au một năm huấn luyện, tôi đã có thể kéo dây cung “bằng tâm linh,” không cần cố gắng dùng sức mạnh - điều này chẳng phải là một thành quả ghê gớm gì. Nhưng tôi rất hài lòng, vì tôi đã bắt đầu hiểu rõ tại sao có môn võ thuật tự vệ gọi là Nhu Đạo. Phương pháp này quật ngã đối thủ bằng cách bất ngờ nhượng bộ – không cần cố gắng chống cự – đòn tấn công mạnh bạo của đối phương, khiến cho sức mạnh của hắn chống lại chính hắn. Từ xưa đến nay Nhu Đạo đã lấy nước làm biểu tượng vì nước luôn luôn nhượng bộ nhưng bất khả khuất phục. Vì vậy Lão Tử nói câu danh ngôn chí lý “Thượng thiện nhược thủy,” bởi vì “Tất cả mọi vật trên đời không có cái gì mềm yếu như nước vậy mà nó có thể thắng được tất cả những vật gì cứng rắn nhất.” Hơn nữa, trong trường các học viên truyền cho nhau câu nói của đại sư: “Người nào tiến bộ rất nhanh lúc ban đầu thì về sau sẽ càng gặp nhiều khó khăn.” Đối với tôi, lúc bắt đầu chẳng dễ dàng chút nào: Nếu thế, phải chăng tôi có quyền cảm thấy tự tin để nghinh đón việc tương lai xảy ra, và những khó khăn mà tôi đã bắt đầu hoài nghi? Điều kế tiếp phải học là “buông ra” mũi tên. Cho tới bây giờ chúng tôi được phép buông mũi tên tùy ý: nó hầu như chỉ là một hành động ngoại biên trong việc huấn luyện. Và, chẳng ai quan tâm tới điều gì xảy ra cho mũi tên. Miễn rằng mũi tên xuyên vào cuộn rơm bó chặt – dùng làm mục tiêu và đồng thời hứng mũi tên – là xạ thủ thỏa mãn rồi. Bắn trúng được mục tiêu chẳng phải là chuyện khó khăn gì, vì chúng tôi chỉ đứng cách nó khoảng mười bước là nhiều lắm. Trước đây, tôi chỉ giản dị buông dây cung khi đã kéo tới tột điểm và không còn chịu đựng được sự căng thẳng của cung, khi tôi cảm thấy mình phải buông ra, nếu không thì sẽ khó có thể khép hai tay tôi lại. Sức căng thẳng này chẳng gây đau đớn gì. Ngón tay cái của bao tay bằng da rất cứng, trong đó lót vải rất dầy để ngừa sức ép của dây cung làm khó chịu cho ngón cái, khiến chưa đạt đến sức căng dãn ở điểm cao nhất đã buông ra rồi. Khi kéo cung, ngón tay cái móc chặt dây cung ngay dưới mũi tên, ba ngón trỏ, giữa và vô danh nắm chắc ngón cái, đồng thời cũng giữ chặt đuôi tên. Bắn tên tức là buông ba ngón tay để thả ngón cái ra. Qua sức kéo mãnh liệt của dây cung, ngón tay cái bị bật khỏi vị trí của nó, cây cung căng thẳng, sợi dây rung chuyển và mũi tên bay ra. Cho tới lúc này, mỗi khi tôi bắn tên dây cung giật rất mạnh, khiến toàn thân tôi dấy động, và cũng gây ảnh hưởng tới sự ổn định của cung và tên. Như vậy là mỗi lần bắn tôi không tránh khỏi tự nhủ: Thế nào cũng bị chao đảo. Khi không còn thấy khuyết điểm trong cung cách thư giãn mà tôi kéo dây cung, một hôm Đại Sư nói: “Cho tới nay tất cả những gì mà anh đã học chỉ là việc chuẩn bị để bắn mũi tên. Bây giờ chúng ta đối diện với một bài học mới và hết sức gian nan để tiến vào một giai đoạn mới của nghệ thuật bắn cung.” Nói xong, đại sư cầm cây cung, kéo dây ra và bắn. Tới lúc này, khi cố ý nhìn kỹ để tìm hiểu, tôi mới phát hiện tay phải của Đại Sư tuy thình lình mở rộng và giật mạnh về phía sau, nhưng, toàn thân ông không chao động chút nào. Cánh tay mặt ông, trước khi chưa bắn tên vốn đã thành một cái góc nhọn, lúc này mở ra và nhẹ nhàng dang thẳng ra. Cái sức giật không thể nào tránh khỏi đã bị hóa giải. Nếu không có tiếng kêu “băng” của sợi dây cung rung rung và sức xuyên thấu của mũi tên kia, thì chẳng ai tin cây cung có xạ lực. Ít nhất điển hình qua đại sư, việc bắn tên giản dị và nhẹ nhàng giống như trò chơi của trẻ con. Chẳng dùng sức mà biểu diễn một công phu cần rất nhiều sức, là một cảnh tượng rất đẹp mà người Đông phương thích thưởng thức và lãnh hội một cách hết sức bén nhạy. Nhưng điều quan trọng hơn đối với tôi – và ở giai đoạn đó tôi không thể nghĩ cách nào khác – là việc bắn trúng mục tiêu dường như tùy thuộc vào động tác buông tên một cách b&igra!!!13816_8.htm!!!
Đã xem 10376 lần.
http://eTruyen.com