Đạo Tin Lành và Đạo Công Giáo có cùng một gốc mà ra. Cả hai đều có cùng niềm tin nơi Đức Chúa Trời căn cứ trên Thánh Kinh Cựu Ước và Tân Ước. Nhưng sự khác biệt chíng giữa hai giáo hội này là vị trí và thẩm quyền mỗi bên dành cho Thánh Kinh. Mặc dù người Công Giáo tin rằng Thánh Kinh được Đức Chúa Trời sôi dẫn, họ cũng tin rằng truyền thống Giáo Hội trải qua dòng lịch sử do các Giáo Hoàng và Giáo Hội Nghị lập thành có giá trị quyết định trong các vấn đề niềm tin và giáo lý. Vì đó theo năm tháng Giáo Hội Công Giáo La-mã đã thêm những giáo lý không có trong Kinh Thánh.Ta có thể nhắc qua một số giáo lý thêm thắt đó như sau: Cầu nguyện trực tiếp với Đức Mẹ, với các thánh và các thiên thần (năm 600), mua chứng thư xá tội để giảm thiểu thời gian ở ngục luyện tội (năm 1190); xưng tội với linh mục (năm 1215), Thánh Kinh được liệt vào danh sách cấm giáo dân đọc (Toulouse năm 1229), ngục luyện tội từ giáo lý nên lên thành tín điều bởi Công Đồng Florence (năm 1438); truyền thống Giáo Hội được thừa nhận có uy quyền tương đương Thánh Kinh bởi Công Đồng Trent (năm1545), Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội được Giáo Hoàng Pius IX công bố năm 1854; Sï Vô Ngộ (không sai lầm) của Giáo Hoàng được Công Đồng Vatican công bố năm 1870, Giáo Hoàng Benedict XV công bố Đức Mẹ là Đấng đồng cứu chuộc với Chúa Giê-xu và Đức Mẹ về trời được Giáo Hoàng Pius XII công bố năm 1950.Người Tin Lành tin tưởng Thánh Kinh là uy quyền duy nhất và đầy đủ của đức tin. Người Tin Lành chỉ tôn trọng những truyền thống nào của Hội Thánh phù hợp với Thánh Kinh. Người Tin Lành muốn trở về với cuội nguồn đức tin và hình thức sống đạo theo như Thánh Kinh chỉ dẫn, không thêm, không bớt.Vào thời cải chánh Giáo Hội (từ khoảng năm 1500 đến 1650) ở Châu Âu một tu sĩ Công Giáo La-mã người Đức tên Martin Luther, đã tái khám phá tín lý xưng nghĩa bởi đức tin do sứ đồ Phao Lô viết ra trong thư La-mã thuộc Thánh Kinh Tân Ước. Luther lý luận: "nếu một người được xưng nghĩa (tức được kể là trắng án) khỏi tội lỗi duy bởi đức tin đặt nơi Chúa Giê-xu như Thánh Kinh khẳng định, thì cần gì ta phải đi hành hương, phải tự hành xác để thú tội, cần gì mua chứng thư xá tội, cần gì trải qua ngục luyện tội và chịu các phép bí tích sau cùng?" Vì những khám phá của Luther đã cắt đứt truyền thống của Công Giáo La-mã nên ông bị Giáo Hội thời bấy giờ dứt phép thông công. Tuy nhiên phần lớn người Đức đương thời đã lũ lượt kéo đến nghe ông giảng Thánh Kinh. Từ đó Giáo Hội Lutheran đã được thành lập và phát triển cho đến ngày nay. Rồi những nhà thần học khác như John Calvin, một người Pháp, cũng đã thách thức các giáo huấn của Công Giáo La-mã và từ ảnh hưởng của Calvin, các Giáo Hội Cải Cách, Giáo Hội Trưởng Lão đã hình thành. Về sau các Giáo Hội Anh Quốc, Giáo Hội Báptít, Giám Lý, rồi Ngũ Tuần…được thành lập. Những Giáo Hội này, xuất phát từ sự phản kháng (protest) nhằm cải cách Công Giáo La-mã nên thường được gọi chung là Giáo Hội Protestant hay Hội Thánh Tin Lành. Người Công Giáo Việt Nam trước đây gọi người Tin Lành là Thệ Phản. Ngày nay người Công Giáo gọi người Tin Lành là Anh Em Ly Khai.Điều đáng mừng là giữa dòng Giáo Hội Công Giáo đang có phong trào tân canh, trở về nghiên cứu Kinh Thánh, canh tân ân sũng và nỗ lực truyền bá Phúc Âm, đồng thời không ngừng cải thiện mối quan hệ với người Tin Lành trong phong trào hiệp nhất.Thiết tưởng sự kiện có nhiều giáo phái khác nhau trong Cơ Đốc Giáo chẳng khác nào một cây cổ thụ có nhiều cành, nhánh. Vấn đề quan trọng là cây này có là bóng che mát cho bản thân ta trong cuộc đời đang oi bức, trái cây nầy có ngon ngọt bổ ích cho linh hồn ta đang đói khác hay không. Hơn nữa nhánh cây ấy có đang lưu chuyển sự sống từ gốc cây thiên liêng là Chúa Cứu Thế Hằng sống hay không. Giáo phái hay nhà thờ không cứu rỗi được linh hồn của chúng ta. Chỉ có Chúa Cứu Thế Giê-xu mới có quyền năng cứu vớt chúng ta ra khỏi tội lỗi và đưa chúng ta đến thiên đàng mà thôi.Việc lựa chọn một giáo phái để tham gia là tùy hoàn cảnh và tùy ý thức lựa chọn riêng của mỗi người. Điều quan trọng là quí đồng hương nên sáng suốt lựa chọn cho mình một Hội Thánh trung tín rao giảng và làm theo lời Chúa, thể hiện đức tin và tình yêu thương như Chúa Cứu Thế Giê-xu dạy dỗ, ban truyền.