Chương 5
MỘT BUỔI SÁNG NẮNG ĐẸP

    
úng 6 giờ sáng Pênhêlôpa đánh thức tôi dậy. Cô ta đứng cạnh giường tôi luôn mồm nhắc đi nhắc lại bằng cái giọng khàn khàn:
- đến giờ dậy rồi đấy! đến giờ dậy rồi đấy! Sáu giờ rồi. Sáu giờ rồi!
Tôi trùm chăn lên đầu định ngủ tiếp, nhưng biết ngay rằng không thể ngủ nổi với cái loại người máy này. Pênhêlôpa có thể đứng mãi như thế để lầu nhàu và nhấp nháy hoài con mắt độc nhất của mình. Vả lại tôi đã ra lệnh cho cô ta đánh thức tôi vào đúng 6 giờ sáng. Tôi và Côxchia qui ước với nhau sẽ dậy đúng vào lúc mặt trời mọc. Bất thình lình chăn đêm của tôi bị lật sang bên cạnh, còn tôi thì lăn xuống sàn nhà. Cái đó cũng là do lệnh của tôi, nếu sau năm phút vẫn không chịu dậy. Kể ra thì nằm dưới sàn vẫn có thể ngủ được, nhưng tôi không biết rằng Pênhêlôpa còn có thể làm gì nữa. Theo qui trình đặt ở trên lưng, cô ta vẫn còn đủ “ giải pháp lôgich “. thế là thế nào? Suýt nữa thì tôi phải chịu đựng. Tôi vừa kịp nhỏm dậy thi Pênhêlôpa vơ lấy chăn đệm bằng cánh tay đòn của mình và lôi ra cửa. Tôi vội vàng ấn chiếc nút bấm trên vai cô hầu gái để ngắt mạnh giải pháp lôgich.
- Cô định làm gì chăn đệm của tôi đấy? - tôi vừa kéo quần vừa hỏi.
Anh chả bảo: “ nếu tôi không dậy, thì cô ném tôi xuống vùng biển là gì “.

Pênhêlôpa định thu xếp chăn đệm, nhưng tôi sai cô đi đánh thức Côxchia. Cậu ta đã yêu cầu tôi như vậy. Buồng cậu ta cạnh buồng tôi. thế là từ buồng bên đó vẳng lại tiếng lầu bầu của người máy. tiếp theo đó là giọng ngái ngủ của Côxchia van nài người máy để cậu ta được yên thân. Tôi không chờ xem kết cục cuối cùng ra sao nữa.
Kề sát ngay tường ngôi nhà chúng tôi ở là rừng cây nhiệt đới. Tôi chạy theo con đường nhỏ mờ tối. Những giọt sương lạnh trên lá cây giỏ xuống lưng. Từ đây đến vùng biển không xa quá hai trăm mét, vậy mà tôi cứ luẩn quẩn mãi trong cái mê cung xanh thắm ấy ; rồi lại lọt vào một khoảnh rừng thưa có nhiều lớp cỏ xanh ; đâm bổ vào lưới của một sân quần vợt nữa. Cuối cùng băng qua đám tre pheo, tôi đã tới cạnh chiếc cấu lao xuống nước.
Khi tôi vừa thở hổn hển vừa leo lên đến đầu cầu lao thì trời vẫn còn là một buổi sớm mai mát mẻ, ngắn ngủi của ngày nhiệt đới. Bức thành mây màu vàng xám bao phủ chân trời. Những tia mặt trời chọc rách bức thành mây chiếu xuống mặt nước đàn hồi của đại dương cùng một màu vàng xám. Luồng gió nhiệt đới thọc vào lưng tôi. Tôi phải nắm chặt lấy tay vịn. Dưới kia một người nào đó đội mũ xanh da trời đang bơi ở giữa vũng biển có hai con đenphin bơi kèm. Vài động vật cao đẳng lao vào cửa vũng biển với một tốc độ ghê gớm. Khi bơi ngang phao hiệu màu vàng-đen chúng giảm tốc độ, dàn hàng ngang, rồi ùa vào cửa vũng biển. Đúng là chúng đang tập dượt cho cuộc thi. Những tấm thân di động màu xám nhanh nhẹn cố hết sức lao xuống đáy nước.
Tôi quay đầu nhìn mọi phía, cố gắng không bỏ sót một vật nào, ghi nhớ tất cả những gì vây quanh tôi trong nhiều tháng tới. Đó là những vết lốm đốm nhiều màu của trại chăn cá voi ; những cánh đồng nhân giống thực vật. Một đàn chim biển ở phía bắc hòn đảo, những vệt di động trên bức thành mây che lấp ánh mặt trời, lôi cuốn sự chú ý của tôi. Một đàn gì đó vẫy đôi cánh sặc sỡ ở ngay cửa vào vũng biển. Chắc hẳn đó là một đàn cá bay vừa vụt qua. Tôi không chú ý lắm đến hòn đảo. Tôi coi nó như một thiết bị khổng lồ được ngụy trang dưới hình thức một đảo san hô ; hay nói một cách khác, tôi coi nó như một cái máy giản đơn không lấy gì làm tinh xảo. Mãi về sau này tính chất vĩ đại và giản đơn của cái vật do tài năng con người sáng tạo ra này mới vô tình gợi lên trong tôi một sự kính trọng không tự giác. Nhưng giờ đây tôi chỉ thấy có đại dương, chỉ thấy cảnh lộng lẫy huy hoàng của buổi sớm mai và của vầng thái dương.
Mặt trời rực rỡ vượt lên khỏi thành mây ngạo nghễ vươn lên đỉnh đầu. Giờ phút này tôi bỗng hiểu được các nhà thơ xưa đã phú cho thiên nhiên những tình cảm xúc động của con người như thế nào. Đồng thời, tôi thấy tràn ngập trong lòng một tình cảm vừa vui sướng, vừa lo âu chờ đợi một cái gì bất thường, chẳng khác nào hồi nhỏ, khi nhìn lên trời sao tôi thấy những hố sâu thăm thẳm một màu đen bí hiểm, trong đó có thiên hà, có thái dương, hành tinh và có thể cả con người.
Tôi quên bẵng bạn mình. Trong khi đó cậu ta đang cắm đầu cắm cổ leo lên chỗ tôi. Cậu ta vịn vào tay vịn nhảy từng năm bực thang một, vọt lên như không có trọng lượng. Trong cái mau lẹ đó chẳng có gì đặc biệt, vì anh chàng Côxchia chậm chạp đôi khi cũng thể hiện một năng lực tuyệt vời. thế là cậu ta đã leo lên đến đầu cầu. Tôi thấy mặt cậu ta đỏ gay, mồ hôi ròng ròng, trán sây sát, mắt nheo lại và tôi hiểu ngay chuyện gì đã xảy ra. Cố nhịn cười, tôi hỏi:
- Pênhêlôpa hả?
Côxchia quắc mắt:
- À, lại còn cười! Đi xúi cái con ngốc ấy, bây giờ lại còn nhe răng ra mà cười...
Bình thường tôi nhảy từ độ cao mười mét. Nhưng lần này là lần đầu tiên tôi nhảy từ độ cao mười lăm mét ; hai tay dang rộng như đôi cánh, chẳng hề cảm thấy sợ hãi. Tôi vừa lao xuống nước vừa hình dung thấy bộ mặt ngạc nhiên của anh bạn. Nhoi lên, tôi ngước mắt nhìn và thầy Côxchia đang ngồi xổm trên cầu. Cậu ta giơ nắm đấm ra dọa tôi và chạy xuống cầu nhảy năm mét, nhảy với động tác uốn ba vòng.
Nổi lên mặt nước, Côxchia ho sặc sụa khá lâu, cặp mắt cay sè khó chịu trừng trừng nhìn tôi. Cuối cùng, cậu ta nói:
- Sặc nước, - và tươi tỉnh nhận xét thêm: - Nhảy khá đấy.
Tính tình Côxchia rất bồng bột, tâm trạng cậu ta rất dễ thay đổi. Tuy vậy chưa bao giờ thế này. Cậu ta đã nhanh chóng bỏ qua cho tôi vì cái vết sây sát trên trán, lại còn khen lối nhảy của tôi. Tôi nhũn nhặn trả lời:
- ừ, mình nhảy cũng tàm tạm. Có lẽ uốn chưa đẹp lắm phải không?
- Hà, hà! Không sao, tạm được, ừ mà cậu rơi tõm xuống nước như cá bơn rơi khói mỏm đá ấy. Mình mới chính cống là uốn. Năm vòng nhé.
- Ba là quá.
- Năm, năm rưỡi là khác. Cậu thấy mình lao xuống nước chứ? Cắm như một cái đinh.
Ba con đenphin bơi lại gần và nhìn chúng tôi bằng những cặp mắt to, thông minh.
Côxchia vỗ vỗ vào lưng một con:
- Chào buổi sáng!
Ngay lập tức mây con cá lặn mất, không hề lại gần chúng tôi nữa.
- Chúng giận à? - Côxchia bơi bên cạnh tôi càu nhàu. - Nào mình có làm gì chúng đâu.
Tôi bảo có lẽ chúng không thích cách đối xử thô bạo và suồng sã.
- có gì mà suồng sã. Mình chỉ vỗ nhẹ vào vai vài cái theo kiểu bạn bè, - Côxchia phun phì phì, bơi nhanh về phía bờ trước mặt.
Giọng nói và cử chỉ của cậu ta chứng tỏ cậu ta hết sức giận mình. Tôi thì không mất đi cái cảm giác của một ngày nắng đẹp. Tôi chỉ buồn cười cho cái nỗi khổ tâm của Côxchia. Cậu ta thì bao giờ cũng gặp những chuyện này chuyện khác.
“ Có lẽ đó là do ảnh hưởng của di truyền “, - tôi nghĩ và bơi thong thả dọc theo bờ vũng biển. - Cậu ta lại tự bực bội với những hành động thiếu suy nghĩ của mình. phải tìm cách đưa cho cậu ta xem bài giảng của nhà tâm lý Vátxlap Cadimêgiơ mới được. Dĩ nhiên tôi cũng có thể khuyên nhủ cậu ta, nhưng Côxchia có bao giờ để ý đến những lời khuyên nhủ của tôi... “ Trong lúc đó tôi cho rằng tôi có thừa những phẩm hạnh tốt để có thể tưới phun vào cậu ta như mạch nước khe.
Một con đenphin cắt ngang ý nghĩ sư phạm của tôi: chú cá hóm hỉnh thúc mõm vào gót chân tôi - một chú đenphin còn bé, chưa đầy một tuổi. Chú cá ngoi lên chừng mười mét bơi bên tôi, vừa bơi vừa phun nước. Sau nó là một đàn chẳng hiểu moi từ đâu ra những con nghịch ngợm như vậy. Chúng vừa bơi vừa kêu lên the thé.
Sau lưng tôi bỗng có tiếng cười. Quay lại, tôi thấy một thanh niên mặt ướt đầm đìa, đội mũ màu xanh da trời đang cười.
Anh ta nói:
- Bây giờ chúng sẽ bị phạt. Kharita bắt chúng lên “ ban công “ khoảng mười phút. Cậu tưởng tượng cái giống quỉ sứ này mà lại bị ở yên một chỗ lấy một phút xem. Nhưng đùa với Kharita không xong. Nó cấm bọn nhóc xuất hiện giữa đám “ động vật hai chân “ vào buổi sáng, lúc họ đang vận động dưới nước khá khó khăn. Có thể có những điều không hay lắm và dĩ nhiên là không phải là chúng có lỗi vì chúng ta rất lúng túng trong môi trường thân thuộc của chúng.
Anh thanh niên đáng mến đội mũ màu xanh da trời tên là Pêchia Xamôilốp. Anh ta tuyên bố một cách hãnh diện, không cần giấu giếm rằng đã làm việc ở trại vắt sữa cá voi đến năm thứ hai. Về chuyện thực tập khoa học anh ta nói vẻ coi thường, ra điều đã hiểu hết: “ rồi cũng sẽ phải quanh quẩn với phòng thí nghiệm. Đề tài của mình thật là vớ vẩn: “ phù du “. Nhưng về cá voi thì anh ta lại kế rất hấp dẫn, giọng rất say sưa.
Tôi và Pêchia đứng trên “ ban công “, nước ngập đến thắt lưng, dưới chân là những tấm chất dẻo xốp, đàn hồi để đenphin có thể nghỉ ngơi trên đó mà không sợ hỏng đến lớp da rất nhạy cảm của chúng. Pêchia gọi các bực thềm gắn liền với móm đá badan này là “ ban công “. Những “ ban công “ này dài chừng một kilômét. Dọc suốt chiều dài đó là những tấm lưng đenphin lấp lánh.
Pêchia giải thích:
- Đây là trường học, câu lạc bộ, trại điều dưỡng và cũng là khách sạn của chúng. - Cậu ta bỗng phá lên cười. - Kìa, Kharita đã tha cho chúng rồi đấy.
Một đàn đenphin không lớn lắm bơi cạnh chúng tôi. Bây giờ chúng bơi vòng tránh những người của đảo một khoảng khá xa.
- Thật là những sinh vật tuyệt diệu! - Pêchia nhận xét, mắt nhìn theo hút những con đenphin. - Càng hiểu nhiều về chúng càng thấy rõ hơn. Lượng thông tin mà chúng ta nhận được về chúng còn chung chung và phiến diện. Chúng ta cố tìm kiếm những nét giống chúng ta, nhưng có lẽ phải tìm cách khác - phải tìm những gì chúng ta không có. Cậu chưa quen Trauri Xinkhơ hả? Rồi sẽ làm quen ngay thôi. Anh ta cùng với Lagơrănggiơ đã làm những thí nghiệm lý thú lạ thường với những loài thân mềm chân đầu. Có lẽ phương pháp này cần thiết để tìm hiểu tâm lý của bất kỳ sinh vật nào.
Pêchia nói rất nhanh, không đặc biết chú ý đến cách kết câu lôgich. Cậu ta muốn nhồi nhét cho tôi tất cả những hiểu biết về đenphin, mặc dù số tin tức đó đối với tôi không lấy gì làm nhiều lắm.
Pêchia nói tiếp:
- Đặc biệt là loại choai choai. Gần đây chúng bắt đầu nhận ra sức mạnh và khả năng của mình. trước đây chúng chưa có tiêu chuẩn. Có phần nào đó chúng hơn chúng ta mặc dù ít hợp lý hơn là vì không có tay. Chúng đã trải qua một quá trình phát triển bình thản hơn. Vấn đề là ở chỗ không bao giờ chúng phải lo lắng đến việc tìm kiếm thức ăn. Vì vậy, thời giờ rỗi rãi chúng dùng để suy nghĩ và nhận thức thế giới. Chính vì vậy mà nãy sinh ra nền văn minh độc đáo không cần văn tự và các loại nghệ thuật tạo hình khác. Sự tiếp xúc với con người làm cho chúng phong phú lên nhiều. Về phía chúng ta cũng vậy. Chúng ta có thể nhận thấy nhiều chuyện dớ dẩn cũng làm chúng xáo động. - Pêchia khoát tay. - Ví dụ, không ai có thể ngờ rằng cái phương tiện đơn giản này lại đóng một vai trò to lớn trong đời sống của các sinh vật cao đẳng dưới biển. Trước hết là những con đenphin không hề có lấy một phút yên tĩnh. Ban ngày đi săn, đánh nhau với cá mập, di chuyển rất xa. Một vài bộ tộc, như cậu biết đấy, lại chuyên về “ chăn nuôi “. Chúng chăn cá đàn, chăm lo việc ăn uống cho chúng và dẫn chúng đến những nơi có lắm phù du. Ban đêm, ngay cả những khi đẹp trời thì sự chăm lo của chúng cũng không ít hơn. Bất kỳ lúc nào những con đenphin cũng có thể bị cá kình, con mực, rắn biển, lươn khổng lồ tấn công. Những con đenphin con lim dim bên vây mẹ. Những con đenphin lớn mà không phải canh gác thì là thiu thiu ngủ trong chốc lát. Lúc nào cũng thế đấy. Lý thú nhất là hãy còn khá nhiều sinh vật cao đẳng sống dưới biển vẫn ưa thích lối sống xưa và truyền bá điều đó cho lớp trẻ.
bất thình lình Pêchia nín lặng, nghé nhìn chiếc mặt đồng hồ màu đen có chữ số vàng. Rồi như để kiểm tra độ chính xác chiếc đồng hồ giây điện tử của mình, cậu ta nheo mắt ngước nhìn mặt trời gật đầu, xong lặn xuống nước. lâu quá không thấy cậu ta nổi lên tôi đã bắt đầu lo sợ, tìm kiếm xung quanh, e rằng có chuyện không may xảy đến với cậu ta, thì ngay cách đó khoảng một trăm mét hiện lên chiếc mũ màu xanh da trời, hai bên có hai con đenphin.
- Xin nhớ là ở đây chết đuối không phải chuyện dễ và không thể xảy ra được. - Côxchia buồn rầu nói. Cậu ta bất ngờ bơi vào ngồi ngay mép “ ban công “. - Việc cấp cứu ở đây làm không thể chê vào đâu được. Mình chỉ vừa hụp xuống nước, tức thì sau lưng đã thấy ba, bốn trực nhật. Và chúng thật thất vọng khi thấy mình không cần đến sự giúp đỡ của chúng vẫn có thể nổi lên trên mặt nước. Đã mấy lần mình thử cảm ơn chúng, thử trò chuyện hay tiếp xúc đơn giản thôi, nhưng cậu hình dung xem chúng cư xử rất lạ lùng, hệt như cái con mà mình đã vỗ lên vai ấy. - Côxchia im lặng. Nét mặt cậu ta trở nên trang nghiêm, chăm chú. Cậu ta giơ ngón tay lên trước mũi. - Nghe thấy không? Đang bơi đấy!
Trên mặt nước vang vọng những tiếng thở phì phò rất mạnh, những tia nước phụt lên tung tóe, một đàn cá voi xanh đang bơi vào vũng biển. Có chừng ba chục con lớn và mười lăm con nhỏ. Chúng bơi rất thận trọng, như thể sợ làm hỏng hòn đảo của chúng tôi. tiếng chuông vang lên êm dịu - đúng là tiếng của một chuông đồng được ghi vào băng ghi âm.
- Bảy giờ! - Côxchia thì thào vẻ bi đát. - Chạy mau! Có thể chậm mất giờ ăn sáng đấy. Mình được biết là ở đây có qui tắc của biển. Đúng bảy giờ nhà ăn đóng cửa.
- thế nào là qui tắc của biển? - Tôi vừa chạy vừa hỏi.
- Cậu sẽ được biết bây giờ đây.
Vừa đuổi theo cho kịp Côxchia, tôi vừa nghĩ: không biết cậu ta cho cái gì là qui tắc của biển nhỉ... Nhà ăn ở đây tốt hơn ở trường đại học: có thể đặt món gì cũng được. Hôm qua, trong lúc nuốt vội bữa ăn chiều khá ngon lành, Côxchia đã gọi người máy và nói thầm gì đó vào ống nghe của nó. Người máy đem đến cho cậu ta một cái máy đục lỗ cổ lỗ sĩ và một cuốn sách bằng giấy xenluylô. Côxchia làm ra vẻ quan trọng đỡ vội cuốn sách các món ăn và gõ vào phím của máy đục lỗ. Tôi để ý thấy hầu hết những người sống trên đảo ăn xong không đi ngay. Một vài người thong thả uống nước quả đựng trong những chiếc cốc cao thành ; một số khác không giấu vẻ tò mò, đòi xem kết quả món sáng tạo của Côxchia. Cuối cùng, lại vẫn người máy đó xuất hiện ; hắn bưng một cái khay ngoại cỡ bằng cả bốn tay.
Trên khay đặt một con rồng bằng bột nặn không đến nổi xấu, nặng chừng năm chục cân. Người máy dõng dạc tuyên bố trong không khí im lặng:
- Món ăn riêng! Thỏ sao Hoả.
Tôi có cảm tưởng khuôn mặt tròn vành vạnh của anh chàng người máy bốn tay ngập trong cái cười láu lỉnh. Ngừng một lát người máy thông báo tiếp:
- Nấu trong bảy phút ba mươi tư giây, giờ sao Hoả.
Có lẽ chưa bao giờ trong nhà ăn lại vui nhộn như vậy. Tôi đã để ý là ở đây luôn luôn có một không khí trầm lặng đặc trưng cho những chỗ như thế này.
Mọi người vây quanh chúng tôi cười nói ồn ào, xúm lại xem món “ thỏ sao Hỏa “. Phải nói rằng không ai nuốt nổi một miêng cái món “ thỏ sao Hoả “ đó. Một khối “ thịt thỏ “ xanh xám nấu mặn chát với các gia vị thiên nhiên tổng hợp đủ loại mà Côxchia vớ được trong cuốn sách nấu ăn.
Côxchia cười hô hố to hơn cả, rất hài lòng với cái hiệu quả của trò nghịch ngợm đó.
Thực ra cái vui nhộn của cậu ta có giảm đi một chút khi trên màn ảnh vô tuyến truyền hình hiện ra khuôn mặt của Nhinxen.
Anh ta nói không nhịn được cười:
- đề nghị tác giả món “ thỏ sao Hoả “ đến trạm trung tâm... tất nhiên là sau bữa ăn chiều...
Không thấy Côxchia nói gì về cuộc đến thăm này, chỉ thấy cậu ta nói là trên đảo có một “ trật tự kỳ lạ “. Cậu ta hỏi tôi không hiểu tại sao Nhinxen lại biết được rằng khuynh hướng của cậu ta là thích làm thí nghiệm trong bất kỳ lĩnh vực khoa học và nghệ thuật nào.
- Còn món “ thỏ sao Hoả “? - tôi hỏi.
- Nhưng đó là một trường hợp riêng. Sao lại có thể dựa vào một sự việc, lại là một sự việc thành công để đi đến những kết luận vội vã?
Có lẽ lợi dụng trường hợp này Nhinxen đã nhắc nhở “ cậu ta “ Qui tắc của biển “.
Ngoài anh chàng người máy bốn tay có nét mặt láu lỉnh, thì trong căn phòng ăn lớn, mát mẻ không thấy một bóng người. Người máy trượt trên những bánh xe nhỏ êm nhẹ qua lại giữa các bàn ăn để thu dọn. Có lẽ nó cũng chẳng để ý đến sự có mặt của chúng tôi, chỉ chăm chú vào công việc của mình. Chúng tôi hiểu ngay rằng các máy tự động nấu ăn đều đã ngừng và hiện giờ không thể nhận được dù là một đĩa cháo kiều mạch, hay một cốc cà phê.
Côxchia trịnh trọng nhìn tôi tuyên bố:
- Đấy, cái đó cũng được gọi là “ Qui tắc của biến “! Chậm đến ăn sáng. hãy đợi đến bữa trưa! Chậm bữa trưa. Hãy đợi đến bữa chiều! Cậu không thấy cái đó khó chịu hả? Nói chung ở đây mình không thích lắm. Cậu hãy nhìn cái thằng ngốc này, hắn đang làm trò gì thế? - Côxchia hất hàm về phía người máy đang trượt cạnh chúng tôi. – Lối trượt mềm mại đây chứ!
Đúng như vậy, người máy vui vẻ lượn vòng, luôn luôn đổi hướng, vẽ thành những vòng tròn ở một chỗ, rồi bất thình lình trượt về phía một trong những bức tường trong suốt. Hắn ta lại còn khéo léo lượm bát điã rồi bỏ vào một chiếc bị màu vàng.
- Ê, anh bạn! - Côxchia gọi. - lại đây!
Người máy quay lưng lại.
- Họ đã qui hoạch cho nó như vậy từ trước khi chúng ta đến đây. - Côxchia buồn rầu nói. - Cậu không thấy rằng chúng mình bị lên lớp quá mức đấy à? - Cậu ta nhăn trán. - Chúng mình đi khỏi đây, đến chỗ vắt sữa cá voi đi! uống vài cốc sữa tươi...
Ở đầu kia của gian phòng hiện ra thân hình gầy khô của viện sĩ. Ông ta cũng trông thấy chúng tôi và vẫy tay.
- Chào các bạn! - ông gọi và nói gì đó với người máy.
Người máy giảm nhịp độ và trượt đến chỗ ông.
- thấy không? - Côxchia đưa mắt. - Mình đã nói mà! Ông cụ đã ngán cái xã hội con người và cả những con đenphin nữa, nên đã đến trò chuyện với người máy nấu bếp.. Họ đang bí mật cái gì thế? Ông cụ sai hắn đi đâu ấy nhỉ?
Người máy đi khuất sau cánh cửa còn ông thầy bí ẩn của chúng tôi thì lại gần chúng tôi cười phô hàm răng giả tuyệt đẹp. Đó là một cái hàm, được tiêu chuẩn hóa bình thường nhất giống như của ông tôi.
- thế đấy! thế đấy! - Ông thầy vừa nheo mắt vừa nói: “ Bụng đói đầu gối phải bò “! Thời đại chúng tôi vẫn nói như vậy. Tôi chợt nhớ câu cách ngôn đã bị bỏ quên này trong lúc đi tìm học sinh của mình.
Côxchia bật lên:
- Hai ngày nay chúng em chỉ có mỗi việc là nghe giảng giải những câu cách ngôn và những lời khuyên răn. Nhờ đó chúng em mới thấu hiểu một số lĩnh vực.
- Ồ, thầy rõ mà! Một sự trưởng thành vượt bậc. - Paven Mêphôđiêvích nói không hề lộ vẻ bực dọc mà hình như còn thích cái tính cục cằn của Côxchia.
Bỗng nhiên Côxchia thay đổi hẳn. Nét mặt cậu ta rạng rỡ lên, cặp mắt long lanh.
Người máy trịnh trọng mang thức ăn, trượt đến bên bàn. Ba tay hắn bưng đĩa, còn tay thứ tư bưng khay có đặt những cốc nước quả có đá kêu lanh canh.
Ông thầy của chúng tôi mỉm cười, xoa tay:
- Thế là mọi việc đều xong xuôi, hay cần phải nói rằng mọi việc sẽ kết thúc tốt đẹp. Nào, xin mời. Cẩn thận kẻo vỡ hết. Anh có thể đi được rối đấy.
Chúng tôi chẳng đợi để nghị lần thứ hai. Paven Mêphôđiêvích uống một chút, sau đó, tuyệt nhiên không tợp thêm một ly nào nữa. Vẻ thỏa mãn rõ rệt, ông ta ngồi quan sát chúng tôi ăn bữa sáng như thế nào. Người máy tiếp tục công việc bỏ dở, nhưng di chuyển rõ ràng là có cái gì đó không được thoải mái.
Paven Mêphôđiêvích căn dặn chúng tôi mau chóng hoà mình vào cuộc sống của đảo, và dần dần tìm hiểu khuynh hướng của chúng tôi. Thấy chúng tôi nhìn người máy đang lượn, ông hỏi:
- Một vật kỳ lạ có phải không? Đây là đại diện cho một loại người máy hoàn toàn mới. Trong khi lao động và trao đổi với chúng ta nó không những chỉ hoàn chỉnh kiến thức của mình, mà còn cố làm cho hoạt động của nó phức tạp, làm giàu hoạt động đó bằng các yếu tố sáng tạo như các anh thấy đấy.
- Một người nào đó đã vạch ra cho nó một chương trình như vậy, - Côxchia nhận xét.
- vấn đề là ở chỗ đó: chẳng có một chương trình vạch sẵn nào cả. Chuyển động của nó luôn luôn thay đổi, nhưng nếu chú ý các bạn sẽ thấy bao giờ cũng phục tùng một nhiệm vụ chính được giao. Khi lao động là lúc nó giải trí. Nó biết tìm sự thoải mái trong các công việc đơn điệu. Thật là một bản chất hiếm có ngay cả trong một cơ thể biết suy nghĩ.
Trong lúc đó người máy chất các bát đĩa rếch vào chiếc bị màu vàng cho sang ông thu bát rếch, rồi đi dọc theo tường bằng những bước nhảy.
Viện sĩ đứng dậy:
- Chạy mau các cậu! Chạy mau! Cái thằng tồi này đã nghĩ ra một trò đen tối đấy.
Chúng tôi vừa chạy ra khỏi ngưỡng cửa, thì các bức tường bỗng chuyển động, cánh cửa đóng sập lại. Những tia nước sè sè vọng tới chỗ chúng tôi: người máy bắt đầu làm “ vệ sinh ướt “.
Tên họ chúng tôi được ghi vào biên chế của đảo. Mỗi người được nhận một “ hộp Panđôra “ ở đây vẫn quen gọi là “ sổ ghi nhật lệnh “. Nó có dáng một chiếc hộp nhỏ xinh xắn có thể đeo cùng với đồng hồ ở cổ tay, đính vào quần áo, hay bỏ vào túi. Cái hộp này có một đặc điểm: không thể đánh mất được. Chỉ cần đánh rơi là hộp bắt đầu phát tín hiệu về trạm trung tâm và nhờ đó người chủ của nó sẽ được thông báo công khai chỗ đã đánh rơi. Hồi chúng tôi ở trên đảo có một lần Côxchia đã “ ranh mãnh “ đánh rơi chiếc “ hộp Panđôra “ của mình mà cho đến ngày hôm nay không sao tìm ra được. Khó mà tìm được một tên gọi chính xác hơn cho cái máy sắc sảo đó. Trong ruột nó chứa đựng toàn những điều bất ngờ khó chịu. Hãy thử tưởng tượng đang nửa đêm anh bị dựng dậy bắt chạy ra tàu, hoặc ra chiếc “ Xe ngựa “, đi theo một con cá voi có ý định bơi đến Nam Cực trong đêm mưa bão, hay đặt lại một phao tín hiệu vừa bị “ bọn nhóc “ trong toán cướp của Giéc Đen làm hỏng. thiếu gì những chuyện có thể xảy ra ở đại dương và ở trên đảo trong thời đại chúng ta, khi thế giới đầy rẫy những điều bí ẩn và bất ngờ.
Hàng ngày chúng tôi làm việc ở phòng thí nghiệm vài giờ. Người hướng dẫn thực tập cùng chúng tôi để ra một chương trình nghiên cứu toàn diện không bị bó hẹp trong nhiệm vụ thực tập của vụ hè.
- Những việc làm của các anh ở đó là những trò trẻ con. Đây mới là chỗ để lao động sáng tạo thực sự. - Paven Mêphôđiêvích thấy chúng tôi cau mày không bằng lòng liền nói, - Đây là bản thống kê sách báo, những băng ghi âm và phim. Các anh ở đây vừa làm việc vừa xem xét. Và đây là chương trinh tối thiểu...
Chúng tôi nghẹn thở, khi nhìn thấy cái “ chương trình tối thiểu “ này.
- Học tập phải khổ luyện - ông thấy an ủi chúng tôi.
Ông làm chúng tôi bực mình nhất là đòi hỏi những sự phân tích hết sức chính xác, nhưng không cho phép sử dụng các trang bị hiện đại.
- Những cái ấy để về sau, khi các anh đã hiểu rõ cái nào gắn với cái nào. Những loại máy phân tích chớp nhoáng này làm cho con người mất thói quen suy nghĩ, phân tích các quá trình, các nội qui chủ yếu của thí nghiệm đặt ra.
Côxchia chép miệng, dĩ nhiên lúc đó vắng mặt viện sĩ:
- Thật là một công việc mọi rợ. Thời đại chúng ta mà lại sử dụng phương pháp của những nhà luyện kim thời cổ, chỉ làm mất thì giờ.
Chúng tôi nhầm lẫn các chất phản ứng, đánh đổ vỡ các dụng cụ thí nghiệm bằng thuỷ tinh. Và thật là lạ lùng chúng tôi mau chóng ham mê công việc như trẻ con. Côxchia vừa làm vừa hát và huýt sáo, dấu hiệu của một sự hài lòng cao độ. một lần, sau khi đẽn báo cáo kết quả phân tích ở chỗ ông thấy của chúng tôi trở về, cậu ta hớn hở quăng quyển vở lên bàn, dịu dàng nói:
- Ông già thật đáng nguyền rủa! Ông ta tìm ra là những kết quả của mình chính xác hơn của nhân viên thí nghiệm điện tử. Mình hoàn toàn đồng ý với Mêphôđiêvích là những khả năng sáng tạo khó mà được định trước. Mặc dù chính ông cụ bác bỏ sự khẳng định đó. Nhưng cho dù ông cụ có là người máy đi nữa mình cũng phải nhận rằng chưa từng gặp một trí tuệ nào hoàn chỉnh hơn. - Côxchia cười rộ, hích vai tôi và hỏi: - Công việc của cậu ra sao?
Tôi tạm thời chưa có gì để nói. Thực ra tôi cũng có thấy vài điều lý thú, nhưng cần phân tích tỉ mỉ và cái chính là cần có thời gian. Những cây huệ biển mà tôi nghiên cứu hứa hẹn nhiều điều bất ngờ.