TẬP II - Phần Thứ Tư - Chiến Tranh và Nạn Đói - 1941-1945
- 14 -

Anh thấy nó vẫn y nguyên như chín năm trước, không một chút thay đổi. Dưới vòm cổng nhỏ mái cong ấy vẫn treo chiếc chuông đồng ngày cũ. Thậm chí từ trên ghế ngồi đằng sau tay lái chiếc xe díp đậu sát lề đường, Joseph còn có thể ngửi ra mùi thơm nồng nàn, ẩm ướt và ngào ngạt xông thẳng lên tận óc của những lùm cây trái nhiệt đới sai quả cùng những bông hoa đang toả hương từ khu vườn bên trong vòng tường. 
Trời bắt đầu xâm xẩm tối. Khi Joseph tắt máy xe, con đường dọc theo hai hàng cây ở hướng bắc quảng trường Nhà thờ Đức Bà bỗng thinh lặng hẳn. Trong một chốc sự im ắng ấy làm anh hụt hẩng rồi bỗng có tiếng súng nổ lạch tạch ở một nơi xa nào đó phá vỡ không khí yên tĩnh và thật kỳ lạ, nhờ thế anh cảm thấy dễ chịu hơn. Anh nhận ra rằng những âm thanh hổn loạn và xung đột ấy dù sao cũng giúp cho mình cảm thấy bớt đắc tội về quyết định thực hiện chuyến viếng thăm này.
Hai tuần lễ trước đây, kể từ lúc chấp nhận biệt phái vào Sài Gòn, Joseph biết rằng anh không thể cưỡng nổi cơn cám dỗ phải tìm cách gặp lại Lan một lần. Dù biết gần như chắc chắn rằng nàng đã thành hôn với Paul Devraux và dù nhận thấy rõ rệt rằng hành động cố quay ngược chiều kim đồng hồ là một việc làm điên rồ và chẳng chút lợi ích nhưng anh vẫn không thể không đi gặp nàng. Joseph biết rằng xét theo cả hai mặt tình cảm lẫn lý trí, mình nên quên hẳn quá khứ ấy. Nhưng cảm giác tiếc nuối, đắm đuối và tủi hận từng làm lòng anh quặn thắt trong chiếc máy bay Warhawk đang bốc cháy khi nghĩ rằng mình phải chết mà không bao giờ còn được gặp Lan lần nữa, lúc này đánh dạt mọi lập luận và lý lẽ. 
Tại Hà Nội, trong khi sốt ruột chờ lực lượng chiếm đóng của Trung Hoa tới, và tại Côn Minh, trong khi dự những buổi thuyết trình vắn tắt, đúng theo qui định chính thức của OSS, về tình hình mới ở Sài Gòn, tâm trí Joseph đã nếm trải trước không biết bao nhiêu lần khoảnh khắc anh sẽ đứng bên ngoài chiếc cổng sơn son này và đưa tay kéo dây chiếc chuông nhỏ kia. 
Trước lúc rời Hà Nội, Joseph đã cố tìm cho ra Kim, hỏi anh ta có nhắn gởi gì với gia đình không, hầu tìm cho mình lời biện hộ chính đáng về việc tự động đến thăm gia đình họ Trần. Kim đỏ mặt, cố giấu vẻ bối rối rồi tránh không nhìn Joseph. Anh ta nói thẳng rằng chẳng có gì nhắn, chỉ cần nói cho gia đình biết anh mạnh khoẻ và đang hân hạnh được sát cánh với Chủ tịch Hồ Chí Minh chiến đấu cho chính nghĩa độc lập tự do của dân tộc.
Nhưng lúc này, khi vừa rút chân khỏi ghế, sắp bước xuống xe díp, Joseph lại lưỡng lự và chợt thấy lòng đầy tràn phân vân lẫn e ngại. Dù chiếc cổng sơn son còn đóng kín, anh tưởng như mình có thể nhìn xuyên qua nó, thấy rõ hai hàng cau kiểng thân thẳng đứng, mọc đều đặn và lá đan vào nhau thành vòm, vẫn y nguyên như lần anh ghé lại chín năm trước. 
Anh thấy thêm lần nữa trong tâm trí mình căn phòng im mát thuở nào với đồ đạc sẩm màu bằng gỗ tếch và những hoành phi đối trướng trên tường. Ở đó, bên kỷ trà, anh đã choáng váng khi nghe tin Jacques Devraux chết vì bị ám sát, đồng thời gần như trong cùng khoảnh khắc ấy, thấy rõ sự ruồng rẫy của Lan. Và lúc này lại trào lên trong lòng Joseph điều gì đó tuyệt vọng anh từng cảm thấy trong thời trai trẻ đó. Nỗi tuyệt vọng ấy thêm lần nữa tươi rói với một sức mạnh mới, nhắc cho anh nhớ, một cách  cụ thể, rằng cuộc đời của hai người đang đổi thay biết bao trong những năm tháng không gặp nhau vừa qua. Anh giờ đây có vợ và hai con trai nhỏ ở Virginia và Lan lúc này có lẽ cũng đang xây dựng một gia đình vững chải.
Dù trí óc sôi nổi với những nghĩ tưởng đó Joseph vẫn không cho xe nổ máy trở lại. Ngồi do dự nhìn đăm đăm chiếc cổng sơn son, anh biết rằng một khi đã vào tới bên trong cổng, dù mình có ngỡ ngàng và thất vọng tới mấy đi nữa cũng không còn là vấn đề. Anh không thể bỏ đi mà không tìm cách gặp lại Lan, dù chỉ một phút một giây. Anh biết rằng mình không thể tiếp tục sống nốt phần đời còn lại với tâm hồn yên ổn nếu không tìm cách khám phá cho ra rằng những ngày yêu thương xa xưa kia là chân tình của cả hai hay chỉ là cơn mơ điên rồ của riêng anh, và rằng cái cảm giác ấm ức và ray rứt triền miên bám riết anh kể từ ngày đánh mất Lan tới nay là một cảm giác có cội nguồn rất thật hay chỉ do anh tưởng tượng.
Một hai phút sau khi kéo chuông, Joseph vẫn không nghe bên trong vẳng ra âm thanh nào. Có vẻ ngôi nhà im lìm bất động. Anh bỗng tự hỏi tại sao mình lại tưởng sẽ tìm thấy gia đình họ Trần còn ở yên tại nhà này trong khi Sài Gòn đang diễn ra quá nhiều biến động.
Ngay hôm sau khi quân Nhật ở Đông Dương đầu hàng, ngày 14 tháng Tám, các tổ chức Thanh niên Tiền phong, tôn giáo và đảng phái quốc gia tại Sài Gòn thành lập Mặt trận Quốc gia Thống nhất do Hồ VănNgà làm chủ tịch, để tìm cách điền vào khoảng trống quyền lực. Vì mặc cảm đa số thành viên của mình trước đây thân Nhật trong khi hiện nay cần chuẩn bị đón tiếp quân Đồng Minh, họ cần một thành viên mới để làm phái viên. Họ nghe nói tới Việt Minh, muóán móc nối và mong được hợp tác với tổ chức ấy dù chỉ mới nghe đồn răèng đó là một mặt trận toàn quốc của người Việt Nam “đánh Pháp đuổi Nhật”, đấu tranh cho độc lập tự do. Một tuần sau, họ tổ chức cuộc biểu tình hai chục vạn người tham dự, với cờ vàng sao đỏ của Thanh niên Tiền Phong bay rợp trời. Mãi tới chiều hôm đó, truyền đơn của Việt Minh mới xuất hiện nhưng có rất nhiều xe cắm cờ đỏ sao vàng, có trang bị loa phóng thanh, chạy khắp Sài Gòn và hô vang khẩu hiệu ủng hộ Việt Minh.
Thế rồi bốn ngày sau, 25 tháng Tám, đột nhiên xuất hiện một Ủy ban Hành Chánh Lâm thời, gọi tắt là Lâm Ủy Hành Chánh, của Việt Minh tại Bồn Kèn trước Hôtel de Ville  - Tòa thị chính cũ  - được sự ủng hộ của Thanh niên Tiền phong là lực lượng quần chúng chủ lực của Sài Gòn và sự bảo vệ của Bình Xuyên, một hội kín xã hội đen và hung hãn tàn bạo nhất. Ủy ban này gồm 9 người do Trần VănGiàu, chủ động Xứ ủy Nam bộ của Đảng Cộng Sản Đông Dương, làm chủ tịch, cùng với Dương Bạch Mai và năm sáu vị trí then chốt nằm trong tay những người từng học ở Liên Sô về. 
Các đảng viên Mặt trận Quốc gia vừa mới liên kết với Việt Minh và nhượng bộ Việt Minh đều bị loại trừ. Việt Minh huy động nông dân ngoại thành và các tỉnh phụ cận tràn về Sài Gòn dự cuộc mít-tinh vĩ đại ra mắt Lâm Ủy Hành Chánh. Các ngả đường cắm đầy cờ đỏ sao vàng, treo đầy biểu ngữ “Chính quyền về tay Việt Minh”. Người người trùng điệp đông như kiến, đi lại cười nói ồn ào và hô vang khẩu hiệu dưới một đại dương rợp cờ đỏ sao vàng của Việt Minh, làm thành một quang cảnh từ trước tới nay chưa hề thấy. Khâm sai Nam Việt Nguyễn VănSâm tuân lệnh chính phủ trung ương ở Huế, bàn giao chính quyền Sài Gòn cho Mặt trận Việt Minh qua Lâm Ủy Hành Chánh. Thế là chính quyền về tay Việt Minh.
Dĩ nhiên Lâm Ủy ấy gặp sự chống đối quyết liệt của các đảng phái quôc gia và các giáo phái. Xung khắc quyết liệt, sắp nổ ra nội chiến. Tổng bộ Việt Minh ở Hà Nội phải cử tới hai cán bộ trung ương vào dàn xếp. Sự kiện quân Anh đang trên đường tới Sài Gòn để giải giới quân Nhật khiến mọi phe nhóm quốc gia lẫn cộng sản, đệ tam lẫn đệ tứ đều phải ngồi lại với nhau. Họ cải tổ Lâm ủy Hành chánh thành Ủy ban Nhân dân Nam bộ, đưa một luật sư nhân sĩ lên làm chủ tịch. Tuy trong Ủy ban chỉ còn bốn đảng viên cộng sản nhưng Mặt trận Việt Minh ngày càng chủ động vì họ là những cán bộ có huấn luyện và lão luyện, có tổ chức chặt chẽ và không chừa một loại thủ đoạn nào. 
Cho tới giữa tháng Chín, cờ đỏ sao vàng đã hoàn toàn thay thế cờ vàng sao đỏ. Dưới màu đỏ thẩm ấy là những xung đột hằng ngày; một bên là các đảng phái quốc gia, các trí thức cộïng sản đệ tứ và các giáo phái vũ trang, một bên là cán bộ cộng sản đệ tam muốn khuynh loát được sự hỗ trợ của các nhân vật Thanh niên Tiền phong trước đây và đồ đảng Bình Xuyên. Nhưng giờ đây, cả hai bên lại phải đoàn kết với nhau vì có nguy cơ người Pháp đang âm mưu đòi lại chủ quyền để tiếp tục làm chủ nhân ông như tám chục năm vừa qua. Lúc này, Việt Minh hoàn toàn thắng lợi vì chiếm được mặt nổi và tính chính thống.  Gạt qua một bên những xung khắc nội bộ, người ta dần dần đồng hóa Ủy ban Nhân dân Nam bộ với Mặt trận Việt Minh Nam bộ.
Hôm qua, chiếc xe chở Joseph và trung úy Hawke từ sân bay vào thành phố lăn bánh bên dưới các biểu ngữ: “Nhiệt liệt hoan nghênh người Anh và người Mỹ  - ở đây không có chỗ cho bọn Pháp”. Dọc hai bên đường, những người lính mắt ti hí mặt ủ rủ của Quân đội Thiên Hoàng đứng gác trong binh phục bèo nhèo, mũ nhà binh lỏng thỏng hai mảnh vải che tai và bắp chân quấn xà cạp. 
Đằng sau họ, trên vĩa hè, những đám đông dân chúng nồng nhiệt chào đón các toán tiền phương của Sư đoàn Mười hai Ấn Độ thuộc Quân đội Anh vừa được không vận từ Rangoon Miến Điện tới với mục đích giải giới và hồi hương lính Nhật bại trận. Trong thời gian chờ đợi lực lượng Đồng Minh tập trung đủ cấp số đảm đương công tác, người ta đành phải trưng dụng bốn mươi ngàn lính Nhật để lo liệu việc tuần tiểu trong thành phố đầy xáo trộn này. Do đó, lính Nhật thực hiện nhiệm vụ bảo an ấy một cách hờ hửng và miễn cưởng.
Không có dấu hiệu màu cờ tam tài của Pháp trong vô số những lá cờ Anh, Mỹ, Trung Hoa và Nga nườm nượp giăng ngang đường phố. Bên ngoài Toà Thị Chính cũ, tọa lạc đầu Đại lộ Charner, nơi Ủy ban Việt Minh Nam bộ dùng làm đại bản doanh, Joseph thấy dân quân Việt Nam đứng gác với vẻ mặt đầy thách thức. Các đơn vị quân đội thuộc địa Pháp vẫn bị giữ chặt bên trong vòng rào kẽm gai của những trại tập trung, nơi quân Nhật đã gom họ vào đó kể từ cuộc đảo chánh của Nhật hồi tháng Ba. 
Trên đường Catinat, lúc này được đổi tên thành “Đường Công Xã Paris”, các cửa tiệm của người Pháp từng có thuở rất thời thượng, giờ đây lem luốc và cửa đóng kín mít. Đã bắt đầu xảy ra chuyện hôi của trong các tư gia người Pháp tọa lạc biệt lập tại những khu vực hẻo lánh. Chuyện đó không hề xảy ra suốt sáu tháng vừa qua, kể từ ngày người Nhật giam giữ các quân nhân công chức và cảnh binh Pháp. Đã thấy lác đác đôi ba người, trong số hai chục ngàn thường dân Pháp không bị Nhật giam giữ, bình an đi lại trên đường phố trong tình trạng không có lính da trắng bảo vệ họ. Một bộ phận ít ỏi của Quân đội Anh gồm lính Ấn Độ và lính Népal vừa được không vận đến đã tiếp quản và canh gác phi trường, các nhà máy điện, ngân hàng, đồn cảnh sát. Riêng đại bộ phận chủ lực còn lại của lực lượng Anh đang chờ vận chuyển bằng đường biển, phải vào đầu tháng Mười mới tới Sài Gòn.
Sau khi trình diện bộ chỉ huy đơn vị OSS, Joseph và trung úy Hawke bắt đầu lái xe tuần thám khắp thành phố. Cả hai thấy chợ Bến Thành nằm im lìm vắng vẻ vì Việt Minh ra lệnh đình công phản đối việc viên tư lệnh Anh không chịu điều đình với họ. Đã ban hành lệnh giới nghiêm suốt ngày suốt đêm nhưng lính Anh không đủ quân số để thi hành đúng mức. Những trận đụng độ nhỏ giữa các toán võ trang người Việt thuộc các phe phái khác nhau do đó, đang trở thành chuyện thường ngày.
Tiếng súng chạm trán kéo dài từ hướng Nhà Thờ Đức Bà làm Joseph quay đầu lại, nghe ngóng. Anh không để ý đằng sau mình, chiếc cổng sơn son hình trăng rằm đang thầm lặng mở ra một bên cánh bán nguyệt. Khi quay người lại, Joseph thấy hiện ra trước mắt mình bộ mặt vô cảm và trầm trọng của Tâm, anh ruột Lan. Trong một thoáng, cả hai nhìn nhau ngỡ ngàng. Rồi Joseph dở chiếc mũ lưỡi trai nhà binh:
- Tâm, tôi đây, Joseph Sherman đây! Anh có nhớ ra không?
Tâm nhìn chòng chọc bộ mặt đang toét miệng cười và cổ áo mang quân hàm đại úy của người Mỹ nhưng không có ý kéo rộng cửa. Anh ta gượng gạo đáp lại bằng tiếng Pháp:
- Có, đại úy Sherman, tôi nhận ra anh. Nhưng tại sao anh trở lại Sànch vừa hoa tay rót rượu đầy ly vừa nói:
- Chào mừng hai anh tới Hà Nội. Ngay lúc này, có lẽ con mắt của thế giới không ngó ngàng gì tới thành phố này  - và có lẽ trước đây không một người Mỹ nào bên ngoài khách sạn này từng nghe nói tới nó. Nhưng sâm banh Pháp quá tuyệt vời, ở đây lại có cả đống  - vậy ta cứ thoải mái nâng ly lên mừng chiến tranh chấm dứt!
- Mừng chiến tranh chấm dứt!
Hawke và đại tá uống cạn còn Joseph bước tới cửa sổ, trầm ngâm nhắp ly rượu của mình và đăm đăm nhìn xuống dưới phố. 
Từ chỗ này Joseph có thể thấy cái sân thềm nhỏ, trong lần ghé lại trước đây, gần như chiều nào anh cũng viết thư cho Lan khi ngồi thơ thẩn ở đó, bên ly rượu Pernod. Cũng vẫn những chiếc ghế mây và những chiếc bàn mặt đá cẩm thạch đó, bày ngay ngắn bên dưới cũng vẫn những tấm vải bạt có sọc che nắng loại đó. Joseph còn có thể chỉ ra chính xác anh đã ngồi ở góc nào. Âm vang niềm hoan lạc đắm say triền miên quấn quít anh thuở ấy giờ đây văng vẳng vọng về. Và trong khoảnh khắc, anh nghe tiếng nói của hai sĩ quan đồng ngũ loáng thoáng tới tai mình:
-...trung úy này, tôi e chừng anh ta chưa nuốt nổi cái sự kiện mật báo viên “Lucius” mà anh ta tìm ra cho chúng ta trong một hang động nằm đằng sau thác nước nay bỗng chốc trở thành kẻ sẽ là chủ tịch nước... đúng vậy không Joseph?
Tiếng cười ròn rả của đại tá Trench cắt ngang dòng nghĩ tưởng của Joseph. Anh quay mình lại, thấy viên sĩ quan cao cấp ấy đã đứng sát sau lưng:
- Tôi có chuyện trò với ông ấy đôi ba lần. Anh biết không, ông ta vẫn đội cái mũ cối móp méo và mặc bộ đồ ka-ki bạc màu như hồi gặp ở Côn Minh. Việt Minh đã chiếm dinh toàn quyền nhưng Hồ Chí Minh vẫn ở trong một nhà trệt nhỏ trong vườn.
Trench lại phá lên cười:
- Lúc này ông ta vẫn cứ khăng khăng nhất quyết rằng ông ta không phải là một gã cộng sản bôn-sê-vich, và để chứng minh điều đó, ông ta hứa sẽ chưng diện đôi chút để đọc bài diễn văn vĩ đại của mình chiều nay tại vườn hoa Ba Đình. Tất cả chúng ta đều được mời thắng bộ cánh đẹp nhất để đứng chung với ông ta trên khán đài. Joseph này, ông ta có hỏi tôi mấy lần rằng không biết anh có tới đó không.
Joseph cau mày khó xử và hỏi lại:
- Bộ không ai băn khoăn rằng chúng ta tới đó tức là Hoa Kỳ nồng hậu chúc phúc cho cái mưu đồ chính trị lươn lẹo của ông ấy sao?
Trench thân mật vỗ vai Joseph:
- Joseph, thư thả nào. Hãy cứ có thái độ cư xử như ngườiø khách danh dự, được chớ? Không phải ai ở đây cũng được người ta trải thảm đỏ ra mời. Toán “Đặc Nhiệm Số Năm” của Nước Pháp Tự Do vừa từ Côn Minh tới đây liền bị lập tức quản thúc tại gia. Hiện họ vẫn còn bị canh giữ trong toà nhà cũ của họ. Anh không nhớ sao, Tổng Thống Roosevelt trước khi qua đời đã nói với Bộ Chiến Tranh rằng ông nghĩ nước Pháp vắt sữa Đông Dương đủ lâu rồi. Công việc của chúng ta không phải là giữ lập trường chống lại một chính quyền bản xứ rõ ràng đang có sự ủng hộ của dân chúng. Anh nhìn xuống dưới đó mà coi.
Một đám đông tuần hành vừa đi vừa hô khẩu hiệu và dương cao chân dung của Hồ Chí Minh. Biểu ngữ Việt Minh tràn ngập những con đường dẫn tới vườn hoa Ba Đình. Trong khi đó, dọc theo vệ đường, những đám đông khác đứng hoan hô. Tất cảø giống như mọi cuộc biểu tình Joseph đã thấy từ lúc vào đến thành phố. Chúng đều có vẻ tự phát và tự tại.
- Joseph này, mọi sự ở đây rồi sẽ đâu vào đó, vậy anh đừng để cho trí óc bị quấy rầy nữa. Chỉ nội tuần này thôi, lực lượng chiếm đóng của Trung Hoa sẽ tới đây dưới quyền điều động tổng quát của tướng Wedemeyer tại Trùng Khánh. Đang có quyết định rằng người ta sẽ tôn trọng tình trạng hiện nay. Rõ ràng quân Trung Hoa sẽ cướp bóc nhẹ nhàng đôi chút, như họ lúc nào cũng phóng tay như thế, nhưng bù lại, họ sẽ tiến hành việc giải giới và hồi hương bọn Nhật. Nếu anh muốn chăm lo đôi chút cho những người An Nam thân thiết của anh thì có một mảnh đất dư dật cho anh, xa hơn ở phương nam, tại Sài Gòn.
Joseph nhìn thật nhanh viên đại tá khi nghe nhắc tới Sài Gòn:
- Trong đó đang xảy ra cái gì vậy?
- Ngồi xuống đây làm thêm một ly sâm banh nữa rồi tôi nói cho anh nghe về những công việc dành cho anh và trung úy Hawke, hiện đang nằm sẵn trong đầu của tôi.
Joseph sốt ruột chờ trong khi Trench lại múa tay rót thật đầy ba ly rượu. Từ trên mép ghế, anh chúi người tới trước, nôn nóng nghe:
- Các chàng trai OSS của ta vừa từ Calcutta đặt chân xuống Sài Gòn là gởi ngay tín hiệu “cầu cứu” nóng hôi hổi. Các cậu chỉ là một toán ít ỏi có tên “Phân đội 404”, đang tiến hành rất tốt việc xác định vị trí giam giữ các tù binh Đồâng Minh nhưng lại điêu đứng trên mặt trận quân báo. Trích yếu báo cáo của họ thì tình hình chính trị “lộn tùng phèo và bốc mùi như hủ mắm” và họ dám đánh cược chắc ăn một trăm phần trăm rằng thế nào cũng nổ ra nội chiến.
Joseph ngồi thẳng người trên ghế:
- Tại sao vậy?
- Bắt đầu là như thế này. Khoảng một ngàn rưỡi quân nhân Pháp thuộc Trung đoàn Mười một Bộ binh Thuộc địa vẫn tiếp tục bị nhốt kỹ như cũ còn quân chiếm đóng của Anh thì đang lên đường từ chiến trường Miến Điện-Ấn Độ, phải mất vài tuần lễ nữa mới tới nơi. Lúc này Ủy Ban Nam Bộ của Việt Minh kiểm soát Sài Gòn, nhưng các thành viên của nó đang bận cãi nhau chí chóe. Cách đây vài ngày, họ tổ chức một cuộc biểu tình thật lớn, tuần hành qua các đường phố để mừng việc thành lập Lâm Ủy Hành Chánh Nam Bộ. Rồi, chuyện xảy ra còn hơn một cuộc liên hoan tập thể nữa. Cuộc biểu tình tuần hành ấý biến thành một cuộc dương oai diễu võ của nửa tá các lực lượng võ trang biệt lập nhau, chẳng ai chịu ai.
Trench thở ra, nuốt thêm mấy ngụm sâm-banh:
- Có một gã lãnh tụ cộng sản bôn-sê-vich họ Trần nào đó làm chủ tọa cuộc họp của các phe phái, thay vì để người ta cãi nhau cho hết lý lẽ, hắn lại vỗ vô bao súng lục dọa người ta. Có vài giáo phái kỳ quái tên là Cao Đài và Hoà Hảo hăm he cắt cuống họng người nào dám trái ý mình, và một hội kín tội ác được gọi là Bình Xuyên cũng đang cố nhúng tay vô mọi việc. Hết thảy bọn họ đều vũ trang vì lính Nhật đào ngũ từng bầy chịu đang bán vũ khí cho ai trả tiền nhiều nhất. Nói chung, “bọn lùn da vàng” chẳng chịu bỏ công tốn sức giữ gìn luật pháp và trật tự. Hầu hết bọn chúng chờ cho xong giờ quân vụ, lập tức vọt thật lẹ vô các quán rượu trong phố Tàu Chợ Lớn nốc cho say khướt. 
Joseph hỏi:
- Thế thì dân Pháp ở Sài Gòn phản ứng ra sao?
Trench nhún vai:
- Sự kiện nổi bật nhất là một đại tá của Nước Pháp Tự Do vừa nhảy dù xuống và đang cố điều đình với Ủy Ban Hành Chánh Lâm Thời Nam Bộ để tái lập quyền kiểm soát thuộc địa của Pháp thêm lần nữa. Phân Đội 404 cho biết tình hình tồi tệ hết chỗ nói. Khắp nơi, tượng đài người Pháp bị giật sập. Khoảng hai chục ngàn công dân Pháp lập chướng ngại vật chung quanh nhà ở, và hầu như suốt ngày không dám ra đường. Họ đang cầu nguyện cho quân Anh tới kịp thời, trước khi thây họ bị vằm nát.
Trench dừng lại một chút và bỗng hoác miệng ra cười tới tận mang tai:
- Cả một thùng thuốc súng khốn nạn đang chờ mồi lửa. Phân đội 404 không ai biết nói tiếng An Nam, cũng chẳng có người nào am hiểu Sài Gòn. Tôi nghĩ biết đâu hai anh có thể tình nguyện vô trong đó giúp họ.
Viên đại tá nhìn Hawke:
- Trung úy nghĩ thế nào?
Hawke nốc cạn ly, chép chép miệng và đưa ly chờ rót đầy lần nữa:
- Thưa đại tá, sâm banh ở Sài Gòn có ngon như ở đây không ạ?
Đại tá gật đầu, và rót thật nhiều rượu cho tới khi bọt sủi trào ra vành ly.
- Vậy, tôi sẵn sàng lên đường ngay.
Chàng trai Boston nói xong, cười tươi rói, nâng ly rượu đầy ắp lên miệng. Trench đưa chai rượu về phía Joseph, nhướng lông mày dò hỏi:
- Còn đại úy thì sao?
Joseph đặt ly xuống bàn và đẩy tới trước, mắt không nhìn vị sĩ quan thượng cấp, sợ để lộ ra mặt cơn hưng phấn anh cảm thấy đang bừng lên khắp châu thân. Anh nói thật tỉnh:
- Thưa đại tá, tôi cũng sẽ chẳng nói không.
Ba giờ đồng hồ sau, Joseph đứng bên cạnh đại tá Trench và trung úy Hawke nơi một bao lơn mé trên vườn hoa Ba Đình, nhìn xuống một biển cả nửa triệu người Việt Nam tụ tập bên dưới. Khi vị chủ tịch mới mẻ và tự bổ nhiệm của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà xuất hiện, trong đám đông rền lên tiếng hoan hô. Hồ Chí Minh mặc áo bốn túi cao cổ màu sậm. Chòm râu cằm lưa thưa rung rung trong gió chiều khi ông bước tới trước máy vi âm. Mắt liếc xuống xấp giấy ghi chép, Hồ Chí Minh bắt đầu nói. Giọng ông rõ ràng và dứt khoát, bằng tiếng của nước mình:
- Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng... Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Mắt Hồ Chí Minh rời xấp giấy, ngước nhìn lên và trong một khoảnh khắc phù du, bắt gặp ánh mắt của Joseph. Rồi ông nhìn xuống đám đông:
- Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập năm 1776 của nước Mỹ...
Đằng sau Joseph và viên đại tá, Hawke thấp giọng dịch lại rồi há hốc miệng:
- Sao, nhị vị khoái chí không? Ông ta còn trưng dụng luôn cả bản Tuyên Ngôn Độc Lập của chúng ta để dùng vào việc riêng của mình.
Hồ Chí Minh tiếp tục:
- Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của Cách Mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi... Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được. Thế mà hơn tám mươi năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta...
Đám đông vang dậy tiếng gào thét đồng tình. Hồ Chí Minh nhẫn nại chờ cho tới khi tiếng gào thét lắng xuống. Rồi ông tiếp tục cất tiếng, giọng thỉnh thoảng run run xúc động:
- Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết... Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều... Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những biển máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân...
Hồ Chí Minh cất cao giọng thành tiếng thét phẫn nộ khi ông đọc tới đoạn cuối bản liệt kê tội ác của Pháp, và đám đông khổng lồ hưởng ứng bằng tiếng gào la giận dữ.
- Mùa thu năm 1940, phát-xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng Minh, thì bọn thực dân Pháp quì gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật.
Thấp giọng xuống một cách đầy kịch tính, ông nói tiếp:
- Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc kỳ, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói.
Tới đây, Hồ Chí Minh cúi đầu xuống trước máy vi âm và đám đông đăm đăm nhìn ông, thinh lặng bàng hoàng.
Hawke vừa dịch xong câu đó, Joseph hỏi ngay:
- Có quả thật ông ta nói tới hai triệu?
- Thật đó  - hai triệu! Trong một năm nay xảy ra nạn đói từ các tỉnh miền bắc vào cho tới cao nguyên miền trung.
Joseph và các nhân viên OSS khác trên bao lơn lắc đầu kinh hãi. Hawke thì thầm ác liệt:
- Một trong các phụ tá của ông ấy nói với tôi r Sherman, con trai tôi có nhắn gởi gì cho tôi không?
Joseph lưỡng lự rồi nói thật chậm:
- Anh ấy yêu cầu cháu nói với bà rằng anh ấy sung sướng được góp phần mang lại độc lập và tự do cho dân tộc.
- Nó còn nói gì nữa không?
Bà khắc khoải dò chừng vẻ mặt của Joseph trong khi môi run run ngóng câu trả lời của anh. Và Joseph trả lời, không biết tại sao mình lại nói dối:
- Kim nói rằng anh ấy rất buồn vì đã lâu năm không được gặp mẹ. Kim nói anh ấy ngày nào cũng nhớ tới bà.
Madame Hiếu đưa hai tay ôm mặt, quay mình trở bước vào nhà, để lại tiếng khóc nấc. Tâm ra hiệu cho Joseph đi ra cửa và nói:
- Đại úy ạ, tốt nhất anh nên đi ngay. Và vì mẹ tôi, xin anh đừng bao giờ tới nhà này nữa.

Truyện TRĂNG HUYẾT Lời Nói Đầu Tập I - Phần I - 1 - - 2 - - 3 - - 4 - - 5 - - 6 - - 7 - - 8 - - 9 - - 10 - - 11 - - 12 - - 13 - - 14 - TẬP I - Phần II - 1 - - 2 - - 3 - - 4 - - 5 - ng dân chúng tại những vùng đó bị mất mùa liên tiếp  - nhưng bọn Nhật và Pháp vẫn đòi buộc phải cung cấp đủ con số lúa gạo do chúng ấn định.
Hồ Chí Minh lại nói, thêm lần nữa cất cao giọng thành tiếng thét:
-... Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập... Tại đây và lúc này, chúng tôi tuyên bố rằng kể từ hôm nay, chúng tôi thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.
Thêm lần nữa đám đông dân chúng vang tiếng hoan hô những lời đang cất cao của vị chủ tịch mới mẻ. Trong một hai phút, tiếng hoan hô rền vang khắp nơi. Sau cùng, khi quảng trường lắng xuống trở lại, người ta nghe xa xa vẳng tới tiếng động cơ máy bay, và cùng nhau ngước mắt nhìn lên. 
Joseph nhận ra hình dáng quen thuộc của phi đội thám thính P-385 thuộc Không đoàn 14 Quân lực Hoa Kỳ đang băng qua bầu trời buổi chiều nắng chói lọi, trực chỉ hướng bắc bay về Côn Minh. Chăm chú ngó lên, anhø thấy phi đột đột nhiên quành lại, bắt đầu sà xuống thấp để quan sát gần hơn cái đám đông khổng lồ mà lúc nãy, từ cự ly trên cao, phi công đã ghi nhận được.
Ngước mắt lên nhìn các phi cơ đang bay tới gần, Hồ Chí Minh tiếp tục:
- Chúng tôi tin rằng các nước Đồng Minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các hội nghị Têhêrăng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam. Một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát-xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!
Hố Chí Minh ngừng nói và lại ngước mắt nhìn lên. Những nền tròn xanh cùng ngôi sao bạc trên cánh và thân máy bay của phi đội P-385 càng hiện ra rõ nét khi đội hình máy bay tới gần hơn, cho thấy đúng là máy bay của Hoa Kỳ. Và người của OSS nhận ra  - có lẽ lúc ấy Hồ Chí Minh cũng nhận ra  - rằng đúng vào khoảnh khắc thích hợp nhất, chuyến bay thám thính của các trinh sát cơ Mỹ đã đặt vào lòng bàn tay ông một quả may mắn ngoạn mục nữa. Như vậy đối với toàn thể thế giới, những máy bay ấy xuất hiện là để bay biểu diễn qua khán đài nhằm gián tiếp bày tỏ sự ủng hộ của Đồng Minh, dành cho tân chế độ Việt Minh.
Hồ Chí Minh lại thêm lần nữa cất giọng lên thật cao để được nghe rõ hơn, vượt lên trên những tiếng gầm rú của máy bay:
- Vì những lẽ trên, chúng tôi chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết định đem hết tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải, để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
Khi tiếng hoan hô lại bắt đầu rộ lên, Hồ Chí Minh lùi khỏi máy vi âm một bước. Nắm chặt bàn tay đưa lên cao quá đầu, ông chào kiên quyết. 
Trước sự ngạc nhiên của đám người OSS, ban nhạc trổi lên bài The Star-Spangled Banner  - Ngọn Cờ Điểm Sao, quốc thiều của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Trong khi đó các đoàn dân quân du kích mang vũ khí Mỹ mới toanh, bắt đầu diễn hành qua quảng trường bên dưới. Thấy thế, đại tá Trench tươi cười đưa tay lên lịch sự chào và giữ nguyên bàn tay trong tư thế chào khi các ống kính quay phim chĩa vào ông, thu hình phút giây lịch sử này. 
Làm theo vị chỉ huy trưởng, Joseph và các quân nhân OSS cũng đưa tay lên chào.  Đám đông cuồng nhiệt vỗ tay khi Chủ tịch Hồ Chí Minh hướng nụ cười rất nồng ấm về phía các ân nhân Mỹ đầy sức mạnh của ông, những kẻ vô tình đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ông và những người ủng hộ ông lên nắm quyền lực.
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: NGUYỄN ƯỚC
Được bạn: Admin đưa lên
vào ngày: 23 tháng 12 năm 2006

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--