"... Cô phát cho mỗi em 20 đô, cùng 4 món hàng giống nhau, làm sao để có số dư còn lại nhiều nhất. Muốn thế phải trả giá từng món một. Từ trả giá, tiếng Việt còn được gọi là gì?-Thưa cô, là mặc cả ạ.Đó là cách dạy Việt Văn của giáo sư Thuý Kim thuộc trường Đại học Arizona State University (Hoa Kỳ).Đoạn văn trên tôi chép lại từ một bài đăng trên báo Khoa học Kỹ thuật Kinh tế, số 88 ra ngày 1-3-1995.Nó làm tôi nhớ đến một thầy giáo tiểu học mà tôi quen đã lâu. Ông thầy này lại có cách dạy ngược hẳn với cô giáo Thuý Kim. Ông thích bắt học trò dùng phân ưu, hoả xa, phi thuyền... hơn là từ chia buồn, xe lửa, con tàu vũ trụ... Ông mỉa mai rằng: cứ đà này sẽ gọi nhà hộ sinh là xưởng đẻ mất. Không chỉ dạy, ông còn trực tiếp viết bài đăng báo. Đây là "thông báo" về việc bán đất của ông, đăng trên tờ báo địa phương: "Bố cáo nhường quyền tiên mãi đất thổ cưTôi đồng tâm dành quyền tiên mãi thêm một thời gian nhị cá nguyệt để quý hộ gia đình đến điều đình. Quá hạn kỳ, tôi kể như các hộ từ khước tiên mãi và thẩm quyền tranh tụng khi tôi giải quyết với đệ tam nhân..." Không ai khuyên can được ông. Bởi ông cứ cho là làm khác đi thì mất tính văn chương, là lục cục, lào cào... May sao, một em học trò đã giúp ông. Một hôm ông ra đề văn cho các em về nhà làm: "Hãy tả căn nhà của gia đình em". Mở đầu em viết: Nhà em trước cửa trồng hai "vô tri mộc", còn đằng sau thì nhốt một "bất tử kê". Ông không hiểu. Em bé liền giải thích:- Thưa thầy, bố em bảo "vô tri mộc" là "cây không biết", tức cây mít. Còn "bất tử kê" là "con gà sống"hay còn gọi là "gà trống" ạ.Thì ra, một phụ huynh đã thông qua đứa con nhỏ của mình, tế nhị dạy ngược lại thầy một bài học như thế.