Tôi đã đưa ra lời xác nhận rất táo bạo rằng lí thuyết kinh tế đã trình bày sai về căn bản các thị trường hoạt động thế nào. Giống như mọi lầm lạc màu mỡ, luận điểm này là cường điệu. Có nhiều trường hợp nơi giả thiết rằng các điều kiện cung và cầu được cho trước một cách độc lập không gây ra bất kể vi phạm nào với thực tế; trong các trường hợp này lí thuyết kinh tế cổ điển cho những thấu hiểu có giá trị. Nhưng có ít nhất một lĩnh vực quan trọng nơi phân tích kinh tế đã tạo ra những kết quả sai lạc căn bản. Tôi nghĩ đến các thị trường tài chính ở đây. Các thị trường tài chính khác các thị trường khác ở chỗ những người tham gia thị trường không buôn bán các đại lượng được biết; họ cố gắng chiết khấu một tương lai bị lệ thuộc vào thị trường hiện tại chiết khấu nó ra sao. Điều này làm cho các điều kiện cung và cầu không chỉ không được biết mà là không thể biết được. Thiếu tri thức, những người tham gia buộc phải dựa vào một yếu tố phán đoán hoặc thiên kiến để đi đến quyết định, điều đó đến lượt nó gây ra một yếu tố bất định vào đối tượng mà quyết định của họ liên quan đến. Đây là một lĩnh vực không thể được hiểu đúng đắn mà không tính đến tính phản thân; thế mà các nhà kinh tế học đã hết sức cố gắng để tránh làm vậy. Lí thuyết đã cho phép họ thực hiện chiến công anh hùng này là lí thuyết về các kì vọng duy lí. Những kì vọng duy lí Tôi thấy mình ở vị thế yếu để phê phán lí thuyết kì vọng duy lí, bởi vì tôi chưa bao giờ nghiên cứu nó kĩ lưỡng. Như tôi hiểu, giá của các công cụ tài chính được giả thiết là phản ánh “những cái căn bản- fundamentals”: một dòng thu nhập tương lai và cổ tức và triển vọng của các giao dịch vốn tương lai trong trường hợp cổ phiếu, một dòng chi trả lãi tương lai trong trường hợp trái phiếu, và (tôi suy ra) tính sẵn có trong tương lai của cung kết hợp với cầu dự kiến trong trường hợp hàng hoá. Tôi không biết rõ các kì vọng nào được giả thiết liên quan đến trong trường hợp tiền tệ. Điểm chính là một thị trường hiệu quả phản ánh tất cả mọi thông tin về những cái căn bản được biết đến hiện thời, và hợp lí đối với những người tham gia để nhận ra sự thực này. Vì vậy, khi thiếu thông tin nội bộ thì thật phi lí đối với các nhà đầu tư khi cho rằng mình có thể làm tốt hơn thị trường. Thị trường ở cân bằng mãi mãi và bất kể sự sai lệch tạm thời nào đều mang bản chất của bước ngẫu nhiên. Tôi không chắc mình đã mô tả chính xác lí thuyết bởi vì, như tôi đã nói ở trên, tôi chưa bao giờ nghiên cứu nó. Tôi gạt bỏ nó ngay lập tức vì nó hiển nhiên mâu thuẫn với khái niệm phản thân. Nó coi các thị trường như sự phản ánh thụ động của những cái căn bản, và nó coi các quyết định cứ như chúng có thể dựa trên thông tin. Tôi dám chắc rằng những người tham gia trong các thị trường tài chính, thay cho đặt cơ sở các quyết định của mình trên kì vọng duy lí, không thể tránh khỏi đưa thiên kiến vào việc ra quyết định của họ. Tôi dùng từ thiên kiến để mô tả một yếu tố phán xét không thể tránh khỏi, yếu tố sẽ ảnh hưởng đến kết quả. Mỗi người tham gia thị trường đối mặt với nhiệm vụ đặt một giá trị hiện tại lên diễn tiến tương lai của các sự kiện, nhưng diễn tiến đó tuỳ thuộc vào đánh giá thịnh hành ở các thị trường tài chính. Đó là lí do vì sao những người tham gia thị trường buộc phải sử dụng một yếu tố phán đoán. Nét quan trọng của các phán xét thiên lệch là chúng không thuần tuý thụ động: Chúng ảnh hưởng đến diễn tiến của các sự kiện mà chúng được giả định phải phản ánh. Chúng là phản thân. Sự thực rằng, với tư cách một người tham gia thị trường, tôi đã có thể đi qua mà không chú ý đến lí thuyết kì vọng duy lí, bản thân nó là một lời buộc tội hùng hồn, nhưng nó còn xa mới là một sự bác bỏ có lí lẽ. Thay cho đắm chìm vào một lí thuyết mà tôi coi là tồi hơn vô dụng, tôi sẽ đưa ra một diễn giải hoàn toàn khác. Sau đó độc giả có thể tự quyết định. Một quan niệm khả dĩ khác Tôi hình dung một mối liên hệ hai chiều giữa tư duy và thực tại. Những cái cơ bản ảnh hưởng đến các giá trị mà những người tham gia gán cho các công cụ tài chính, và sự đánh giá cũng có thể ảnh hưởng đến những cái căn bản. Tương tác hai chiều gây ra một quá trình không bao giờ kết thúc, không nhất thiết dẫn tới cân bằng. Biến động giá dẫn tới một cân bằng lí thuyết một thời gian và rời khỏi nó vào lúc khác, nhưng cân bằng thực sự vẫn không xác định vì bản thân nó ít nhất một phần bị ảnh hưởng bởi biến động giá. Mối quan hệ giữa những cái căn bản và đánh giá là khó hiểu. Ngoài điểm mà tôi đã nhắc đến, cụ thể là những cái căn bản có thể bị tác động bởi giá cả thịnh hành trên các thị trường tài chính, có sự rắc rối khác: Khi mua và bán các công cụ tài chính, những người tham gia thị trường không cố gắng chiết khấu những cái căn bản; họ tìm cách dự tính giá tương lai của chính các công cụ tài chính ấy. Mối liên hệ giữa những cái căn bản với giá thị trường là hời hợt hơn lẽ phải thông thường có thể gợi ý, và vai trò của thiên kiến của người tham gia là lớn hơn. Sơ đồ của tôi tập trung vào thiên kiến của người tham gia hơn vào những cái căn bản. Tuy vậy, cần nhấn mạnh rằng có thể là sai lầm khi bỏ qua những cái căn bản hệt như bỏ qua thiên kiến của người tham gia. Cái làm cho thiên kiến quan trọng là nó có thể ảnh hưởng đến những cái căn bản. Khi nó không ảnh hưởng, có thể an toàn bỏ qua nó mà không gây ra bất kể vi phạm lớn nào với thực tại. Đó là cái lí thuyết kì vọng đã tìm cách làm. Thiên kiến của người tham gia Sự kết hợp đẹp này bị tranh cãi khi đối tượng chủ thể là phản thân. Một mặt, các kết quả tích cực đạt được khó hơn, bởi vì đối tượng chủ thể không thích ứng cho khám phá ra những khái quát hoá hợp lệ mãi mãi (và vì thế có thể kiểm tra) cái có thẩm quyền là các định luật khoa học. Xét về bằng chứng, chúng ta có thể thấy các thành tựu của khoa học xã hội không so sánh được với khoa học tự nhiên. Mặt khác, tính độc lập của tiêu chuẩn khách quan - cụ thể là, các sự thực - bị suy yếu. Điều này làm cho khó thực thi các qui ước khoa học. Sự thực có thể bị ảnh hưởng bởi tạo ra lòng tin hoặc bởi đề xuất các lí thuyết về chúng. Điều này đúng không chỉ với những người tham gia mà cả với các nhà khoa học. Tính phản thân ngụ ý một sự chập mạch giữa các tuyên bố và sự thực, và sự chập mạch này là sẵn có cho các nhà khoa học cũng như những người tham gia. Đây là một điểm quan trọng. Hãy để tôi làm sáng tỏ nó bằng so sánh tính bất định liên quan đến phản thân và tính bất định quan sát được trong hành vi của các hạt lượng tử. Tính bất định là giống nhau, song quan hệ của nhà quan sát tới đối tượng chủ thể thì không. Ứng xử của các hạt lượng tử vẫn như thế, bất luận nguyên lí bất định Heisenberg có được nhận ra hay không. Nhưng hành vi của con người có thể bị tác động bởi các lí thuyết khoa học hệt như bởi các niềm tin khác. Thí dụ, phạm vi của nền kinh tế thị trường đã mở rộng vì người ta tin vào sự thần kì của thị trường. Trong khoa học tự nhiên, các lí thuyết không thể làm thay đổi các hiện tượng mà chúng liên quan tới; trong khoa học xã hội, chúng có thể. Điều này gây ra một yếu tố bất định thêm, thiếu ở nguyên lí Heisenberg. Yếu tố bất định thêm này liên quan tới vai trò của nhà quan sát khoa học và ảnh hưởng của các lí thuyết khoa học. Phải thú nhận, nhà khoa học có thể phòng xa để cách li các tuyên bố của họ khỏi đối tượng - thí dụ, bằng cách giữ kín các tiên đoán của mình. Nhưng vì sao họ phải làm vậy? Mục đích của khoa học là thu lượm tri thức vì tri thức hay vì lợi ích khác nào đó? Với khoa học tự nhiên, vấn đề không nổi lên vì lợi ích có thể được thực hiện chỉ bằng cách đầu tiên nhận được tri thức. Không phải vậy với khoa học xã hội: Tính phản thân cho một con đường tắt. Một lí thuyết không cần đúng để tác động lên hành vi con người. Đồng thời, độ tin cậy của sự thực như một tiêu chuẩn khách quan bị tổn thương. Bằng cách này, có khả năng đề xuất các lời tiên tri tự-thoả mãn. Căn cứ vào uy tín mà khoa học có sẵn, đề xuất một lí thuyết cho là khoa học có thể là một cách hữu hiệu để ảnh hưởng lên thực tại; nó tác động càng nhiều lên đối tượng mà nó dẫn chiếu, càng tốt. Karl Marx đã làm điều đó một cách có ý thức, và diễn giải của ông về lịch sử là khó bác bỏ. Thực vậy, Karl Popper đã phải phát triển một lí lẽ tinh vi để làm mất uy tín học thuyết Marxist bằng cách chứng tỏ là nó không khoa học. Tôi tán thành lí lẽ của Popper, song tôi muốn đi một bước nữa: Tôi cho rằng sự lạm dụng lí thuyết khoa học cho các mục đích chính trị không chỉ giới hạn ở các hệ tư tưởng toàn trị; nó áp dụng cho thuyết thị trường chính thống với ý nghĩa ngang nhau. Lí thuyết kinh tế cổ điển dễ bị lạm dụng cho các mục đích chính trị như (hay đã như) học thuyết Marxist. Tôi đặc biệt nghi ngờ quan niệm cân bằng. Nó ngụ ý một trạng thái đáng mong mỏi, một điểm nghỉ không thể được cải thiện. Những người theo thuyết thị trường chính thống cho rằng các thị trường có xu hướng tiến tới cân bằng và rằng mọi sự can thiệp chính trị đều có hại. Đã được chỉ ra rằng trong nhiều trường hợp không có điểm cân bằng xác định duy nhất. John Maynard Keynes đã chứng minh rằng nền kinh tế có thể đạt cân bằng mà không có toàn dụng lao động. Trong lí thuyết kinh tế hiện đại, khả năng về nhiều điểm cân bằng đã được thừa nhận rộng rãi. Thế nhưng tư tưởng rằng các thị trường có xu hướng tiến tới cân bằng vẫn còn và được dùng như một cơ sở tự nhận là khoa học cho thuyết thị trường chính thống. [2] Thí dụ cổ điển về các nhà giả khoa học cố thử áp đặt ý chí của họ lên đối tượng chủ đề của họ đã là nỗ lực biến kim loại kiềm thành vàng. Các nhà giả kim thuật đã cặm cụi bên nồi chưng của họ cho đến cuối cùng được thuyết phục bỏ việc làm đó do thiếu thành công. Sự thất bại của họ là không thể tránh khỏi bởi vì hành vi của các kim loại kiềm bị chi phối bởi các định luật có hiệu lực phổ quát những cái không thể bị thay đổi bởi bất kể tuyên bố, sự hiện thân, hay nghi lễ nào. Các nhà giả kim thuật thời trung cổ đã nhầm lẫn. Các kim loại kiềm không thể biến thành vàng nhờ truyền kiếp, nhưng người ta có thể trở nên giàu có trong các thị trường tài chính hay hùng mạnh trong chính trị bằng đề xuất các lí thuyết giả và các lời tiên tri tự thoả mãn. Hơn nữa, cơ hội thành công của họ tăng lên nếu họ có thể đội lốt khoa học. Đáng lưu ý là cả Marx và Sigmund Freud đã lớn tiếng đòi địa vị khoa học cho các học thuyết của mình và đặt cơ sở cho nhiều kết luận của họ nhờ uy quyền mà họ nhận được do là “khoa học”. Một khi điều này được thấm nhuần, chính từ “khoa học xã hội” trở nên đáng ngờ; nó trở thành một cụm từ thần diệu được các nhà giả kim thuật xã hội dùng để áp đặt ý chí của mình lên đối tượng chủ thể của họ thông qua sự truyền kiếp học được. Các nhà khoa học xã hội đã rất nhọc nhằn thử bắt chước khoa học tự nhiên song với rất ít thành công. Nỗ lực của họ thường mang lại chẳng mấy hơn một nhại lại khoa học tự nhiên. Chỉ khi họ từ bỏ sự tương tự giả và theo đuổi đối tượng chủ thể của họ bất luận nó có thể dẫn tới đâu thì họ mới tạo ra các kết quả đáng giá. Vài công trình hay nhất được đặt trong bối cảnh lịch sử thay cho nhắm tới tính hợp lệ phổ quát, nhưng vẫn không thoả mãn các đòi hỏi của mô hình Popper. Các lí thuyết hợp lệ phù hợp với khuôn mẫu đó thật hoạ hoằn. Sự bắt chước mù quáng khoa học tự nhiên ăn khớp tốt với khái niệm tính có thể sai triệt để của tôi. Tính có thể sai triệt để dựa vào đòi hỏi phải thú nhận là cường điệu rằng tất cả các kiến trúc của con người đều sai sót. Phương pháp khoa học làm xói mòn đòi hỏi đó bằng đưa ra những khái quát hoá tiên đoán và giải thích các nét đặc trưng của tự nhiên. Thế nhưng, chính xác vì khoa học tự nhiên đã thành công kinh ngạc đến vậy, mà khoa học xã hội được kì vọng có cùng khả năng như thế đối với xã hội. Một phương pháp hoạt động ở một lĩnh vực được mở rộng ra cho lĩnh vực khác nơi nó ít thích hợp hơn. Ở đây có sự tương tự với các đòi hỏi quá đáng được đưa ra cho cơ chế thị trường. Chính vì các thị trường đã hữu ích đến vậy trong tổ chức hoạt động kinh tế, bây giờ chúng được kì vọng cung cấp câu trả lời cho mọi vấn đề về tổ chức xã hội. Có sự khác biệt cốt yếu giữa thất bại của các nhà khoa học xã hội và thất bại của các nhà giả kim thuật. Mặc dù thất bại của các nhà giả kim là hoàn toàn, các nhà khoa học xã hội chiếm đoạt thẩm quyền của khoa học tự nhiên đã tìm được cách để lại dấu ấn lên xã hội. Hành vi của con người - chính xác vì nó không bị chi phối bởi thực tại - dễ dàng bị tác động bởi các học thuyết. Trong lĩnh vực các hiện tượng tự nhiên, phương pháp khoa học có hiệu quả chỉ khi các lí thuyết là đúng; nhưng trong các vấn đề xã hội, chính trị, và kinh tế, các lí thuyết có thể có hiệu lực mà không cần đúng. Mặc dù giả kim thuật đã thất bại với tư cách là khoa học, khoa học xã hội có thể thành công với tư cách giả kim thuật. Karl Popper đã thấy mối nguy hiểm là các hệ tư tưởng lợi dụng uy tín khoa học để ảnh hưởng đến diễn tiến của lịch sử; mối hiểm nguy trở nên đặc biệt nghiêm trọng trong trường hợp của Chủ nghĩa Marx. Để bảo vệ phương pháp khoa học khỏi loại lạm dụng này, ông đã tuyên bố rằng các lí thuyết không thể được chứng minh là có thể sai không đủ tư cách là khoa học. Nhưng nếu dùng mô hình Popper về phương pháp khoa học như tiêu chuẩn, thì rất ít lí thuyết xã hội đạt. Tính phản thân gây ra một hình mẫu duy nhất, không thuận nghịch không thích hợp cho tái tạo và kiểm tra. Lí thuyết kinh tế đã cố hết sức để loại trừ tính phản thân nhằm có tư cách là khoa học, và nó trở nên xa vời với thực tế; ngay cả vậy, nó đã chẳng thể tránh khỏi bị lạm dụng cho các mục đích chính trị. Thí dụ, các nhà kinh tế đã hết cách để tránh đưa ra phán xét giá trị, song chính vì sự thực đó mà các lí thuyết của họ bị những người chủ trương laissez-faire chiếm đoạt và dùng như cơ sở cho phán xử giá trị tràn lan nhất có thể hình dung ra: rằng chẳng có kết quả xã hội nào tốt hơn các kết quả có thể từng đạt được dưới cạnh tranh thị trường. Theo ý tôi, có cách để bảo vệ phương pháp khoa học tốt hơn cách Popper gợi ý. Tất cả cái cần làm là đi tuyên bố rằng khoa học xã hội không được có địa vị mà chúng ta ban cho khoa học tự nhiên. Điều này sẽ chặn các lí thuyết xã hội khỏi trá hình trong bộ áo giáp đi mượn; nó cũng cản việc bắt chước mù quáng khoa học tự nhiên ở các lĩnh vực không thích hợp. Nó không cấm nghiên cứu khoa học hành vi con người, nhưng nó giúp giảm kì vọng của chúng ta về kết quả. Gợi ý của tôi cũng tạo nên một sự mất địa vị đáng kể đối với các nhà khoa học xã hội, vì thế nó chắc không được họ ưa chuộng lắm. Qui ước mà tôi đề xuất - tước địa vị khoa học của các khoa học xã hội - sẽ có ích lợi cho phép chúng ta chịu chấp nhận các hạn chế về hiểu biết của chúng ta. Nó sẽ giải phóng khoa học xã hội khỏi trói buộc mà sự theo đuổi địa vị khoa học đã ép buộc lên nó. Đó là cái tôi đề xuất trong Giả Kim thuật Tài chính khi tôi gợi ý rằng khoa học xã hội là một ẩn dụ sai. Mô hình Popper có kết quả với những khái quát hoá không phụ thuộc vào thời gian. Phản thân là một quá trình không thuận nghịch, gắn với thời gian – vì sao nó phải hợp với mô hình Popper? Có thể có những cách để hiểu các hiện tượng xã hội tốt hơn đề xuất các lí thuyết có hiệu lực phổ quát. Một cách tiếp cận đặc biệt hứa hẹn đã nổi lên trong những năm gần đây: nghiên cứu các quá trình tiến hoá không thuận nghịch và thiết kế các mô hình phi tuyến để mô tả chúng. Các mô hình này không hợp với mô hình Popper về phương pháp khoa học - chúng không cho phép kiểm tra các định luật phổ quát - nhưng chúng có cho các thuật giải có thể hữu dụng. Thừa nhận các hạn chế của khoa học xã hội không có nghĩa là chúng ta phải từ bỏ việc theo đuổi chân lí trong khám phá các hiện tượng xã hội. Nó chỉ có nghĩa là theo đuổi chân lí đòi hỏi chúng ta nhận ra rằng một số khía cạnh của hành vi con người không bị chi phối bởi các định luật có hiệu lực mãi mãi. Điều này phải cổ vũ chúng ta khai phá những con đường khác để hiểu biết, như tôi làm trong cuốn sách này. Tìm chân lí cũng buộc chúng ta phải thừa nhận rằng các hiện tượng xã hội có thể bị tác động bởi các lí thuyết được đưa ra để giải thích chúng. Như một hệ quả, nghiên cứu các hiện tượng xã hội có thể được thúc đẩy bởi các mục tiêu khác sự theo đuổi chân lí. Đó là sự thật làm cơ sở cho qui ước mà tôi đề xuất. Cách tốt nhất để đề phòng sự lạm dụng phương pháp khoa học là đi thừa nhận rằng các lí thuyết xã hội không xứng đáng địa vị mà chúng ta ban cho khoa học tự nhiên. Điều này không ngăn cản các lí thuyết riêng biệt xác lập địa vị khoa học trên công lao riêng của chúng, nhưng nó cản trở các nhà lí luận khỏi đội lốt khoa học. Ngó vào lịch sử, khó thoát khỏi kết luận rằng phải có sự khác biệt căn bản giữa khoa học tự nhiên và xã hội. Năng lực của loài người đối với tự nhiên đã tăng lên rất nhanh, song đã không có sự tiến bộ tương ứng trong giải quyết các vấn đề chính trị và xã hội. Hầu hết những tiến bộ về điều kiện xã hội, như cải thiện tiêu chuẩn sống hay tuổi thọ dự tính, có thể qui cho khoa học tự nhiên, chứ không cho khoa học xã hội. Thực vậy, các xung đột xã hội trở nên tàn phá hơn bởi vì chúng ta có được sự kiểm soát tăng lên đối với các lực tự nhiên. Khả năng giết lẫn nhau của chúng ta đã tăng lên rất nhiều. Đã đến lúc chúng ta phải nhận ra điều đó và tìm những cách mới để giải quyết và kiềm chế xung đột. Một phê phán lí thuyết kinh tế Lí thuyết kinh tế là một nỗ lực đi xa nhất để mô phỏng khoa học tự nhiên, và nó thành công nhất. Vật lí học Newton đã truyền cảm hứng cho các nhà kinh tế học cổ điển. Họ đã nhắm tới thiết lập những định luật có hiệu lực phổ quát có thể dùng để giải thích và tiên đoán ứng xử kinh tế và hi vọng đạt mục tiêu đó bằng cách dựa vào khái niệm cân bằng. Cân bằng là giá mà tại đó cầu và cung được làm cho thăng bằng và không để người mua hay người bán nào không được thoả mãn. Nó là một khái niệm hợp lí rõ ràng trong một thị trường nơi những người mua và người bán đến với nhau để tiến hành trao đổi tự do. Nó cho phép phân tích kinh tế tập trung vào kết quả cuối cùng và bỏ qua những nhiễu loạn tạm thời. Điều này chuẩn bị cơ sở cho các qui tắc có hiệu lực mãi mãi về vai trò tạo cân bằng của các thị trường. Khái niệm cân bằng là khá dễ lầm lẫn. Nó có vẻ của cái gì đó mang tính kinh nghiệm, nhưng ấn tượng đó không được biện minh. Bản thân cân bằng hiếm khi quan sát được trong đời sống thực tế (giá cả thị trường có thói xấu thay đổi thất thường). Quá trình có thể quan sát được giả thiết tiến tới cân bằng, nhưng cân bằng có thể chẳng bao giờ đạt được. Đúng là những người tham gia thị trường điều chỉnh tới giá thị trường, nhưng họ có thể điều chỉnh tới một mục tiêu chuyển động liên tục. Trong trường hợp đó, nói về một “quá trình điều chỉnh” có thể là một sự nhầm tên. Cân bằng là sản phẩm của một hệ thống tiên đề. Lí thuyết kinh tế được xây dựng giống như logic hay toán học: Nó dựa trên các định đề nào đó, và tất cả mọi kết luận của nó được dẫn ra từ chúng bằng thao tác logic. Giá trị lớn lao của nó là nó thích hợp với xử lí toán học: Cân bằng có thể được trình bày dưới dạng các phương trình. Khả năng rằng cân bằng có thể chẳng bao giờ đạt được không làm mất hiệu lực của kiến trúc logic. Chỉ khi một cân bằng mang tính giả thuyết được trình bày như một mô hình cho thực tại thì sự méo mó đáng kể được đưa vào. Hình học và thiên văn học là các hệ thống tiên đề có hiệu lực hoàn hảo, nhưng chúng gây ra các diễn giải sai về thực tại, như lòng tin rằng trái đất phẳng hay là trung tâm của vũ trụ (và ta biết cái gì đã xảy ra với những người nghi ngờ các sự thật như vậy). Lí thuyết kinh tế xuất phát bằng cách coi các đường cầu và cung được cho trước một cách tách biệt; sự tương tác của các đường cầu và cung sau đó xác định điểm cân bằng. Kiến trúc này cho cầu và cung là các đại lượng xác định và có thể đo được. Chúng đi tới các bên đối diện của bàn cân, và một quá trình điều chỉnh đưa chúng thăng bằng nhau. Khi những người bán biết họ sẵn lòng cung cấp với giá bao nhiêu và người mua biết họ sẵn sàng mua với giá bao nhiêu, tất cả cái cần xảy ra để đạt cân bằng là thị trường tìm ra giá duy nhất khớp cầu và cung. Nhưng nếu bản thân những biến động giá làm thay đổi thiện ý của những người mua và người bán để trao đổi hàng hoá của họ ở giá cho trước, thí dụ, bởi vì một sự giảm giá làm cho họ kì vọng giá cả sẽ rớt hơn nữa trong tương lai thì sao? Khả năng này, một sự thực chi phối cuộc đời trong các thị trường tài chính cũng như trong các ngành với tiến bộ công nghệ nhanh chóng, đơn giản bị lờ đi. Lí thuyết kinh tế cổ điển là đứa con của thời đại Khai sáng. Chúng ta đã thấy thời Khai sáng đã cố gắng thiết lập thẩm quyền của lí trí bằng cách coi thực tại như cái gì đó thụ động chờ để được hiểu. Lí trí khi đó có thể đạt tới tri thức bằng đưa ra các tuyên bố tương ứng với sự thực. Thành tựu khoa học xuất sắc của thời Khai sáng là vật lí học Newton, và lí thuyết kinh tế tìm cách bắt chước nó. Cân bằng là một khái niệm kiểu Newton, và lí thuyết kinh tế sốt sắng chấp nhận nó. Nếu tư duy có thể tách biệt khỏi thực tại, thì cầu, một yếu tố cơ bản là chủ quan, cũng thế có thể tách biệt khỏi cung, một yếu tố chủ yếu là khách quan. Tổng hợp hành vi của những người tham gia khác nhau gây ra những khó khăn, nhưng có thể khắc phục chúng bằng cách đưa ra định đề coi hiểu biết là hoàn hảo. Lí thuyết cạnh tranh hoàn hảo giả thiết tri thức hoàn hảo. Giả thiết rất hợp với quan niệm của thời Khai sáng về thế giới, nhưng không vượt qua được sự kiểm tra phê phán. Hiểu biết hoàn hảo có thể tỏ ra là một giả thiết quá tham vọng, và nó đã được thay thế bằng thông tin hoàn hảo. Một mình thông tin hoàn hảo, tuy vậy, đã không đủ để hỗ trợ lí thuyết cạnh tranh hoàn hảo, thế nên nó đã phải được củng cố bằng cái Lionel Robbins [3] gọi là một “qui ước phương pháp luận”: Các điều kiện cung và cầu được coi cứ như là được xác định một cách độc lập. Nhiệm vụ của lí thuyết kinh tế, Robbins lập luận, đã là đi nghiên cứu không phải các điều kiện của cung và cầu mà là nghiên cứu các mối quan hệ giữa chúng. Vì vậy lí thuyết kinh tế có thể coi các điều kiện về cung và cầu như được cho trước và chứng tỏ, với sự giúp đỡ của các phương trình, thị trường có thể phân bổ những nguồn lực hạn chế giữa vô số mục đích và đưa cung và cầu đến cân bằng ra sao. Lí lẽ của Lionel Robbins, đã rất có ảnh hưởng năm mươi năm trước, khi tôi học kinh tế học dưới sự chỉ dẫn của ông, về cơ bản đã bị quên, nhưng sự cách li kín kẽ giữa cung và cầu vẫn hằn sâu trong phân tích kinh tế. Với tư cách một sinh viên, tôi thấy giải pháp của Robbins đáng chê trách bởi vì nó loại bỏ phản hồi phản thân bằng một sự lẩn tránh phương pháp luận. Nó đã cho phép các nhà kinh tế học tiếp tục coi các thị trường như một cơ chế thuần tuý thụ động mà vai trò duy nhất của nó là để phản ánh các lực lượng của cầu vàng cái căn bản có thể khởi động một quá trình tự-tăng cường có thể đưa cả những cái căn bản lẫn giá cổ phiếu ra khá xa nơi chúng có thể là dưới một cân bằng qui ước. Điều này có thể biện minh ứng xử theo xu hướng, có thể đưa các thị trường tài chính đến cái tôi gọi là “lãnh địa xa cân bằng”. Cuối cùng sự khác biệt giữa hình ảnh và thực tế, giữa kì vọng và kết quả, nhất thiết trở nên không thể duy trì được, và quá trình nhất thiết đảo ngược. Điểm quan trọng là ứng xử theo xu hướng không nhất thiết là phi lí. Hệt như các động vật nào đó có lí do chính đáng để di chuyển theo bầy, các nhà đầu tư cũng vậy. Chỉ tại các điểm rẽ nơi xu hướng thịnh hành đổi chiều thì người theo xu hướng không cần động não sẽ bị tổn thương. Theo cùng cách, các nhà đầu tư cô độc ăn may nhờ những cái căn bản chắc sẽ bị bầy đàn giẫm nát. Tôi đã luôn luôn để ý đến các điểm rẽ. Chỉ đôi khi giá cổ phiếu của một công ti có thể ảnh hưởng đến những cái căn bản của công ti đó theo cách tự tăng cường, giống con chó đuổi theo cái đuôi của mình. Song khi xét bức tranh vĩ mô, lớn hơn, chúng ta thấy các tương tác phản thân là lệ thường, chứ không phải ngoại lệ. Thí dụ, biến động tiền tệ có xu hướng tự-hợp lệ hoá; mở rộng và thu hẹp tín dụng thường có xu hướng theo một chuỗi boom-bust (hưng thịnh bột phát-suy sụp). Các quá trình tự tăng cường nhưng cuối cùng tự thủ tiêu là đặc trưng trong các thị trường tài chính. Trong Giả Kim thuật Tài chính, tôi đã nhận diện và phân tích vài trường hợp phản thân không thể giải thích được bằng lí thuyết cân bằng. Trong trường hợp thị trường cổ phiếu, tôi tập trung vào hiện tượng đòn bẩy vốn cổ phần. Khi một công ti hay ngành được định giá cao, nó có thể phát hành cổ phiếu và sử dụng tiền thu được để biện minh cho kì vọng được thổi phồng - đến một điểm. Ngược lại, khi một công ti phát triển nhanh được định giá thấp có thể không có khả năng tận dụng các cơ hội nó bắt gặp, do đó biện minh cho sự định giá thấp, lại lần nữa, chỉ đến một điểm. Xét thị trường tiền tệ, tôi phân biệt sự phổ biến của các vòng ác (vicious) và thiện (virtuous) ở đó tỉ giá hối đoái và cái gọi là căn bản mà chúng được giả thiết phản ánh liên kết với nhau một cách tự tăng cường, tạo ra các xu hướng tự duy trì một thời gian dài cho đến cuối cùng chúng đảo ngược. Tôi đã nhận diện một vòng ác đối với đồng đôla lên cực điểm năm 1980, và đã phân tích một vòng thiện diễn ra trong giai đoạn 1980-1985. Tôi gọi nó là “vòng đế quốc Reagan”. Giả như tôi đã viết cuốn sách ấy muộn hơn, tôi có thể phân tích một vòng đế quốc tương tự ở Đức, nổ ra do sự thống nhất nước Đức năm 1990. Nó đã diễn ra khác đi bởi ảnh hưởng của nó lên cơ chế tỉ giá hối đoái Châu Âu: Nó dẫn đến phá giá đồng bảng Anh năm 1992. Khủng hoảng 1997-1999 gây ra một vòng ác tương tự cho các nước ngoại vi và một vòng thiện cho Hoa Kì. Sự hiện diện của các xu hướng kéo dài và có thể nhận diện rõ như vậy khuyến khích đầu cơ theo xu hướng, và tính bất ổn định có xu hướng tích luỹ. Điều này, một lần nữa, được chứng tỏ bởi sự sụt giá tự tăng cường của đồng euro từ khi đưa nó vào. [1] Các nhà chức trách không sẵn lòng can thiệp; tôi tin là các thị trường cuối cùng sẽ buộc họ phải làm vậy, trừ khi nền kinh tế Mĩ có dấu hiệu giảm bớt. Các nhà chức trách có thể bớt nhiều đau buồn, giả như họ có hiểu biết tốt hơn về các thị trường tài chính. Còn xa mới phản ánh những cái căn bản, các thị trường tạo ra thực tại riêng của chúng, và các nhà chức trách có thể ngăn thái quá đi quá xa bằng cách can thiệp kịp thời. Điều này đi ngược lại thuyết chính thống thịnh hành. Nghiên cứu hệ thống ngân hàng và các thị trường tín dụng nói chung, tôi đã quan sát thấy quan hệ phản thân giữa việc cho vay và giá trị tài sản thế chấp. Giá trị của tài sản thế chấp phụ thuộc vào các ngân hàng sẵn lòng cho vay bao nhiêu. Điều này gây ra một chuỗi boom-bust bất đối xứng trong đó mở rộng tín dụng và hoạt động kinh tế lấy tốc độ dần dần và cuối cùng đến một kết thúc đột ngột. Quan hệ phản thân và hình mẫu bất đối xứng có thể thấy rõ trong boom cho vay quốc tế lớn của các năm 1970 lên đến cực điểm trong khủng hoảng Mexico 1982. Một quá trình tương tự xảy ra năm 1998 khi tôi viết cuốn The Crisis of Global Capitalism. Tôi muốn dùng một trường hợp cá biệt từ Giả Kim thuật Tài chính để minh hoạ: cái gọi là conglomerate boom, đạt cực điểm vào cuối các năm 1960. Khi đó các nhà đầu tư sẵn lòng trả một hệ số nhân [2] thu nhập cao cho các công ti có khả năng tạo ra tăng trưởng nhanh thu nhập trên cổ phần. Sự quan tâm này- tăng trưởng thu nhập - hiện ra to lớn trong đầu các nhà đầu tư hơn những cái căn bản khác, như cổ tức và bảng cân đối tài sản, và các nhà đầu tư đã không thật sự phân biệt cách tăng trưởng thu nhập trên cổ phần đạt được ra sao. Một số công ti đã lợi dụng thiên kiến này bằng cách dùng cổ phiếu của mình để thôn tính. Điển hình các conglomerate (tổ hợp độc quyền kinh tế) đã là các công ti công nghệ cao quân sự có tăng trưởng cao trong quá khứ vừa qua và do đó có hệ số nhân thu nhập cao. Chúng có thể dùng cổ phiếu có giá cao của mình để thôn tính các công ti khác mà giá cổ phiếu được bán với hệ số nhân thấp, tạo ra kết quả thu nhập trên cổ phiếu cao hơn. Các nhà đầu tư đánh giá cao tăng trưởng thu nhập và chấp nhận các hệ số nhân cao hơn đối với cổ phần, điều đã làm cho các công ti tiếp tục quá trình. Nhanh chóng đã có nhiều người bắt chước. Ngay cả các công ti khởi đầu với cổ phiếu có hệ số nhân thu nhập thấp đã có thể đạt một hệ số nhân cao đơn giản bằng công bố ý định của chúng để trở thành các conglomerate. Boom đã được khởi động. Đầu tiên, thành tích của mỗi conglomerate được đánh giá theo công trạng riêng, nhưng dần dần các conglomerate được nhận ra như một tập đoàn. Một loại mới của các nhà đầu tư xuất hiện, được gọi là các nhà quản lí quỹ đầu cơ (go-go fund), hoặc những kẻ cướp có súng, họ đã phát triển một mối quan hệ đặc biệt với ban quản lí của các ông bao giờ rời mắt được. Đáng chú ý là các giá trị hướng dẫn tôi trong các hoạt động kiếm tiền đã giống như các giá trị đòi hỏi bởi lí thuyết kinh tế: Chúng kéo theo sự cân nhắc thận trọng giữa các lựa chọn khả dĩ, chúng mang tính căn bản (cardinal) hơn là thứ tự (ordinal), [5] chúng là liên tục và từ từ, và chúng được hướng chuyên tâm đến tối ưu hoá tỉ lệ giữa rủi ro và phần thưởng - bao gồm cả chấp nhận rủi ro cao tại các thời điểm khi tỉ lệ thuận lợi. Tôi sẵn sàng khái quát hoá từ kinh nghiệm cá nhân của mình và thừa nhận rằng ứng xử kiếm lợi nhuận được lí thuyết kinh tế coi là định đề thực ra là thích hợp với các hoạt động kinh tế nói chung và với các thị trường tài chính nói riêng. Khái quát hoá được biện minh bởi vì những người tham gia thị trường không đặt lợi nhuận lên trên hầu như tất cả các cân nhắc khác chắc bị loại bỏ hoặc giảm tầm quan trọng bởi áp lực cạnh tranh. Nhưng có các khía cạnh khác của tồn tại cần được xem xét. Tôi nhớ sống động một dịp khi tôi lao từ ngân hàng này sang ngân hàng khác ở thành phố London, dàn xếp một hạn mức tín dụng mà thiếu nó thì quỹ tự bảo hiểm của tôi đã có thể bị xoá sạch. Áp lực đã lớn đến mức, đi dọc phố Leadenhall, tôi nghĩ sắp bị một cơn đau tim. Tôi bừng tỉnh rằng nếu tôi chết, tôi sẽ kết thúc như người thua trong ván bài mà tôi đã chơi với sự hoạt bát đến vậy. Ứng xử kinh tế chỉ là một loại ứng xử, và các giá trị mà lí thuyết kinh tế coi là cho trước không phải là loại giá trị duy nhất quan trọng đối với loài người. Phiền là các giá trị kinh tế đặc biệt là tài chính đã chế ngự cuộc sống chúng ta. Những người buôn bán tiền tệ ngồi ở bàn của mình mua và bán số lượng lớn các đồng tiền của các nước Thế giới Thứ ba. Ảnh hưởng của biến động tiền tệ lên người dân sống ở các nước đó là vấn đề họ chẳng để tâm. Họ cũng không được để tâm; vì họ có một việc để làm. Thế nhưng nếu chúng ta ngưng lại để suy nghĩ, chúng ta phải hỏi chính mình có phải những người buôn bán tiền tệ (không dùng từ kích động hơn, những kẻ đầu cơ) điều tiết cuộc sống của hàng triệu người hay không. Các giá trị kinh tế liên hệ đến các loại giá trị khác thế nào? Đó không phải là câu hỏi có thể được trả lời theo cách đúng muôn thủa, phổ quát, trừ để nói rằng các giá trị kinh tế, tự chúng, không thể là đủ để duy trì cá nhân hay xã hội. Các giá trị kinh tế chỉ bày tỏ cái mà một người tham gia thị trường sẵn lòng trả cho người khác trong trao đổi tự do vì một cái gì đó. Các giá trị này giả định trước rằng mỗi người tham gia là một trung tâm lợi nhuận và có xu hướng tối đa hoá lợi nhuận loại trừ mọi cân nhắc khác. Mặc dù sự mô tả có thể thích hợp cho ứng xử thị trường, phải có các giá trị khác nào đó hoạt động để duy trì xã hội - quả thực, để duy trì cuộc sống con người. Thật khó thấy các giá trị thuộc về các lĩnh vực khác này có thể tuân theo phép tính vi phân cứ giả như chúng là các đường bàng quan. Những giá trị khác này là gì, và làm sao chúng có thể dung hoà được với các giá trị thị trường? Câu hỏi đó ám ảnh tôi, và nó làm rối tâm trí tôi. Học kinh tế không phải là một sự chuẩn bị tốt để giải quyết nó - chúng ta phải vượt ra khỏi lí thuyết kinh tế. Thay cho coi các giá trị là cho trước, chúng ta phải coi chúng là phản thân. Điều đó có nghĩa là các giá trị khác nhau thịnh hành trong các điều kiện khác nhau, và có một cơ chế phản hồi hai chiều kết nối chúng với các điều kiện thực tế, vì thế tạo ra một quỹ đạo lịch sử duy nhất. Chúng ta cũng phải coi các giá trị như là có thể sai. Điều đó có nghĩa rằng các giá trị thịnh hành ở bất cứ thời điểm nào trong lịch sử chắc tỏ ra không thoả đáng và không thích hợp ở thời điểm khác nào đó. Tôi dám chắc rằng tại thời điểm hiện nay các giá trị thị trường đã nhận một tầm quan trọng vượt quá xa cái là thích hợp và có thể duy trì được. Tôi phải chỉ ra rằng nếu chúng ta muốn áp dụng khái niệm phản thân cho các giá trị cũng như kì vọng, chúng ta phải sử dụng khái niệm một chút khác đi so với được mô tả ở Chương 1. Trong trường hợp kì vọng, kết quả được dùng như một sự kiểm tra thực tế; trong trường hợp giá trị, không phải vậy. Những người thiên chúa tử vì đạo đã không từ bỏ lòng trung thành của họ ngay cả khi bị ném cho sư tử. Điều này làm cho thảo luận về giá trị khó hơn nhiều thảo luận về kì vọng. Trong trường hợp kì vọng, chúng ta có thể nói về sự khác biệt giữa kết quả và kì vọng; trong trường hợp giá trị, khó trình bày sự khác biệt. Tôi quay lại tình thế lưỡng nan này ở Chương 4.
[1]Tôi cho một thí dụ cụ thể liên quan đến công ti Long Term Capital Management ở Chương 10. [2]Tôi phải chỉ ra, tuy vậy, rằng dẫu cho hầu hết các nhà kinh tế tán thành khái niệm cân bằng, họ không nhất thiết là người theo thuyết thị trường chính thống (market fundamentalist). Hơn nữa, khái niệm phản thân ngày càng được thừa nhận trong lí thuyết kinh tế đương thời. Xem, thí dụ, Maurice Obstfeld, “Models of Currency Crises with Self-Fulfilling Features”, European Economic Review (April 1996). [3]Lionel Robbins, An Essay on the Nature and Significance of Economic Science (London: Macmillan, 1969). [4]Daniel Kahneman and Amos Tversky, “Prospect Theory: An Analysis of Decision Under Risk”, Econometrica 47 (1979): 263-91 [5]Đây là một điểm quan trọng. Ngược với hầu hết các nhà quản lí quỹ, những người quan tâm đến thành tích tương đối, tôi được hướng dẫn và được thưởng theo thành tích tuyệt đối. Theo đuổi thành tích tương đối là một nguồn bất ổn định trong các thị trường tài chính là cái có thể không được nhận biết đủ rộng rãi. Tôi sẽ trở lại điểm này ở Chương 7.
[1]Tôi cho một thí dụ cụ thể liên quan đến công ti Long Term Capital Management ở Chương 10. [2]Tôi phải chỉ ra, tuy vậy, rằng dẫu cho hầu hết các nhà kinh tế tán thành khái niệm cân bằng, họ không nhất thiết là người theo thuyết thị trường chính thống (market fundamentalist). Hơn nữa, khái niệm phản thân ngày càng được thừa nhận trong lí thuyết kinh tế đương thời. Xem, thí dụ, Maurice Obstfeld, “Models of Currency Crises with Self-Fulfilling Features”, European Economic Review (April 1996). [3]Lionel Robbins, An Essay on the Nature and Significance of Economic Science (London: Macmillan, 1969). [4]Daniel Kahneman and Amos Tversky, “Prospect Theory: An Analysis of Decision Under Risk”, Econometrica 47 (1979): 263-91 [5]Đây là một điểm quan trọng. Ngược với hầu hết các nhà quản lí quỹ, những người quan tâm đến thành tích tương đối, tôi được hướng dẫn và được thưởng theo thành tích tuyệt đối. Theo đuổi thành tích tương đối là một nguồn bất ổn định trong các thị trường tài chính là cái có thể không được nhận biết đủ rộng rãi. Tôi sẽ trở lại điểm này ở Chương 7.