rời ơi, nữ biên tập viên thời trang đến thăm nhà kìa!” Jill diễn vở vui mừng khi mở cửa. “Xin mời vào nhà để bà chị già này được quỳ gối chào nào.” “Biên tập viên thời trang?” Tôi phì cười. “ Không lọt tai chút nào. Gọi là ô-sin thì hay hơn. Hãy chào mừng em quay lại thế giới văn minh đi.” Tôi ôm Jill cả chục phút và không muốn thả ra nữa. Ngày xưa tôi rất buồn khi chị đi học ở Standford, để tôi một mình với bố mẹ lúc mới lên chín tuổi. Tệ hơn nữa là sau đó chị theo bạn trai – bây giờ là chồng – về Houston. Houston! Cái vùng đất ngập ngụa bùn lầy và ruồi muỗi đến phát điên lên. Như chưa đủ khổ, bà chị tôi – một cô gái xinh đẹp, văn hay chữ tốt, yêu nghệ thuật cổ điển và làm người nghe rơi lệ khi đọc thơ – bây giờ còn nói pha thêm giọng địa phương miền Nam. Tôi không nói đến thứ giọng nhẹ nhàng dễ thương vùng Texas, mà ám chỉ một ngôn ngữ cowboy không lẫn vào đâu được, nghe như đấm vào màng nhĩ. Tôi vẫn chưa thể tha cho Kyle cái tội lôi chị tôi đến mảnh đất bất hạnh nọ, cho dù anh ta là một ông anh rể rất tử tế – ít nhất là chừng nào chưa mở miệng ra. “Kìa, bé Andy, cứ mỗi lần gặp em lại thấy em xinh ra hơn. Ở Runway người ta cho bọn em ăn thứ gì vậy?” Tôi chỉ ước gì tọng luôn một quả bóng tennis vào mồm Kyle cho anh ta đừng bao giờ phát ra cái giọng Texas ấy nữa, nhưng anh đã mỉm cười, và tôi chạy ra ôm anh. Giọng anh rất nhà quê, miệng thì toang toác hay cười, nhưng anh là người đáng mến và say chị tôi như điếu đổ. Tôi tự hứa với mình là sẽ không rúm người lại nữa, nếu anh lại mở miệng. “Không phải thức ăn, ở cái nơi mà ăn uống chỉ là chuyện miễn cưỡng, chắc anh biết rồi. Nếu có chất gì thì chỉ có thể trong nước uống chứ không ở đồ ăn. Thôi cho qua chuyện đó. Kyle này, trông anh cũng khá lắm. Hy vọng là anh chăm sóc chị em tử tế ở chốn làng quê khốn khổ ấy chứ?” “Andy, đến thăm anh chị đi cưng, đem theo cả Alex, ở đó các em có thể nghỉ hè ít lâu. Em sẽ thấy, ở đó không dở đâu.” Anh cười với tôi, rồi quay sang cười với Jill, và Jill cười đáp lại ngay, vuốt lên má chồng. Sến không chịu nổi. “Anh ấy nói đúng đấy, Andy, Houston giàu văn hóa và có nhiều việc để làm. Anh chị muốn em đến đó chơi thường xuyên hơn nữa. Chỉ gặp nhau ở nhà này thôi thì không hay đâu,” chị vừa nói vừa đi lại lăng xăng trong phòng khách nhà bố mẹ. “Chị định nói là nếu em chịu nổi Avon thì nhất định cũng chịu nổi Houston.” “Andy về rồi à! Jay, con bé thăng quan tiến chức ở New York rộng lớn về rồi kìa. Bố ra đây với con đi!” Mẹ tôi vừa từ bếp ra. “Mẹ tưởng con gọi điện khi xuống đến ga.” “Bà Myers ra đón Erika về cùng chuyến tàu, cho con về cùng luôn. Bao giờ có ăn? Con chết đói rồi đây.” “Có ngay. Con không muốn tắm à? Mọi người đợi được. Trông con hơi nhàu nhĩ sau chuyến đi. Không sao, mọi người có thể...” “Mẹ!” Tôi đưa mắt cảnh báo. “Andy! Con trông rất tuyệt vời. Ra đây ôm bố già của con một lần nào!” Bố tôi mỉm cười đứng ở hành lang, ông cao lớn và vẫn rất đẹp ở tuổi gần sáu mươi. Ông giấu hộp xếp vần Scrabble sau lưng, chỉ cho tôi thấy từ bên cạnh. Đợi đến khi xung quanh không ai để ý, ông nói: “Bố sẽ hạ con, báo trước đấy.” Tôi gật đầu cười. Trái với mong đợi, tôi vui mừng chờ đón bốn mươi tám tiếng đồng hồ tới trong vòng tay của gia đình, mừng hơn bốn năm qua kể từ khi ra khỏi nhà. Ngày lễ thích nhất của tôi là lễ Tạ ơn, và năm nay tôi sẽ tận hưởng như chưa bao giờ có. Chúng tôi tụ tập trong phòng ăn, đào xới trong núi thức ăn mà mẹ tôi đặt đưa đến nhà vào đêm trước lễ Tạ ơn, một dạng truyền thống Do Thái. Bánh Bagel, cá hồi, pho mát kem, cá chép trắng và bánh xèo khoai tây, sắp xếp ngon mắt trên khay bởi những bàn tay chuyện nghiệp, chỉ đợi được chuyển sang đĩa giấy và ăn bằng dao dĩa nhựa. Mẹ tôi cười sung sướng nhìn cả nhà lao vào ăn. Trông mẹ rất tự hào, tựa như phải vất vả cả tuần trong bếp chỉ để cho các con được no bụng. Tôi kể cho mọi người nghe về công việc mới, cố gắng hết sức để giải thích một công việc mà ngay chính tôi cũng chưa hiểu hết. Tóm lại là tôi cũng thấy buồn cười khi kể về chuyện gọi đem vái mắt vẫn cắm xuống mặt sàn lát gỗ, “dần dần sẽ khá hơn.” “Gì cơ ạ? Xin lỗi, cháu không nghe rõ ông nói gì…” “Không có gì, không có gì. Ta đến nơi rồi. Chúc chị buổi tối tốt lành.” Cửa thang máy mở, tôi ra chỗ Emily đang nói to vào điện thoại. Cô tắt máy khi thấy tôi. “Thế nào? Không có vấn đề gì chứ?” Nếu không đoán trước là đằng nào cũng bị nghe chửi thì tôi đã kể cho cô nghe những gì đã xảy ra. Tiếc rằng cô không phải là một đồng nghiệp đồng cảm, được như thế thì chúng tôi sẽ là một nhóm ăn ý. Quên luôn chuyện này đi. “Mọi việc ổn cả. Không có vấn đề gì. Họ đang ăn tối, tôi làm mọi việc chính xác như chị dặn.” “Tốt. Vậy thì từ hôm nay tối nào chị cũng làm như thế. Xong xuôi thì chị bảo xe đưa về nhà là hết việc. À, chúc chị vui vẻ ở dạ hội hôm nay của Marshall. Tôi cũng thích tới đó lắm, nhưng hôm nay lại có hẹn đắp sáp tẩy lông để mặc bikini, không bỏ được – chị có tin là chẳng còn buổi hẹn nào trống trong hai tháng tới không? Bây giờ đang giữa mùa đông và mọi người đều đi nghỉ đông mới đúng chứ? Tôi không hiểu tại sao toàn bộ đàn bà New York lại đi đắp sáp vào lúc này. Biết làm sao được, phải sống với lũ thôi.” Đầu tôi như vỡ bung ra vì nghe Emily nói hươu vượn, chẳng thèm để ý tôi có lắng nghe hoặc trả lời. Nếu biết trước là cô không dứt lời lảm nhảm chuyện đắp sáp thì tôi thà nghe chửi vì quấy bữa tối của Miranda còn hơn. “Chà, đúng là không may. Bây giờ tôi phải đi đây. Tôi hẹn James lúc chín giờ mà bây giờ đã quá mười phút rồi. Mai gặp lại nhé.” “À, chuyện ngày mai nữa. Bây giờ đã quen việc rồi, chị sẽ bắt đầu làm việc vào bảy giờ, còn tôi đến lúc tám giờ. Miranda đã được thông báo. Trợ lý chính đi làm muộn hơn, vì phải làm việc nặng hơn.” Tôi chỉ muốn vặn cổ cô ta lập tức. “Sáng sớm chị làm những việc thông thường như tôi đã nói. Khi cần thì gọi điện cho tôi, nhưng chắc chị cũng đã thạo việc rồi đấy. Bye,” cô leo lên ghế sau của chiếc ô tô thứ hai vẫn đợi trước nhà. “Bye!” Tôi toác miệng cười giả dối. Lái xe định ra mở cửa nhưng tôi nói cứ để tôi tự làm. “Cho tôi đến Plaza.” James đợi tôi ở bậc tam cấp bên ngoài, mặc dù trời lạnh đến năm độ là ít. Anh chàng đã về nhà thay đồ và trông gày teo tóp trong chiếc quần da đen và áo pull trắng, nhưng nó tôn nước da rám nâu nhân tạo cực gợi cảm giữa mùa đông. Trong chiếc váy GAP mini tôi còn thua xa. “Chào Andy! Chị đã nộp SÁCH ổn thỏa rồi chứ?” Trong khi xếp hàng gửi áo khoác ngoài, người đầu tiên tôi nhìn thấy là Brad Pitt. “Tôi có nhìn đúng không nhỉ, Brad Pitt ở đây?” “Đúng thế, Marshall làm đầu cho Jennifer mà. Nghĩa là cô ta cũng phải có mặt ở đâu đó. Lần sau thì chị nên tin là đi theo tôi sẽ không uổng công. Ta uống chút gì đi.” Sau Brad Pitt là Reese Witherspoon rồi đến Johnny Depp, đến một giờ đêm thì tôi đã cạn bốn ly và hăng hái tán gẫu với một trợ lý thời trang của tạp chí Vogue. Chúng tôi tranh luận về tẩy lông bằng sáp để mặc đồ tắm hai mảnh. Rất say sưa, tôi hoàn toàn không phiền lòng tí nào. Ơn Chúa, tôi nghĩ bụng trong khi rẽ đám đông đi tìm James và mỉm cười hú họa về phía Jennifer Aniston, bữa dạ hội này khá ổn đây. Nhưng tôi đã khá chếnh choáng và chưa đầy sáu tiếng nữa lại phải xuất hiện ở văn phòng rồi, về đến nhà cũng đã nửa đêm. Tôi phát hiện ra James đang mải tán tỉnh một thợ nhuộm tóc của Marshall. Vừa định lẳng lặng chuồn thì tôi cảm thấy một bàn tay đặt lên ngang eo. “Ê,” anh chàng đẹp trai mà tôi vừa nãy thấy trong góc gần bàn sách gọi. Tôi chờ câu xin lỗi, chắc là anh ta nhầm tôi với bạn gái mình từ phía sau. Nhưng anh ta cười trơ tráo: “Chị có vẻ không nhiều lời lắm nhỉ?” “Thế hả, tôi đoán là anh cũng chỉ nói được chữ ê thôi, đúng không?” Andy, ngậm mồm lại đi! Tôi thầm trách mình. Một chàng trai như trong mộng đột nhiên bắt chuyện với mi ở dạ hội toàn nhân vật quan trọng, còn mi thì phản công ngay. Nhưng có vẻ như anh chàng không lấy đó làm bận tâm, thậm chí còn ngoác miệng cười to hơn. “Xin lỗi,” tôi khẽ nói và nhìn xuống ly rượu gần cạn của mình. “Ta bắt đầu lại cho tử tế đi, tên tôi là Andrea.” Tôi đưa tay ra bắt, anh chàng muốn gì ở tôi nhỉ? “Bắt đầu như thế cũng chẳng dở đâu. Tôi là Christian. Rất vui được làm quen chị.” Anh vuốt lọn tóc nâu rủ xuống mắt trái và uống một ngụm trong chai Budweise. Trông anh ta quen quen, nhưng tôi không nhớ từ đâu. “Bud à?” Tôi hỏi và chỉ vào tay anh. “Tôi không ngờ là người ta xài thứ đồ cao cấp này ở một dạ hội như hôm nay.” Anh cười khùng khục. “Chị quen nghĩ gì nói nấy, đúng không?” Chắc tôi trông lúng túng lắm, vì anh ta vừa cười vừa nói tiếp: “Không sao, không sao, thế là tốt. Và cũng hiếm nữa. Nhất là trong ngành này. Chị biết không, đơn giản là tôi không thể chịu được cảnh uống bằng ống hút từ một chai sâm banh con con. Mất cả vẻ đàn ông. Thế là tay phục vụ bar phải chạy đi kiếm đâu đó trong bếp cho tôi chai bia này.” Lại một lọn tóc nữa rủ vào trán, nhưng anh vừa gạt lên thì tóc lại xõa xuống. Anh lấy bao thuốc từ túi áo khoác thể thao đen ra mời tôi. Tôi lấy một điếu và làm rơi ngay trước mũi giày anh ta, nhưng nhờ đó mà tôi có dịp thẩm định anh chàng từ dưới lên: giày lười Gucci màu đen cực hot, quần bò Diesel trễ cạp hơi loe, mài đúng chỗ và gấu hơi sờn, thắt lưng đen, hình như cũng đồ Gucci, T-shirt vải cotton trắng đơn giản, chỉ có con mắt trong nghề sành điệu mới nhận ra là của Armani hay Hugo Boss, chắc chỉ mặc lên để khoe nước da rám nâu tuyệt đẹp. Chiếc áo khoác đen trông rất đắt tiền, cắt đẹp, có thể may đo cũng nên, bó khít thân hình cao lớn trung bình nhưng sexy trên trung bình. Song đôi mắt xanh dương mới thực sự nổi bất. Xanh nước biển, tôi nghĩ bụng, hay xanh chai? Độ cao và toàn bộ thân hình hơi giống Alex, tuy nhiên ở đẳng cấp trội hơn. Ngang tàng hơn một chút, điển trai hơn một chút. Và già hơn hẳn, chừng ba mươi tuổi. Chắc cũng thuộc loại ma lanh. Anh bật lửa ngay và ghé lại gần để điếu thuốc dễ bắt lửa hơn. “Có gì khiến chị đến những buổi dạ hội kiểu này, Andrea? Có phải chị là một trong những kẻ may mắn được Marshall Madden chăm sóc?” “Được thế thì đã tốt. Nhưng cái gì chưa đến thì còn có thể đến, ông ta nói khá rõ là tôi có thể ghé qua làm tóc mà,” tôi cười và nhận ra mình đã ra sức gây ấn tượng cho anh chàng lạ mặt này. “Không, tôi làm việc ở Runway, một anh bạn đẹp trai đã kéo tôi đi cùng.” “Tạp chí Runway, đúng không? Chỗ ấy hay đấy, dành cho những ai ưa roi vọt. Chị có thích ở đó không?” Tôi chiếu cố là anh chàng ám chỉ công việc chứ không định nhấn mạnh chuyện roi vọt. Nhưng nghe có vẻ như anh ta biết mình nói gì. Có thể kinh nghiệm bản thân cho anh biết là nội bộ không hoành tráng như bên ngoài nhìn vào. Có nên kể cho anh chuyện kinh dị tối nay là tôi đã đi nộp SÁCH ra sao không nhỉ? Không, không, biết anh ta là người thế nào… Biết đâu anh ta cũng là người của Runway, trong một ban phòng xó xỉnh nào đó mà tôi chưa biết, hoặc ở một tờ báo khác của Elias Clark. Hay có khi, biết đâu đấy, là một trong những phóng viên lá cải mà Emily vẫn cẩn thận dặn tôi tránh xa: “Bọn ấy luôn xuất hiện bất ngờ. Có đủ mẹo để lừa mình và lượm tin tức về Miranda hoặc Runway. Nhớ chú ý.” Chứng hoang tưởng bị theo dõi ở Runway không rời tôi nửa bước. “Cũng được,” tôi trả lời thật thản nhiên và lập lờ. “Ở đấy cũng lắm chuyện lạ đời. Tôi không quan tâm đến thời trang lắm, tôi thích viết bài hơn. Nhưng bước khởi đầu như thế cũng không dở. Còn anh làm gì?” “Tôi làm nghề viết.” ”Thật à? Chắc là thú vị lắm.” Tôi hy vọng là nghe câu này không có vẻ khinh mạn lắm, nhưng quả thật tôi ngán đến tận cổ tất cả những kẻ ở New York tự gọi mình là văn sĩ hay diễn viên hay thi sĩ hay nghệ sĩ. Tôi đã viết báo tường ở đại học, tôi nghĩ bụng. Và hồi ở trường phổ thông, thậm chí một tiểu luận của tôi còn được đăng trên nguyệt san. Vì thế mà tôi cũng là nhà văn sao? “Anh viết gì?” “Chủ yếu là sách văn học. Hiện giờ tôi đang viết tiểu thuyết lịch sử đầu tay.” Anh làm một ngụm bia nữa và lại cố gạt mớ tóc nhiễu sự rủ xuống trán. Tiểu thuyết lịch sử đầu tay đồng nghĩa với việc anh đã viết vài cuốn tiểu thuyết khác ngoài đề tài lịch sử. Được đấy. “Về đề tài gì?” Anh nghĩ một lát. “Một truyện về cuộc sống ở đất nước này trong Thế chiến thứ hai, theo cách nhìn của một cô gái trẻ. Tôi sắp hoàn tất phần thu thập tài liệu, còn phải đánh máy các bài phỏng vấn và mấy việc tương tự. Do vậy tôi chưa viết được nhiều, nhưng khởi đầu khá thuận lợi…” Anh tiếp tục kể, nhưng tôi chỉ nghe nửa tai. Thôi xin bố kể in ít cho con nhờ. Truyện này tôi nhớ ra rồi, có một bài viết về nó trong tờ The New Yorker, bình luận về cuốn tiểu thuyết tương lai bắt cả văn giới phải nín thở ngóng đợi và nữ nhân vật chính trong đó được tả thực như một người hùng đầy ấn tượng. Thì ra tôi đang trò chuyện với Christian Collinsworth, một thần đồng văn học từng xuất phát từ thư viện đại học Yale ở lứa tuổi hai mươi. Cuốn sách đầu tiên của bố này được giới phê bình khen ngợi không tiếc lời như một trong những tác phẩm đỉnh cao của thế kỷ hai mươi. Kế đó là hai tiểu thuyết nữa mà quyển nào cũng trụ lâu trên danh mục sách bán chạy nhất. Bài báo trong The New Yorker kèm phần phỏng vấn tác giả gọi Christian “không chỉ là ngôi sao mới mọc” trong làng sách, mà còn là một người đàn ông với “ánh mắt và phong thái sát thủ cũng như đủ sức quyến rũ bẩm sinh, đủ bảo đảm thành công suốt đời trước phái yếu, ngay cả trong trường hợp vô tưởng là thành công văn học không còn nữa.” “Wow, kinh khủng quá,” tôi nói, quá mệt mỏi để nghĩ ra một câu trả lời hóm hỉnh hay khôi hài hay lanh lợi. Nhà văn vĩ đại này có lý do gì để lãng phí thời gian với tôi cơ chứ? Có lẽ anh ta chỉ định giết thời gian trong khi đợi bạn gái đứng làm mẫu chụp ảnh với giá 10.000 dollar/ngày. Dính dáng gì đến mi hả Andrea? Tôi nghiêm khắc tự hỏi mình. Chớ quên là mi đã có một người bạn trai vô cùng đáng yêu và giàu lòng tương ái vè dễ thương. Chấm dứt được rồi đấy. Lập tức tôi thoái thác phải về nhà ngay bây giờ, và Christian lộ vẻ thích thú. “Chị sợ tôi,” anh nhận xét với nụ cười giễu cợt. “Sợ anh? Có lý do gì trên đời này khiến tôi sợ anh cơ chứ? Hay là…” tôi không thể không trêu ngược lại; chính anh ta gây ra tình huống đó. Anh nắm cùi tay tôi và khéo léo xoay tôi ra phía cửa. “Nào, tôi đưa chị ra taxi.” Chưa kịp nói rằng tôi đủ tỉnh táo để tự tìm ra đường về nhà và rất vui được nói chuyện với anh nhưng anh đừng tưởng sẽ được cùng tôi về nhà thì tôi đã ra đến ngoài Plaza và đứng trên tấm thảm đỏ cạnh anh. “Hai người cần taxi không?” Người canh cửa hỏi. “Vâng, một xe cho cô này,” Christian đáp. “Không, cám ơn, tôi có xe rồi,” tôi nói và trỏ sang dãy xe đang xếp hàng đợi trên phố 58 trước Nhà hát Paris. Không nhìn anh nhưng tôi có cảm giác là anh lại mỉm cười. Nụ cười sát thủ. Anh đưa tôi ra xe, mở cửa và lịch thiệp khoát tay về phía ghế sau. "Cảm ơn anh, Christian." tôi nói kiểu cách và chìa tay ra bắt để từ biệt. "Thực sự hân hạnh được làm quen anh." "Tôi cũng thế, chào Andrea." Anh nắm tay tôi chìa ra nhưng không lắc mà áp môi lên. "Hy vọng là chúng ta sớm tái ngộ." Tôi đã thả người xuống ghế saumà không bị vấp chân hay thất thố, tập trung tinh thần để không đỏ chín mặt mũi lên vì thẹn, tiếc rằng quá muọn. Anh đóng cửa rồi nhìn theo xe. Con người thay đổi cũng lạ, cách đây hai tháng tôi chưa khi nào ngồi trong một chiếc xe Limousine, giờ thì gần như chuyện thường tình khi tôi có một lái xe đưa đi suốt sáu tiếng đồng hồ. Trước đây tôi chưa thực sự tiếp xúc với ai đó gọi là hơi hơi nổi tiếng, song hôm nay tôi đã sánh vai cạnh các nhân vật nổi tiếng của Hollywood, lại còn cho một trong số những chàng trai độc thân và rõ ràng cao giá nhất New York City hít tay - vâng, đúng thế, anh ấy đã hít tay tôi! Không, trò này chẳng có ý nghĩa gì cả, tôi nhắc đi nhắc lại để chính mình đừng quên, đó là một phần trong thế giới mà mi không có chỗ. Có thể nhìn từ bên ngoài thì rất hay, tôi nghĩ bụng, nhưng ở đó mi sẽ lạc vào ma trận ngay. Tuy nhiên tôi không thể rời mắt nhìn xuống tay và cố nhớ lại những chi tiết cuối cùng khi anh ta hôn lên đó, rồi thọc bàn tay tội lỗi ấy vào túi xách để lấy điện thoại ra. Tôi bấm số Alex và tự hỏi, nếu nói chuyện với anh thì nói chuyện gì bây giờ.