Người đàn ông trung niên trạc tuổi ba Tâm hờ hững gật đầu. Ở ông ta ngoài vẻ đỏm dáng, điệu đàng của một người chuộng hình thức ra, Tâm thoáng thấy gương mặt có nét rất quan trọng cô chưa biết ông ta giống ai trong những người cô quen. Khuê Tâm khẽ gật đầu chào khi đôi mắt còn rất sắc nét đa tình của ông Năm hướng về phía cô với tất cả kinh ngạc. Giọng bà Thủy Lê vang lên: − Cô bé này là Khuê Tâm, em định nhận vào làm MC đó, anh xem vừa ý không? Ông Năm như bừng tỉnh: − Khuê Tâm hả? Được... được chứ. Khuê Tâm hết sức bối rối vì cái nhìn của ông Năm. Cô liếc Cang và gặp cái gật đầu của anh. Khuê Tâm nhỏ nhẹ: − Xin phép chị và... anh Năm em về. Bà Thủy ngọt ngào: − À, hai em về. Tối nhớ đi làm nhé. Tâm bước theo Cang. Cô có cảm giác ánh mắt ông Năm vẫn bám theo mình. Ra khỏi cổng, Tâm thở phào: − Ông ta đúng là Đoàn Chính Thuần của Thiên Long Bát Bộ. Cứ nhìn ánh mắt của ổng mà sợ. Già rồi chớ phải thanh niên đâu. Cang bật cười: − Sao lại sợ! Người ta già chớ tình yêu đâu có già. Ông Năm thích chơi trống bỏi lắm đó. Bởi vậy so với Đoàn Chính Thuần, ổng hơn một bậc. − Sao anh biết? − Hôm trước anh và bà Thủy vào Tiếng Tơ Đồng vừa để nghe nhạc vừa xem họ làm ăn thế nào thì gặp ông Năm. Ông ta đi với một cô người mẫu nổi tiếng. Thế là chả nói chả rằng, bà Thủy hất nguyên ly nước cam vào cô nàng. Khuê Tâm kêu lên: − Trời đất! Rồi sao nữa? Cang hỉ hả: − Ông Năm dẫn em người mẫu đi một nước chớ sao nữa. Này! Anh 'bỏ nhỏ' cho mà biết, đừng dại dột chọc giận bà Thủy Lê nhé. Mất mạng như chơi ấy. Khuê Tâm bực giọng: − Anh nói bậy bạ gì vậy? Ông ta đáng tuổi ba em đó. Cang nhún vai: − Anh chỉ nhắc nhở vậy thôi. Em đâu cần căng thẳng. Khuê Tâm mím môi làm thinh cho tới khi về đến bar Hầm Gió. Cô hỏi: − Tối nay mấy giờ em có mặt? − Tám giờ. Nhưng sẽ về khuya đó. Em cần tìm cho mình một chàng vệ sĩ. Khuê Tâm thản nhiên: − Em biết rồi, nhưng tìm ở đâu. Đó mới là vấn đề. Đạp xe vội vã giữa những dòng xe máy đắt tiền, Tâm nôn nóng về nhà. Cô hy vọng những bận rộn trong học tập cũng như trong công việc vừa nhận sẽ khiến cô không còn thời gian nghĩ tới Ninh. Rất mong là như vậy! Ông Bài phì phà điếu xì gà với vẻ ung dung tự tại. Ông sẽ tiếp tục quản lý Ngàn Khơi ít nhất cũng hết năm nay. Xem chừng thằng nhãi Ninh biết ứng xử hơn mẹ nó. Ít ra cũng phải thế chớ. Ông còn kiếm chác được kha khá, nếu cao tay ấn hơn Ninh. Nhếch môi đầy tự kiêu, ông rít một hơi thuốc và nghĩ: Đương nhiên ông phải già tay hơn thằng tép riu ấy rồi. Thằng ấy không thích làm kinh tế, chính vì vậy nên ông mới được bà Ảnh thuê làm giám đốc nhà hàng. Bà Ảnh giao mọi quyền hành cho ông, mỗi tháng ông nộp lại cho bà một số tiền cố định, còn bao nhiêu ông lời ăn lỗ chịu. Dĩ nhiên ông phải tìm nhiều cách để thừa được nhiều tiền. Suy cho cùng đó là mồ hôi công sức của ông, chớ ông đâu cướp của người khác. Ninh đẩy cửa bước vào, ông Bài khá ngạc nhiên: − Sao bữa nay cháu đến sớm vậy? Ngồi xuống, Ninh trả lời: − Cháu muốn gặp dượng để hỏi một vài điều. Ông Bài hơi nhếch môi: − Về công việc à? Ninh lắc đầu: − Dạ không. Cháu muốn biết tại sao mẹ cháu nhất quyết buộc Khuê Tâm thôi việc. Ông Bài dụi điếu xì gà vào gạt tàn thuốc: − Cháu nên hỏi thẳng chị Ảnh. − Nếu hỏi được cháu đã hỏi rồi. Ông Bài loanh quanh: − Là chủ, muốn cho một nhân viên quèn làm hay nghỉ là việc thường tình mà. Ninh nói: − Nhưng ở trường hợp Tâm cháu thấy không bình thường chút nào. Ông Bài cười cười: − Vậy cháu nên tự hỏi mình. Ninh nghiêm mặt: − Cháu không đùa đâu. Chắc chắn dượng biết lý do. Cháu nghe chị Hường kể lần đầu nhìn thấy Khuê Tâm mẹ cháu đã muốn cô bé phải nghỉ việc ngay dù biết đó là con gái của bạn chú. Ông Bài chép miệng: − Cháu quan tâm đến con bé nhiều hơn dượng nghĩ. Sẽ không tới đâu đâu, quên nó đi. Ninh kêu lên: − Tại sao vậy? Ông Bài ậm ự: − Chuyện lâu lắm, của người lớn. Mẹ của Khuê Tâm đã bỏ chồng con để theo người đàn ông khác, một người cũng đã có vợ con... Mặt Ninh tái đi: − Dượng đang nói ai vậy? − Ai trồng khoai đất này! Ninh thở mạnh: − Mẹ Khuê Tâm là ai trong số những người phụnữ từng đi qua đời ba cháu? Thú thật cháu không biết. Ông Bài bồi hồi kể: − Cô ấy là Hoàng Ly, là một cô gái tuyệt đẹp, có giọng hát rất ngọt, Hoàng Ly ôm mộng làm ca sĩ nên đến gặp Năm Thất. Lúc này đã có gia đình có con nhưng ông Năm nhà ta vẫn không chừa thói trăng hoa. Mẹ con biết được đã nổi máu Hoạn Thư, và kéo bạn bè tới dằn mặt Hoàng Ly. Sau lần đó Ly đi lấy chồng. Ninh nôn nóng: − Chồng cô ấy là ông Thụphải không? Ông Bài nhẹ nhẹ gật đầu: − Tư Thụ là tay xaxophon khá nổi tiếng của Năm Thất. Tư Thụ mê Hoàng Ly như điếu đổ, khổ nỗi trái tim Ly vẫn hướng về Năm Thất. Sau trận hù doa. của chị Ảnh, Ly nhắm mắt chấp nhận làm vợ Thụvới hy vọng sẽ quên được Năm Thất. Ai có ngờ sau khi sanh đứa con đầu lòng, hai người tình cũ lại đến với nhau. Lần này bất chấp chị Ảnh mang chiêu tự tử cả mẹ lẫn con ra doạ, anh Năm Thất nhất quyết bỏ tất cả để được sống với Hoàng Ly cho dù mẹ con không chịu ly hôn. Ninh vuốt mặt: − Cháu nhớ giai đoạn bi kịch này của gia đình. Lúc đó cháu độ tám, chín tuổi, nhưng cháu không biết mặt người phụnữ gây ra nỗi bất hạnh đó. Ông Bài nói tiếp: − Ba cháu và Hoàng Ly sống với nhau đúng một năm thì cô ấy biến mất. Ninh ngạc nhiên: − Biến mất nghĩa là sao? − Nghĩa là cô ấy bỏ đi không một lời từ biệt cũng không lý do. Thưở ấy Năm Thất luôn nghĩ chị Ảnh đã hăm doa. gì đó, nên Hoàng Ly mới lặng lẽ ra đi, nhưng không phải vậy. − Sao dượng biết? Ông Bài nhìn Ninh: − Lúc đó dượng đang giúp ba cháu tổ chức các sô diễn từ Bắc vào Nam, chuyện gì của ổng và Hoàng Ly dượng lại không biết. − Vậy tại sao bà Ly bỏ đi? Ông Bài ngâm nga: 'Tình chỉ đẹp khi còn trong mộng tưởng Đời mất vui khi đã vẹn câu thề.'. Hoàng Ly là một cô gái lãng mạn, mơ mộng, luôn sống trong ảo tưởng. Khi sống với Tư Thụ, Ly luôn cho là mình không hạnh phúc vì cô không yêu Thụ. Để tìm hạnh phúc, Hoàng Ly đã vứt bỏ Thụcùng núm ruột của mình để đến với Năm Thất. Sống với nhau chưa bao lâu, Ly lại vỡ mộng, nên lại ra đi. Ninh buột miệng: − Bà Ly là một mẫu phụnữ khác người. Ông Bài gật gù: − Đúng vậy! Cũng may là phụnữ như thế hơi hiếm, nếu không thì xã hội này loạn. Im lặng một chút, ông Bài nói tiếp: − Sau khi Hoàng Ly bỏ đi, ba cháu gần như điên dại, ông không quay lại với chị Ảnh như chị ấy vẫn cầu mong mà lao vào những phụnữ khác. Hết người đẹp này tới người đẹp nọ, mặc kệ mẹ cháu đau khổ. Sau nhiều năm không kéo được chồng trở về, mẹ cháu đành đồng ý ly dị. Ninh nhếch môi: − Để sau đó mẹ thì lấy ông Sơn còn ba thì bị bà Thủy Lê đeo cứng ngắc đến mức không muốn chánh thức bà ta làm vợ cũng không được. Hai người rơi vào im lặng. Một lát sau Ninh lên tiếng: − Trong chuyện này rõ ràng Khuê Tâm đâu có lỗi gì. Sao mẹ lại nhẫn tâm với cô bé. − Chị Ảnh nói rất rõ 'Nó không có lỗi nhưng mẹ nó thì có'. − Cha mẹ làm, con cái phải gánh chịu. Thật bất công. Ông Tư Thụcũng ghét cháu ra mặt. Ông Bài thở dài: − Cách đây mấy hôm ông Thụcó gặp dượng. Ông ta trách sao dượng đã không nói quán Ngàn Khơi là của chị Ảnh. Nếu sớm biết, ông Thụđã không để Khuê Tâm làm ở đây. Thật ra thấy Tâm và ông Thụkhó khăn quá, nên dượng mới giúp họ một chỗ làm. Ai ngờ ngọn lửa hận thù trong lòng mẹ cháu và ông Thụcòn bốc cao quá. Kiểu này chắc cháu và Khuê Tâm sẽ bị thiêu cháy. Ninh chắc chắn: − Cháu không để chuyện đó xảy ra đâu. − Nhưng giữa hai đứa đã có gì sâu nặng chưa? Ninh nói: − Cháu quen Tâm trước khi cô bé vào làm ở Ngàn Khơi, cháu rất quý Tâm và cô bé cũng rất quý cháu. Ông Bài nheo nheo mắt: − Đừng chủ quan như vậy. Mẹ cháu đã tới tận nhà ông Thụvà nói nhiều câu rất khó lọt tai. Có quý cháu cỡ nào chắc con bé cũng thôi đi cho yên thân với mẹ và cả với ông bố nó nữa. Ninh nhìn ông trân trối: − Mẹ cháu đã tới nhà Khuê Tâm à? Thật không ngờ. Thảo nào... Ninh nín ngay không nói tiếp. Giờ anh đã rõ vì sao Khuê Tâm lẩn tránh mình. Chiều hôm đó Ninh đã chờ cô với tất cả hào hức của gã trai hẹn người yêu lần đầu. Anh đã chờ và ra về trong thất vọng mà không biết tại sao. Lẽ ra Ninh vào tận nhà để thăm Tâm nhưng anh ngại ông Thụsẽ mắng, thậm chí đánh cô nên thôi. Anh nghe Tư Lắm nói dạo này ông Thụuống rượu ghê lắm, uống một mình với vẻ lầm lì trông rất sợ. Lẽ ra mẹ anh không nên khơi lại đống tro tàn, đằng này bà vừa khơi tro vừa quạt lửa. Tất cả mớ ký ức hỗn độn chả vui gì ấy đang bùng lên thiêu cháy tất cả những ai liên quan tới nó. Thật đau lòng khi phải chứng kiến cảnh tượng đó. Nhất định Ninh phải dập tắt lửa. Anh sẽ gặp Tâm bằng được để cùng cô làm dịu cơn nóng hừng hực ở các đấng sinh thành. Đứng dậy, Ninh trầm giọng: − Cháu về đây. Mong dượng làm sao cho ông Thụhiểu thành ý của cháu, làm sao cho ông ấy quên hết hận thù. Ông Bài miễn cưỡng: − Dượng sẽ cố dù biết không dễ dàng chút nào. Riêng phần chị Ảnh, cháu phải lo... − Vâng. Ông Bài ngập ngừng: − Còn chuyện này nữa. Nghe đâu bà Hoàng Ly vừa quay về sau bao nhiêu năm mất biệt. Ninh nhíu mày: − Bà ấy ở đâu mà bây giờ quay về? Ông Bài nói: − Bà ta đang sống ở Úc. Mẹ cháu nghe vậy mới nổi điên lên. Bà còn ghen ghê lắm. Ninh chép miệng: − Tất cả đã là quá khứ. Ba mẹ cháu giờ cũng có gia đình riêng cả rồi. Sao mẹ cháu cứ tự làm khổ mình và làm khổ người khác mãi. Chán thật! Ninh ngập ngừng: − Khuê Tâm có biết chuyện này không nhỉ? − Chắc là không vì ông Thụkhông muốn nó gặp lại mẹ? Ninh ngao ngán: − Khó hiểu người lớn quá! Ninh đi tới cửa phòng rồi chợt quay lại. − Cháu muốn xem báo cáo chi thu tháng vừa rồi, dĩ nhiên là xem những con số thật chớ không phải quyển sổ được Khuê Tâm chép lại thật sạch sẽ, thẳng thớm. Ngày mai cháu phải có báo cáo ấy, dượng chuẩn bị hộ cháu. Ninh phóng xe đi, anh vẫn còn sốc vì những gì ông Bài vừa nói, tuy nhiên không vì thế mà Ninh quên việc mình sẽ làm ở Ngàn Khơi. Nhiều đêm suy nghĩ, Ninh nhận ra đã tới lúc mình phải quản lý những gì thuộc về mình. Anh không thể để mẹ giao cho người khác. Ngoài Ngàn Khơi ra, vẫn còn nhiều cổ phần mang tên anh, nhưng mẹ lại sở hữu, mua bán chúng. Anh phải tiếp sức cho mẹ chớ không nên để mặc bà với ông Sơn. Ông ta chỉ lợi dụng bà chớ có yêu thương gì. Ninh vẫn chưa quên dáng bà cô quạnh đơn côi trong căn nhà thênh thang đó. Mẹ anh cũng không hề có hạnh phúc. Chính vì vậy nên bà đã hận càng hận mẹ của Khuê Tâm, bà cho rằng mọi bất hạnh bà đang hứng chịu đều bắt nguồn từ bà Hoàng Ly dù bà Ly với ba Ninh đã là cố nhân. Anh phải làm sao để hoá giải mối oan ưng tương báo này? Ninh nhìn đồng hồ. Giờ này chắc Tâm có ở nhà. Anh nhất định phải gặp cô bằng được, nếu không đêm về lại khó ngủ vì những điều ẩn ức trong hồn. Dựng xe trước nhà Tâm, Ninh lóng ngóng chưa biết gọi thế nào thì có một phụnữ bước ra. Nhìn Ninh, bà ta hỏi: − Cậu tìm ai? Ninh mau mắn: − Dạ cháu tìm Su Su, cô cho cháu gặp Su. Bà Yên khá ngạc nhiên trước vẻ tự nhiên của anh, bà nhìn anh dò xét: − Cậu là Ninh, đúng không? − Vâng, thưa có Su ở nhà không cô? Bà Yên chưa vội trả lời anh, bà tiếp tục nhìn Ninh khá kỹ khiến anh thấy nhột nhạt. Rất chậm rãi, bà nói: − Có thể cậu không tin, nhưng Su Su thật sự không có ở nhà, nó tới chỗ làm mới, khuya lắm mới về. Ninh hỏi tới: − Dạ Su làm ở đâu ạ? Bà Yên lắc đầu: − Cậu không nên tìm hiểu làm gì, hãy để con bé yên, tôi khuyên cậu đó. Ninh điềm đạm: − Cháu sẽ ngồi chờ ở đây tới khi nào Su về mới thôi. Bà Yên trợn mắt rồi bảo: − Cậu sẽ gặp khó với ba của Su Su. Ông ấy không ưa cậu đâu. − Cháu biết và biết cả lý do tại sao. Cô có thấy bất công khi cháu và Su phải gánh chịu hậu quả việc làm của người lớn không? Bà Yên thở dài: − Tôi không giúp được gì cho cậu đâu. Ninh trầm giọng: − Su Su nói cô rất thương Su, chẳng lẽ cô để mặc cô bé khổ. Bà Yên nhún vai: − Con bé một mực nghe lời ba nói, tôi không hề thấy nó tỏ vẻ gì khổ sở. Nếu cậu muốn đợi nó thì tuỳ. Tôi xin lỗi. Bà Yên vừa quay lưng đã nghe giọng con nít hớt hải: − Bà Tư, bà Tư ơi! Ông Tư ổng bi... bi... hộc máu đang nằm chết ngoài quán bà Tám kia cà. Bà Yên quýnh lên: − Cái gì? Con nói cái gì? Thằng nhỏ thở hào hển: − Bà Tám biểu con kêu bà Tư ra quán ngay, ông Tư... sắp chết rồi. Bà Yên run rẩy tay chân, bà nghẹt thở, mắt hoa cả lên và đứng một chỗ như trời trồng. Ninh cũng hết hồn khi nghe thằng nhỏ nói như vậy. Anh vội nói: − Cô lên xe cháu chở ra quán bà Tám Minh xem sao. Bà Yên lập cập leo lên ngồi sau lưng Ninh. Anh nghe giọng bà bật ra như một tiếng rên não nùng. − Ông mà chết thì tôi phải làm sao với con Su Su đây. Ninh tấp xe vào quán bà Tám, ở đó có khá nhiều người, họ đang vây quanh ông Tư Thụ. Ông Tự ngồi tựa vách, mặt tái xanh, phía ngực áo dính lốm đốm máu đỏ. Bà Yên nhào tới chỗ ông giọng lập cập: − Ông... Ông làm sao vậy? Ông Tư Thụthều thào: − Tôi đau bụng lắm... Đau lắm! Chắc sắp chết. Bà Yên mếu máo: − Đừng nói gở như vậy. Đau thì vào bệnh viện. Ninh kéo Tư Lắm ra nói nhỏ: − Cậu đưa ông Tư vào bệnh viện hộ bà Yên. Tội nghiệp, gia đình neo đơn quá. Ông ấy không ưa tôi, nên tôi không ra mặt được. Tư Lắm cười cười: − Chà! Anh Hai tình cảm thiệt, nhưng cha già này... Ó đâm lắm. Coi chừng 'Cứu nhân, nhân trả quán' đó. Em ớn ổng lắm. Ninh đưa Lắm tiền: − Gọi xe taxi đưa ổng vô cấp cứu trước. Rồi tôi sẽ vào sau. Dầu gì cậu cũng là hàng xóm kế bên. Lúc bệnh hoạn giúp nhau là phải rồi. Cứu người làm phước mà! Tư Lắm gật đầu: − Em nể anh Hai với lại tội nghiệp nhỏ Su, chớ cha già này em hổng chút cảm tình nào ráo. Ninh phóng xe về nhà, lòng rưng rưng khi nghĩ tới Khuê Tâm. Đôi vai mảnh dẻ của em lại thêm gánh nặng, anh muốn được san sẻ với em nỗi nhọc nhằn đó, anh muốn được là người đồng hành trong khó khăn với em, em biết không Su Su. KHUÊ TÂM nhìn đồng hồ, đã tới giờ cô đi làm nhưng bà Yên vẫn không thấy đâu. Trên giường, ông Thụvừa ngủ thiếp đi. Tâm không thể để ông nằm một mình được. Tâm nuốt tiếng thở dài. Ba cô bị xuất huyết bao tử vì rượu. Nếu không mổ bỏ chỗ bị loét chắc không xong. Cũng may ca mổ tốt, ông đã qua cơn ngặt nghèo, nhưng tiền tốn cũng bộn. Tất cả cũng nhờ ông Bài, ông đã mang tiền đến cho bà Yên mượn. Trước chuyện sống chết của chồng, bà Yên đã cầm tiền với lời cám ơn trong nước mắt lẫn lời hứa sẽ sớm trả... Khuê Tâm đan hai tay vào nhau. Sẽ lấy ở đâu ra tiền để sớm trả cho ông Bài đây? Số tiền ông đưa dì Yên mượn có dính dấp gì với những con số được chép lại sạch đẹp trong sổ không? Khuê Tâm thấy lo lắm. Nhà hàng đó của bà Ảnh, ông Bài làm ăn công ăn lương, ông tham lạm rồi đưa tiền cho ba cô chữa bệnh. Bà Ảnh mà biết được thì không yên. Phải tìm cách nào đó sớm kiếm ra tiền để hoàn lại cho ông Bài... Khuê Tâm nhoi nhói khi nhớ tới ánh mắt của Ninh. Hôm ba cô mổ, anh có mặt bên cạnh Tâm suốt. Anh an ủi, chăm sóc Tâm và dì Yên rất tận tình. Tâm biết trái tim mình hướng về Ninh, nhưng đi đôi với ánh mắt ấm áp của anh luôn là cái nhìn khinh khỉnh, hằn học của bà Ảnh. Hai cái nhìn ấy, ánh mắt ấy cứ dằn xé tâm trí Tâm. Khiến cô mệt mỏi, khổ sở. Cô không muốn Ninh khó xử với mẹ, cô cũng không muốn ba mình đau lòng hơn nữa vào lúc ông đang bệnh như vầy. Chính vì vậy Tâm đã từ chối một cuộc nói chuyện riêng với anh... dầu trong lòng cô rất muốn biết Ninh định nói gì với mình sau những gì đã xảy ra. Cửa phòng mổ, bà Yên bước vào, giọng thì thào: − Con về đi. Nhớ hâm thức ăn cho nóng rồi mới ăn nghen. Không được nhịn đói đi làm đó. Tâm gật đầu. Cô vội ra cổng bện viện và cong lưng đạp xe về nhà. Tắm rửa, và ăn cơm xong, cô chờ chú Ba xe ôm tới chở đến phòng trà Hầm Gió. Tới bữa nay, Tâm làm đã được nửa tháng. Cô đã quen ánh đèn, quen cái sân khấu nhỏ như cái bục giảng trên lớp. Bà Thủy Lê đã cho Tâm dẫn chương trình, thậm chí đã một lần cô bạo gan hát một bài trong khi chờ ca sĩ ngôi sao đến. Lần đó Cang tỏ vẻ hết sức ngạc nhiên. Anh chàng khen Tâm hát y như con nhà nòi mà không biết Tâm đúng là con nhà nòi, gen ca hát tiềm ẩn lâu nay trong cô dường như vừa được thức dậy... Khuê Tâm vỗ nhẹ vào trán, không nên đánh thức cái gen bị gán là 'Xướng ca vô loàí ấy làm gì. Bao lâu nay Tâm không hề biết ba mình là nghệ sĩ, cô tự ti sống và làm con một người vô công rỗi nghề nát rượu. Cuộc sống nhiều mặt cảm ấy khiến Tâm thiếu tự tin khi đứng trước người khác phái. Bây giờ có gì khác nếu cô là con một nghệ sĩ hết thời lại còn nghiện rượu? Khuê Tâm nhếch môi. Có khác chăng là khi phải hát lót chờ ca sĩ ngôi sao, Tâm không lo sợ vụvơ sẽ bị khán giả hò hét đuổi xuống, còn mọi thứ sẽ đâu vào đó. Tâm vẫn con một nghệ sĩ hết thời nghiện rượu và một phụnữ từ bỏ chồng con vì si mê người đàn ông khác. Người đàn ông mẹ cô mê là người như thế nào vậy? Tâm thấy mình ngớ ngẩn khi bỗng dưng lại có thắc mắc ngoài luồng này. Chú Ba xe ôm nhấn kèn tin tin ngoài cổng khiến Tâm bật dậy. Cô lên ngồi phía sau và dặn: − Chú chạy nhanh giùm, cháu trễ rồi đó. Chú Ba bỗng nói: − Hồi sáng có người hỏi thăm ba cháu. Chú bảo ổng đang nằm nhà thương, hổng biết họ có vào trỏng thăm không. Khuê Tâm ngạc nhiên: − Họ là ai vậy chú Ba? − Một ông và một bà giống như người nước ngoài trông lạ lắm. Chắc là bạn ba cháu. Định nói: 'Ba cháu làm gì có bạn', nhưng Tâm đã kịp ngậm miệng. Một ông, một bà chỉ có thể là ông Bài và bà Mão, nhưng hai người đều biết ba cô ở bệnh viện mà. Hơn nữa, bà Mão sao giống người nước ngoài được. Ai vậy nhỉ? Hay là bà Ảnh? Người Tâm chợt lạnh ngắt khi nghĩ tới đó là bà Ảnh. Bà ta mà vào bệnh viện thì chết. Tim Khuê Tâm thắc thỏm đau. Cô có cảm giác mình và Ninh là Juliette và Roméo thời hiện đại. Ôi chao! Cô đã lãng mạn hoá tình cảm của mình rồi. Vở kịch ấy kết thúc hết sức bi thảm, đừng nhận vơ vào mà đau. Vào tới Hầm Gió, Tâm gặp ngay bộ mặt quạu quọ của Cang. − Sao trễ dữ vậy? Tâm nhìn đồng hồ: − Trễ có mười lăm phút. Dữ đâu mà dữ. Vẫn chưa bắt đầu mà. Cang xẵng giọng: − Ông Đình và bà Thủy tìm em... Tâm ngạc nhiên: − Để làm gì? Cang cộc lốc: − Ai mà biết. Khuê Tâm từ tốn: − Vậy để em đi hỏi ông bà ấy. − Họ đi cả rồi... Nói cho biết, họ đi... săn những người mới đó. Không cố gắng coi chừng có ngày đứng kéo màn đấy. Tâm gật dù: − À! Thì ra vì sợ đứng kéo màn nên mặt anh một đống. Cang ấm ức tuôn một hơi: − Bà ấy hứa hẹn sẽ lăng xê anh thành sao, rồi làm CD cho anh, mà chả thấy gì, ngược lại bắt anh làm việc như trâu. Chắc anh sẽ... bye bả trước khi bị vắt kiệt sức. − Nhưng anh sẽ... bay đi đâu? Đầy vẻ tự tin, Cang vỗ ngực: − Cang bây giờ giao thiệp rộng, quen biết nhiều khác với Cang bưng bê thời trước. Anh vừa nhận được một lời mời khá hấp dẫn. Thái Organ giới thiệu cho anh làm người mẫu. Khuê Tâm buột miệng: − Coi bộ lãnh vực này khó ăn à... Cang vuốt tóc: − Về hình thức, anh thừa tiêu chuẩn, nên chẳng ngại gì việc thử thời vận ở lãnh vực mới. Khuê Tâm lấp xấp giấy chạy chương trình ra xem lại: − Sắp bắt đầu rồi. Chuẩn bị đi, còn năm phút nữa, thưa... ngài. Cang uể oải: − Nỗi nhớ mùa đông. Chiều một mình qua phố... Trời ơi! Cứ rên rỉ mãi mấy bài cũ rích này chắc anh chết quá. Trước sau gì anh cũng dứt áo ra đi thôi. Khuê Tâm nấp sau cánh gà nhìn xuống khán phòng. Đã có khách, chưa nhiều lắm, nhưng vẫn phải hát cho họ nghe. Nãy giờ ban nhạc vẫn chơi những bài nhạc nhẹ không lời. Ai thích nhảy thì dìu nhau ra sàn, ai thụđộng thì ngồi nhâm nhi những ly nước khá đắt. Huy, người chơi piano và cũng là ca sĩ đưa tay ra hiệu với Tâm. Cô biết anh muốn hát mở màn nên gật đầu. Không bước ra sân khấu mà đứng sau cánh gà, Khuê Tâm cất giọng: − 'Đêm đã về. Một mình trong góc vắng của quán lạ, đếm từng giọt đắng rơi rơi, ta như trôi miên man trên dòng cảm xúc nồng nàn của tình yêu, ta như lẻ loi đơn độc với nỗi đau 'Vì em đã mang lời khấn nhỏ bỏ tôi đứng bên đời kiá... Đêm đã về. Một mình ta về qua phố chợ, một mình ta bước chân về gác nhỏ. Ta chợt nhận ra vườn xưa đã quên tên, thành phố cũng lạ lùng như cổ tích. Ta đang sống trong giấc mơ, mong manh từ tiền kiếp để 'Nhiều đêm thấy ta là thác đổ. Tỉnh ra có khi còn nghe... ' Cang thì thào vào tai Khuê Tâm: − Nói gì, nói dai quá chả ai thèm nghe đâu. Khuê Tâm tự ái: − Sao lại không nghe? Cang cười khì khì: − Đùa vậy thôi. Sống bằng nghề bán nước bọt thì phải nói nhiều, nhiều đến mức văng tùm lum... Tâm tức lắm: − Gớm quá! Cang thản nhiên: − Sự thật luôn trần trụi. Nghệ sĩ cũng thế. Khuê Tâm khoát tay: − Không tranh luận nữa. Thưa nghệ sĩ lớn. Cang nhún vai. Anh bỏ ra ngồi ở góc phòng trà. Tối nay đúng là hơi vắng và anh chả hứng thú chút nào khi đứng trước sân khấu. Nếu như trước đây chắc Cang đã có suy nghĩ khác, vì lúc đó anh là người hoàn toàn khác bây giờ. Cang cười khẩy. Anh là người không an phận và luôn khao khát vươn lên bất chấp mọi thứ. Với anh, phòng trà, bar Hầm Gió chỉ là nơi anh dừng chân để sau đó đi tiếp đoạn đường dài. Dầu sao Cang cũng thầm cảm ơn bà Thủy Lê, bà ta đã lột xác hộ anh để anh từ một tay bồi bàn được đứng lên bậc làm ca sĩ. Tuy chỉ được hát lót, chưa tiếng tăm gì, nhưng Cang lại có nhiều cơ hội đổi đời, anh nhất định tận dụng mỗi cơ hội đến với mình để đạt mục đích cao nhất. Đang thích thú với những hoạch định tương lai, Cang bỗng thấy ông Năm Thất, ông ta vừa bước vào và đứng nhìn lên sân khấu. Dường như đây là lần đầu Cang thấy ông ta xuất hiện ở phòng trà này. Đứng dậy, Cang bước tới mời ông Thất ngồi vào chỗ mình. Ông Thất nhún vai: − Tôi đâu phải là khách. Cang xum xoe: − Chắc anh Năm cần gặp chị Thủy. Ông Thất phất tay: − Ở nhà đi ra đi vào gặp mãi đủ chán rồi, giờ cần gặp làm gì nữa. Tôi muốn hỏi cậu con bé cái gì Tâm hôm trước cậu đưa tới gặp Thủy có được tuyển vào làm không? Cang khá bất ngờ vì câu hỏi thẳng thừng của ông Thất, anh nói: − Dạ có. Cô ấy đang dẫn chương trình. Ông Thất gật gù: − Tôi muốn gặp cô bé... Cái gì Tâm nhỉ? − Dạ Khuê Tâm. Ông Thất ra lệnh: − Cậu dẫn chương trình và gọi Khuê Tâm ra đây. Cang kêu trời trong bụng nhưng vẫn nói: − Vâng. Anh ngồi đi. Em sẽ gọi Tâm ngay. Nhưng anh cần gặp Tâm làm gì ạ? Cang thầm nghĩ: Ông ta biết tối nay bà Thủy không có ở đây, nên mới tới và đưa ra yêu cầu quái qủy này. Ông Thất hất hàm: − Tôi bảo sao cậu làm vậy đi. Cang lầm bầm chửi trong lúc bước vào hậu trường. Anh không vội gọi Khuê Tâm mà nhấn số di động của bà Thủy. Nghe giọng Thủy Lê vang lên là Cang báo cáo ngay: − Anh Năm đang ở đây, ảnh đòi gọi Khuê Tâm ra ngồi bàn với ảnh. Thủy tính sao? Bà Thủy vụt hỏi: − Bữa hổm Cang nói Khuê Tâm bị bà Ảnh cho nghỉ làm vì dám đèo bòng dòm ngó con trai bả, đúng không? Cang liếm môi: − Ờ thì Cang nghe bạn bè bên Ngàn Khơi bảo thế, nhưng không biết hư thật thế nào. Bà Thủy cười nhẹ: − Muốn biết cứ để con nhỏ ra ngồi bàn với Năm Thất, nó mà từ chối lão già hảo ngọt ấy thì Thủy đây tôn nó làm chị. Cang nói ngay: − Khuê Tâm không tệ như Thủy nghĩ đâu. Bà Thủy nhẹ tênh: − Thì cứ thử xem. Có mất mát gì đâu nào. Cang chưa kịp nói thêm, Thủy Lê đã cúp máy. Anh chép miệng trước sự sâu độc của phụnữ. Nhưng không biết phải làm sao khi 'chủ' đã có lệnh. Đợi Khuê Tâm ngân nga giới thiệu tiếp cho An Huy hát bài Chiếc lá cuồi cùng xong, Cang mới tới bên cô. − Anh năm gọi em ra ngồi bàn với ảnh. Mắt Khuê Tâm tròn xoe ngạc nhiên: − Anh Năm nào? Cang nhếch mép: − Chồng Thủy Lê, ông chủ của chúng ta ấy. Tâm nhăn mặt: − Em đang làm việc mà. − Anh sẽ làm việc của em. Khuê Tâm im lặng. Cô hết sức bối rối vì bất ngờ. Hoang mang, Tâm hỏi: − Ông ta muốn gì ở em? Cang lắc đầu: − Anh không biết. Em từng nhận xét ông ta là Đoàn Chính Thuần, vậy thì phải cẩn trọng. Khuê Tâm đưa Cang tờ chạy chương trình, rồi chậm rãi bước ra ngoài. Tới chỗ ông Thất ngồi, cô khẽ gật đầu chào. Ông Thất đứng dậy kéo ghế cho Tâm y như cảnh trong phim. Cô lí nhí: − Chú cho gọi cháu ạ. Ông Thất cười to: − Sao lại thế? Ở đây ai cũng gọi tôi là anh. Em cũng không thể ngoại lệ. Tôi ghét mấy tiếng chú, bác lắm. Khuê Tâm buột miệng: − Vậy thì cháu gọi là ông... Ông Thất kêu lên: − Trời ơi! Tôi đâu có già dữ vậy! Phải gọi là anh, là anh Năm cho thân mật. Tâm nói đại: − Anh, ông, chú, bác gì cũng là chú Năm, chú không thích cháu cũng gọi. Ông Thất khoái chí: − Có cá tính lắm. Tôi thích những phụnữ như vậy? Rồi ông ngập ngừng: − Trông em rất giống một người trong quá khứ của tôi. Lần đầu gặp em, tôi đã giật mình vì bất ngờ. Khuê Tâm nói ngay: − Cháu rất ghét giống người khác. − Tại sao vậy? Khuê Tâm im lặng, một lát sau mới nói: − Vì cháu không thích. Thế thôi! Ông Thất bật cười: − Tính cách của em chắc ảnh hưởng từ mẹ. Tâm lắc đầu: − Mẹ cháu rất hiền và giỏi chịu đựng, bà không biết nói những câu ngang bướng. Ông Thất trầm giọng: − Chắc gia đình em là một gia đình hạnh phúc? Khuê Tâm nhỏ nhẹ: − Cháu không nghĩ vậy. Cô sốt ruột nhìn lên sàn diễn, Cang đang hát, cô rất ngại khi để anh làm phần việc của mình, cô càng ngại hơn khi ngồi đây nghe ông Năm hỏi những câu bâng quơ, vớ vẩn. Thủy Lê mà thấy cảnh này chắc bà ta sớm cho Tâm thôi việc. Khuê Tâm hạ giọng như năn nỉ: − Xin phép chú cháu... cháu trở lên sân khấu. Ông Thất cau mày: − Làm gì vội vàng thế? Tâm ngập ngừng: − Cháu thấy ngại lắm ạ. − Ngại Thủy Lê à? Em đừng có lo, tôi sẫn sàng cho em một công việc mới tốt hơn ở đây nếu cô ta làm khó dễ em. Khuê Tâm nhìn ông Thất. Cô không hiểu sao ông ta lại nói như vậy, dầu gì bà Thủy cũng là vợ của ông ta mà.