ửa tháng sau, vào một buổi tối không có trăng, bà Hương Lan và tôi ngồi nói chuyện ngoài vườn. Tôi thấp thỏm vô cùng, chả biết phần cuối của Cầu Mơ ra sao. Bà Hương Lan chống tay lên cằm, ngó tôi hút thuốc là. Bà ngắm tác phẩm của bà đó. - Thầy Hoài này… - Dạ. - Thầy thuộc thơ Hồ Dzếnh không? Sao tôi thích hai câu “Thư viết đừng xong, thuyền xuôi chớ đỗ. Cho ngàn sau lơ lửng đến ngàn xưa” thế! Bà để hồn bà lạc vào một ảo cảnh. Giọng bà trĩu nặng tiếc nhớ: - Tôi rất tiếc là không thể dẫn thầy đến Cầu Mơ được, thầy Hoài ạ! Tôi ngỡ ngàng: - Sao vậy, thưa bác? Bà Hương Lan thở dài: - Vì tôi chưa biết Cầu Mơ. Chỉ nghe người ta nói. Tôi nghĩ thế này: Ta cứ tưởng tượng Cầu Mơ đẹp như chuyện Cầu Mơ. Nếu ta tò mò, tìm đến, nhỡ Cầu Mơ không đẹp, Cầu Mơ chỉ là cây cầu tầm thường, ta sẽ thất vọng! Thầy Hoài ạ, tôi không muốn thất vọng, không nỡ để thầy thất vọng. Cuộc đời tôi đã thu kín trong cái vỏ ốc sầu muộn. Tôi muốn được ví như cây bông sứ vườn nhà tôi. Cho nên, tôi không thể dẫn thầy đến Cầu Mơ. Tôi xúc động. Tự nhiên, nước mắt tôi ứa ra: - Cháu xin lỗi bác. Bà Hương Lan đưa cánh tay quệt ngang đôi mắt. Bà đã khóc: - Thầy có lỗi gì đâu. - Trong cơn mê sảng, cháu đã làm bác buồn. Thưa bác, cháu đã làm hoa ngọc lan ở vườn nhà mất hương thơm. - Thầy nhầm rồi, chinh thấy đã làm cho bông sứ vườn nhà tôi mặn mà hương thơm. Hai dòng nước mắt vòng xuống mép tôi, thấm ướt môi tôi. Thương cảm. - Vâng, cháu nghe lời bác dạy, cháu không đòi bác dẫn đến Cầu Mơ đâu. Tôi trở vào nhà, không còn nghe tiếng lạo xạo của đá sỏi trên lối đi trong vườn nhà bà Hương Lan. Sáng hôm sau, tôi dậy khi bà Hương Lan thiêm thiếp ngủ. Tôi len lén xách hành lý ra ga, leo lên chuyến tầu sớm. Còi tầu thét não nùng rồi các toa chuyển bánh. Qua khung cửa sổ, tôi không thấy Bà Hương Lan. Những tôi mơ hồ thấy Trang. Và tôi dặn với nàng đừng mong ngày nào đó tôi dẫn nàng đến Cầu Mơ. Viết xong tại Phú Nhuận ngày 29-5-1969 HẾT