Kho tàng bí mật

     a đứa trẻ thuộc gia đình họ Tần - đứa chị tên là Bảo Chi và hai em trai là Bảo Vi và Bảo Thi đang ngồi chơi với nhau trên sân cỏ cạnh một hàng rào tre xanh tươi, rậm rạp, ngăn cách nhà ông bà nội chúng và nhà của một người láng giềng - nhà của họ Tô.
Các gia nhân nhà họ Tần thường gọi hàng rào đó là “hàng rào thù nghịch”. Vì từ trước, hai gia đình họ Tần và họ Tô vẫn thân thiện với nhau theo kiểu “bà con xa lấy láng giềng làm gần”, nhưng cách đây vài năm, gia đình hai họ đó có chuyện xích mích với nhau, nên để khỏi có sự qua lại, người ta đã trồng một hàng rào tre. Và kể từ đó, hai gia đình không nói với nhau một lời nào.
Sát cạnh hàng rào, có một ngôi nhà nhỏ, xây cất theo kiểu một nhà kho chứa nông cụ ở thôn quê, mà bà nội vừa cho bọn trẻ làm nơi chơi đùa trong thời gian nghỉ hè.
Trong khi đang ngồi bàn bạc với nhau về những trò chơi sẽ tổ chức vào ngày mai, thì Bảo Vi chỉ tay về phía hàng rào tre nói:
- Chơi gì thì chơi, nhưng tụi mình không được trèo qua hàng rào kia. Bà nội nói vậy!
Ngừng một lát, nó lại thở dài tiếp:
- Xích mích với láng giềng là một điều đáng buồn thật! Phải chi không có hàng rào này thì tụi mình tha hồ tung tăng, chạy nhảy nhỉ?
Bảo Chi lẩm bẩm:
- Kỳ thật! Bà nội còn cấm chị em mình bén mảng lại gần hàng rào nữa cơ!
Bảo Thi nắm tay chị lay mạnh:
- Chị! Chị thấy không? Có một cành ổi đang bổ qua phía nhà mình đó! Có mấy trái thật to nữa kìa!
Bảo Vi xúi chị:
- Chị lại hái cho em đi!
- Không, hái cho em cơ! Em thấy trước mà!
Bảo chi khoát tay:
- Ừ! Thì chị hái cho cả hai đứa!
Bảo Chi vội đưa mắt nhìn quanh xem thử có người lớn nào lảng vảng gần đó không. Khi đã yên chí rồi, cô bé mới tiến về phía hàng rào tre đưa tay vin cành ổi xuống để hái. Trong khi đang lúi húi bứt trái ổi ngoài cùng thì bỗng nó giật mình vì vừa chợt thấy hàng rào đang lay mạnh hình như có ai đang trèo từ phía bên kia qua thì phải. Bảo Chi đang ngạc nhiên, định kêu hai em lại coi thì thấy một cái đầu ló ra và tiếp theo là giọng con trai ồ ồ lên tiếng:
- Tôi nghe tiếng các bạn nói chuyện ngoài này, vì thế tôi muốn ra xin nhập bọn để tổ chức trò chơi cho vui. Tôi biết nhiều trò chơi thú vị lắm nhưng khổ một nỗi là không có ai cùng chơi cả!
Sau đó, thằng con trai lạ mặt nhìn vào mấy chỗ trầy xước trên cánh tay suýt soa:
- Hàng rào tre nhiều gai quá! Đã tìm chỗ thưa rồi, thế mà...
Bảo Chi lên tiếng:
- Thế ra anh không có em út nào cả hả?
- Tôi là con út trong gia đình! Các anh chị tôi đều được gởi đi học xa nhà cả! Đến bạn bè cũng chả có, vì nhà tôi coi như nằm ngoài biển, trước mặt nhà là một giòng sông, sau lưng lại bị kẹt cái hàng rào tre này rồi! Chỉ phía đầu nhà có lối ra vào thì chẳng thấy nhà nào có trẻ con đồng trang lứa với mình cả!
Sau đó, nó vội lách mình ra thêm một chút nữa rồi nói:
- Tôi là Đề, Tô Đề!
Bảo Chi nhanh nhẩu tiếp lời:
- Còn tôi là Bảo Chi.
Rồi hướng về hai đứa kia, cô bé nói:
- Còn đây là hai em tôi: Bảo Vi và Bảo Thi! Chúng tôi sẽ ở đây suốt kỳ hè. Bà nội chúng tôi đã cho phép dùng ngôi nhà kho kia để chơi đùa. Hôm nào rảnh, mời anh qua chơi cho vui nhé!
- Còn gì quí bằng! Tôi chỉ mong có vậy!
Bảo Vi tươi cười:
- Anh có thể qua giúp chúng tôi dọn dẹp nhà kho được không? Trong đó, có nhiều thứ lắm! Đặc biệt có cái rương của người thủy thủ dùng dưới tàu, cũ rồi, nhưng chùi sạch để nằm thì tốt vì nó lớn lắm! Nó là của cậu Tần Gia đó! Trước đây, cậu là một thuyền trưởng. Trong rương chắc có cất nhiều đồ vật đẹp lắm. Em thích mở nó ra coi chơi mà nắp rương đóng kỹ quá!
Cậu bé đang ba hoa thì bỗng có một vài tiếng ho khàn khàn nổi lên cắt ngang câu chuyện và tiếp theo là những tiếng mắng:
- Đề! Xuống ngay con! Con dám rúc hàng rào qua bên đó hả? Gia đình ta không chơi với gia đình họ Tần đâu con! Cả khách khứa họ cũng vậy nữa!
Nghe vậy, mặt thằng Đề mất hẳn vẻ tươi tắn, trong khi Bảo Chi cũng tức giận đỏ mặt lên. Nhưng thằng Đề cũng gắng gượng chống chế:
- Thưa ông nội, con chỉ...
- Không thưa thốt gì cả! Tao bảo xuống là xuống! Không có tình bạn, không thăm viếng gì giữa hai gia đình này cả! Con nghe rõ chưa?
Thằng Đề nhỏ nhẹ:
- Dạ!
Và nó vội tụt xuống, không quên đưa mắt nhìn ba người bạn vừa mới làm quen với một vẻ mặt lưu luyến trông đến tội nghiệp...
Bảo Chi cũng quyến luyến không kém, cô bé đưa tay vẫy vẫy...
Thằng Đề miễn cưỡng nhảy xuống đất, lấy tay vẹt mấy cành tre, lủi thủi đi vào. Bảo Chi thoáng nghe nó càu nhàu như chống lại một quyết định nghịch ý. Nó còn ngoái cổ lại nhìn với một cặp mắt tinh nghịch và cô bé biết hắn vừa nảy ra một ý định gì đó... chắc là định sẽ dùng dao phát quang một lỗ hổng để rúc qua rúc lại cho dễ dàng!

*

Một tuần lễ trôi qua...
Hôm nay, nhân ngày nắng ráo, ba chị em Bảo Chi định lau chùi ngôi nhà “riêng” của chúng. Trước hết, chúng hì hục khiêng cái rương của cậu Gia ra ở giữa nhà rồi lấy giẻ ướt lau xung quanh thật sạch. Sau đó, chúng dùng mấy que sắt cạy nắp rương ra. Vừa mới lôi mấy con sò biển ra để giữa sàn nhà, và hai thằng bé đang tranh nhau đòi làm của riêng thì chợt Bảo Chi thấy một bức địa đồ. Đúng hơn là một bức họa đồ. Lúc đầu thì cô bé cho đó là đồ nghề đi biển của cậu Gia. Nhưng khi xem qua thì cô bé thấy hồi hộp quá sức! Cô lẩm bẩm:
- Lẽ nào? Lẽ nào cậu Gia lại cất giấu ở xó xỉnh này sao?
Cả ba chị em châu đầu vào xem bức họa đồ trải ra giữa sàn nhà.
Bức họa đồ trông đã cũ kỹ lắm. Màu giấy đã vàng khè, có lẽ vì bị ngấm nước biển. Lốm đốm đây đó là những vết mực có chỗ hình như đã trở màu, nhòe nhoẹt tạo nên một màu sắc trông rất buồn cười! Điều mà bọn trẻ lấy làm khó hiểu là trong một góc có vẽ một chiếc sọ người, phía dưới có hai chiếc xương bắt chéo nhau kèm theo những hàng chữ viết nguệch ngoạc cạnh mũi tên chỉ phương hướng! Bảo Chi lẩm nhẩm:
“MỘT KHO TÀNG BÍ MẬT NẰM CÁCH CÂY SỒI CỔ THỤ VỀ PHÍA NAM 10 THƯỚC VÀ VỀ PHÍA TÂY 20 THƯỚC, TÍNH TỪ LẠCH NƯỚC NGỌT THÌ KHO TÀNG CÁCH ĐỘ MỘT PHẦN TƯ DẶM”. Đường nét giòng chữ ghi một cách sơ sài. Ngoài ra, còn có những nét mờ mờ kẻ ngang, kẻ dọc, trông chẳng khác gì những đường kinh tuyến, vĩ tuyến. Bên cạnh đó, bức họa đồ còn vẽ một đường màu đỏ hơi đậm có lẽ chỉ vị trí cây sối trên khoảng đất rộng mênh mông. Sau khi mải mê quan sát, Bảo Chi tằng hắng lên giọng:
- Tốt lắm! Đây chắc là một họa đồ của một tên hải tặc nào đó mà cậu Gia đã thủ được trong một chuyến đi biển chứ gì? Bảo Vi, đố em biết ai viết những hàng ghi chú này?
Bảo Vi vội quay bức họa đồ về phía mình cho thuận chiều, chăm chú đọc những ghi chú viết bằng bút chì đã mờ nét, đoạn nhìn chị:
- Em nghĩ là chính cậu Gia viết những hàng chữ này!
- Lấy gì chứng minh nào?
- Chị nhìn đây! Mấy chữ T.G. ký ở phía dưới đó không phải của cậu Gia thì còn ai vào đó nữa chứ!
Bảo Chi gật gù tỏ vẻ đồng ý. Cô bé vội cầm lấy tờ họa đồ và đọc to những chữ cuối cùng, rồi góp ý:
- Chị thấy em có lý đấy!
Ngẫm nghĩ một lát nó lại tiếp:
- Bức họa đồ này chỉ một địa điểm gần đường biên giữa bờ sông và đồn điền của ông Tô Đình!
Bảo Vi ngẩng đầu lên nhìn chị, ngạc nhiên:
- Tại sao chị lại cả quyết thế?
- Có gì đâu! Em không thấy trong họa đồ có nói đến “lạch nước ngọt” hay sao? Nó chính là chi lưu của con sông chạy dọc theo đồn điền ông Tô Đình đó.
Bảo Vi gật đầu:
- Ừ nhỉ! Thế còn mấy đường ngang, đường dọc này là gì?
Bảo Chi lắc đầu:
- Mấy đường đó thì chị xin chịu, chả hiểu sao mà nói cả!
Cả ba chị em cùng nhìn nhau, sáu con mắt cùng mở to...
Bảo Thi hỏi chị:
- Em phân vân chưa hiểu tại sao cậu Gia không dùng họa đồ này để đi tìm kho tàng bí mật?
Bảo Chi có vẻ thành thạo:
- Biết đâu cậu Gia đã chẳng đi tìm nhưng vì gặp trở ngại nào đó nên đành bỏ cuộc! Có thể cậu mình đã chết trước khi có ý định thám hiểm theo sự chỉ dẫn của họa đồ! Cũng có thể trở ngại là vì ông Tô Đình! Chị vừa mới nói cho em biết đó, kho tàng bí mật này hiện nằm trong đất đai của ông ta mà gia đình cậu với gia đình của bên kia vốn có thù hằn với nhau từ mấy năm rồi! Do đó, cậu Gia dù muốn cũng không thể được phép xâm phạm vào đất ông Tô Đình một cách ngang nhiên được!
Bảo Thi có vẻ thành thạo:
- Cậu Gia không thể đi tìm kho tàng này một cách ngang nhiên được, nhưng tại sao lại không mở một cuộc thám hiểm bí mật, như đi vào ban đêm chẳng hạn?
Bảo Chi thấy khó giải thích, nhưng cô bé cũng gắng gượng:
- Thì chị nói vậy, chứ thật ra muốn tổ chức một cuộc tìm kho tàng cũng phải tốn nhiều công phu lắm chứ đâu phải đơn giản gì!
Rồi cô bé thở dài, chán ngán:
- Bọn mình không biết gì trong quá khứ cả. Chỉ biết ngồi đoán mò thôi!
Bảo Vi nắm tay chị:
- Hay là đêm nay, đợi mọi người yên giấc cả rồi, chị em mình mở một cuộc thám hiểm xem sao nhỉ?
Bảo Thi can anh:
- Chị Bảo Chi vừa nói tổ chức một cuộc đi tìm kho tàng như vậy tốn nhiều công phu lắm. Vả lại, tụi mình tính chuyện bí mật, nhưng lỡ ông Tô Đình hay được thì có bề gì không?
Vốn bản tính tò mò, tuy hơi lo ngại, nhưng Bảo Chi cũng cổ võ ý kiến của em:
- Hồi nãy, chị nói cậu Gia không dám đi đào kho tàng vì nó nằm trong phần đất của nhà láng giềng. Tuy nhiên bây giờ, ba chị em mình hãy còn là trẻ con. Do đó, nếu bị bắt gặp thì chị tin là ông ta cũng chẳng làm ra to chuyện đâu! Điều đáng lo sợ là ông bà nội chúng ta cơ!
Bảo Vi khoát tay:
- Chị khỏi lo! Ba chị em mình thường nằm ngủ ở căn phòng cạnh hành lang xuống nhà bếp, trong khi ông bà nội lại ở trên lầu mà! Vả lại, em nghĩ là chúng mình chỉ vắng mặt một thời gian ngắn chứ không lâu lắc gì nên chả ai biết đâu! Đêm nay, bọn mình chỉ đi tìm cho ra địa điểm đã, rồi đánh dấu thật rõ ràng. Đêm mai lại tiếp tục công việc... Chị nghĩ sao?
- Cũng được!
Nghĩ rồi Bảo Chi cười lớn:
- Em thật cẩn thận! Chị thì đến đâu hay đó!
Bảo Vi thầm nghĩ:
- Tốt lắm! Đêm nay chắc sẽ có nhiều chuyện vui thú!
Nó lặng lẽ ngồi xuống trên sàn nhà đầy bụi với bức họa đồ trên đầu gối! Hai đứa kia thấy vậy cũng xúm lại... Chúng đang phác họa chương trình hành động. Sau khi bàn bạc với nhau một lúc, Bảo Vi búng tay trt?
Sau đó, Bân vui vẻ bảo:
- Thôi! Bọn mình về đi kẻo ba má và em Bình trông! Tội nghiệp!
Thằng Đôn ngây thơ hỏi:
- Có thể về kịp ngay trong đêm nay không anh Bân nhỉ?
- Chắc là kịp!
- Nhưng mà còn đống lửa kia, phải dập đi đã chứ?
Thằng Đôn vội xuống suối lấy nước lên tưới. Thấy một vài chỗ lửa chưa tắt hẳn, Bân dùng giày hất đất dập lên rồi quay lại bảo Đôn:
- Mặc áo vào đi mầy, có đồ gì thì lấy mau rồi ngồi lên đây.
Vừa nói, Bân vừa chỉ lên phía sau yên ngựa và xoay mình một vòng thật đẹp nhảy lên phía trước.
- Nhảy lên đây mầy, ôm chặt lấy tao nha!
- Tôtô! Đi trước mầy!
Bân giật mạnh dây cương và cả người lẫn ngựa lên đường. Thằng Đôn ngồi phía sau, hai tay ôm ngang người Bân. Chúng nó tiến vào những bụi rậm, chỗ hôm qua thằng Đôn bị lạc: Xung quanh bóng tối dày đặc bao phủ...
Thằng Đôn không ngờ rằng đêm nay lại có một cuộc hành trình thú vị như thế này. Cả người lẫn ngựa tiến bước mãi: lúc trèo lên những mỏm đồi cao, lúc tuột xuống những thung lũng sâu... Con ngựa thật dai sức, mắt tinh như mắt mèo, nó phi nhanh như vậy mà không hề vấp váp một tí gì. Đường sá không gồ ghề lắm nhưng rất nhiều cành cây nhỏ rơi xuống đầy đường.
Thằng Đôn cảm thấy sung sướng và thầm phục thằng Bân sát đất, chẳng những nó thông thuộc đường sá mà còn điều khiển dây cương một cách tài tình trong đêm tối trời như thế này.
Cả bọn vẫn tiếp tục đi trong bóng đêm dày đặc...
Xa xa, thằng Đôn đã thấy sao Mai ló dạng, sáng chói bên cạnh muôn vàn tinh tú khác. Thằng Đôn nghĩ thầm chắc là sắp về đến nhà rồi vì cứ nhìn hướng thì thấy rõ. Mọi khi nó vẫn thường dậy sớm và kêu bé Bình ra sân coi vì sao sáng có cái tên đẹp đó mà! Vả lại, hôm qua, nó đi từ trại gia súc đến chỗ bị lạc cũng lâu bằng từ khi lên ngựa với Bân đến giờ chứ gì! Nhưng khi thấy Bân vẫn chưa cho ngựa chậm bước thì nó ngạc nhiên hỏi:
- Sắp về đến nhà chưa anh Bân?
Bân mỉm cười trong đêm tối:
- Nếu chưa thì chắc bọn mình còn đang quanh quẩn trong vùng hoang vu đấy!
Giọng điệu nghe có vẻ mỉa mai, nhưng thật ra thằng Bân không có ác ý gì. Và bây giờ, ngựa chỉ còn phi những bước nhỏ và khi đi ngang qua đồng cỏ nhà thì thằng Đôn sung sướng reo lên như vừa thấy mẹ đi chợ về:
- A!... Đến nhà rồi!
Bân vội nhảy xuống ném mạnh chiếc dây cương qua hàng rào dâm bụt. Thằng Đôn cũng tuột xuống theo.
Cho đến giờ phút này, thằng Đôn vẫn không ngờ rằng nó đã về đến nhà - ngôi nhà thân yêu mà nó nóng lòng muốn gặp lại từ hai ngày nay.
Nó thỏ thẻ:
- Anh Bân à! Nhiều lúc em y hệt như điên vậy anh nhỉ?
Giọng thằng Đôn như tắc nghẽn vì quá cảm động.
- Thôi, quên đi mầy!
Bân vừa nói vừa nâng hai vai thằng Đôn lên một cách thân mật:
- Tao rất vui thấy mầy đã về nhà bằng yên. Ai trong nhà này cũng đều không muốn thấy mầy bị hoạn nạn. Ba tao thương mầy cũng như con cái trong nhà vậy, vì mầy cũng dư biết ba tao xưa kia đã chịu ơn ba mầy rất nhiều, trong những ngày còn nghèo khổ... Còn con Bình, lại càng không muốn xa mầy vì trong trang trại này, nó chỉ thấy có mình mầy là bạn thân với nó thôi. Nó còn thương mến mầy hơn cả tao là anh ruột của nó nữa, vì cái dáng tao bề ngoài có vẻ dữ tợn. Vả lại, tính tao không ưa được những chuyện nhõng nhẽo con gái. Mầy không thấy con Bình thường gọi tao bằng cái hỗn danh “người rừng” đó sao? Còn về phần tao, từ nay, tao rất có thiện cảm với mầy vì mầy là một thằng bé bình tĩnh và can đảm.