Tưởng Giới Thạch đã chết, chết bởi già yếu hay chết bởi thất bại, hoặc chết bởi cả hai lẽ? Tưởng Giới Thạch chết mà không có điều gì nuối tiếc hay là chết mà không nhắm được mắt? Tại sao quan tài lại quàn tạm tại Từ Hồ? Sau khi Tưởng Giới Thạch chết, sấm chớp giao nhau, gió mưa tầm tã, có người nói trời đất cùng buồn, lại có người nói ông là một tinh rùa. Vậy thì ai đúng, ai sai? Ngày mồng 5 tháng 4 năm 1975, Tưởng Giới Thạch qua đời. Tưởng Giới Thạch chết bởi già yếu, chết bởi đau ốm, đó là điều chẳng còn gì để nghi ngờ. Thế nhưng có ai lại có thể phủ nhận rằng ông không phải đã bị chết bởi những đòn đả kích nặng nề tới tấp do những thất bại cay đắng liên tiếp nảy sinh trong những sự kiện quốc tế? Đối với Tưởng Giới Thạch, năm 70 là một năm đen tối bởi rất nhiều tai biến, bệnh họa liên tiếp xảy tới. Tai họa thậm chí không phải bắt đầu từ đầu năm này mà đã bắt đầu một cách từ tháng giêng năm 1969. Tháng giêng năm 1969, Ních-sơn - tổng thống đương nhiệm của nước Mỹ - lên cầm quyền lập tức tuyên bố chính sách đối với đại lục Trung Quốc, sẽ là một bộ phận chủ yếu trong chính sách ngoại giao mới của nước Mỹ. Ních-sơn lại chỉ thị Hội nghị an toàn quốc gia nghiên cứu lại chính sách đối với Trung Hoa, đề xuất lý thuyết cân bằng thế giới. Ních-sơn chuẩn bị giao hảo với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Nói rằng thế lực tàn dư của Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan lúc này đã bắt đầu thời kỳ chao đảo của gió mưa vần vũ là điều không quá đáng. Ngày 26 tháng 12 năm 1970, Tổng thống Rumani Ceausêscu tới thăm nước Mỹ, trong cuộc nói chuyện với ông ta, Ních-sơn đã nhờ vị lãnh đạo có quan hệ hữu hảo với Trung Quốc này chuyển lời với Bắc Kinh rằng: nước Mỹ hy vọng rằng quan hệ Trung - Mỹ được bình thường hóa. Trong diễn văn chào mừng tại bữa tiệc chiêu đãi hoan nghênh tổng thống Ceausescu, lần đầu tiên Ních-sơn gọi Trung Quốc là Nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa. Đồng thời với điều này trong đại hội lần thứ 25 của hội đồng Liên hợp quốc khi biểu quyết đề án của Anbani, ủng hộ nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa khôi phục lại địa vị ở Liên hiệp quốc, lần đầu tiên số phiếu đã vượt mức quá bán, địa vị của thế lực Tưởng Giới Thạch ở Liên hiệp quốc đã vô cùng nguy nan như trứng để đầu đẳng. Ngày 21 tháng 6 năm 1971, tổng thống Ních-sơn tuyên bố xóa bỏ cấm vận kéo dài suốt 21 năm đối với nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa, Kít-sinh-giơ trợ lí đặc biệt của Ních-sơn lại đột nhiên từ Pakistan bí mật tới thăm Bắc Kinh từ 9 đến 11 tháng 7, bàn định với Thủ tướng Chu Ân Lai để Ních-sơn tới thăm Trung Quốc. Ngày 16 Ních-sơn lại phát biểu công báo tới thăm Trung quốc, công khai biểu lộ ủng hộ nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa khôi phục lại địa vị ở Liên hiệp quốc. Trước tình thế này, Tưởng Giới Thạch đã phát biểu thông cáo Trang nghiêm kính cẩn tự cường nổi tiếng. Thông cáo nói rằng: Cổ nhân thường nói: Việc trong thiên hạ, do con người làm; quyết không thể vì sóng gió nhất thời mà tự hủy diệt tráng trí của mình... Chỉ cần tất cả mọi người trang nghiêm kính cẩn tự cường, gặp tai biến không kinh sợ, thận trọng tìm mưu kế phán quyết, kiên trì giữ vững tinh thần độc lập tự cường của quốc gia và quốc dân, thế thì bất kỳ thử thách nào cũng đều vượt qua tất!. Thông cáo này của Tưởng Giới Thạch tuy đã cổ vũ mình, đồng viên người, nhưng làm sao có thế che giấu được nỗi đớn đau, khổ sở, buồn nản và bất lực ở trong lòng ông già này. Tưởng Giới Thạch biết rằng Chính phủ Mỹ bất đắc dĩ mới phải chuyển sang ủng hộ việc khôi phục địa vị ở Liên hiệp quốc của nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa, chiếc ghế và đại biểu ở Liên hiệp Quốc của ông sắp sửa bị quét ra khỏi cửa rồi. Ngày 10 tháng 10 năm này, trong Ngày Quốc khánh, Tưởng Giới Thạch lại phát biểu bài Thư gửi đồng bào trong toàn quốc. ông đau đầu buốt óc nói rằng: Ngày nay thế giới đang ở vào một thời đại đớn đau thê thảm ở trong thời đại này, sự phân biệt giữa chính nghĩa và cường quyền, thiện và ác, đen và trắng, ngày một tiêu tán đi; sự tham lam, giả dối và hỗn loạn đã bao trùm tất thảy... Tưởng Giới Thạch đã không phải là với tinh thần tuy có muôn vàn bi ai sầu khổ nhưng vẫn trấn tĩnh tự kiềm chế được như trong Thông cáo, mà do vì trong tâm can tràn đầy phẫn nộ uất hận, không thể tự nhịn được mà đã mở rộng miệng chửi ầm lên, ông đã chửi kẻ thù, chửi bè bạn, chửi thế giới, chửi thời đại, suýt nữa ông đã chửi cả mình. Sau nửa tháng (ngày 25-10-1971) đại hội lần thứ 26 Liên hiệp quốc đã chính thức tiếp nạp nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa, đuổi cút đại biểu của Tưởng Giới Thạch. Bức thư viết gửi từ Đài Loan công khai nhục mạ chửi bới Liên Hiệp Quốc Đã trở thành một tổ chức lưu manh, để cho thế lực tà ác hỗn loạn nắm quyền, mất hết công bằng và chính nghĩa, không thể cứu vãn được! Điều này có lẽ nào chẳng phải là sự căm giận và uất nghẹn của Tưởng Giới Thạch.Vậy mà sự việc lại không chỉ dừng ở đây. Ngày 21-2-1972 Ních-sơn tổng thống nước Mỹ đã tới thăm Trung Quốc, ngày 28 đã phát biểu Thông cáo chung Trung - Mỹ nổi tiếng tại Thượng Hải. Ngày 25-9-1972, Thủ tướng Nhật Bản Tanaka Kakuci đã tới thăm Trung Quốc. Ngày 29, chính phủ hai nước đã tuyên bố quan hệ hai nước Trung Nhật bình thường hóa. Tiếp liền theo sau đó phần lớn các nước bè bạn liên minh ngày xưa của chính quyền Tưởng Giới Thạch đã dồn dập cắt đứt quan hệ ngoại giao với ông ta. Tháng 10 năm 1970, các quốc gia xây dựng quan hệ ngoại giao với chính quyền Quốc dân đảng Đài Loan có 68 nước, đến tháng 2 năm 1972, chỉ còn 39 nước vẫn giữ quan hệ ngoại giao với họ, hơn thế còn có 19 nước đang suy nghĩ cắt đứt quan hệ ngoại giao với họ, để lập quan hệ ngoại giao với nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa. (đến tháng 1 năm 1974, các quốc gia vẫn giữ quan hệ ngoại giao với chính quyền Quốc dân đảng Đài Loan đã giảm xuống còn 20 nước). Sấm chớp của thế giới nhấp nhô, gió mưa của Đài Loan chao đảo. Tưởng Giới Thạch vung gậy đập bàn ở Đài Bắc, chửi rủa om xòm Liên hiệp quốc và người Mỹ là bội tín bỏ nghĩa, lấy bạo lực rải đường, chửi bới người Nhật Bản là vong ân phụ nghĩa, lật mặt bỏ người, phát ra lời thề Hơn lúc nào hết càng phải tự dựa vào mình, xin thề với trời xanh sẽ làm cho Thế giới này rất nhanh chóng trở lại mảnh đất chính nghĩa, tự do và hòa bình...Nếu nói năm 1949 sự thất bại toàn diện ở đại lục là một đòn đả kích trầm trọng của nhà chính trị gia hùng tâm vững chí, thế thì năm 1970 mở đầu sự thất bại trên võ đài quốc tế là một đòn đánh chí mạng đối với một lão già đã bước vào những năm tàn như ngọn nến lét leo trước gió.Năm 1972, Tưởng Giới Thạch đã mang bệnh nặng trên thân. Đầu tháng 3 năm ấy ông đã phải tiến hành cuộc phẫu thuật lớn bởi bệnh phì đại tiền liệt tuyến. Thế nhưng hậu qủa không tốt, đã chuyển sang viêm tiền liệt tuyến mạn tính, rồi sức khỏe của Tưởng Giới Thạch bắt đầu suy thoái toàn diện. Trong tháng 7, Tưởng Giới Thạch mắc bệnh cảm nặng phải nằm viện, bệnh tình xấu đi nhanh chóng, phát triển thành viêm phổi, giới y học đã tổn phí biết bao công sức mới khống chế nổi bệnh trạng của ông. Thế nhưng, họa vô đơn chí, ngày 6 tháng 8, trên đường đi điều dưỡng ở bệnh viện Vinh Dân ( Đài Bắc), tại ngã tư đường dinh quan Song Khê ngoài Sĩ Lâm núi Dương Minh, ông ngồi trên xe bị xe hơi của một viên thiếu tướng phóng nhanh đụng phải, ông đã bị nạn bất ngờ. Từ đó, thân thể của Tưởng Giới Thạch không gượng dậy nổi, phải tuyên bố từ chối không tiếp khách, đã bắt đầu một lịch trình gian nan và dai dẳng giành giật với tử thần.Thế nhưng, Tưởng Giới Thạch với chí khí kiên cường nổi tiếng tràn đầy niềm tự tin phấn đấu đã không cam chịu sự sắp đặt của vận mệnh. Tết Nguyên đán năm 1973, theo thường lệ ông vẫn gửi thư thăm hỏi đồng bào. Ông nói: Hơn 70 năm qua, quốc dân ta đã dốc sức làm cách mạng dân chủ và thống nhất, coi đó là mục tiêu duy nhất của cách mạng mà chưa hề có một ngày gián đoạn. Trong bức thư đó ông đề xướng làm người Trung Quốc đường đường chính chính cần phải phấn đấu tới cùng vì nền dân chủ và thống nhất. Ngày Quốc khánh năm 1973 ông lại phát biểu thông báo: Cho dù quyền lợi của chúng ta có phải phủ lên một bức màn bi ai đau khổ, bầu không khí của chúng ta tạm thời bị chất độc hóa học bao phủ bầu trời. Chúng ta quyết không nản chí, chúng ta không thể lạc đường mất phương hướng. Trước đó vào tháng 2 năm 1972 Hội nghị lần thứ 5 tiến hành Quốc đại cứ 6 năm triệu tập một lần tại Đài Loan, để bầu cử Tổng thống. Tưởng Giới Thạch tuy đã có đại chứng tiền liệt tuyến phì, ông vẫn tráng tâm bất khuất ông nói, ông tuổi tác đã cao, không tham gia tranh cử Tổng Thống nữa, lại nói, nếu như mọi ngừơi không chê ông già, ông vẫn tình nguyện dốc sức lực tiếp tục làm việc. Ngày 21 tháng 3, ông một lần nữa trúng cử với số phiếu 1308 trong tổng số phiếu 1316, Nghiêm Gia Cán trúng tuyển Phó tổng thống.Sau khi Trúng cử, Tưởng Giới Thạch lại phát biểu thông báo: Duy chỉ có chính phủ và nhân dân chúng ta mới có thể nghiêm chỉnh dốc sức giành lại lãnh thổ đã mất, cứu vớt lấy ngàn triệu đồng bào ở đại lục. Chúng ta mới có thể cùng đứng dưới ngọn cờ Tam dân chủ nghĩa, giành hưởng âm trạch của tự do với quyền lợi. Đặt cơ sở trên những lí do này, bản thân tôi mới có thể dốc hết lòng hăng hái và hạ quyết tâm, hơn thế chẳng quản tuổi cao và đối mặt với sứ mệnh cực kỳ to lớn, trách nhiệm vô cùng nặng nề mà đảm nhận chức vụ này... dốc hết sức chống lại bọn Mao cộng bán nước, quyết chí hoàn thành đại nghiệp, thề đem quân Bắc phạt lần thứ hai thống nhất nước Trung hoa dân quốc... Tôi xin thề... không phụ lòng mong đợi của toàn dân tộc, mang hết tinh thần trách nhiệm... chỉ cần bọn Mao cộng và bọn đồng đảng bán nước còn tồn tại một ngày, nhiệm vụ cách mạng của chúng ta không thể ngừng trệ, cho dù chúng ta có phải chịu ngàn vạn đòn đả kích và dày vò, cũng quyết không từ nan, quyết không thối chí. Trong đời sống chính trị của Tưởng Giới Thạch, đây là lần làm Tổng thống cuối cùng. Không may, ngày 20 tháng 5 năm 1972, khi Tưởng Giới Thạch cùng Nghiêm Gia Cán tuyên thệ nhậm chức, đã xảy ra một sự cố không lớn không nhỏ, giống hệt như trong bữa ăn nhìn thấy một con ruồi chết ở trong mâm, sự tởm lợm không nói ra được trong tâm lý cũng bùng lan ra. Buổi sáng hôm đó, sau nghi thức tuyên thệ nhậm chức, hai người bước lên lan can phủ tổng thống tiếp nhận sự hoan hô của hai mươi vạn dân chúng, đài vô tuyến truyền hình sẽ phát sóng trực tiếp tới toàn thế giới. Thế nhưng không biết làm thế nào, khi truyền những nét mặt hoan hô của dân chúng, ở góc dưới màn hình đã xuất hiện những chữ Hán không biết từ đâu tới dòng chữ là Đại ca không tốt rồi... một câu viết như vậy, có khác gì ai đó cố ý lăng mạ, chửi rủa tổng thống. Về sau do người cháu thứ hai của Tưởng Giới Thạch là Tưởng Hiếu Vũ đích thân tra xét ra, đây là do nhân viên đài truyền hình bỏ sót, chứ không phải là cố ý dụng tâm. Thế nhưng ở trong tầm mắt những người mê tín bao gồm một số nguyên lão quốc đảng, điều này quyết không phải là điều lành. Sau đó một loạt bệnh cảm mạo nặng, viêm phổi, tai nạn xe v.v... liên tiếp kéo đến đã khiến cho họ càng tin chắc rằng những hàng chữ Hán không biết từ đâu đến kia đã là một điềm ác đối với ông, cũng giống như Tuyên Thống hoàng đế khi đăng cơ còn nhỏ đã khóc ré lên, khi Nhiếp chính vương Tải Phong vỗ về hoàng đế nói: Sắp rồi! Sắp rồi! Sắp hết rồi! đã bị rất nhiều người nói đó là điều dự báo triều Thanh sắp sửa bị tiêu vong. Tưởng Giới Thạch tuy là một tín đồ đạo Cơ đốc, thế nhưng cũng có tư tưởng mê tín phong kiến rất sâu nặng, sau khi được biết tin này liền nói: Xúi quẩy! Xúi quẩy!.Tháng 7 năm 1972, sau khi Tưởng vì cảm mạo nặng dẫn tới viêm phổi phải nằm viện, tuyệt đối giữ bí mật với mọi người, không để cho một ai được biết. Trong tình trạng ốm lâu không được tiếp xúc với sự việc, ông vốn nên từ chức, để cho phó tổng thống thay mặt ông giữ chức, thế nhưng ông đã không làm như vậy, ông muốn để cho người kế tiếp ông là Tưởng Kinh Quốc tranh thủ được thời gian nhiều hơn. Tới tháng 7 năm 1973 trên báo chí đã công khai đăng tải ông chụp ảnh chung cùng với mọi người trong buổi lẽ kết hôn của người cháu thứ tư là Tưởng Hiếu Dũng, là lần thứ nhất lộ mặt công khai sau một năm ông bị bệnh, cũng là dịp công khai chứng tỏ với dân chúng tình trạng sức khỏe của ông và cũng kín đáo nói rằng ông đã chữa bệnh tốt. Sức khỏe của Tưởng Giới Thạch quả thật có chuyển biến tốt. Đến mùa hè năm 1974, mỗi ngày ông đã có thể tới vườn hoa đi dạo, cùng với người trong gia đình và các chính khách thảo luận những vấn đề chính trị v.v... Ngày 10 tháng 10 năm đó, theo thường lệ ông lại phát biểu Diễn văn quốc khánh vẫn vọng đàm tới việc Quang phục đại lục. Ngày 31 tháng 10, khi chúc thọ Tưởng, nhà đương cục Đài Loan đã đúc ra khối lượng lớn huy chương Tưởng Tổng thống vạn tuế, hơn thế còn dùng khí cầu cực lớn thả dù xuống đại lục 10 triệu tấm ảnh Tưởng Giới Thạch. Nghe nói chỉ riêng năm này nhà Đương cục Đài Loan đã thả dù xuống đại lục 280 triệu tấm ảnh của họ Tưởng, có ý đồ khiến cho mọi người ở đại lục đừng có quên Tưởng Giới Thạch. Thế nhưng chuyển biến tốt và sự khôi phục sức khỏe của Tưởng Giới Thạch đã không tiếp diễn được lâu, mà ngày càng suy kiệt, bệnh đã ăn sâu vào xương tủy không thể chữa được nữa.Tháng 12 năm 1974, Tưởng Giới Thạch lại mắc bệnh cúm một lần nữa chuyển sang viêm phổi. Do sức khỏe của ông đã cực kỳ suy yếu, cũng bởi tại sử dụng kháng sinh lâu, dẫn tới vi khuẩn chống lại thuốc tăng mạnh, có điều trị cũng phí thuốc, bệnh tình của ông không thấy có chuyển biến tốt. Kéo dài tới mồng 9 tháng giêng năm sau, trong giấc ngủ ban đêm ông đã phát sinh ra bệnh tâm cơ thiếu ôxy, tuy đã được cấp cứu chuyển nguy thành an, thế nhưng sau đó viêm phế quản vẫn chưa thể hoàn toàn chữa khỏi sốt nóng lâu không suy thoái.Ngày 29 tháng 3 năm 1975, có lẽ Tưởng Giới Thạch cảm thấy bản thân mình không thể sống lâu ở nhân gian nữa, ông đã tiện khẩu truyền di chúc, do phó bí thư trưởng ủy ban trung ương Đảng dân quốc là Tần Hiếu Nghi ghi lại. Sau khi di chúc lập xong, Tưởng Giới Thạch đã bước vào một tuần lễ cuối cùng của cuộc đời ông, sức khỏe lúc lành lúc xấu, thần trí khi tỉnh khi mê. Dần dà gắng gượng bước vào tháng 4, theo cách nói dân gian của những người già Trung Quốc - Tết thanh minh đối với những người bệnh có nguy cơ trầm trọng đã tới. Tưởng Giới Thạch với sức sống vô cùng suy yếu, cuối cùng đã gắng gượng qua được ngày tảo mộ tế tổ, điếu niệm vong linh và đã chết trong Tết thanh minh ngày 5 tháng 4 này. Đối với cái chết của Tưởng Giới Thạch, trong cuốn sách của mình, người Nhật Bản ông Furuya đã ghi thuật tường tận tỉ mỉ như sau:Ngày 5 tháng 4 năm 1975, trên cuốn lịch bàn vừa đúng là tết Thanh Minh - một buổi sớm trời trong vạn dặm, thích hợp với thời tiết. Ngày Tết này, ở Trung hoa dân quốc gọi là Tết dân tộc tảo mộ, được nhà nước định là ngày nghỉ, để cho tất cả mọi người đi quét dọn sửa sang phần mộ của tổ tông, an ủi những linh hồn ở trên trời. Lúc này, ở Nhật Bản vẫn đang là mùa hoa anh đào nở rộ, còn Đài Loan thì đã bước vào đầu hạ. Còn nhớ buổi sáng sau khi ngủ dậy đã phải mở máy điều hòa khí lạnh ở trong phòng. Tám giờ sáng ngày hôm đó, Tưởng Tổng thống ngủ dậy ở trong dinh thự Sĩ Lâm Đài Bắc.Đêm hôm qua, cụ Tưởng ngủ yên giấc, cho nên tinh thần sảng khoái! - Đây là lời ghi chép trong sổ theo dõi sức khỏe của một bác sĩ trong tổ phục vụ điều trị. Tưởng Công tử - ông Tưởng Kinh Quốc (Viện trưởng viện hành chính) vẫn tới dinh thự thăm cha như mọi ngày. Tưởng tổng thống đã rửa mặt đánh răng xong, ngồi ở trên ghế nằm bên cạnh giường.Lúc này, Tưởng tổng thống căn dặn Tưởng Kinh quốc lời như sau:- Từ nay về sau bản thân con phải nghỉ ngơi nhiều!Sau khi nghe lời này. Tưởng kinh Quốc cảm thấy ông đã đón nhận một niềm cảm xúc đặc biệt không nói ra được, như một đòn xâm kích, suốt ngày lởn vởn những ý nghĩ bất an... Sự bất an của ông Tưởng Kinh Quốc đã trở thành hiện thực. Buổi chiều hôm đó, Tưởng tổng thống đột nhiên cảm thấy cồn cào trong bụng. Sự trải qua sau đó, trong thư báo cáo của tổ điều trị có thuyết minh như sau:Trong bụng khó chịu, đồng thời lượng tiểu tiện giảm ít. Tổ điều trị cho rằng công năng tâm trạng của cụ Tưởng không tốt, do đó sự tuần hoàn mạch máu không thông suốt, các tổ chức trong cơ thể có khả năng có hiện tượng tích nước; tức thì đã truyền cho một ít thuốc lợi tiểu, lúc này cụ Tưởng đã thải ra được lượng nước tiểu là 500 cc. Buổi chiều đúng 4 giờ, ngủ được chút ít. Sự biến hóa của bệnh tình phát sinh vào khoảng trên dưới 8 giờ 15 phút buổi chiều. Các bác sĩ phục vụ phát hiện, Tưởng tổng thống vừa chợp mắt ngủ mạch đập lại đột nhiên chuyển sang chậm, lập tức tiến hành xoa bóp vùng tim và hô hấp nhân tạo, đồng thời tiêm thuốc cấp cứu. Sau một hai phút, tim đập và hô hấp lập tức trở lại bình thường. Thế nhưng sau bốn năm phút, tim lại ngừng đập, lập tức lại tiến hành xoa bóp tim, hô hấp nhân tạo và tiêm thuốc cấp cứu. Thế nhưng hiệu quả lần này không tốt đẹp, tim tuy lúc đập lúc ngừng, thế nhưng hô hấp không khôi phục lại được, kim trong máy đo áp huyết đã ngừng, mạch đập, áp huyết đã không thể đo được nữa.Đúng 11 giờ 30 phút, con ngươi của đôi mắt cụ Tưởng đã giãn. Công tác cấp cứu vẫn tiếp tục tiến hành, đã tiêm mấy ông thuốc kích thích tim. Sau cùng đã ứng dụng cực điện trực tiếp kích thích cơ tim, kích thích buồng tim, thế nhưng vẫn vô hiệu. Đúng 11 giờ 50 phút buổi chiều mùa hè tại Đài Bắc, Tưởng tổng thống đã vĩnh biệt thế gian, hưởng thọ 89 tuổi. Lúc này trên bầu trời thành phố Đài Bắc bỗng nhiên sấm chớp kinh người, mưa như trút nước. Vào mùa này rất ít khi có mưa có sấm như vậy, đúng như trong nhật ký ông Tưởng Kinh Quốc đã ghi Phong vân dị sắc, thiên địa đồng ai - gió mây khác tiết, đất trời buồn thương. ở Đài Loan có người truyền thuyết: Linh hồn của Tưởng tổng thống đã cưỡi gió cưỡi sấm bay lên trên trời, cụ đã ra đi theo tiếng gọi của Chúa trời. (thế nhưng Giang Nam tiên sinh phản bác nói: Điều đó cũng có khác gì nói một cách nhảm nhí xằng bậy: ông là con tinh rùa, vô căn cứ!)Tưởng phu nhân - nữ sĩ Tống Mỹ Linh và ông Tưởng Kinh Quốc chăm sóc chiếu cố ở bên gối cụ mãi cho tới lúc lâm chung.Mọi người được lần lượt triệu đến dinh quan...Di chúc đã có sự chuẩn bị trước, Tưởng tổng thống hình như đã dự biết được mình sắp sửa lìa khỏi thế gian, cho nên ngày 29 tháng 3, một tuần lễ trước đã truyền miệng cho phó bí thư trưởng Quốc dân đảng Tần Hiếu Nghi ghi chép lại.Trước mặt Tưởng tổng thống, mở bản di chúc ra đọc nội dung như sau:...Thực hiện tam dân chủ nghĩa, khôi phục lại toàn bộ lãnh thổ đại lục, phục hưng nền văn hóa dân tộc, kiên trì giữ gìn đội hình chiến đấu dân chủ, đó là chí nguyện suốt đời của tôi... Đầu tiên là Tưởng phu nhân, tiếp đó là phó tổng thống Nghiêm Gia Kiềm, Viện trưởng Viện hành chính Tưởng Kinh Quốc và Viện trưởng Viện lập pháp Nghê Văn á, Viện trưởng Viện tư pháp Điền Quýnh Cẩm, Viện trưởng Viện thi cử Dương Lượng Công, Viện trưởng Viện giám sát Từ Tuấn Hiền.... các ông bà đều run rẩy cầm bút lông ký tên trên tờ di chúc. Một đêm trôi qua. Sau khi trời sáng, trên bầu trời Đài Bắc bao phủ một tầng mây mờ dày đặc. Các tờ báo buổi sáng đều đem khuôn bản màu hồng thường ngày, nhất loạt đổi thành mặt đen, báo tin Tưởng Tổng thống qua đời. Đài vô tuyến truyền hình cũng đình chỉ phát các băng ghi hình màu sắc và các tiết mục văn nghệ vui chơi. Các công sở cơ quan quan trọng, ở những nơi trải thảm màu đỏ đều được phủ lên mảnh vải đen, biểu thị sự tưởng niệm tiếc thương. Các hiệu vải trên phố đều tự động cung cấp miễn phí những băng vải đen. Những chiếc khăn quàng màu đỏ và những bộ quần áo sặc sỡ đều không còn nhìn thấy bóng dáng nữa, ngay đến cả dầu mực dấu dùng để đóng dấu đều cải thành màu xanh. ở Trung Quốc, màu đỏ được coi là tượng trưng của sự chúc tụng vui mừng, mọi người bởi tâm tính buồn bã tiếc thương, do đó đã vứt bỏ màu đỏ đi, đến nỗi chỉ trong một đêm ở khắp các phố to ngõ nhỏ đều tiêu tan hết toàn bộ màu đỏ. Điều này đối với người nước ngoài mà nhìn, sẽ có thể cảm thấy có một phản ứng gì đó không phải là bình thường. Tuân theo điển lễ, việc chôn cất sẽ cử hành vào ngày 16 tháng 4. Phó tổng thống Mỹ đặc sứ của tổng thống nước Mỹ Rokefeller, thủ tướng Hàn Quốc Kim Jong Pil và các đoàn đại biểu của 23 nước đều tới Đài Loan tham dự. Nhật Bản tuy không có sự bang giao cũng có các ông như Sato Ei saku, KShinobusuke...vài vị tới Đài Bắc. Trung hoa dân quốc đãi ngộ đoàn đại biểu Nhật Bản theo tiêu chuẩn tiếp tân quốc tế, ở trong khách sạn và trên chuyến xe riêng đều treo cờ trướng Nhật Bản. Kể từ năm 1972 tuyệt giao mối liên bang đến nay, đây lại là lần đầu tiên nhìn thấy quốc kỳ Nhật Bản ở Đài Loan.Vòng hoa viếng của ông Sato Eisaku, chỉ có tên của ông, mà không thêm bất kỳ phẩm hàm gì; Lúc đầu ông định lấy tên là Đại biểu Đảng Tự dân; thế nhưng bởi dính vào phía đại lục, nên lại đổi là Đại biểu người bạn.....Sau khi di hài của Tưởng Tổng thống được tiến hành ướp lạnh, tạm thời chôn cất tại bờ hồ Từ Hồ cách phía nam Đài Bắc ước khoảng 60 cây số. Nơi này chính là chỗ Tưởng tổng thống đã trú ngụ sau khi đã rút khỏi đại lục tháng 6 năm 1949, phong cảnh rất giống Khê Khẩu Trấn của Phụng Hóa, Triết Giang, nơi cố hương của tổng thống. Để tưởng nhớ Vương Thái phu nhân, Tưởng tổng thống đã đích thân đặt tên nơi đây là Từ Hồ, rồi xây dựng một dãy hành quán. Hiện tại Tưởng tổng thống mặc bộ đại lễ áo dạ cưỡi ngựa, trước ngực đeo huân chương, yên nghỉ trong quan tài nổi áo quan và quách bằng đá hoa cẩm thạch màu đen ở chính sảnh hành quán. Nếp nhà ngang tiếp liền chính sảnh giữ nguyên trạng phòng ngủ của Tưởng tổng thống, trên bàn trà ở mặt chếch còn lưu lại mấy chữ viết tay trên mảnh giấy ghi lời nhắn bằng bút chì đỏ: Năng khuất năng thân!{Có thể cong cũng có thể thẳng}ý nghĩa là: Thuận theo hoàn cảnh, cần nhẫn thì nhẫn, phải cong thì cong, để chờ thời cơ duỗi thẳng.Furuya là một nhà văn Nhật Bản thân Tưởng, trong các sách của ông tràn đầy những từ tán dương ca ngợi Tưởng Giới Thạch, đối với cái chết của Tưởng Giới Thạch ông đã biểu hiện ra đớn đau và thương tiếc. Thế mà đa số dư luận thế giới đã biểu đạt những cảm thụ và bình giá khác.Đông Kinh Tân Văn Nhật Bản nói: Cái chết của Tưởng Giới Thạch chứng tỏ rằng điều hư cấu Chính phủ quốc dân là chính phủ chính thống của Trung Quốc từng thống trị thời đại chiến tranh lạnh sau cuộc chiến đã sụp đổ tan tành một cách danh phù hợp với thực của nó.Đô rơn đô Canađa Báo bưu điện hoàn cầu nói: Nói một cách rộng lượng khoan hồng nhất Tưởng Giới Thạch là một vị lãnh tụ từ trước tới nay chưa hề đuổi kịp thời đại. Ông từ trước chí sau vẫn là một người hiểu được quyền lực nhiều hơn hiểu được sự cải cách cơ bản.Tin tức hôm nay của Thụy Điển: Một con ma qủy đã chết đi. Tin tức về sự qua đời của Tưởng Giới Thạch, khiến cho người ta nhất thời khó nhớ được, trong thần thoại lịch sử mà ông ta biên soạn viết ra ở phương Tây, chính ông ta đã diễn trò của một nhân vật chính. Đối với lớp người trước, mấy năm lại đây, ông ta đã xuất hiện với thân phận lãnh tụ, Trung Quốc bị nước lớn Nhật Bản điên cuồng xâm chiếm, trà đạp; được người ta tôn sùng, tự cho rằng mình là một chính trị gia xuất chúng. E rằng, còn đòi hỏi một số thời gian nữa, loài người mới có thể nhận thức được. Kỳ thực, ông ta chỉ là Nguyễn Văn Thiệu của thời đại đó.Thời báo Niu ooc nước Mỹ nói: cái chết của Tưởng Giới Thạch đã kết thúc một loại ảo giác cho rằng thực tế ông ta vẫn thống trị Trung Quốc. Con trai của ông và những người kế thừa của Đài Loan suốt thời kỳ dài đến nay đã thích ứng với loại ảo giác này. Hai mươi nhăm năm cuối cùng của cuộc đời ông, ẩn nấp ở trên hòn đảo Đài Loan này, trước sau chỉ làm một giấc mộng mê muội về sự phản công. Cái chết của ông có khả năng tăng cường tốc độ cho nước Mỹ rút ra khỏi Đài Loan cùng với việc tăng nhanh công việc bình thường hóa quan hệ giữa họ và Bắc Kinh.Báo Manila của Philippin nói: Cái chết của Tưởng Giới Thạch đã kết thúc một kỷ nguyên trên lịch sử Trung Quốc, mộng tưởng của ông trở về đại lục vẫn chỉ là một giấc mộng mà không có cách gì có thể thực hiện được.