Nghĩa là:Nói việc chơn không, bà Tôn-Thị khuyên chồng,Cầu học Đại-Đạo, Mã-Ngọc tầm minh sư.Có bài kệ rằng:Trời cũng không, Đất lại cũng không,Người đời phái phái ở nơi không.Nhựt cũng không, rồi Nguyệt cũng không,Đông lên Tây lặn chẳng cần công.Ruộng cũng không, hề đất cũng không,Đổi dời nhiều ít người chủ ông.Vàng cũng không, rồi bạc cũng không,Thác rồi nào đặng ở tay trong.Vợ cũng không, con lại cũng không,Huỳnh-Tuyền đường nọ chẳng tương phùng.Sớm qua Tây rồi tối qua Đông,Người đời tỷ thí tợ con ong.Thể đặng trăm bông nên mật đó,Đến đầu cực khổ cũng buông không.Khi đó Trùng-Dương đi đến tỉnh Sơn-Đông, huyện Ninh-Hải, giả người xin ăn, trong ý muốn tìm người tu hành. Huyện Ninh-Hải phía Tây có nhà họ Mã, làm chức viên ngoại, tên là Mã-Ngọc. Cha mẹ qua đời, lại không anh em, cưới người vợ họ Tôn tên là Huyên-Trinh, dung mạo đoan trang, tâm tánh thông thái. Bà là người có học thường coi Kinh sách thấu việc xưa nay, chẳng ham thêu dệt vá may. Tuy là nữ lưu mà khí chất trượng phu khó sánh. Hễ viên ngoại có việc chi tính chẳng đặng hỏi bà thì rõ thấu. Cho nên ông bà kỉnh nhau như thầy bạn, ngặt tuổi già mà lại không con nên có làm bài kệ rằng:Quang âm mau lẹ chẳng đợi chờ,Người người chỉnh thấy việc bơ thờ,Chẳng tin soi thử trên mái tóc,Khi trước mày xanh bạc trắng dờ.Mấy câu kệ này ý nói: “Máy quang-âm lẹ như tên bắn, đưa người rất mau già, ngày tháng thắm thoát như thoi đưa, thúc trẻ nhỏ trở nên già rất lẹ”. Khi đó vợ chồng Mã viên ngoại tuổi đã gần 40 mà không con. Một hôm viên ngoại nói cùng vợ rằng: - Bạn mình mới nhỏ mà nay gần bốn chục rồi, chắc là vô hậu, vạn quán gia tài này chẳng biết về tay ai? Tôn-Huyên-Trinh rằng:Xưa Tam-Hoàng trị thế, sau Ngũ-Đế lập đại công.Vua Nghiêu, Thuấn sau tiếp nối, Võ-Vương mở chín sông.Thành-Thang rước Y-Doãn, Văn-Vương thỉnh Thái Công.Ngũ-Bá bày mưu chước, Thất-Hùng khiến bụng lòng.Vinh, Tần tranh sáu nước, Hớn, Sở lại tranh hùng.Ngô, Ngụy giành nhà Hớn, Lưu-Bị thỉnh Ngọa-Long.Đông Tấn cùng Tây Tấn, sự nghiệp cũng không tông.Nam Ngụy với Bắc Ngụy, giang san cũng long đong.Đường Tống lại đến đây, bao nhiêu phú quí ông.Hỏi thử người còn mất, đều thiệt cũng tay không!….Xin coi từ xưa đến nay biết mấy muôn năm, Đế Vương, quan, tướng, thành bại thạnh suy biết mấy ngàn người, vì danh lợi mà bỏ mình, việc đến đâu cũng tay không, nháy mắt đều tan hết. Nay bạn mình đem việc trước sau phú cho nơi không, như trong thiên hạ không gia sản này, cũng như cha mẹ chưa sanh bạn ta, thì có chi là vinh diệu. Viên ngoại nghe nói cười rằng: - Người ta tuy không còn có nhánh nhóc; bạn mình cái không này gốc rễ cũng dứt tuyệt.Tôn-Huyên-Trinh nghe rồi nói rằng: - Không nhánh không căn thiệt đại không.Có bài kệ rằng: Không đến tột rồi thiệt đại không,Không kim không cổ tợ hồng mông,Bằng người biết đặng hư không lý,Thẳng đến Linh-Sơn thấy đại hùng.Tôn-Huyên-Trinh nói: - Xét có con cũng như không con, ngẫm lại có con cũng không, mà không con cũng không. Như vua Văn-Vương có 100 người con, đến nay coi lại có mấy người? Họ Cơ con cháu muôn đời của ông, có người nào cúng tế mộ phần ông bao giờ? Còn ông Trương-Công-Nghệ sanh chín trai hai gái, Quách-Tử-Nghi bảy trai tám rễ, Đậu-Yên-Sơn năm trai đều đặng khoa, Lưu-Ngươn-Phổ sanh hai người con đều đậu cử-nhơn. Mấy người đó nhiều điều sang trọng, con cháu hiển vinh, mà nay có thấy ai con cháu nào đâu? Coi lại cũng mưa lạnh gió sầu, nhà hoang mồ lở, cỏ mọc dẫy đầy. Há chẳng phải “có” rồi cũng qui về nơi “không” chăng? Cô phòng lạnh lẽo nào phải những người không con? Còn ruộng nhà đồ sộ thì người có con mới đặng, người không con không đặng hay sao? Tôi tưởng người sanh ở đời trong mấy mươi năm mau như nháy mắt dường như đá lửa chớp nhoáng, thấy đó rồi mất đó, tợ chiêm bao bọt nước, nào thiệt nào chơn. Nhà lớn ngàn căn, chẳng qua đêm nằm tám thước. Ruộng nhiều muôn sở cũng ngày ăn ba bữa mà thôi. Bao nhiêu mùi ngon vật báu, uổng cho cuộc giàu sang như nháy mắt, quỉ vô thường theo đến thì muôn việc đều không. Dẫu bạc vàng đầy rương cũng khó chuộc đường sống thác. Hỡi ôi! Thiệt làm người ở đời mà chẳng tỉnh, thì cũng như một giấc chiêm bao!Kệ rằng: Kinh dinh thuở mấy uổng mang mang,Lầm nhận đường mê gỗi xóm làng,Nay lại xưa qua nào có ở,Dường như mượn chỗ tựu rồi tan.Tôn-Huyên-Trinh nói cùng viên ngoại rằng: - Bạn ta ở chỗ “không”, tầm cái Thiệt mà chắc Thiệt, đặng luyện chỗ bất sanh bất diệt, học phép trường sanh chẳng chết rất hay vậy.Mã viên ngoại nói: Bà nói vọng rồi. Từ xưa đến nay, hễ có sống thì có thác, lẽ nào đặng trường sanh hoài? Việc làm có trước thì có sau, nào có việc hoài chẳng dứt? Huyên-Trinh nói: - Tôi thấy sách Đạo thơ nói: Luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần, luyện thần huờn hư, khiến cái chơn tánh còn hoài, linh-quang chẳng dứt, gọi là đạo trường sanh chẳng chết. Bằng như mình học đặng đạo ấy thì hơn người có con trăm phần. Mã viên ngoại nói: - Nói vậy chớ có lẽ nào tinh mà luyện đặng hóa khí, khí hóa đặng thần, còn thần hóa đặng huờn hư mà chơn tánh còn hoài, linh-quang chẳng dứt? Huyên-Trinh nói: - Ông muốn biết phải cầu minh-sư mới học đặng diệu pháp. Viên ngoại nói: - Thôi tôi cầu bà làm thầy truyền cái công phu cho tôi học. Huyên-Trinh nói: - Tôi là nữ-lưu, chẳng qua biết ít chữ, coi thấy đạo thơ đôi câu nào giải thấu chỗ diệu lý. Nếu ông có lòng chơn tâm học Đạo, phải cầu tầm người cao hiền chắc thấu đặng. Viên ngoại rằng: - Việc tầm thầy kiếm bạn, thật bình sanh chí tôi ham lắm, hễ người tu hành học phải có căn cơ, như không có căn thành Tiên chẳng đặng, làm Phật chẳng dễ. Nên tôi nghĩ phận căn cơ siển bạc, chẳng nói đến việc tu hành. Huyên-Trinh nói: - Nói như ông thì sai rồi. Hễ sanh đặng làm người đều có căn cơ phước đức sẵn trước, như nói không có căn sao đặng làm người? Có câu: Cỏ nào không gốc, người nào không phước? Chẳng qua là sâu cạn không đồng. Như người căn cạn là sáu căn chẳng trọn: hoặc mắt không sáng, hoặc tai không nghe, hoặc tay gãy chơn cùi, điếc ngây mờ tối, góa bụa không con, nghèo thấp hèn. Đó là người cái căn siển cạn. Còn người căn sâu: Sang như Thiên-Tử, giàu có bốn biển, cai quản muôn dân, hoặc làm quan có quyền danh tiếng vui hưởng ruộng vườn, sáu căn đều đủ, tai mắt thông minh, tánh tâm từ thiện, ý khí bình hòa, toàn thân đủ trọn. Đó là người căn sâu phước lớn.Trong đời trọng việc giàu sang: người giàu sang thì căn sâu hơn người thường. Như mà biết ăn ở hiền lành, thêm việc giúp người lợi vật: đó là đem cái căn dựng bồi thêm, trường trai giới sát tìm phép vô hình (tức là học Đạo) thì sau đặng thành Phật thành Tiên, chứng đặng Thánh Hiền đều do nơi đó. Nên nói việc căn phận tại mình, thường ngày bồi bổ, đừng nói kiếp sau mang theo, hiện tại kiếp này cũng hưởng đặng. Như muốn hưởng bền, thường cần bồi bổ, dưỡng từ lời nói, tập từ đức hạnh, lo làm phương tiện, là những việc chi thuận lòng người thì làm, đừng chê việc lành nhỏ mà không làm, không vì việc dữ nhỏ mà làm, thì lo chi kiếp sau không nhờ. Tỷ như cái núi, lâu ngày càng cao lớn lên thêm. Đừng nói bạn mình không căn mà thối chí. Như nói không căn thì làm sao hưởng gia nghiệp này? Lại đặng sai tớ khiến bạn, nhứt hô bá ứng. Thiệt không dám khoe mình, chớ xét ra cũng là người có căn lớn!Bởi viên ngoại vốn người mộ Đạo, chẳng qua là qua một hồi mê muội, nghe bà mở vạch rõ ràng, nghĩa lý đặng thấu như chiêm bao mới tỉnh, đứng dậy tạ ơn rằng: - Nay tôi nghe lời bà chỉ dạy, khiến tôi mở thông đường Đạo; chưa biết minh-sư đâu mà tìm, xin bà chỉ rõ.Huyên-Trinh nói: - Việc đó cũng không khó. Tôi thường thấy một ông già tay cầm gậy tre, vai mang bầu thiếc, tinh thần mạnh mẽ, mắt tỏ chiếu ngời, trên mặt đỏ như son, thường xin ăn tại xóm mình hơn mấy năm, chẳng thấy suy già, chắc là người có Đạo. Vậy đợi ông đến, mời về nhà nuôi dưỡng, lần lần cầu học diệu lý chắc đặng.Viên-ngoại rằng: - Nay mình nhà cửa rộng lớn, cũng nên làm phương tiện kỉnh già thương khó, chẳng luận là có đạo hay không đạo, một mình ông ăn mặc là bao nhiêu. Để mai tôi hỏi ông chịu hay không. Huyên-Trinh nói: - Tu một ngày giải thoát đặng một ngày, việc chẳng khá trễ...