
- Cuốn sách nhỏ này đã chép hết các môn tuyệtt kỹ của võ lâm tứ bảo vào trong ấy.
Trang cuối cùng họa ba hình người đang đứng, không phải là võ học trong tứ bảo mà là tiêu biểu cho sự tinh hoa trong bí kíp này vậy, uy lực nó rất lớn không thể nào tưởng tượng được.
Văn Đồng thất kinh lên tiếng hỏi:
- Chẳng lẽ là trong ba hình tưởng tượng này sao?
Thiếu phụ áo vàng gật đầu.
- Đúng thế. Cuốn sách nhỏ này do bổn Cốc chủ đời thứ nhất thân dùng tay chép vào bí kíp ấy. Người không những học thức uyên bác, ngộ tính cao siêu, mấy trăm năm nay có thể nói chưa có một người nào là ngang hàng cả.
Ngưng lại giây lát, đưa mắt nhìn về phía Văn Đồng rồi chậm rãi tiếp:
- Khi ấy võ lâm tứ bảo vô tình gồm vào trong tay bà ta cả nhưng bà ta không lấy nó làm vật riêng tư, thành thử đem bốn vật quí nhất của võ lâm này phân phát cho bốn người trong võ lâm có tiếng là đạo đức cao trọng vọng nhất để cất giữ. Song bà ta cũng có phần lo xa, sau này bọn tà ma hưng thịnh, học được võ công tuyệt kỳ của tứ bảo rồi đem ra nhiễu hại giang hồ. Vì thế bà ta đã mất bao công phu ghi chép lại các môn võ công của tứ bảo vào sách này cả, ngoài ra còn bỏ mười mấy năm công phu mới sáng chế được ba chiêu tuyệt kỹ dùng để diệt đạo trừ ma, ba chiêu ấy có thể nói rằng chế ngự lại những môn học trong tứ bảo ấy. Trong di mạng của bà ta, quy định ba chiêu này truyền lại cho kẻ thừa kế bổn Cốc chủ với những kẻ sắp kế tiếp, không hạn định người ấy phải là đệ tử của bổn môn mà chỉ lấy tính, đức, thiên tư minh mẫn làm tiêu chuẩn.
Bà nói một hơi đến đây, bỗng đưa tay ra chỉ chiếc lư hương để giữa nhà tiếp:
- Yếu khuyết tâm pháp trong ba thức vi đạo trừ ma ấy được khắc vào nhụy bảy đóa hoa nở trên chiếc lư hương đồng, hôm nay gì với thân phận Chưởng môn nhân đời thứ mười truyền lại cho cháu ba thức tuyệt học ấy để sau này thay dì ra giang hồ vệ đạo trừ ma.
Văn Đồng nghe nói hoảng hốt đứng phắt dậy. Hai tay cầm lấy cuốn võ học bí kíp, cung kính dâng lên trước mặt thiếu phụ
- Thưa dì, việc này không thể được!
Thiếu phụ áo vàng nghiêm nghị:
- Chu Tước Hoàn từ ấy đến nay, đã thay đổi qua mấy lượt chủ, khó thể bảo đảm được không có người đã học nó để làm hại võ lâm, riêng dì thì mấy mươi năm nay không hề ra khỏi cốc, môn hạ đệ tử trong này cũng không tìm ra một người nào xứng đáng để đảm trách ba thức ấy. Đồng nhi! Dì biết cháu không có ý muốn giữ ngôi vị Cốc chủ này, nhưng trách nhiệm vệ đạo trừ ma. Chẳng lẽ cháu cũng chối từ luôn sao.
Văn Đồng nghe nói cúi đầu suy nghĩ giât lát, đoạn đáp:
- Thưa dì không phải Đồng nhi cố ý chối từ, nhưng dì nghĩ lại xem, quý cốc đệ nhất Cốc chủ đã có di mạng phàm hễ người được học qua ba chiêu thức này, trừ việc cứu khốn phò nguy ra còn phải thừa kế ngôi vị Cốc chủ nữa, vì thế nên Đồng nhi khó thể tuân mạng được, có lẽ cũng không trách cháu chứ?
Thiếu phụ áo vàng mỉm cười rồi lại nghiêm nghị nói:
- Khi một việc gì trong lúc thừa hành mà gặp phải khó khăn thì quyết không thể giữ y quy luật được. Cần phải tuỳ cơ ứng biến, dù cho có phải trái với qui luật chút đỉnh cũng chả sao. Hôm nay, tình hình như thế đấy, để vệ đạo trừ ma, vãn cứu võ lâm sắp bị lâm nguy, dù cho có trái với di mệnh của tổ sư đôi chút tưởng người cũng không hề trách cứ vậy.
Văn Đồng nghe nói thế, cứ đứng sững một nơi không hề lên tiếng.
Thiếu phụ áo vàng đưa tay cầm bí kíp ra có ý bảo chàng phải tiếp nhận cuốn võ học tuyệt hảo này, đoạn lên tiếng nói:
- Với thiên tư minh mẫn của con, trong vòng mấy hôm có thể luyện được rồi. Đồng nhi chớ nên câu nệ nữa, ngồi về nơi cũ đi!
Văn Đồng không biết nói sao, chỉ đành y theo lời trở về nơi cũ ngồi xuống. Thiếu phụ đưa tay chỉ về phía chiếc lư đồng nói:
- Trong bảy đóa hoa nở nơi lư đồng ấy tức là yếu khuyết tâm pháp của ba chiêu võ công, trước hết con có thể đến xem qua một lượt cho biết.
Văn Đồng đến gần lần lượt xem qua, thấy giữa các đóa hoa ấy, thay vì nhuỵ khắc đầy lấy những chữ li ti, đóa hoa thứ nhất viết rằng:
“Ta đã khổ công ba mươi năm nghiên cứu ra ba thức, tên gọi “Phá Vân công”. Phá Vân công tuy chỉ có ba thức nhưng đã đạt đến mức vô cực. Tịnh có thể chế ngự vạn vật, ngăn cản lôi đình, động có thể khiến cho trời long đất lở, núi đổ nước tuôn kẻ học được ba thức này, mong giữ lòng trung hậu dùng nó để vệ đạo trừ ma, tạo phước cho võ lâm giang hồ”.
Kỳ dư sáu đóa kia, có đóa chỉ năm sáu chữ, có đóa lại đến mấy mươi chữ. Nếu đem ghép lại thì như một bài dịch kinh Phạn ngữ.
Được biết ý nghĩa trong bài này thì Phá Vân công tam thức, dùng tịnh để thủ, dùng động để công, nếu động tịnh hốn hợp thì công thủ đều có. Văn Đồng xem qua một lượt, chàng nhắm mắt suy nghĩ giây lâu mới từ từ mở mắt ra.
Thiếu phụ áo vàng lên tiếng nói:
- Phá Vân công này tuy chỉ có tam thức nhưng bao gồm cả sự huyền diệu của trời đất, trong khi đấu với địch gặp phải địch mạnh ta lại mạnh hơn thành thử sau khi luyện được ba thức này rồi có thể nói rằng là thiên hạ vô địch.
Văn Đồng nói:
- Thưa dì, tuyệt học kỳ ảo như thế ấy vậy mà chỉ có thời gian luyện tập trong ba ngày đêm, Đồng nhi sợ khiến cho dì phải thất vọng vì cháu chăng?
Thiếu phụ mỉm cười:
- Đồng nhi! Với thiên tư minh mẫn của cháu, ngộ tính hơn người, trong ba ngày đêm luyện thành cũng chẳng khó. Nếu thời gian sau này càng thêm lâu thì ba thức ấy lại càng tinh thâm quảng bác.
Văn Đồng vội nói:
- Thưa dì, có phải dì nói đùa với cháu chăng?
Thiếu phụ áo vàng nghiêm nghị:
- Đồng một môn võ công, mà mỗi người lại hiểu biết một trình độ khác nhau, đó cũng do nơi thiên tư cùng ngộ tính mà định đoạt, riêng cháu, theo dì thấy là một kỳ tài luyện võ hiếm có trong đời này. Nếu càng về sau, không biết chừng Phá Vân công của bổn môn nhờ cháu mà đưa đến một bước nữa, khiến Phá Vân Tam thức chiếm cứ ngôi vị chí bảo vô thượng của võ lâm sau này.
Những lời nói ấy khiến cho Văn Đồng càng lo lắng thêm, một trách nhiệm nặng nề đột nhiên lại chất lên người chàng.
Trong thời gian ba ngày đên trên đỉnh lầu Đoạn Hà, trừ giờ ăn cơm cùng nghỉ ngơi giây lát ra, Văn Đồng đã tập trung ý chí để học cho thuộc yếu khuyết tam pháp của Phá Vân tam thức.
Ngày thứ nhất trên gác lầu im lặng như tờ, hai người ngồi yên như lão tăng nhập định, còn dưới gác lầu nơi của lớn do chị em bạch y thiếu nữ thay phiên nhau canh gác. Ngày thứ hai trên đỉnh lầu đã có tiếng người đàm luận, Và ngày thứ ba trên lầu trở nên im lặng cực kỳ.
Ba ngày đêm khó khăn ấy rồi cũng trôi qua một cách êm đẹp, bỗng nghe trên lầu có tiếng cười vui vẻ vang ra. Còn dưới lầu mặt mày ai nấy cũng tỏ vẻ vui mừng khôn kể.
Vì nếu trong ba ngày đêm này rủi có cường địch xâm nhập thì tính mạng Cốc chủ và Văn Đồng khó có thể bảo toàn được. Bởi thế nên thời gian nguy hiểm đã trôi qua, ai nấy đều thở phào một tiếng nhẹ nhõm.
Đến ngày thứ tư, Văn Đồng quỳ trước mặt thiếu phụ huỳnh y nghe những lời căn dặn rồi chàng kính cẩn lạy tạ từ giã ra đi.
Huỳnh y thiếu phụ đứng nhìn hình bóng của chàng trai áo lam từ từ mất dạng mà lòng không khỏi buồn man mác.
Gió thổi vù vù, tuyết rơi dày mặt đất, núi rừng đều bao phủ lấymột màu trắng.
Trên con đường mòn giáp ranh giới hai tỉnh Thanh, Tạng tuy thời tiết xấu như thế này, vậy mà các nhân vật võ lâm Trung Nguyên đã dầm mưa dãi gió, đi trong cơn tuyết đổ hướng về miền hoang vu đi tới.
Mục đích của họ hình như là phải đến cho được nơi Lan Nha Cung trên đỉnh Côn Luân.

nơi ở của bà ta là Tử Vong cốc, bốn mươi năm đột nhiên mất tích trên giang hồ bởi vì bà đã lui về ẩn giật trong cốc Tử Vong ấy, không hề bước chân ra ngaòi một bước.
Văn Đồng chận đầu:
- Lão tiền bối tưởng cũng đã biết Tử Vong cốc là ở đâu rồi chứ!
Cụ gia cười ha hả:
- Nếu lão phu không biết thì còn nói với nhãi con làm gì?
Văn Đồng vui mừng không kể xiết, hai tay nắm chặt lấy cánh tay gân guốc của cụ già.
Cụ gia từ từ nói:
- Cốc Tử Vong nằm về phía Tây dãy núi Lạc Sơn, địa thế vừa bí ẩn vừa hiểm nghèo, năm ấy nếu ta không được bản đồ của Tử Vong cốc chủ tặng cho, thì dù có tìm đến nơi cũng vô phương biết được đường vào tuyệt cốc ấy.
Vừa nói ông vừa móc trong người ra một tấm da dê đã cũ mềm trao cho Văn Đồng tiếp:
- Đây là thảo đồ chỉ đường vào cốc Tử Vong đấy, ngươi cất đi mà dùng, giờ ta đi thôi!
Tiếng nói vừa đứt thì người ông cũng đã bay bổng lên không, uốn mình một cái đã lướt mình đi mất dạng.

*

Từ Vu Sơn đến vùng Lạc Sơn, cách xa đến mấy trăm dặm, cũng nhờ chặng đường này đều là vung quê hẻo lánh, rừng núi hoang vu, ít kẻ qua lại, hơn nữa Văn Đồng lòng nòn như lửa đốt không màng ăn uống cứ mải miết thi triển khinh công chạy nhanh, buổi trưa ngày thứ hai chàng đã đến nơi Cụ gia quái gở đã chỉ điểm, sơn cốc Tử Vong thật là một vùng thâm cốc bí ẩn, hiểm nguy, bốn bề núi cao vời vợi, không có đường ăn thông qua lại. Đến sát bên chân núi, chàng ngước mắt nhìn lên, thấy cảnh vật trước mắt khác hẳn đất Trung Nguyên.
Một khoảng đất trống trong vùng thung lũng độ ngoài trăm mẫu. Bây giờ là buổi trua đúng giờ ngọ mặt trời chiếu gắt trên đỉnh đầu, thế mà sương mù vẫn che phủ một lớp trắng xoá, tựa hình như khuất lấp cảnh vật bên trong.
Văn Đồng, cực nhọc mất hết mấy tiếng đồng hồ mới leo đến núi, bởi đường vào cốc không có, đành phải bò lên đỉnh núi để lần xuống bên trong, lối đi toàn là những trụ đá to lớn cao ngất trời, nếu một kẻ công phu tầm thường thì đừng hòng qua khỏi nơi này được.
Khi lên là Văn Đồng đã mất hao rất nhiều sức lực, nhưng đến khi xuống lại còn khó khăn hơn nữa, vì dốc núi dựng ngược, không có chỗ dựa chân. Chàng đành phải dùng lối Du Long thuật, cùng Bích Hổ công liều lĩnh phi người xuống đáy.