Dịch giả: Thích Viên Lý
CHƯƠNG 6
NGHỆ CỦA VÔ NGHỆ


ĐẠI ĐẠO CỦA MÔN BẮN CUNG

    
àng ngày tôi thấy mình càng dễ dàng nhập vào nghi thức “Đại Đạo” của môn bắn cung, thi hành mà không cần cố gắng; nói một cách chính xác hơn, tôi cảm thấy mình được “dìu” đi qua, giống như trong một giấc mộng. Như vậy là những dự ngôn của Đại Sư đã được chứng thực. Tuy mhiên, tôi không thể tránh cho sự chú tâm khỏi bị sút giảm đúng vào lúc phải bắn mũi tên. Sự chờ đợi ở điểm cao nhất của sức căng không những mỏi mệt đến nỗi tay tôi phải buông lỏng bớt mà còn cực khổ đến nỗi tôi cứ bị lôi ra khỏi sự định tâm và hướng sự chú tâm của tôi vào việc buông mũi tên. Đại Sư la lên: “Không được nghĩ gì về cú bắn! Như thế là phải thất bại.” Tôi trả lời: “Tôi không có cách nào, sức căng của cung quá mạnh khiến tôi đau lắm”.
Đại Sư giải thích: “Anh cảm thấy đau bởi vì anh không thực sự buông thả chính mình. Điều này rất đơn giản. Anh có thể theo gương chiếc lá tre tầm thường để thấy điều gì phải xảy ra. Khi tuyết rơi, chiếc lá càng lúc càng gục xuống thấp hơn, do sức nặng của tuyết. Hốt nhiên, tuyết trượt xuống đất, trong khi chiếc lá chẳng động đậy. Sau khi kéo đầy cánh cung anh hãy duy trì sức căng ở cao điểm cho đến khi mũi tên từ tay trượt ra. Sự thật là như thế này: Khi sức căng của cung lên tới mức độ định, mũi tên phải rơi ra, nó phải lìa khỏi tay xạ thủ giống như tuyết trượt từ chiếc lá tre, trước khi xạ thủ kịp nghĩ tới hành động của mình.”
Bất kể mọi điều mà tôi có thể làm hoặc không làm, tôi vẫn không thể nào chờ tới lúc mũi tên “rơi ra”. Giống như trước đây, tôi không có cách nào khác hơn là phải cố ý bắn tên ra. Sự thất bại dai dẳng này càng khiến tôi thêm buồn hơn nữa, bởi vì tôi đã trải qua ba năm thụ huấn. Tôi phải thú nhận rằng tôi đã dành nhiều thời giờ để tự hỏi mình có đáng để uống phí thời gian như thế này hay không – sự uổng phí thời gian này dường như thể không liên hệ tới bất cứ điều gì mà tôi đã học và đã kinh nghiệm cho đến lúc này. Tôi nghĩ tới lời mỉa mai của một đồng hương nói rằng ở Nhật Bổn có nhiều môn quan trọng để học, ngoài cái môn nghệ thuật hạ tiện này. Anh ấy hỏi tôi sau khi học được môn công phu này thì tôi định dùng nó để làm gì? Lúc đó tôi chẳng bận tâm về câu hỏi này, nhưng bây giờ nghĩ lại, tôi cảm thấy lời nói của anh ta không phải hoàn toàn phi lý.
Đại Sư chắc hẳn cảm thấy ý nghĩ trong tâm trí tôi. Sau này ông Komachiya thuật với tôi rằng Đại Sư từng đọc thử một quyển khái luận về triết học Tây phương bằng tiếng Nhật để mong có thể dùng loại học vấn của chính tôi mà khai sáng cho tôi. Nhưng sau cùng ông gập cuốn sách lại với nét mặt bực bội và bảo rằng bây giờ ông đã rõ: Một người chuyên tâm vào loại triết lý nói trong cuốn sách thì đương nhiên phải thấy rằng nghệ thuật bắn cung thật là khó học.
Vợ chồng tôi đi nghỉ hè ở vùng bờ biển, trong cảnh cô tịch, phong cảnh đẹp thanh khiết như trong mộng. Trong hành lý của chúng tôi, vật trọng yếu nhất là cung tên. Ngày này qua ngày khác tôi tập trung tâm lực để bắn tên. Việc này đã trở thành một định kiến trong đầu tôi, khiến cho tôi càng ngày càng quên lời cảnh giác của Đại Sư dạy rằng chúng tôi không nên luyện tập điều gì khác hơn là từ bỏ chấp ngã. Tôi suy xét tất cả những gì có thể là nguyên nhân gây ra thất bại và đi đến kết luận rằng lỗi lầm không thể do điều mà Đại Sư đã nghi ngờ: Theo Đại sư thì nguyên nhân là vì tôi vẫn còn cơ tâm và chưa thể vong ngã; nhưng theo tôi nghĩ thì nguyên nhân là bởi những ngón trên bàn tay phải của tôi bám quá chặt vào ngón tay cái. Thời gian chờ đợi buông tên càng lâu, tôi càng bám ngón tay chặt hơn mà không suy nghĩ gì cả. Tôi tự nhủ rằng tôi cần phải nhắm vào điểm này để sửa sai. Không lâu, tôi tìm được câu trả lời đơn giản mà hiển nhiên dễ thấy cho vấn đề này. Giá như sau khi giương cung, tôi cẩn thận giảm áp lực của các ngón dài lên ngón cái, thì sẽ tới lúc ngón cái – không còn bị giữ chặt - bật ra khỏi vị trí tựa hồ như một cách tự nhi&ecocirc;ng chờ đợi được đúng lúc buông tên, và tại sao anh gần như đứt hơi thở trước khi đúng lúc anh buông tên? Thời cơ buông tên đúng lúc của anh không đến là vì anh không chịu buông chính mình ra. Anh không chờ đợi sự thành công; trái lại, anh gồng mình chờ sự thất bại. Nếu cứ như vậy mãi, anh không có cách nào khác hơn là cầu viện tới một điều ngoại tại nào đó sẽ xảy ra, và khi nào anh còn cầu viện tới nó thì bàn tay anh sẽ không mở ra đúng cách – giống như bàn tay đứa hài nhi. Bàn tay anh không buông ra một cách tự nhiên như vỏ của một trái cây chín mùi.”
Tôi phải thừa nhận với Đại Sư rằng lời giải thích này của ông khiến tôi càng thêm khó hiểu hơn. Tôi trả lời: “Nói cho cùng, tôi kéo cung và buông tên là để bắn trúng mục tiêu. Vì vậy, kéo cung chỉ là một phương tiện để đạt đến mục đích, và tôi không thể quên sự liên hệ này. Đứa trẻ nít không biết gì về điều đó; nhưng đối với tôi, hai việc này không thể tách rời nhau.”
Đại sư nói: “Nghệ thuật chân chính không có mục đích! Khi bắn, anh càng cố chấp vì muốn bắn trúng cái bia thì anh càng khó thành công, và cái bia kia sẽ lìa anh xa hơn. Ý chí chấp thủ quá đáng là trở ngại của anh. Anh tưởng rằng điều gì chính anh không làm thì sẽ không xảy ra.”
“Nhưng, Thầy thường bảo tôi rằng, thuật bắn cung không phải là một môn giải trí, không phải là trò chơi vô mục đích, mà chính là một vấn đề sanh tử!”
Đại sư đáp rằng: “Tôi vẫn nói như thế! Các bậc thầy dạy bắn cung đều nói: Một mũi tên, một mạng người! Anh chưa hiểu được câu nói này. Nhưng nếu dùng một hình ảnh khác để diễn tả cùng một kinh nghiệm, có lẽ sẽ giúp ích cho anh. Các xạ sư chúng tôi nói: Với nửa phía trên cây cung xạ thủ xuyên thấu bầu trời, nơi nửa phía dưới cây cung trái đất treo lủng lẳng như thể bị buộc bằng một sợi dây. Khi buông tên, nếu tay giựt mạnh, sợi dây ấy sẽ có nguy cơ bị đứt. Đối với những người có cơ tâm và tính tình thô bạo thì cái đứt rạn này sẽ thành vĩnh viễn, và họ sẽ bị treo giữa trời đất một cách đáng sợ.”
Tôi ưu tư hỏi Đại Sư: “Vậy thì tôi phải làm sao đây?”
“Anh cần phải học tập chờ đợi một cách thích đáng.”
“Học tập như thế nào?”
“Bằng cách buông thả anh ra. Hãy bỏ lại chính anh và tất cả những gì của anh ở đằng sau anh một cách triệt để đến nỗi chẳng còn sót cái gì, ngoại trừ một phần sức kéo vô tâm cơ.”
“Vậy thì tôi phải trở thành vô tâm – một cách cố ý?” Tôi nghe thấy chính mình nói thế.
“Chưa có người học trò nào từng hỏi tôi như vậy, cho nên tôi không biết trả lời ra làm sao.”
“Thưa Thầy, chừng nào chúng tôi bắt đầu luyện tập những bài học mới?”
“Khi thời cơ thích đáng đến."