hức trải chiếu dưới đất còn Khuyên nằm trên võng. Buổi trưa trong vườn cây thật yên lặng, chỉ có tiếng gió rì rào và thỉnh thoảng một đôi chim cu ở đâu xa bay về đậu trên ngọn dừa cao, chú chim trống cất tiếng gáy chậm rãi qua một khoảng không gian êm đềm. Tiếng chim cu nghe buồn ngủ, không vui bằng tiếng chim chìa vôi hót líu lo bình minh.Khuyên cười khúc khích:- Anh thích tiếng chim cu không?- Thích chứ. - Thức buông quyển sách đang xem trả lời.- Tiếng chim gì buồn ngủ thấy mồ. Em thích tiếng chim chìa vôi buổi sáng, nghe vui hơn.- Làm sao em bắt chim cu hót giống như chim chìa vôi được.- Sao hôm nay không có chim trao trảo về vườn nhà mình nhỉ?- Có lẽ tại không còn mãng cầu chín nữa.Khuyên đã quen với sinh hoạt ở đây. Đặc biệt là trong khu vườn nhỏ của Thức. Khu vườn không rộng lắm, nhưng trồng toàn cây là cây, những cây dừa độ một hai năm tuổi, chen lẫn với những cây dừa vài ba chục năm, thân cây hằn vết đạn của thời chiến tranh. Thức giải thích rằng những cây dừa tơ đó mới trồng xen vào những cây dừa lão để chuẩn bị thay thế những cây dừa bị đạn bắn, không còn cho trái sai được nữa. Và không biết ngã đổ lúc nào. Thức bảo đó là trồng dừa lòn, và những cây dừa tơ trồng lòn dưới bóng những cây dừa lão đó là công lao của Thức. Mới đầu Khuyên không tin chuyện này nhưng Phiến đã xác nhận Thức đã trồng một vài cây, trong số dừa tơ đó. Và cũng chỉ đợi có thế thôi, Thức đã phồng mũi cười trêu Khuyên cả buổi.- Anh có buồn ngủ không đấy? - Khuyên hỏi Thức.- Không, bộ em buồn ngủ à?- Mắt em muốn nhắm lại, ngủ một giấc. Anh biết tại sao như vậy không? - Và không đợi Thức trả lời Khuyên đáp luôn - Tại gió và tiếng chim cu gáy đấy.- Em cứ ngủ đi.- Nhưng anh phải đưa võng cho em à nha. - Khuyên nũng nịu nói.Thức cười, gật đầu:- Yên chí, anh sẽ đưa võng và hát ru cho em ngủ.- Xời, anh làm như em còn con nít lắm vậy.- Bộ người lớn không thích hát ru sao cô bé?- Nhưng anh hát ru, em lại không ngủ được.- Tại sao?- Tại em mắc cười quá chứ sao.Thức vụt đứng lên, chạy lại chỗ Khuyên nằm định cúi xuống hôn lên đôi môi mọng đỏ của cô, nhưng Khuyên giẫy nẩy đẩy Thức ra và vùng dậy chạy trốn, Khuyên nép sau một gốc dừa hét lên:- Anh không được làm như vậy, em không chịu đâu, đừng có ăn gian.- Anh mà ăn gian em ư - Thức cười - Em sẽ hôn lại anh thì huề, chẳng ai ăn gian ai cả.Khuyên bĩu môi:- Khôn.- Anh ít khi chịu thua ai, nhất là chịu thua em gái.- Nhưng anh sẽ chịu thua em.- Chắc không?Khuyên gật đầu cương quyết:- Chắc.Thức cười, từ từ tiến tới chỗ Khuyên đứng. Hai người rượt đuổi nhau qua các gốc cây. Khuyên chạy trốn một lúc có vẻ mệt, cô thở mạnh và mặt mày đỏ ửng lên, tóc rối bù. Khi Thức đuổi kịp Khuyên cũng là lúc Khuyên sắp ngã. Thức chụp lấy vai cô đỡ dậy và định ghé môi hôn, Khuyên run rẩy van nài:- Đừng anh... chỉ hôn lên trán em thôi.Thức ngoan ngoãn làm theo lời Khuyên, anh chỉ đặt lên trán Khuyên một chiếc hôn bình dị. Thức thấy vầng trán của Khuyên ướt những sợi tóc rối, vầng trán ấy thanh khiết làm sao.- Anh làm em hết buồn ngủ. - Khuyên lấy tay vuốt những sợi tóc rối của mình nói.- Em trở lại võng ngủ đi.- Thôi đừng dụ khị, em ngủ say anh sẽ lén... hôn em hả?- Không bao giờ, người ta đàng hoàng, chỉ hôn khi nào em thức thôi. Hôn khi ngủ là ăn gian.- Em không tin anh dâu, cái miệng anh dẻo như kẹo kéo ấy.Thức cười, thật ra anh cũng chỉ muốn dọa cho Khuyên khiếp vía thôi. Và vừa rồi, Khuyên đã lo sợ cuống cuồng đến nỗi gương mặt tái mét. Thức càng thương Khuyên hơn.- Anh thương và quý trọng em lắm, em biết không? - Thức cầm bàn tay Khuyên nói khẽ.- Em biết.- Cô bé tội nghiệp của anh.Như chỉ đợi có thế, Khuyên bật khóc. Hai giọt nước mắt của Khuyên trào ra, lăn xuống hai gò má của cô. Khuyên khóc chân thành, khóc vì tủi thân. Thức bối rối trước cơn xúc động bất ngờ của Khuyên, anh nhìn cô gái nói:- Đừng khóc nữa Khuyên, em khóc anh khổ tâm lắm.- Em vẫn có những cơn xúc động bất ngờ thế đó anh, làm sao được vì em vốn là con bé tội nghiệp như anh nói.- Nhưng anh không cô tình làm em tủi thân đâu.- Tại em thôi.Thức lặng lẽ thở dài, anh ném một hòn đất vô tri xuống con mương đọng nước. Hòn đất rơi và từ từ tan ra, những con cá nhỏ tưởng người ta rải cám nên bu lại, một lúc chúng ngỡ ngàng tản ra bơi về những hang hốc nào đó nằm trú ẩn.- Anh Thức này, có phải tới một tuổi nào đó người con gái thường hay khóc hơn con trai phải không?- Không, con trai đâu có khóc bất ngờ như vậy?- Anh chưa khóc bao giờ sao? - Khuyên ngó Thức hỏi.- Chưa. Anh chỉ khóc hồi nhỏ thôi.- Tại vì anh không sinh ra trong hoàn cảnh bất hạnh. Người ta quá bất hạnh mới khóc tủi thân được.- Anh cũng sinh ra trong hoàn cảnh bất hạnh đấy chứ. Nhưng mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau, không người nào giống người nào.- Anh có khi nào khổ sở quá không?- Dĩ nhiên là có.- Lúc ấy anh cũng khóc à?- Không. Anh chỉ buồn và cố gắng chịu đựng để rồi vượt qua nó.- Vì anh là con trai.- Con gái cũng vậy. Anh thấy em đã khổ sở, đã chịu đựng, bây giừ em sẽ cố mà vượt qua.- Anh không thích... em khóc ư?- Em khóc làm anh bối rối lắm, nước mắt con gái dễ làm người ta... rũn chí anh hùng. - Thức đùa.Khuyên véo vào hông Thức một cái đau điếng. Cô cười khúc khích và đưa tay lau nhanh hai giọt nước mát còn đọng trên đôi gò má ửng hồng vì ngượng. Thức và Khuyên đi lững thững qua các khoảng cây, anh chỉ cho Khuyên cách thăm mãng cầu.. Loại mãng cầu gai này đặc biệt phải để nó chín trên cây rồi mới hái trước khi nó trở mình, dú không bao giờ chín, hoặc nếu có chín vì bị dú ép nó cũng không ngon. Trong khu vườn nhỏ của Thức có rất nhiều mãng cầu, mùa này mãng cầu cho trái nhiều và cây nào cũng có vài chục trái. Nhìn những trái mãng cầu nở gai, ửng vàng to bằng đầu gối treo lủng lẳng trêa cành Khuyên ngó thích mắt. Nhưng mỗi lần Khuyên đưa tay định hái xuống thì Thức nhăn mũi:- Trái đó chưa trở mình đâu cô bé ơi. Hái xuống sẽ không bao giờ chín đâu.- Trở mình là như thế nào hả... ông chủ vườn?- Trở mình là khi nào em búng vào trái mãng cầu nghe “bịch bịch”, đó là nó sắp chín. Hái được. Còn búng mà nghe kêu “bóc bóc” là chưa trở mình, hái xuống là đem... quăng luôn.Khuyên cười khúc khích trước lời giải thích thú vị của Thức. Khuyên kéo nhánh mãng cầu thấp ngang đầu xuống, sờ vào trái mãng cầu treo lủng lẳng và co ngón tay bắt chước Thức búng mấy cái, nhưng Khuyên không phân biệt thế nào là... trở mình hay chưa trở mình. Khuyên cười, hỏi Thức:- Trái mãng cầu này đã trở mình chưa anh?- Chưa.- Khó quá, chắc em không bao giờ biết hái mãng cầu kịp khi nó chín.- Nếu không hái kịp, sáng ra chim trao trảo sẽ ăn hết vì đêm qua nó đã chín trên cây. Mãng cầu luôn luôn chín đêm, và mấy chú dơi dạo vườn đã xơi trước một lần, đến khi chim trao trảo vào vườn xơi tiếp một lần nữa, trái mãng cầu chỉ còn có cái cuống thôi. Anh đã hố mấy lần khi đi thăm vườn buổi sáng.Và Thức nghe ở một góc vườn có tiếng chim trao trảo gọi nhau dòn tan. Anh lắng nghe và nói với Khuyên:- Phía đó có mãng cầu chín. Chim trao trảo đang ăn đó, để anh chạy lại đó xem, may ra còn vớt vát được phần nào chăng?Thức chạy lúp xúp trên bờ mương, luồn lách qua các thân cây. Một lúc anh quay trở lại, trên tay cầm trái mãng cầu đã bị chim ăn hết phân nửa.- Thấy không, chim đã xơi trước chúng ta rồi, nhưng còn được nửa trái cũng là hên lắm cô bé ạ.- Chim ăn rồi, mình ăn có được không anh?- Ngon tuyệt, mãng cầu chín cây chim ăn bảo đảm ngon vô cùng.Và Thức bắt Khuyên ngồi xuống một gốc cây, anh bỏ lớp mãng cầu chim ăn, phần còn lại Thức bẻ ra chia cho Khuyên một nửa, nhìn những múi mãng cầu trắng phau, mọng nước Khuyên đưa lên miệng khẽ cắn. Cô phải công nhận lời Thức nói đúng. Những múi mãng cầu chua ngọt mát rượi như tan vào lưỡi mà lần đầu tiên Khuyên mới được nếm.- Sao anh rành vụ ăn uống này quá vậy? -Khuyên cười hỏi Thức.- Ngày nhỏ anh vẫn thường rong chơi suốt ngày trong vườn, và giành ăn mãng cầu với chim, làm sao mà không rành cho được.“Lại ngày nhỏ...”. Khuyên nhìn Thức như tìm hiểu sâu trong đôi mắt của anh thứ kỷ niệm khó phai mờ đó. Suốt mấy ngày ở đây, Thức đều có những phút giây hồi tưởng lại tuổi thơ của mình và kể cho Khuyên nghe những kỷ niệm thời thơ ấu của anh một cách say mê. Khuyên biết Thức rất yêu tuổi thơ của mình. Ai mà không yêu quý tuổi thơ nhỉ? Khuyên cũng vẫn nhớ những ngày thơ ấu của cô, nhưng tuổi thơ mỗi người mỗi khác, không ai giống nhau, và chắc tuổi thơ của Khuyên không đẹp bằng tuổi thơ của Thức. Cho nên Khuyên nghe anh kể, cô đâm yêu cái tuổi thơ đó vô cùng. Thức đã đưa Khuyên đi chợ huyện, đi thăm làng cá ở cửa sông, đi thăm ngôi trường ngày nhỏ Thức đã học những năm tiểu học. Bây giờ ngôi trường đã đã được mở rộng đến cấp hai. Lớp học sinh mới đã trồng những cây phượng non thay cho những cây phượng già trong sân trường ngày nào của Thức. Một lần, đứng dưới bóng cây phượng chỉ cao quá đầu trước cổng trường, Thức hỏi Khuyên:- Ra trường em sẽ xin về đâu?- Làm sao xin được, tùy theo sự phân công chứ?- Theo anh biết chỉ có những chỗ gần thành phố mới mong vào sự phân công, còn những chỗ xa xôi hẻo lánh cần gì phải phân công, tình nguyện là được chấp thuận ngay.- Anh nói như vậy với ý gì?- Có khi em nghĩ rằng...- Thôi em biết rồi, anh gợi ý để khi ra trường em tình nguyện về quê anh dạy học chứ gì?- Em thông minh lắm nhỏ ơi, rất tiếc anh không thể làm một ông thầy giáo chứ nếu không, anh đã về đây dạy học rồi. Anh rất thương học trò ở đây em ạ, vì đó là hình ảnh của anh hồi còn thơ ấu.Chẳng riêng gì Thức, Khuyên cũng đã nhìn thấy học trò ở đây đi học ra sao. Các em hầu hết đều đi chân đất, đầu trần nắng cháy, quần áo ngả màu và hầu hết đều không có đồng phục, đụng gì mặc nấy. Trong học sinh cấp hai, thỉnh thoảng mới bắt gặp những chiếc áo trắng.- Em nghĩ gì thế Khuyên? - Thức bỗng chớp mắt hỏi.- Em đang nghĩ về ngôi trường và những học sinh ở đây. Rất có thể em sẽ xin về đây dạy, thế vào ước mơ của anh. Được không?- Hôm nọ anh nói đùa vậy thôi, em hãy quên chuyện đó đi Khuyên. Không có em, cũng có những thầy giáo, cô giáo khác về đây dạy.- Nhưng nếu cô giáo là em thì sẽ khác hơn nhiều chứ?- Dĩ nhiên.Khuyên mân mê một chiếc lá trong tay, một lúc cô thả chiếc lá vào dòng nước đang chảy chậm chạp, lững lờ trong con mương. Tiếng một con tôm tích nào đó bất ngờ chép miệng kêu, âm thanh rơi vào không gian, buồn buồn.- Mới đó mà gần hết một tuần rồi, mau quá.- Em phải trở về thành phố à?- Em còn phải đi học nữa chứ, rồi còn dạy đàn cho lũ trẻ. Em không thể ở đây lâu hơn được. Và anh, cũng phải lên thành phố để thay băng.- Sau đó thì trở lại đơn vị. - Thức lẩm bẩm.Khuyên đi vẻ phía chiếc võng mắc giữa hai cây dừa rợp bóng mát. Cô nằm im, nhìn lên những tàu dừa lay động. Trên đó là khoảng trời xanh trong.Thức cũng tới ngồi bên một đầu võng, anh khẽ hát. Những câu hát mà Khuyên đã nghe anh hát nhiều lần, đến thuộc lòng.- Em chẳng còn buồn ngủ nữa đâu. - Khuyên cười.- Đâu phải anh hát cho em ngủ, đừng hiểu lầm cô bé ơi.- Chứ anh hát làm gì?- Hát cho vui, vậy thôi.- Bộ khi nào vui anh mới hát, hả? - Khuyên trêu Thức.- Chứ sao.- Còn em, khi nào buồn em mới hát. Đó là lúc em nhớ mẹ. Bây giờ mẹ đang làm gì nhỉ?Làm sao mà Thức có thể trả lời cho Khuyên hiểu điều đó. Mẹ bây giờ đang ở một nơi xa xôi ngàn dặm. Khuyên vùi mặt vào mái tóc của mình, cô nhắm mắt lại ngậm ngùi.- Chị Khuyên ơi, đi chợ với em.Phiến bỗng hiện ra và gọi Khuyên dưới gốc ổi. Khuyên mở choàng mắt. Thức hỏi lớn:- Đi chợ làm gì nhỏ?- Bí mật quân sự, anh đừng có hỏi.Nghe Phiến trả lời, Khuyên nhìn Thức cười và đứng lên đi về phía Phiến.- Em đi chợ với Phiến nhé, đã hứa với nó hồi sáng.- Cho anh đi với. - Thức nhăn nhó.- Thôi đừng có vô duyên ông ơi.- Chứ anh ở nhà làm gì đây?- Anh đọc sách, hay leo lên vòng nằm ngủ.- Đọc sách hết vô mà ngủ cũng không được.- Xách cần câu ra ngoài ruộng câu cá rô vậy.Khuyên cười khúc khích trêu Thức rồi bỏ vào nhà với Phiến. Một lúc Thức thấy Phiến đèo Khuyên sau xe đạp chạy loáng thoáng qua các khoảng cây ra lộ chính hướng về chợ. Thức lững thững vào nhà.- Thức đó hả con? - mẹ Thức bỗng lên tiếng hỏi.- Dạ.- Con vện nó cào đất như muốn làm ổ đẻ. Vào đây giúp má một tay coi.Thức vào buồng, thấy mẹ đang hý hoáy lót ổ cho con vện cạnh tủ đựng quần áo. Con chó cái mang cái bụng to bè thở khì khịt đang cào chân trên nền đất có vẻ nhọc nhằn và mệt mỏi.- Nó đang đau bụng. - Mẹ Thức nói khẽ.- Sao nó đẻ lẹ thế mà?- Cái thằng, nó có chửa lâu rồi, con về con vện nó đẻ là hên lắm đó.Thức không hiểu gặp chó đẻ là hên hay xui, anh cười cười trước sự mê tín của mẹ và giúp một tay trải vào ổ con vện một manh chiếu rách đã được mẹ cắt ra tử tế.- Tội nghiệp, con vật cũng như con người, sanh con là một: chuyện đau đớn. Nhưng con thấy không, nó chỉ cắn răng mà chịu đau...Thức không hiểu con vện có cắn răng nhịn đau như mẹ nói không, nhưng Thức nhìn con chó thấy tội nghiệp vô cùng. Con vện này Thức đã xin của một người quen từ thành phố mang về đây. Lúc đó nó còn bé xíu, vừa mới biết ăn và đêm còn la ăng ẳng vì nhớ vú mẹ, thế mà bây giờ... nó đẻ đã được hai lứa. Thức vuốt đầu con chó như động viên nó. Con vện thè lưỡi liếm bàn tay của Thức.Một lát sau con vện đẻ, trong khi mẹ Thức đang bận cho heo ăn ở phía sau. Thức hoảng quá la lên:- Má ơi...- Cái gì thế?Nhưng Thức không kịp trả lời cho mẹ hiểu, con vện đã gập người lại trong một cơn đau bụng, và nó cho ra đời một chú chó con ướt rượt. Thức quýnh quáng tiếp tay hỗ trự cho con vện xé cái bọc mỏng để chú chó con lút được ngụm không khí đầu tiên của cuộc đời. Đến khi mẹ Thức chạy vào, con vện đã cho ra đời một chú chó con thứ hai.- Phải xé cái bọc ra không thôi chớ con bị ngạt thở chết đấy.Nhưng công việc này mẹ Thức thay anh đảm nhận ngay, còn Thức đứng lên nhìn cảnh sanh đẻ của con vện, anh vừa ghê ghê, vừa tội nghiệp. Thức ra ngoài rửa tay, vừa lúc Phiến và Khuyên ở chợ về.- Phiến ơi, con vện đẻ rồi. - Thức loan báo với một niềm vui rất trẻ con.- Hồi nào?- Mới đây thôi, chính anh đỡ đẻ cho nó.- Xạo, anh mà biết đỡ đẻ.Thức đỏ mặt trước câu nói bất ngờ của em gái, còn Khuyên cười cười như trêu anh thêm. Phiến chạy vào buồng và Thức nghe em gái reo lên như bắt được quà. Một lúc cô quay ra khoe với Khuyên:- Chị Khuyên ơi, chó đẻ bốn con rồi. Có lẽ nó còn đang đẻ nữa. Vui quá!Đúng là một đứa trẻ con. Khuyên đặt cái giỏ xách đựng thức ăn xuống đất, cô vuốt những giọt mồ hôi rịn ra trên trán.- Anh Thức, sao không lấy quạt quạt cho chị Khuyên. - Phiến trợn mắt.Thức cười:- Quạt để đâu?- Không có quạt thì phải quạt bằng tay. Xời ơi...Thức cóc lên đầu em gái một cái. Cả ba cười xòa.- Chở chị Khuyên thật là mệt. - Phiến than thở.- Ai biểu dành chở chị làm gì.- Nhưng có người chở chị dù mệt đứt hơi cũng không dám than phải không?Khuyên giả vờ:- Ai thế nhỉ?- Còn ai trồng khoai đất này. Ông anh của em chứ còn ai vô đây nữa.- Mày ba đá vừa thôi nghe nhỏ. - Thức đưa tay hăm dọa.Khuyên và Phiến sửa soạn nấu cơm chiều. Thức ngồi hý hoáy lặt rau bằng cánh tay còn lại của anh. Khuyên nhìn anh, không khỏi thương cảm.- Để đó chút em lặt cho, anh vào làm bà mụ đỡ đẻ cho con vện đi. - Phiến trêu Thức.- Nhỏ ơi, nhỏ đừng có bôi bác việc làm cao quý như vậy. Lớn thêm vài tuổi nữa nhỏ sẽ hối hận, lúc đó nhỏ rút lại lời nói không kịp nữa đâu.Phiến nhìn Khuyên, hai chị em cười khúc khích trước vẻ nhăn nhó của Thức. Một lúc Thức bỏ đi ra ngoài vườn, anh gặp mẹ đang rửa tay bên sàn nước.- Chó đẻ sáu con tất cả.- Má phải để dành cho con một con chó con kháu khỉnh nha, con sẽ mang về đơn vị nuôi.- Trời đất ơi, mày có ở yên một chỗ đâu mà nuôi chó. Cái thằng kỳ cục.Thức cười:- Con có đi bất cứ phương trời nào thì con chó cũng phải theo con. Ở đơn vị người ta cũng có nuôi chứ má, tụi bạn con mà thấy, nó khoái lắm.Bà mẹ đứng lên, kéo chéo khăn vắt vai lau tay, bà đi với Thức tới bên dàn mướp đang trổ hoa vàng rực. Trong mớ dây bò chằng chịt, um tùm ấy Thức thấy nhú ra những trái mướp non còn đeo cái nụ hoa héo tàn. Những con ong bầu đi tìm mật hoa bay u u lượn vòng quanh dàn mướp.- Năm nay mướp nhiều trái quá.- Má dựng dàn mướp này phải không? - Thức hỏi mẹ.- Má và con Phiến làm cả buổi trời đấy, mấy bữa nay định làm thêm ra một khoảng nữa cho đủ chỗ cho đám dây nó leo nhưng làm chưa được.Thức cười cười:- Ngày mai con phải đi rồi, nếu không, con sẽ giúp má làm.- Ủa, mai con đi rồi sao? - Bà mẹ gần như hốt hoảng kêu lên.- Dạ, con phải trở lên thành phố vào bệnh viện mở băng rồi nghỉ ngơi để chuẩn bị trở lại đơn vị.Bà mẹ nhìn Thức bằng đôi mắt thương cảm, bà lặng lẽ buông ra một tiếng thở dài.- Nếu thu xếp được con sẽ trở về đây ít ngày nữa, má đừng lo.- Còn cô Khuyên?- Cô ấy còn phải đi dạy học.- Tội nghiệp, cô gái thật dễ thương.Thức thầm sung sướng trong lòng vì mẹ đã quan tâm tới Khuyên bằng một tình cảm đáng quý như vậy. Thức muốn ôm lấy vai mẹ, anh muốn nói rằng:- Má ơi, bao giờ má cũng chịu đựng và hiền từ quá.Nhưng Thức không nói được gì, anh ngắt một bông mướp vàng rực rỡ trong tay. Thức giấu nỗi xúc động của mình.Vừa thấy Khuyên bước vào, “Lão” Kính từ trên cây khê đã reo lên thông báo băng một giọng rất trịnh trọng:- Em thông báo cho các bà chị biết một tin quan trọng nóng hổi tính thời sự là người đẹp Khuyên đã trở về sau một thời gian đi tắm nắng đồng quê với... người yêu.Khuyên ngó lên cây khế, Kính đang nhìn xuống cười khì khì và nhai khế nhóp nhép trêu Khuyên.- Lớn rồi mà còn leo cây hái khế. Chị Nguyệt có nhà không... “Lão”?- Lại “Lão” này “Lão” nọ nữa rồi. Tưởng chị đi chơi về đầu óc thảnh thơi, ngọn gió mát rượi của chốn đồng quê rẫy bái đã gột sạch chữ “Lão” trong đầu chị rồi chứ.- Ai biểu vừa gặp chị là Kính chọc quê. Ăn miếng phải trả miếng chứ. Thôi xuống đây đi, chị có quà.- Bà Nguyệt và bà Trầm đang ở trong nhà đấy. - Kính vừa nhảy xuống đất vừa nói.- Cho Kính trái mãng cầu chín cây nè.- Tuyệt cú mèo. - Kính chộp trái mãng cầu đưa lên mũi ngửi và reo lên.- Thôi ở đó ăn đi, bảo đảm là ngon “tuyệt cú mèo” hơn những trái khế chua lòm của Kính.- Ngọt hay chua là tùy... tâm trạng của mỗi người.- Xì.Thấy Khuyên xách cái giỏ xách nặng trĩu trên tay bước vào cả Nguyệt và Trầm đều tròn mắt ngạc nhiên có đến... năm phút rồi cùng reo lên:- A à... người đẹp đã trở về. Cái gì mà xách nặng thế kia nhỏ ơi.- Quà chứ cái gì nữa mà hỏi.- Hoan hô.Nguyệt nhảy tới dành lấy cái giỏ xách, Trầm cũng tới bên trầm trồ:- Ồ, toàn mãng cầu là mãng cầu.- Ở vườn có cái gì là mình mang lên cái đó. Mùa này mãng cầu gai ngon lắm đó, không dễ gì mua ở chợ đâu.- Hay là nhỏ vừa mua ở chợ rồi nói dóc là quà dưới quê mang lên cho bạn bè cảm động đây. - Nguyệt nhìn Khuyên trêu.- Ai dại bỏ tiền ra mua cho nhỏ ăn.- Mấy chục trái mà nhiều thế này?- Có bốn trái thôi, ở đâu có mà tới mấy chục trái, đừng có ham.- Bỏ ông Thức đâu rồi?- Bộ đá ông Thức rớt xuống cầu rồi hả Khuyên?- Hổng giỡn à, người ta đi giữa trưa trời nắng, nóng tính lắm đây.- Thôi ngồi xuống ghế nghỉ chân, ta đi làm cho ly đá chanh uống vô hạ hỏa tức thì. - Nguyệt cười.- Ở nhà có gì vui không? - Khuyên hỏi Trầm.- Không vui mà cũng không buồn.- Sao kỳ vậy?- Ừa, dạo này ta nói năng kỳ lắm.- Bộ “chập dây” hết rồi hả?- Hình như là như vậy đấy.Trầm cười khúc khích. Nguyệt mang ra cho Khuyên ly đá chanh. Nguyệt cười nói:- Đây, nhỏ uống đi, nóng hổi vừa thổi vừa uống.- Uống xong rồi kể chuyện dưới quê cho bạn bè nghe.Khuyên uống một ngụm đá chanh, phun cái hột chanh vàng ra xa, cười hỏi:- Kể một tháng trời, Nguyệt có can đảm ngồi nghe không?- Một tháng mà ăn nhằm gì, Khuyên kể nguyên một năm đi.- Thôi đừng có khùng - Trầm nhăn mũi cười.“Lão” Kính từ ngoài đi vào, hai tay trịnh trọng đỡ lấy trái mãng cầu, điệu bộ thật tức cười. Chú bé hỏi một cách ngây thơ:- Xưa nay em chỉ ăn mãng cầu ta, còn mãng cầu xiêm em không biết ăn ra sao, chị Khuyên chỉ cách ăn cho em à.Nguyệt chu miệng xì một tiếng rồi nói:- Không biết thì đừng ăn, mãng cầu xiêm ăn vào... Kính sẽ già thêm mười tuổi, sẽ được gọi là “cụ” đấy.- “Cụ” Kính - Trầm cười vang - nghe oai lắm đấy.- Người ta hỏi thật mà mấy bà thích đùa.- Kính đi mua nước đá về chị sẽ làm cho Kính món mãng cầu dầm nước đá đường, ngon tuyệt cú mèo, bảo đảm ăn sẽ nhớ đời.- Chắc không?- Chắc như bắp rang.- Xong ngay.Kính lấy chiếc xe đạp sườn đòn dông dắt ra sân. Khuyên hỏi lớn:- Bộ mua nước đá xa lắm hay sao mà phải lấy xe đạp?- Em chạy thẳng ra hàng nước đá mua luôn một cây cho chị. - Kính nhăn răng cười.- Đúng là “Lão” Kính mát thiệt mà.Tuy nhiên chẳng bao lâu, Kính đạp xe quay về, trên tay cầm một cục đá to tướng. Khuyên lập tức biểu diễn làm món mãng cầu dầm nước đá đường rồi phân ra bốn ly đều nhau. Lúc ăn mãng cầu, Nguyệt ngắm nghía Khuyên rồi khen:- Khuyên đen một tí, mập thêm một tí.- Vô duyên, không khen mãng cầu dầm đường đá mà khen người ta đen và mập.- Mãng cầu ngon tuyệt cú mèo rồi, khỏi cần khen nữa. Còn khen Khuyên đen ở đây là đen giòn, đẹp ra phết.- Cám ơn.- Ta khen thiệt chớ bộ đùa sao mà mặt mày tiu nghỉu vậy?Trầm hắng giọng:- Thôi, để cho Khuyên kể chuyện quê làng và một tuần lễ hưởng cảnh trăng thanh gió mát cho mình nghe, Nguyệt đừng có phá đám.- Biết gì mà kể.- Biết gì kể nấy, mới hay, miễn đừng có phịa là được.Kính đế vô:- Ở dưới đó chị có đi câu cá rô không chị Khuyên? Em nghe nói dưới quê cá rô nhiều lắm, câu một buổi được một thùng thiếc lận.Trầm cười khúc khích:- Chắc cá rô đui, không thấy đường nên Kính câu được nhiều dữ vậy. - Nguyệt trợn mắt.- Người ta nghe nói chớ bộ. - Kính phân trần.- Ai nói? Đừng có loan truyền tin thất thiệt.Tội nghiệp “Lão” Kính, bị mấy bà chị bắt nạt nên ngồi im re. Khuyên cười:- Hôm nào gặp Thức, mấy bạn sẽ được nghe kể, Khuyên không kể được đâu.- Thôi, đừng có làm bộ “bán cái”, Khuyên phải kể ngay bây giờ.- À à... ta biết “cô dâu” mắc cỡ không dám kể chuyện hưởng tuần trăng mật màu xanh nên bán cái cho “chú rể” phải không. - Trầm trêu.- Đừng có ăn nói bậy bạ, suy diễn tùm lum. - Khuyên trợn mắt la lên.- Bị nói trúng tim đen nên làm dữ thấy không.- Đã bảo không có bôi bác, ta giận bây giờ.- Vậy thì kể đi...Khuyên ngồi im một lúc như mơ màng, rồi chậm rãi nói:- Nói chung, quê của Thức cũng giống như các quê làng khác vậy thôi, nhưng đặc biệt là bên cạnh có một dòng sông rất đẹp, có một bãi cát dài, vàng ánh lên trong nắng.- Và mỗi buổi chiều vàng, hai anh chị đã đi dạo trên bãi cát đó. Tuyệt trần đời và... mùi mẫn hết biết.Khuyên đỏ mặt, cãi:- Rất tiếc, quý vị đừng xuyên tạc tình cảm của người ta và cũng rất tiếc ta chưa bao giờ đi dạo trên bãi cát kia, đó là một điều hối tiếc.- Tại sao? - Nguyệt hỏi.- Ta... quên bẵng đi. Đến chừng trở về đây mới nhớ.- Rõ vớ vẩn, chứ ở dưới đó Khuyên làm gì.- Ngủ trong vườn dừa.- Xời, ở thành phố về tới dưới quê để chỉ ngủ trong vườn dừa?- Ta có một chiếc võng nghiêng, giăng giữa hai cây dừa rợp bóng mát, thế là nằm ngủ khoèo.- Tức thiệt. - Trầm kêu lên.- Cái gì phải tức?- Tức cho Khuyên chứ còn gì nữa. Bao nhiêu là cảnh đẹp làng quê, vậy mà chẳng biết thưởng thức gì hết.- Ừa, không hiểu sao Khuyên “ngu” vậy.- Tức thiệt, ông Thức đâu rồi, phải bắt ông Thức kể mới được.- Nguyệt nhăn mặt nói.- Bữa nay Thức phải vào bệnh viện để mở băng.- Liệu... có sao không ta? - Trầm hỏi với vẻ lo lắng.- Sao với trăng gì, nếu không lành thì mang tật, nếu không lật thì nằm. Vậy thôi. Xì, đợi Trâm lo lắng chắc ông Thức “cùi” rồi.- Có lẽ bình thường thôi, chẳng sao đâu. Và Thức sẽ chuẩn bị trở lại đơn vị trong vài hôm nữa.- Rồi, lại có một màn chia tay mùi mẫn.- Nữa, đừng có suy diễn, bôi bác. Một cuộc chia tay bình thường như bao cuộc chia tay khác thôi.- Nhưng mà uớt đẫm nước mắt.- Không đâu, ta sẽ cười toe. Chẳng có việc gì buồn đến phải khóc mù trời như nhỏ tưởng tượng ra đâu.Và như vậy Khuyên đã tảng lờ chuyện phải kể cho Nguyệt và Trầm nghe những gì ở quê làng của Thức. Thật ra Khuyên có khối chuyện hay ho để kể và sung sướng kể, chia sớt với hai đứa bạn thân hạnh phúc thầm kín của mình. Tuy nhiên, cuối cùng Khuyên muốn giữ những ngày tươi đẹp ấy trong lòng, và chỉ để cho một mình mình biết mà thôi. Quả thật đó là những ngày tươi đẹp của đời Khuyên, những ngày mà Khuyên tưởng rằng chỉ còn có mỗi mình cô trên trái đất này sau khi mẹ và anh Đồng ra đi. Nhưng Thức, trong một dịp không may đã trở về với Khuyên, kịp lúc, trước khi Khuyên cảm thấy mình quá cô đơn, lẻ loi, như thể chết đuối, đang cố sức bơi giữa dòng đời và cuộc sống. Thức bị thương là cái rủi, đồng thời là cái may mắn. Tình cảm giữa Khuyên vá Thức đã gắn bó keo sơn hơn khi Thức nằm bệnh viện, và được vun đắp thêm với những ngày ở quê Thức. Rồi mẹ Thức, em gái của Thức đã cho Khuyên tình cảm ấm áp của gia đình mà Khuyên ngỡ đã mất, không còn được hưởng nữa. Những ngày ở quê Thức đã qua, thời gian lặng lẽ trôi đi. Có những thứ chìm dần vào quên lãng, nhưng chắc chắn những ngày tươi đẹp ấy, một tuần lễ bằng vàng ấy sẽ mãi mãi còn ở trong Khuyên với nỗi nhớ tiếc, chẳng phai mờ.- Khuyên nghĩ gì mà ngẩn ngơ, ngơ ngẩn thế?- Không.- Đừng có chối nhỏ ơi. Làm sao mà giấu ta cho được.Khuyên đành cười trừ. Ngồi nói chuyện một lúc. Khuyên kéo Nguyệt ra một góc nói:- Nguyệt cho mình mượn xe được không?- Làm gì mà có vẻ bí mật thế. - Nguyệt cười.- Tới bệnh viện rước Thức chứ làm gì. Bây giờ chắc anh ấy đang chờ.- Vậy mà cũng giấu.- Nguyệt đừng cho Trầm biết đấy.Khi Khuyên dẫn xe honda nữ của Nguyệt ra sân, Trầm chạy theo thắc mắc:- Nhỏ đi đâu mà mượn xe vậy ta?- Có việc cần một chút.- Rồi quay trở lại không?- Chắc là không, đã bảo là có việc riêng mà.- Ta nghi ngờ lắm đấy. - Trầm lườm, Trầm nguýt, Khuyên đap máy xe và chạy ra cổng. Đường phố buổi chiều như bơi trong cái nóng, hơi nhựa chảy bốc lén nồng mũi. Khuyên bỗng thèm những hơi gió mát rượi như ở quê Thức, nhưng làm sao được, ở đây nhưng cơn gió như vậy thật hiếm hoi.Khi tới cổng bệnh viện, Khuyên đã thấy Thức đứng chờ với vẻ sốt ruột. Thấy Khuyên tới, Thức giơ cánh tay đã tháo băng ra cười, khoe:- Xong rồi, em nhìn xem có gì khác lạ không?- Không, cánh tay vẫn bình thường như khi chưa bị thương.- Đó là một điều may mắn.- Thôi, lên xe đi anh.Thức lên ngồi phía sau cho Khuyên chở. Thức nói:- Anh muốn đi một vòng thành phố.- Anh có thích đi xem phim không?- Nếu em muốn.- Có một phim khá lắm, đang chiếu ở rạp. Chúng mình đi xem nhé.Thức cười:- Còn xe, có phải mang về trả cho Nguyệt không?- Không. Ngày mai trả cùng chẳng sao.- Vậy thì đi.Khuyên chở Thức ngược về hướng trung tâm thành phố. Lần này không phải vội vàng nên Khuyên cho xe chạy vào những con đường vắng, rợp bóng cây. Đó là những con đường Khuyên rất thích.- Anh biết không, những ngày anh đi, em đã đạp xe trên những con đường cũ một mình, và cảm thấy thật hạnh phúc với những kỷ niệm mình để lại.- Cô bé mơ mộng quá trời.- Bộ anh không mơ mộng sao?Thức cười:- Nhưng có lẽ thua em một khoảng khá xa đấy cô bé ạ.- Cũng chả sao đâu.- Nhưng bây giờ người ta đã cưa những cây me già cụt ngọn hết rồi, con đưừng mất vẻ đẹp như xưa.- Tại vì thành phố vào mùa mưa, có những trận mưa to và gió lớn, làm gãy đổ những cây me già gây ra tai nạn cho nên người ta mới phải làm như vậy đấy.Gởi xe ở bãi giữ xe xong, Khuyên và Thức đi bách bộ trên đường Lê Lợi. Lâu lắm rồi Thức mới có dịp đi như thế này, anh thấy đường phố thay đổi ghê gớm quá. Ngang qua hiệu sách lớn, Thức kéo Khuyên rẽ vào, anh nhìn lướt qua những tựa sách. Cuối cùng Thức mua tặng Khuyên một tập thơ.- Đọc hết tập thơ này đi và nhớ anh.Khuyên cầm tập thơ, cười nói:- Thơ của người ta mà bắt nhớ anh.- Kệ nó.Ở trong hiệu sách bước ra Thức ngước nhìn bầu trời, nắng gay gắt, lúc nãy đã biến đâu mất, nhường chỗ cho những vầng mây đen kéo ngang như muốn che lấp cả những vòm cây cao vượt qua các mái nhà.- Trời sắp mưa.- Chết, mình phải đi nhanh tới rạp mới được.Khuyên kéo tay Thức đi nhanh giữa dòng người xuôi ngược đông đảo trên hè phố. Quả nhiên, khi vừa tới rạp chiếu bóng trời đổ xuống một cơn mưa lớn. May sao cũng vừa kịp xuất chiếu nên Khuyên mua hai chiếc vé rồi cùng Thức hấp tấp vào rạp.- Phim gì đấy em? - Thức vừa ngồi xuống ghế vừa hỏi.- Em không nhớ tên phim - Khuyên cười - là một phim tình cảm.- Trời ơi, đi xem phim mà không nhớ được tên phim, lạ thật.- Em vẫn lạ thế đấy anh, nhiều khi đi xem phim với hai nhỏ Nguyệt và Trầm, em cũng chẳng để ý tới tên phim làm gì. Cứ xem và cứ biết nội dung phim là đủ.- Bên ngoài trời mưa lớn đấy.Thức chép miệng và ngả đầu lên thành ghế, anh đưa tay nắm bàn tay Khuyên. Cô để ý thấy đó là bàn tay của cánh tay đau của Thức. Bàn tay như chuyền cho Khuyên hơi ấm và niềm rung động bất ngờ.- Anh mệt phải không? - Khuyên hỏi.- Không, chỉ hơi buồn ngủ một chút thôi. -Thức cười.- Xời, đi xem phim mà than buồn ngủ.- Anh vẫn lạ thế đấy.Và đèn trong rạp phụt tắt. Khuyên nắm chặt bàn tay của Thức và hai người cùng nhìn lên màn ảnh.Trong rạp chiếu bóng ra trời đã ngớt mưa, bây giờ chỉ còn những đám bụi nước rơi từ vòm cây cao xuống theo mỗi cơn gió ào qua. Khuyên co ro nép người bên Thức, hai người đi dọc theo hè đường đã lên đèn.- Chúng ta đi kiếm cái gì ăn đi, cô bé ạ.- Anh đói rồi à? - Khuyên nhìn Thức cười hỏi.- Đúng, đói rồi.- Vậy thì đi tới chỗ này với em.- Ở đâu?- Quán cơm Bà cả đọi, anh biết không?- Tưởng đâu, ở đó anh đã biết từ khuya rồi cô bé ơi.Hai người quay trở lại đường Nguyễn Huệ. Quán cơm Bà cả đọi nằm sâu trong một con hẻm của dãy phố cũ xưa. Đó là một căn phòng nhỏ hơi tối, muốn lên phải đi qua một cầu thang bằng xi-măng. Quán cơm bình dân này có từ trước ngày giải phóng, học sinh, sinh viên, văn nghê sĩ thường tới đây ăn những bữa cơm rẻ tiền, nhưng khá ngon. Sau ngày giải phóng cũng vẫn những thành phần đó lui tới, nhưng bây giờ có thêm cả dân đi buôn đường dài và dân chợ trời ở quanh đó kéo tới. Lâu lắm rồi Thức không có dịp để đến đây ăn, tìm lại chút hương vị cũ và không khí quen thuộc của cái quán cơm đặc biệt này.Lúc đi lên cầu thang, Khuyên nói:- Ở nhà, sau khi mẹ và anh Đồng đi rồi, thỉnh thoảng em và mấy đứa bạn kéo đến đây. Có hôm em phải ăn một mình, lúc chiều tối.- Ăn cơm Bà cả đọi mà phải ăn một mình thì buồn thật.- Vâng, ngồi giữa đám đông mà em muốn khóc.Bình thường cái quán nhỏ tù mù này đã cò một không khí ẩm thấp, hôm nay trời mưa, vẻ ẩm ướt càng hiện rõ hơn. Ngọn đèn bóng giữa nhà hắt xuống một vài cái bàn đã có người ngồi ăn. Hôm nay quán vắng khách, do đó Thức và Khuyên được ngồi ở một bàn riêng.- Em gọi cái gì ăn đi chứ. - Thức nói.- Anh muốn ăn những món gì?- Em thích ăn gì cứ gọi, đã bảo anh là người dễ nuôi lắm mà.- Vậy thì em gọi, anh không được chê đây nhé.- Không, chỉ ăn thôi chứ không chê. - Thức cười.Khuyên tiến tới chỗ bếp, gọi trực tiếp chị phụ nữ đang loay hoay múc thức ăn cho khách. Một lúc sau người phục vụ mang tới bàn mấy món thức ăn. Một nón canh khổ qua, một món gà kho mặn và một món xào.Knuyên cười:- Đủ chưa anh?- Được rồi, ăn đi cô bé, anh đói bụng.Khuyên bới cơm cho Thức. Hai người cùng ăn trong tiếng nói chuyện rì rào của những người khách ngồi chung quanh.- Lúc chiều hai nhỏ Nguyệt và Trầm bắt em phải kể chuyện dưới quê ghê quá.- Rồi em có kể không?- Không đời nào. Em sẽ không kể cho ai nghe đâu.- Tại sao vậy?- Em thích im lặng và nhớ về nơi đó một mình.Thức cười. Khuyên đỏ mặt gắp thức ăn bỏ vào chén Thức và giục:- Ăn đi anh.- Em làm anh cảm động quá. Rồi nhỏ ấy cũng chịu tha cho em à?- Đâu có, họ bắt anh phải kể đấy. Nhưng anh có kể không?- Ồ, anh sẽ kể.- Không được đâu, hai nhỏ ấy mà biết được, sẽ chọc em đến độn thổ mất.- Anh sẽ còn phịa ra nhiều chuyện nữa.- Xời. Đã bảo không được tiết lộ cho ai biết hết. Em sẽ giận anh đấy.- Mai mốt anh trở lại đơn vị rồi, và sẽ chuyển sang bộ đội, đi hoài, làm nghĩa vụ quốc tế bên Campuchia thì tha hồ cho em giận, anh đâu có biết có hay?- Nói như vậy thì huề. Hết chuyện.Thức cười trừ, anh gọi cô gái phục vụ lại tính tiền rồi cùng với Khuyên rời khỏi quán cơm.- Bây giờ đi đâu anh?- Tới quán cà phê của Hiệp đi, phải tới đó trước khi anh trở lại đơn vị, nếu không mai mốt nó chửi chết.- Em quên cái quán ấy rồi. - Khuyên cười.- Thôi, đừng có giả vờ cô bé ạ.Vừa thấy Thức và Khuyên tới, Hiệp đang ngồi với mấy người bạn nữa vội đứng lên. Hiệp phát vào vai Thức một cái mạnh cười:- Ông nội về lúc nào vậy?- Cả tháng nay rồi, nhưng không rảnh để tới bạn được.- Làm gì mà không rảnh? - Hiệp ngó Khuyên nheo mắt đầy ngụ ý.- Đừng hiểu lầm. Tao bị thương nặng phải nằm nhà thương.Thức giơ cánh tay bị thương đã được tháo băng như một bằng chứng. Hiệp e dè hỏi:- Nhưng không sao chứ?- Có sao nó đã không còn ngon lành được như vầy. Thôi cho cà phê uống đi, ở xa phải nói là đôi khi nhớ hương vị cà phê của quán Ba Lê Chân quá sá.- Đừng có xạo, ông nội.- Nói thiệt không xạo đâu bạn.Thức và Khuyên ngồi xuống chiếc bàn thấp, rất tiếc không phải cái bàn mà lần đầu tiên Thức và Khuyên cùng ngồi. Trời mưa còn để lại trong ngôi quán nhỏ một không khí ẩm ướt. Kể ra thời gian có làm cho nhiều thứ thay đổi, nhưng phải nói ngôi quán nhỏ của Hiệp vẫn như ngày nào, vẫn những bức tranh câm lặng trên tường với đường nét hơi tối, màu sắc như trùng vào không gian của ngôi quán. Trời lạnh. Khuyên ngồi thu hai tay vào lòng.- Để cho Khuyên uống cà phê hay nước chanh gì tùy thích. Tao với mày phải làm một xị.- Đồng ý.- Vậy thì phấn khởi qua chừng. - Hiệp cười vang.Bao giờ cũng thế, người bạn của Thức luôn luôn có giọng cười sảng khoái, vui vẻ. Hiệp là một con người không biết buồn, ít khi Thức thấy Hiệp buồn. Hoặc nếu buồn, Hiệp càng đổi ngay nỗi buồn thành một niềm vui nào đó.- Em uống đá chanh nhé? - Thức hỏi.- Không, em uống cà phê đen. - Khuyên đáp.Hiệp nhờ một cô bé phục vụ trong quán qua ben kia đường mua loại rượu chát mà Hiệp vẫn thường khen ngon và đãi bạn bè tới quán của anh. Rượu có một màu đỏ ngả vàng thật đẹp, pha với đá vụn uống rất tuyệt.- Trời đất thế này, uống rượu thì còn gì bằng.Hiệp vừa nói vừa rót rượu ra hai chiếc ly có sẵn đá. Màu rươu tan trong nước đá cang tăng thêm màu sắc độc đáo, đẹp mắt.- Chúc sức khỏe bạn thân mến, người về từ... từ đâu nhỉ?- Từ chiến trường biên giới. - Thức cười.- Á à, tao quên mày đã bị thương. Thôi, chúc mừng vết thương da thịt đã lành, nhưng vết thương lòng đang rách nát. - Hiệp cười khà khà.Thức và Hiệp chạm cốc và uống cạn. Thức khen:- Rượu vẫn “êm” như ngày nào.- Và cũng chỉ ở đây mới có, bảo đảm chỗ khác không bao giờ có.Khuyên cười:- Tưởng khen cái gì, mấy ông lại đi khen ruợu.- Sao lâu quá không thấy Khuyên ghé lại đây chơi?- Em định hôm nào kéo mấy nhỏ bạn tới phá quán anh một bữa đấy.Hiệp cười lớn:- Sẵn sàng.- Sợ đến lúc đó, anh sẽ chẳng còn tha thiết mời tới một lần thứ hai.Sau mấy ngụm rượu, mặt Thức bắt đầu đỏ ửng. Nhớ hồi còn ở đơn vị thanh niên xung phong mà Khuyên đã ghé thăm. Thức cũng bị bạn bè ép uống rượu trong đêm họp mặt liên quan, mặt Thức cũng đỏ bừng như bốc lửa. Anh không quen uống rượu, dù là rượu nhẹ.- Bao giờ mày trở lại đơn vị? - Hiệp hỏi.- Vài ngày nữa. Bây giờ tao ở gần biên giới lận. Cho nên ngày đi thì biết mà ngày về thì không. Tuy nhiên dù ở đâu, cũng nhớ ngôi quán của mày, có thứ rượu nhẹ nhưng mà càng uống càng say. - Thức cười dòn.- Lẽ ra Khuyên cũng phải uống một chút. Đây là một dịp vui.- Em không biết uống đâu anh.Khuyên từ chối. Quả thật Khuyên chỉ uống rượu duy nhất có một lần, đó là hôm Nguyệt và Trầm bày vẻ tổ chức một bữa tiệc nhỏ mừng Thức ở bệnh viện về. Rượu nho do Trầm pha chế uống cũng ngon tuyệt. Nhưng Khuyên chỉ uống được một cốc nnỏ mà mặt mày đỏ bừng. Bây giờ Khuyên không dám uống loại rươu chát do Hiệp mời.- Vậy thì phải nhậu một trận đã đời mới được.- Thôi, tao không uống được đâu. Không phải hôm nay mà là ngày mai, mày lên đây với tao.Thức lắc đầu cười.- Thôi, biết đâu ngày mai tao đã đi rồi.Chia tay với Hiệp, Thức đã ngà say. Anh dành chở Khuyên, nhưng cô nhất định không cho. Khuyên bắt Thức phải ngồi sau xe nhưng không được ôm eo ếch cô, chỉ được vịn cho khỏi té dọc đường thôi.- Vịn em hả? - Thức cười hỏi.- Cũng không được vịn em, vịn vào xe thôi.- Vịn vai thôi được không? - Thức cười.- Cũng không được vịn vai.- A... à... vậy thì chắc anh sẽ ngã dọc đường. Anh chết oan ức sẽ thành ma về bóp cổ em trừng trị cái tội làm khó dễ người ngay.Khuyên cười:- Người ngay hay là người say?Thức làm thinh. Khuyên chạy xe chầm chậm qua những con đường ướt đẫm nước và bắt đầu vắng người. Thành phố sau cơn mưa đêm mang một vẻ khác lạ, mới mẻ và êm đềm. Khuyên thích những con đường phố như thế này. Thức ngồi phía sau không hiểu cảm hứng điều chi, anh huýt sáo miệng một bản tình ca. Khuyên lắng nghe trong không gian đượm mùi cây lá âm thầm, có một mùi hương tỏa bay nghe nồng nàn, rực rỡ. Đó là mùi hương hoa hoàng lan của một ngôi nhà nào đó tỏa ra lúc Khuyên chạy xe qua. Mùi hoa hoàng lan trong cơn mưa có thêm vẻ dịu dàng, gợi người ta những điều tưởng tiếc.Về đến nhà, anh chị Nhân hãy còn thức. Hai vợ chồng chị mời Thức và Khuyên ghé vào phòng uống trà.- Gớm, cô cậu đi đâu mà khuya thế? - Chị Nhân cười hỏi.- Đi uống cà phê ở quán người bạn thân. - Khuyên đáp.- Uống cà phê mà ông Thức mặt mày đỏ gay. - Anh Nhân cười giòn.- Dạ em uống một tí rượu chát - Thức uống một ngụm trà - Chà, trà của anh ngon tuyệt.- Trà ngoài Hà Nội mang vào đấy, hơi gắt một chút phải không?- Uống trà này thức cả đêm luôn. - Thức cười.- Cánh tay của cậu lành hẳn rồi chứ?- Dạ, đã lành hẳn.- Bao giờ cậu trở lại đơn vị?- Ngày mai, hoặc ngày mốt gì thôi. Chắc anh em trên đó sốt ruột chờ.- Lẽ ra cậu phải xin nghỉ phép thêm để bồi dưỡng. Vội gì phải lên sớm, nhất là một nơi không được an toàn.Thức châm điếu thuốc, anh rít khói, nhìn lên trần nhà chóp mắt nói:- Chính vì như vậy mà em phải trở lên đơn vị, mặc dù có thể xin nghỉ phép thêm một thời gian.- Sao cô Khuyên không ngăn cậu Thức? - Chị Nhân nói.- Tự anh ấy quyết định chị ạ.- Rõ khổ.Chị Nhân đi vào trong một lúc mang ra đưa cho Khuyên bức thư, nói:- Không gặp em chị lại quên, mấy hôm em đi, ở nhà nhận được bức thư này. Hình như thư từ nước ngoài gởi về.Khuyên cầm vội bức thư, linh tính báo cho Khuyên biết rằng thư của mẹ. Đúng như vậy, Khuyên mừng rỡ nói:- Đúng là thư nước ngoài chị ạ, thư của mẹ em. Kể từ khi đi tới nay, lâu quá rồi, hôm nay mẹ mới gởi thư cho em lần đầu tiên.- Đọc xem trong thư bác nói gì.Khuyên bóc thư, một tờ giấy dày đặc chữ rơi ra. Khuyên nhận ra ngay nét chữ quen thuộc của mẹ.“California ngày... tháng... năm....Khuyên con,Qua đây đã khá lâu, mãi hôm nay mẹ mới có thì giờ biên thư cho con được, vì phải lo mọi thủ tục ổn định đời sống và nơi ăn chốn ở rất phiền toái và mất nhiều thời gian.Các anh chị của con đã rất buồn, ba con cũng rất buồn vì con ở lại. Mọi người nói chung là thất vọng về con nhiều, nhưng đành vậy thôi, chính con đã không muốn qua đây thì còn biết làm sao hơn. Con hãy biên thư cho mẹ biết hiện tại con sống ra sao, đời sống thế nào, có tiếp tục học nữa không, và nhất là con cần gì cứ biên thư cho mẹ biết. Tính con từ nhỏ vốn nhiều tự ái, nhưng với mẹ đừng nên tự ái gì nữa, huống chi, bây giờ mẹ con ta mỗi người một nơi.Mẹ có gởi cho con một ít quà, có lẽ sẽ đến sau thư này một thời gian ngắn. Tạm vậy, mẹ không biết con cần gì nên cứ gửi thứ mà mẹ cho là con cần trước. Nhà cửa như thế nào rồi? Chắc chắn là nhà sẽ được ghép hộ, mẹ mong rằng con sẽ không bị làm khó dễ và được ở lại trong ngôi nhà đó, dù là một căn nhà nhỏ cũng tốt thôi. Mẹ cũng mong rằng người được ghép hộ, về ở chung với con là một người tử tế. Được sống với một người tử tế cùng trong một căn nhà, không còn gì quý hơn. Con hãy nói rõ điều này cho mẹ biết.Qua đây, ba con nhắc lại chuyện ngày xưa. Đó là chuyện ông hứa hôn với gia đình một người bạn. Gia đình đó hiện còn trong Chợ Lớn, người con trai của gia đình ấy có tới chỗ nhà mình chơi vài lần chắc con còn nhớ. Đó là Mạnh, anh ta hiện đã ra trường Y Khoa về làm bác sĩ ở một huyện thuộc tỉnh Bến Tre. Nếu có dịp nào gặp lại anh ta, hoặc anh ta có tự ý đến tìm con, thì con đừng ngạc nhiên. Đó là người chồng sắp cưới của con đấy. Ba con đã quyết định chuyện này, còn mẹ thì chỉ biết rõ ràng từ khi qua đây thôi. Ba con hình như có gởi thư cho gia đình cậu Mạnh và nói rõ hoàn cảnh của con hiện còn đang ở bên nhà. Con có thể thu xếp gặp họ và cho mẹ biết ý kiến.Mẹ rất mong thư con, đứa con nhỏ nhoi mà gan lỳ của mẹ. Khi nào nhận được quà, con cũng nhớ cho mẹ biết rõ trong thư. Nhớ nhé. Mẹ của con”.- Lại khóc rồi. - Chị Nhân ái ngại nhìn Khuyên.- Thư viết gì mà em xúc động thế? - Thức hỏi.Khuyên lắc đầu:- Không có gì quan trọng, em chỉ xúc động thế thôi.Thức thấy Khuyên quá xúc động nên kiếu từ vợ chồng chị Nhân để lên lầu. Lúc cùng đi với Khuyên lên cầu thang. Thức hỏi:- Thư mẹ viết cho em có gì quan trọng mà sao em lại có ý giấu anh?- Đã bảo không có gì quan trọng đâu mà.- Có chứ. Những giọt nước mắt của em đã nói.- Anh đừng tin vào những giọt nước mắt. Em là con bé hay tủi thân và dễ xúc động.Thức thở dài không hỏi nữa. Lên đến phòng. Thức nằm trên ghế xích đu hút thuốc, anh im lặng hoàn toàn giữa màn khói thuốc không dứt gần như bao phủ gương mặt đăm chiêu của anh.Còn Khuyên, cô cũng cố ngăn xúc động của mình, nhưng nước mắt vẫn ướt đẫm gò má. Khuyên úp mặt vào gối, một lúc lâu, cơn xúc động qua đi, Khuyên mới suy nghĩ về những lời mẹ nói. Khuyên hình dung ra Mạnh, thật là trong mớ hỗn độn những lo âu, dằn vặt, Khuyên đã không còn nhớ rõ Mạnh cho lắm, nhưng Khuyên biết hình như Mạnh tới nhà chơi một hai lần, có rủ Khuyên đi ăn kem... thế thôi. Nhưng không ngờ câu chuyện lại trở nên rõ ràng khi mẹ qua bên đó gặp ba. Thật là rắc rối và vô lý. Khuyên có nên nói chuyện này cho Thức biết không? Anh sẽ nghĩ như thế nào? Đã mấy lần Khuyên định nói chuyện với Thức về bức thư của mẹ, nhưng rồi Khuyên lại thôi.- Mình sẽ thu xếp ổn thỏa thôi. - Khuyên nghĩ như vậy.Nhưng rồi giữa đêm khuya Khuyên đã choàng dậy khi trời đổ cơn mưa lớn. Thức vẫn ngủ say trên ghế xích đu. Khuyên trở dậy, rón rén giăng mùng cho Thức rồi ra đứng ngoài bao lơn nhìn sâu vào màn mưa. Những giọt mưa hắt vào mặt Khuyên lạnh buốt. Khuyên không buồn tránh, nên ít phút sau cả mặt mũi, đầu tóc Khuyên ướt đẫm nước mưa. Khuyên lo âu và buồn khổ, nghĩ rằng mình đứng trước một con đường mù mờ, tại sao lại có Mạnh xen vào đây. Mạnh dính dáng gì tới cuộc sống của Khuyên, tới tình cảm của Khuyên chứ. Đầu óc Khuyên quả thật đang xáo trộn ghê gớm. Đứng giữa mưa lạnh mà đầu óc Khuyên nóng hừng, căng thẳng. Khuyên tội nghiệp cho cô và cho Thức biết chừng nào.- Khuyên ơi...Thức cũng choàng dậy, có lẽ không thấy Khuyên đâu nên anh lên tiếng gọi. Khuyên đáp khẽ:- Em đang ở ngoài này.Thức bước ra với điếu thuốc cháy đỏ trên môi. Anh e dè nhìn Khuyên hỏi:- Em ra ngoài này làm gì, trời lạnh lắm.- Em ngủ không được.- Anh cũng ngủ không được.- Mưa lớn quá. - Khuyên chép miệng.Thức rít thuốc nói:- Sáng mai anh sẽ trở lên đơn vị. Anh sốt ruột quá.Khuyên quay lại nhìn Thức hốt hoảng:- Anh không ở lại ít ngày nữa sao?- Không.- Anh có gì buồn em chăng?- Cũng không.- Thế sao anh đi sớm vậy?- Anh nhớ đơn vị, nhớ bạn bè quá. Nhớ những đêm mưa ngủ dưới hầm. Đêm nay ở nơi đó các bạn anh cũng ngủ dưới hầm.Thức choang tay qua vai Khuyên. Anh giật mình vì người Khuyên lạnh giá run rẩy. Thức kéo Khuyên vào nhà bắt Khuyên mặc áo len vào. Hai người ngồi đối diện nhau nói chuyện trong cơn mưa rì rào đổ xuống bên ngoài.- Sáng nai em phải đi học rồi, không thể tiễn anh được đâu.- Anh đi một mình đã sao.- Nhưng em không yên tâm.Thức cười:- Em làm như anh còn trẻ con không bằng. Hãy đi học và để anh đi một mình, đừng đưa tiễn chi cho mất công.- Anh tưởng em yên tâm được sao?- Em đừng tự làm khổ mình. Hãy xem mọi chuyện đều bình thường mới sống nổi Khuyên ạ.- Anh làm em thật bất ngờ, tưởng đâu phải vài hôm nữa anh mới trở lại đơn vị. Em chưa chuẩn bị cho anh gì cả.- Có gì mà phải chuẩn bị. Anh đi một mình môt cái ba lô. Vậy thôi.Khuyên ức đến phát khóc được. Tự nhiên rồi mọi chuyện rắc rối lại kéo tới trong mấy ngày này, trước lúc Thức đi. Khuyên giật mình thấy rằng giữa cô và Thức cũng chưa nói chuyện được nhiều. Thời gian nhanh qua và có những bất ngờ. Khuyên cảm thấy mình hụt hẫng như đánh mất một cái gì đó.Thức thở dài nói:- Lúc em ngủ, anh đã lén đọc bức thư của mẹ gởi cho em. Anh biết em đang khổ tâm.- Trời ơi...- Em đừng lo lắng, anh hiểu cả Khuyên ạ. Anh muốn ra đi sớm để em tự quyết định vấn đề này như lúc trước em đã quyết định vậy. Em nên gặp gia đình Mạnh để hỏi thăm nơi làm việc của Mạnh, và nếu cần em cứ gặp Mạnh để giải quyết.- Thức...- Em đừng nói gì thêm. Anh chỉ có ý kiến ngắn gọn vậy thôi. Sáng mai anh đi sớm. Bày giờ đêm hãy còn dài.Thức nằm xuống ghế xích đu, mồi thêm một điếu thuốc nữa. Khuyên lắc đầu như cố xua đuổi một hình ảnh nào đó, mắt cô dán vào màn mưa nhưng Khuyên làm sao thấy được gì ngoài bóng đêm mờ mịt đó. Khuyên không muốn Thức phải buồn lòng, cho dù là một chuyện nhỏ nhặt, trước lúc ra đi. Nhưng rõ ràng chuyện này đã làm Thúc khổ tâm rồi đấy.- Anh Thức... nghe em nói.Nhưng Thức im lặng.- Anh có thể tin rằng em yêu anh nhất trên đời này không?Khuyên nói gần như khóc. Đây là lần đầu tiên Khuyên tiết lộ tình cảm của mình đối với Thức. Và nếu không có sự kiện này Khuyên chưa nói với Thức đâu.- Anh biết. - Thức khẽ đáp.- Sẽ không có chuyện em đáp ứng yêu cầu nào của Mạnh, của gia đình hay sự ép uổng của Ba em. Anh hãy tin như vậy đi. Em có thể quyết định ngay bây giờ chứ không đợi anh phải ra đi. Em đã chọn lựa cho em một con đường. Em đã từ chối ra đi với mẹ. Em sẽ từ chối tất cả. Từ bây giờ, em là em, là con nhỏ tội nghiệp, lạc lõng, khổ sở trên cõi đời này. Nhưng không có ai ép buộc được em phải làm gì trái với lòng mình. Anh có thể tin như vậy không?- Anh tin chứ. Nhưng đừng vì anh mà có quyết định sai lầm.- Không, em tin em làm đúng.- Em ngủ đi.- Không, em không ngủ.Thức cười:- Vậy thì cùng thức với anh để nghe mưa đổ.- Em không đùa.- Anh có đùa đâu.- Sao cái gì anh cũng như đùa vậy anh Thúc? Anh hãy tin đi, rồi em sẽ đợi anh về. Em nói thật đấy, em không đùa đâu. Dứt khoát không đùa. Chẳng ai đùa với tình cảm mình bao giờ, cho dù tới một tuổi nào cũng vậy.