Hương Phi ra trường đã được nửa năm. Cô xin được chỗ dạy ở một trường tư thục. Nhưng cô vẫn ở nhà Vĩnh Tuyên, tiếp tục công việc của một gia sự Cuộc sống vẫn đều đặng trôi quạ Chỉ có tình cảm của cô là càng ngày càng sâu nặng và mòn mỏi trong lòng. Hương Phi không hiểu tình cảm của Vĩnh Tuyên dành cho Diễm Huyền sâu sắc đến đâu. Nhưng thời gian sau này ông ta sống buông thả kỳ lạ. Buông thả theo cách nhìn của Hương Phi, có nghĩ là ông ta hay về khuya và luôn luôn say khướt. Thậm chí là gần như phó mặc bé Lam cho cô. Ông ta chắc quan tâm đến điều gì ngoài chu cấp tiền cho bé Lam, thông qua Hương Phị Mỗi ở lớp nó mời họp hay có chuyện gì cần cô đều đứng ra giải quyết. Thậm chí có nhiều lần trường con bé tổ chức đi chơi. Hương Phi bảo Vĩnh Tuyên thì ông chỉ thờ ơ bảo tùy cô. Thời gian đâu Hương Phi cho đó là tâm trạng chán đời và cô thông cảm với sự bỏ bê đó. Nhưng dần dần cô thấy bất mãn vô cũng. Chẳng lẽ vì hận đời mà ông ta bỏ rơi luôn con gái mình? Tối nay Vĩnh Tuyên lại về nhà trong tình trạng say khướt và Hương Phi lại nhẫn nhịn săn sóc ông ta như những lần trước. Nhưng sáng hôm sau khi Vĩnh Tuyên thức dậy. Thấy ông ta chuẩn bị đi, cô đứng ở cửa phòng ông ta nghiêm trang: - Ông chủ tôi có thể nói chuyện với ông không? - Chuyện gì? Đây là lần thứ ba khi bước vào nhà này Hương Phi chủ động nói chuyện. Và Vĩnh Tường vẫn có thái độ hờ hững không khác trước. Nhưng điều đó không làm cô nao núng sợ hãi, cô bình tĩnh nhìn thẳng vào mắt ông ta: - Xin ông ở lại thêm một lát, tôi cần phải nói chuyện nghiêm chỉnh với ông. - Cô ra lệnh cho tôi đấy à - Giọng Vĩnh Tuyên bực mình. Hương Phi vẫn nhỏ nhẹ: - Tôi không dám như vậy. Nhưng hôm nay sẵn không có bé Lam ở nhà tôi muốn nói để không bị ảnh hưởng tới nó. - Thôi được cô nói đi. Nó lại gây ra chuyện gì nữa? Vĩnh Tuyên nói và đến ngồi xuống ghế, ông ta không để ý Hương Phi vẫn còn đứng ở cửa. Cũng không thấy mình bất lịch sự khi không mời cô ngồi. Còn cô thì đã quen với thái độ lạnh nhạt đó nên không thấy khó chịu thêm nữa. Cô thở nhẹ: - Nó không gây ra chuyện gì hết chỉ có ông gây ra mà thôi. Ông hãy nhìn lại cách sống của ông đi. Tôi tự hỏi có phải ông muốn trả thù con gái mình hay không? Vĩnh Tuyên nhíu mày, cử chỉ quen thuộc mỗi khi bị trái ý: - Cô muốn nói gì? Hương Phi liếm môi: - Tôi biết ông rất đau khi vì sự lựa chọn của ông, ông đã để mất chị ấy vì trách nhiệm phận của một người chạ Nhưng sao bây giờ ông quay lại bỏ mặt nó, có phải đó là sự trả thù không? Vĩnh Tuyên trừng mắt nhìn cộ Ông ta chợt đứng dậy, bước đến trước mặt cô nghiêm khắc: - Tôi đã từng nói, tôi không cho phép cô tò mò đến đời tư của tôi nếu cô còn đi quá giới hạn của mình thì... Hương Phi cắt ngang: - Thì ông sẽ cho tôi nghĩ việc phải vậy không? - Có thể chưa đến nổi đó. Nhưng tôi muốn cô phải biết rõ vị trí của mình. - Tôi biết trong mắt ông tôi lúc nào cũng làm một cô gia sư, tệ hơn nữa là một người làm trong gia đình này. Nhưng nếu chỉ là người làm thì không lãnh quá nhiều trách nhiệm như vầy. Vĩnh Tuyên im lặng nhìn Hương Phị Có lẽ ông thấy lạ vì phản ứng của cô, thậm chí cho là cô yêu sách để đòi lương cũng không chừng. Cái nhìn của ông đã làm Hương Phi hiểu mình đã bị nghĩ sai, cô nói nhanh: - Tôi không kể công xin đừng nghĩ sai như vậy. Tôi muốn nói là ông thiếu quan tâm tới bé Lam quá. Nhà trường yêu cầu đến họp, hay ký tên vào sổ liên lạc, ông xem đó là bổn phận của tôi. Nhưng xin ông nhớ cho rằng đó là trách nhiệm của ông hoặc của mẹ nó, chứ không phải là trách nhiệm của cô gia sư. - Những chuyện đó làm cô thấy nặng nề lắm à? Hương Phi hỏi lại: - Vậy ông cho rằng đó là trách nhiệm của tôi. Vĩnh Tuyên trầm tĩnh: - Xin lỗi có lẽ tôi bắt cô làm việc nhiều quá. Cô yên tâm, tôi sẽ không để cô thiệt thòi. Hương Phi chưa kịp trả lời thì ông đã quay đi đến bàn lấy chiếc cặp: - Tôi sẽ nhớ lời đề nghị của cô. Và ông ta đi ra ngoài, Hương Phi ngớ người đứng nhìn theo. Mãi rồi cô mới hiểu ông tại sao ông ta nói câu đó. Thì ra ông ta tưởng cô muốn đòi nâng lương. Hương Phi thật dở khóc dở cười, rốt cuộc cô không bao giờ nói chuyện nghiêm chỉnh với ông ta cả. Vĩnh Tuyên thờ ơ đến nỗi không biết cô cũng có cảm xúc sao. Tối đó Vĩnh Tuyên đưa cô phong thư, về khoản tháng này ông ta rất lịch sự. Ông ta thường trả lương cho cô ta bằng hình thức đó. Hương Phi mang về phòng tò mò mở ra xem. Đúng như cô nghĩ, Vĩnh Tuyên đã hào phóng nâng lương cho cô, số tiền vượt cả tưởng tượng của cô. Hương Phi bỏ tiền vào năn kéo số còn lại cô bỏ vào phong bì mang lên chỗ Vĩnh Tuyên và trước cái nhìn tò mò của ông, cô nhẹ nhàng đặt lên bàn: - Đây là khoảng tiền dư, xin gửi lại ông. Vĩnh Tuyên khoát tay: - Từ đây về sao cô sẽ được trả lương như vậy. Xem như tôi đền bù những thiếu sót của tôi trước đây. Hương Phi lắc đầu: - Ông lầm rồi tôi không cần ông quan tâm bằng cách đó. Lúc sáng tôi chỉ muốn nói để ông quan tâm đến con gái mình hơn. Nhưng ông chẳng bao giờ muốn nghe, tôi đành vậy. Cô khẽ nhếch môi lắc đầu: - Thật bất hạnh cho bé Lam. Nói xong câu đó, Hương Phi chợt nhận ra mình hơi liều cô vội quay người đi ra nhưng Vĩnh Tường đã gằn giọng: - Đứng lại đó. Hương Phi không dám bước đi tiếp, cô hoang mang không biết có nên bỏ đi không. Thì Vĩnh Tuyên đã nói như ra lệnh: - Quay lại đây. Hương Phi miễn cưỡng đi đến trước mặt Vĩnh Tuyên. Ông nói bằng giọng uy quyền: - Cô đi xa quá rồi đó. Hương Phi liếm môi đứng yên. Vĩnh Tuyên nói tiếp với gọng đe dọa: - Cô cho rằng con gái tôi bất hạnh khi có người cha như tôi chứ gì? Ông ta nhìn cô nghiêm khắc và áp đảo. Hương Phi chớp chớp mắt lẩn tránh nhưng vẫn bảo vệ ý kiến của mình: - Không phải như vậy sao? Dù ông có đuổi việc tôi tôi vẫn nghĩ như vậy. - Tôi thấy cô quên hẳn mình là ai rồi. Cách nói của ông ta làm lòng tự ái của cô chợt bừng lên. Cô bậm môi: - Thế trong mắt ông tôi là người thế nào? Thấy Vĩnh Tuyên lặng thinh quan sát mình cô nói tiếp bằng giọng cứng rắn: - Có thể tôi không có những thứ như ông đã có, địa vị, tiền bạc hay những thứ tương tự. Nhưng tôi cũng có những suy nghĩ và đánh giá về ông không chừng sáng suốt hơn cả ông nữa. - Cô ra ngoài đi. - Xin lỗi vì đã làm phiền lòng ông chủ nhưng tôi phải nói điều này. Lúc sau này ông bỏ bê bé Lam quá. Ông không nghĩ như vậy con bé sẽ buồn sao? Thấy Vĩnh Tuyên im lặng, cô nói tiếp: - Chỉ mình tôi thì không đủ làm cho nó hạnh phúc trọn vẹn đâu. Vì tôi không phải là mẹ nó. Không có mẹ thì còn phải còn được cha chứ. Tôi có cảm giác ông trả thù con bé vì nó đã ngăn cản chuyện tình cảm của ông. - Đủ rồi! Thật là xúc phạm. Cô về phòng cô đi. Mặt Hương Phi tái đi tim đập mạnh run rẩy. Lần đầu tiên cô thấy Vĩnh Tuyên quát tháo như vậy với cộ Nhưng chính sự tức giận của ông ta làm cô giận sôi lên. Cô lì lợm đứng yên một chỗ: - Có thể tôi đã nói cái điều ông ghét nhất, nhưng nếu còn chút lý trí thì ông sẽ thấy tôi nói đúng. Nói xong câu đó Hương Phi cảm thấy mình không thể cố gắng thêm được nữa. Cô bước nhanh ra ngoài. Cô không về phòng với bé Lam mà vào phong khách nhỏ ngồi một mình cố trấn áp cơn xúc động do Vĩnh Tuyên gây ra. Lần đầu tiên Hương Phi muốn bỏ đi khỏi nơi đây. Cô thấy chán nản lắm rồi. Đã nhiều lần cô tự nhủ mình chỉ làm ở đây để có lương. Còn thì ai ra sao mặc kệ. Thế nhưng khi thấy thái độ của Vĩnh Tuyên, cô lại không chịu nổi. Ông ta định sống kiểu chán chường này đến bao giờ đây. Thái độ hờ hững của Vĩnh Tuyên càng làm tăng thêm sức chịu đựng của cô khi bé Lam bệnh. Chiều nay Hương Phi thấy con bé hơi sốt, và cứ nằm yên cô biết nó bệnh. Bình thường chẳng khi nào con bé chịu nằm yên lâu như vậy. Cô cho nó uống thuốc rồi đi tìm Vĩnh Tuyên. Lúc đó ông ta đang chuẩn bị đi, cô chận ông lại giữa hành lang: - Ông chủ bé Lam nó bị sốt nhẹ, nãy giờ nó cứ nằm chứ không chịu chơi, lúc nãy ăn cơm cũng ít. Vĩnh Tuyên không trả lời ông ta đi xuống phòng con bé. Rồi ngồi xuống giường rờ trán nó: - Con thấy trong mình ra sao? Nói ba nghe xem. - Con khó chịu. - Cô phi cho con uống thuốc chưa? - Dạ rồi. -Con khó chịu nhiều không? - Dạ nhiều. Vĩnh Tuyên vỗ nhẹ trên mặt nó: - Uống thuốc xong con sẽ khỏe lại thôi. Nằm yên ở đây chứ đừng đi chơi nghe con. - Dạ. - Con ngủ đi. - Dạ. Bé Lam ngoan ngoãn nhắm mắt lại. Vĩnh Tuyên chờ nó ngủ rồi đi ra. Thấy Hương Phi đứng chờ ngoài lan can ông ta nói ngắn gọn: - Cô vô trông chừng nó đi nếu có gì thì gọi điện cho tôi. Ông ta đi rồi Hương Phi quay vào phòng ngồi xuống cạnh bé Lam. Nhìn nó chăm chú. Con bé có nhịp thở rất lạ. Giấc nhủ mệt mỏi chứ không bình thường. Cô lo lắng chạy xuống tìm dì Năm: - Dì lên xem bé Lam giùm, sao con thấy nó ngủ kỳ quá. Cả hai chạy trở lên, dì Năm rờ trán con bé: - Nóng quá, nó bị sốt rồi. Cái này là nó sốt quá nên mê, chứ không phải ngủ đâu. - Bây giờ làm sao hả dì, lúc nãy có cho nó uống thuốc rồi mà. - Cô cho nó uống gì vây. - Con không biết, con ra hiệu thuốc nói triệu chứng thì người ta bán. - Đâu thử cặp nhiệt độ nó xem. - Là đo nhiệt độ như trong bệnh bệnh viện đó hả? - Ừ. - Con không biết hay là dì đi mua giùm con. Dì Năm đi xuống nhà, rồi đi đến hiệu thuốc gần đó. Khá lâu mới về. Bà cặp nhiệt độ cho con bé một cách thành thạo. Rồi kêu lên lo lắng: - Sốt cao quá, phải lau sốt ngay. - Bây giờ làm sao? Dì Năm không trả lời mà chạy nhanh xuống dưới, lát sau lại mang lên nước ấm và khăn. Cả hai cùng lau khắp người con bé. Hương Phi tò mò: - Sao dì rành mấy chuyện này quá vậy? - Tôi nuôi mấy đứa con rồi không biết sao được cộ Với lại ở nhà có mấy đứa cháu lo riết rồi quen. Hương Phi vừa lau vừa trầm ngâm suy nghĩ, cô thấy tối nay nếu không có dì Năm cô sẽ sợ chết mất. Cô làm sao có được mấy kinh nghiệm như thế này. Khi bé Lam hạ sốt dì Năm đi xuống dưới ngủ. Hương Phi cũng thay áo đi nằm nhưng cô lo quá nên không ngủ được. Khoảng giữa khuya cô ngồi lên sờ trán con bé nó nóng như lửa. Cô hoảng hốt chạy xuống gọi dì Năm. Bà hối hả chạy lên cặp nhiệt cho nó rồi lo ngại: - Phải đưa nó vào bệnh viện thôi, con nít nóng sốt thế này tôi không rành lắm. Hương Phi sợ tái người: - Đến nỗi như vậy lận sao? Trời ơi làm sao bây giờ phải gọi ông chủ thồi. - Ông chủ chưa về. Hương Phi đang soạn đồ cho con bé nghe nói như vậy cô chết sững đứng nhìn. Bây giờ mới nhớ Vĩnh Tuyên hay về khuya. Đồ vô lương tâm! Cô bối rối đứng nhìn dì Năm rồi bật ra: - Dì có biết số di động của ông ta không? - Làm sao tui biết đựơc cộ Cô biết không? Hương Phi ngao ngán lắc đầu. Trong cơn quýnh quáng cô giận Vĩnh Tuyên ghê gớm. Lúc chiều đã biết con bé bị bệnh mà vẫn đi. Lương tâm của ông ta bị chuột gậm mất rồi. Dì Năm có vẻ bình tĩnh hơn Hương Phi, bà nói như xắp đặt: - Cô soạn đồ cho nó để tui chạy xuống kêu taxi. - Vâng, vâng. Thế là mấy phút sau dì Năm phụ Hương Phi đưa bé Lam xuống xe. Và chỉ mình cô đến bệnh viện, vì bà không dám bỏ nhà ban đêm. Khi vào đến phòng cấp cứu thì bé Lam bắt đâu co giựt. Hương Phi bần thần đứng nhìn người ta săn sóc con bé. Trong bụng rối rắm lẫn sợ hãi. Cô thầm câu nguyện liên tục, mà chẳng nhớ nổi mình đã cầu nguyện cái gì. Đến gần nửa đêm thì bác sĩ bảo đưa con bé về nhà. Lúc đó mới thấy nhẹ nhõm vì biết nó không có gì trầm trọng. Cô khoát giỏ lên vai, chật vật bồng con bé đứng bên đường đón taxị Vào nửa đêm thế này đón xe không phải là dễ. Cô đi dọc theo lề đường, vài bước lại ngoái cổ tìm một chiếc xe. Chợt một chiếc Mercedes quen thuộc đố lại song song bên Hương Phị Rồi Vĩnh Tuyên nghiêng đầu qua cửa gọi lớn: - Cô Phi. Hương Phi quay lại. Vừa thấy ông ta một cảm giác tức giận lẫn tủi thân làm cô chợt khóc ngon lành. Cô lẳng lặng ngồi vào xe, sửa cho bé Lam nằm ngay ngắn trên chân mình mà không nói một tiếng Vĩnh Tuyên hơi ngạc nhiên khi thấy cô khóc, ông nhẹ nhàng: - Xin lỗi vì tôi về trễ, tôi không biết nó bệnh nặng như vậy. Hương Phi không trả lời, cô quay mặt ra ngoài nước mắt không tuôn giọt. Vĩnh Tuyên hạ giọng: - Bác sĩ nói nó bị gì vậy cô Phi? Hương Phi lặng lẽ lấy toa thuốc đưa cho ông ta chứ không trả lời. Vĩnh Tuyên đọc toa xong, ngẩng lên: - Cô mua thuốc chưa. Hương Phi lắc đầu một mực không hé môi, thái độ của cô làm Vĩnh Tuyên thấy có lỗi. Ông ta im lặng bật công tắc chiếc xe lướt tới không ai nói chuyện gì thêm. Về nhà. Vĩnh Tuyên giúp Hương Phi đưa con bé lên phòng, cô đặt nó nằm ngay ngắn trên giường. Thấy Vĩnh Tuyên còn đứng đó cô bỏ về phía cửa sổ chờ ông ta ra. Nhưng ông ta đi đến đứng gần cô: - Lúc đó sao cô không gọi điện cho tôi? Thấy Hương Phi lì lợm không trả lời, giọng ông dịu lại hơn: - Cô nghĩ gì vậy? Hương Phi chợt quay phắt lại bật ra: - Tôi nghĩ ông là một người cha vô lương tâm. Vừa vô lương tâm vừa thiếu trách nhiệm. Vĩnh Tuyên nhìn sững cộ Nhưng không tin cô dám nói năng như vậy. Nhưng Hương Phi đang tức nên bất cần ông ta nghĩ gì giọng cô hơi run vì tức: - Có phải ông nghĩ rằng, cứ quăng tiền ra thuê người giúp ông giữ con, thì có thể yên tâm phó mặc cho người đó, bất kể con gái ông ra sao. - Bình tĩnh lại đi, Hương Phi. Hương Phi hét lên: - Tôi không bình tĩnh được trước thói vô trách nhiệm, của ông. Ông thừa biết là tôi chưa bao giờ nuôi con nít, ông biết lúc tối tôi đã sợ đến thế nào không? - Tôi xin lỗi. Lúc đó tôi chỉ nghĩ nó bị cảm xoàng thôi. - Mà nếu là vậy, ông cũng không nên bỏ mặc nó. Ông mê chơi hơn là lo cho con cái. Có phải ông ghét nó, vì nó làm mất hạnh phúc của ông không? Vĩnh Tuyên nhìn Hương Phi một cách kỳ lạ. Rồi đột ngột bỏ ra khỏi phòng. Nếu là lúc trước, thái độ đó sẽ làm Hương Phi chùng lại. Nhưng bây giờ thì đó là sự khiêu khích né tránh đôi với Hương Phị Nó làm cô càng thấy tức. Cô đứng yên một hồi. Rồi quyết định đi lên phòng Vĩnh Tuyên. Cửa không đóng, nhưng Hương Phi vẫn lịch sự gõ mạnh. Vĩnh Tuyên bước ra mở. Thấy đôi mắt mở to đầy tức giận của cô, ông ta nói nhẹ nhàng: - Cô muốn nói chuyện gì nữa? - Tôi báo để ông biết. Khi nào bé Lam hết bệnh, tôi sẽ nghỉ làm. Ông hãy chuẩn bị tìm người khác đi. Nói xong cô quay người định đi xuống. Nhưng Vĩnh Tuyên đã bước tới chận cô lại: - Giận đến mức như vậy sao? - Tôi không hề giận, mà là quá sức chịu đựng. - Chuyện gì ghê gớm đến như vậy? - Ông không biết thật sao? Phải rồi, ông có quan tâm đâu mà biết đã gây cho người khác điều gì. Nhưng tôi sẽ không kể lể nữa, chỉ nói vắn tắt rằng, ông hãy tìm người khác đi. Và cô bỏ đi xuống. Vĩnh Tuyên không giữ lại. Ông ta đứng yên chỗ cửa nhìn theo cộ Phản ứng nhẹ nhàng của ông ta làm Hương Phi lại tự hỏi, rằng mình có tác động đến con người băng giá đó không? Hình như là không? Hương Phi trở xuống phòng, Ngồi bên cạnh giường bé Lam cô chợt thấy buồn ngủ ghê gớm. Bây giờ đã gần hai giờ. Cô bèn xuống bếp pha tách cà phê để chống chọi với cơn buồn ngủ. Giờ này cô phải thức canh chừng bé Lam, trong khi ba nó thì có lẽ thức đắm chìm trong nỗi thất tình của ông tạ Ý nghĩ đó làm Hương Phi tức ấm ách. Cô quyết định bỏ đi để trừng phạt ông tạ Không còn dùng dằng gì nữa. Càng lúc Hương Phi càng thấy mòn mỏi. Cô lờ mờ thiếp đi lúc nào không hay, đầu cô dựa vào thành giường ngủ mê mệt. Hương Phi không hay có Vĩnh Tuyên đi vào phòng. Ông ta nhẹ nhàng khép cửa lại. Rồi ngồi ở chân giường lặng lẽ nhìn cô ngủ. Cuối cùng ông ta lay nhẹ tay cô: - Qua giường nằm đi Hương Phi, ngủ thế này mỏi lắm. Rồi, thấy cô vẫn không nhúc nhích, ông ta bồng bé Lam nằm qua một bên và nhẹ nhàng đỡ cô nhẹ xuống giường. Buổi sáng thức dậy Hương Phi thấy Vĩnh Tuyên đang lau sốt cho bé Lam, còn con bé thì vẫn ngủ. Cô ngồi bật dậy dụi mắt nhìn ông, hoảng sợ: - Nó lại sốt nữa à? - Không sao đâu, cô còn mệt thì cứ ngủ đi. Hương Phi vội vã bước xuống giường, đi qua phòng rửa mặt. Cô vừa chải tóc vừa nhìn mình trong gương, bần thần. Đầu óc cô vẫn lơ mơ không tỉnh táo nổi. Cô thèm được ngủ chút nữa. Nhưng để Vĩnh Tuyên một mình lo cho con bé thì lại ngại. Thế là cô trở ra, đến ngồi xuống giường: - Đế tôi lau cho. - Nếu còn mệt thì cứ ngủ tiếp đi, tôi lo được rồi. Hương Phi dè dặt: - Nó sốt từ lúc nào vậy? - Cách đây nửa giờ. - Ống xuống thì thấy nó nóng à? - Không, tôi thức canh chừng, vừa nóng là tôi phát hiện ngay. Hương Phi liếm môi, khẽ liếc nhìn Vĩnh Tuyên. Rồi nói một cách e ngại: - Sao ông không gọi tôi? - Thấy cô ngủ ngon quá, không muốn phá giấc ngủ của cô. - Thế, ông thức suốt đêm qua à? Vừa nói cô vừa nhìn đông hồ. Đã hơn 8 giờ. Không lẽ Vĩnh Tuyên đã thức suốt đêm. Trông ông ta không có vẻ gì là mệt mỏi. Cự chỉ trầm tĩnh vững vàng như bình thường. Ông ta hay thật. Thấy Hương Phi cứ dán mắt vào mình, Vĩnh Tuyên ngước lên nhìn cô: - Cô xuống ăn sáng đi, đói lắm rồi phải không? Đúng là Hương Phi đang rất đói. Nhưng vẫn lắc đầu: - Tôi không sao, ông để tôi thay cho ông. - Tốt nhất là nên xuông ăn đi, tôi tự lo được rồi. Đừng để đến lượt cô vào bệnh viện đấy. Hương Phi nhìn Vĩnh Tuyên một cái. Đây là lần đầu tiên ông ta quan tâm đến cộ Ông ta có thật sự nghĩ vậy hay không, cô không biết. Nhưng với mẫu người lạnh lùng như ông tạ Đó rõ ràng là dấu hiệu quan tâm. Hương Phi bèn đi xuống phòng ăn. Khi cô trở lên thì Vĩnh Tuyên đã dọn dẹp xung quanh giường. Trông ông ta cũng không có vẻ gì là mệt mỏi. Thậm chí có vẻ ân cần hơn với cô: - Bây giờ thì ngủ chút nữa đi, nó không sao đâu, lát nữa tôi sẽ xuống. Vĩnh Tuyên đi ra. Có lẽ ông ta muốn nghỉ một chút. Hương Phi lập tức nằm xuống cạnh bé Lam, định ngủ thêm. Nhưng bây giờ cô lại thấy tỉnh táo không muốn ngủ nữa. Dù sao cũng không thể để mặc bé Lam cho ông ta. Hai hôm sau thì con bé hoàn toàn khỏe. Hương Phi cho nó đi học trở lại. Còn cô cũng đi dạy bình thường. Sáng nay không có giờ dạy, Hương Phi đưa bé Lam đến trường rồi về nhà. Khi cô mở của phòng thì thấy Vĩnh Tuyên từ phòng khách nhỏ đi ra: - Cô Phi vào đây, tôi muốn nói chuyện với cô. Hương Phi đứng yên một chút. Rồi miễn cưỡng đi qua phòng đối diện. Vĩnh Tuyên đã ngồi chờ cô ở salon. Không đợi bảo, Hương Phi tự động ngồi xuống: - Có chuyện gì ạ? Vĩnh Tuyên nhìn cô, thẳng thắn: - Tôi muốn nói chuyện hôm trước. Hãy nói thật với tôi, tại sao cô muốn bỏ đi? Hương Phi miễn cưởng: - Tôi đã trình bày lý do rồi. - Nhưng tôi muốn cô nói rõ hơn, nói khi bình tĩnh chứ không phải lúc nóng giận. - Tôi bất mãn vì thấy ông vô trách nhiệm với con gái ông. - Ngoài cái đó ra, còn gì nữa không? Hương Phi làm thinh. Không lẽ cô bảo thẳng rằng, cô không chịu nổi sự lạnh lùng của ông ta Chắc chắn không có ông chủ nào chập nhận được chuyện đó. Mà suy cho cùng, cô có quyền gì chứ. Có chăng chỉ là quyền được trốn tránh. Hương Phi khẽ thở dài, rồi lắc đầu: - Chỉ có chuyện đó thôi, thật lòng, tôi nghĩ rằng khi không còn chỗ dựa, ông sẽ phải quan tâm đến con ông hơn. - Cô nghĩ rằng tôi muốn phó mặc bé Lam cho cô? - Trên thực tế, ông đã làm rồi, chứ còn muốn gì nữa. Hình như cách nói của cô làm Vĩnh Tuyên thấy ngộ nghĩnh. Ông ta bật cười: - Nếu tôi hoàn toàn không có ý nghĩ đó thì sao? - Ông nghĩ thế nào tôi không biết. Nhưng tôi thấy là ông gần như quên hẳn con bé, đã vậy khi tôi nói ra thì bị Ông ghét. Vĩnh Tuyên lắc đầu, nhưng không nói gì. Hương Phi không hiểu ý gnhĩa cái lắc đầu đó. Nhưng cũng nói tiếp: - Dù bé Lam có mến tôi mấy đi nữa, thì người nó cần vẫn là ông, nó chỉ còn có ba, thế mà ba cũng bỏ, con nít bị như vậy bất hạnh lắm, ông có hiểu không? - Cô có những ý nghĩ lẩn thẩn quá Hương Phi ạ. Cũng không trách được, dù sao cô cũng còn trẻ quá. Giọng Hương Phi như phản đối: - Đâu phải trẻ là ngu ngốc. Nhưng việc ông làm, con nít cũng thấy, huống gì là tôi. Vĩnh Tuyên trầm ngâm: - Tôi rất buồn khi cô nghĩ tôi muốn trả thù con gái mình. Nhưng thật lòng tôi không trách, cô còn trẻ, chỉ lập luận theo cảm tính, làm sao cô hiểu được những suy nghĩ của những người từng trải. Hương Phi ngẩng lên nhìn ông ta, hỏi khẽ: - Ông nghĩ những gì vậy? Vĩnh Tuyên chỉ trả lời bằng cách lắc đầu. Hình như cho rằng Hương Phi không đủ sức hiểu ông, cũng có thế ông nghĩ cô không phải là người để tâm sự. Ông làm Hương Phi tự ái nên không hỏi nữa. Vĩnh Tuyên không hiểu ý của cộ Ông ta nói rất mềm mỏng: - Đối với người đàn ông, không phải suốt ngày quấn quýt theo con cái mới là thương. Tôi cũng vậy, đối với con gái tôi, tôi còn có trách nhiệm về cuộc sống của nó, mà muốn như vậy, tôi phải lao vào kiếm tiền. Nếu hiểu điều đó thì cô sẽ không ác cảm với tôi. không đợi Hương Phi có ý kiến, ông nhìn cô chăm chăm: - Tôi đã lý giải nhưng gì cần nói, còn cô, có muốn rời bỏ chỗ này nữa không? Bị hỏi đột ngột, Hương Phi lúng túng: - Tôi cũng không biết, tôi muốn suy nghĩ thêm. - Đừng đi Hương Phi ạ, nếu không có mặt cô trong nhà này, mọi người sẽ thấy mất mát, cô đã trở nên không thể thiếu được với cha con tôi. Cô có hiểu điều đó không? Hương Phi nhìn sững Vĩnh Tuyên. Có nằm mơ cô cũng không tin chính ông nói ra điều đó. Nó đột ngột đến nỗi cô chỉ biết ngẫm nghĩ chứ không có phản ứng. Vĩnh Tuyên chợt đến đứng trước mặt cộ Ông ta vỗ nhẹ lên tóc cô: - Cô không biết cô cần thiết như thế nào đối với tôi, cô bé ạ. Ông nói như thế. Rồi đột ngột bỏ đi ra. Đâ là lần thứ hai ông ta có thái độ khó hiểu đó. Hương Phi không hiểu tại sao, nhưng cô lờ mờ cảm thấy có cái gì đó nhự sự tránh né. Tại sao lại như vậy.