ầu sông Hàn thỉnh thoảng nó quay xuôi theo dòng để cho tàu qua lại. Sáng hôm sau John dẫn Zơ Râm đến đó xem, còn muốn cho Zơ Râm dạo phố một lúc. Bên bờ kia sông Hàn có một ngọn núi lừng lững, John chụp hình Zơ Râm cả chục kiểu. Đường phố rộng rãi và cảnh đẹp nhiều, ánh nắng miền nhiệt đới chói chang càng làm cho thành phố sáng rực. John không hay thời gian trôi qua khá lâu, đến lúc sực nhớ là mình còn phải tìm người thông dịch giỏi để xác định mẹ cho Zơ Râm. Anh cân nhắc những gì mình lượm lặt được, giờ anh tin chắc là người đàn bà ở phòng răng Ơn Hoà có một mối liên hệ gì đó với hai người, rất chắc chắn. Vài người giới thiệu thông dịch viên cho John, nhưng cuối cùng John chọn một người đứng tuổi. Sau khi có được người thông dịch, John quyết định dẫn Zơ Râm tới đó ngay. Zơ Râm sẽ nhận ra bà ấy, John tin chắc là như vậy. John gọi taxi đi cho nhanh và chỉ tay trên bản đồ, cả hai thống nhất một con đường phải đi qua và xe lăn bánh. Đến nơi, John không biết diện lý do gì để nhận diện người đàn bà ấy. Thấy cô Ái Nhân ngạc nhiên và đồng thời cũng có ý ghen tỵ với Zơ Râm, cô lắc tay liên hồi:- Bà ấy à! Đi theo một người đàn ông lớn tuổi rồi...- Sao? Bà ta là người giúp việc ở đây, tại sao không giữ lại...- John nhờ người thông dịch phiên âm lại.- Ái chà! Việc này cũng lạ lẫm thật. Người đàn ông kia với bà Bru- ra chắc là có họ hàng. Trước có trêu ghẹo ông ấy với bà ta, thoáng nghĩ là vui thôi nào ngờ lần này ông ấy nói tiếng dân tộc, còn bà ta thì nghe được, hiểu gì đó. Cả hai người như nhận ra nhau, họ cầm tay rất chặt, rồi bà ấy đòi đi khỏi nơi đây. Ở đây vẫn chưa trả lương cho bà ấy, nhưng bà ấy cũng không màng để ý mà quyết theo người đàn ông kia. Ông ta tên là La-Hú - Cô Ái Nhân xem xét lại hồ sơ nói rõ tên người mà Bru-ra đi theo. Khi nghe người thông dịch dịch thuật, John nắm tay chặt cô Ái Nhân kể lể, giận mình vì đã đến chậm một tí. John hiểu mang máng là phòng răng sẽ ghi lại địa chỉ của khách hàng lưu lại vào máy vi tính, ngay cả những răng số nào được ở đây làm mới. Ông ta ghi danh tính mình là ông già Tâm, nhưng có biệt danh theo tiếng người dân tộc là La- Hú. Địa chỉ ghi lại không rõ ràng, chỉ nghe cô Ái Nhân kể lể nữa:- Bác ấy nói ở đó chưa có tên đường, lại thêm số nhà lộn xộn. Nhưng nhớ ra là, Bác ấy nằm trên đường đến cáp treo Bà Nà, vì nghe bác ấy khoe được đền bồi tiền đất bạc tỉ... John thở dài, anh mở bản đồ xem cái con đường mà cô Ái Nhân kia nói. Đồng thời lắc đầu vì con đường đó có hơn 50 km, nếu đi tìm có ra được ông già La- Hú gì đó, ắt chắc cũng mất cả tháng trời nhiều hơn. Trở lại khách sạn, John hết sức tức bực vì mình lơ đễnh mới ra nông nỗi. Mấy người tiếp tân gợi ý, rằng bãi biển Đà Nẵng cát trắng vàng hãy đến đó tắm hoặc là đi lên núi Bà Nà bằng cáp treo dài nhất Đông Nam Á. Họ tưởng John là một người du lịch như mọi người Mỹ khác và giới thiệu loáng thoáng về vài cảnh đẹp của thành phố. Họ mong quanh quẩn Đà Nẵng lâu thì khách sạn cho thuê phòng lâu. Anh trả phòng và dẫn Zơ-Râm đi ngay... Đà Nẵng rộng lớn và quá đẹp, tương lai thành phố miền nhiệt đới nắng chói chang này sẽ được mọi người trên thế giới tìm đến. John không khỏi nghĩ miên man về chân trời và mây nước nơi đây, đồng thời cũng muốn du hí ở nơi đây thật lâu. Mọi khách du lịch đều như có ý muốn đó, còn John không biết đi đâu để tìm một người đàn bà và quyết định hướng về phía núi Bà Nà. Một lần lên núi Bà Nà bằng cáp treo, cáp kéo hai người cao lên hàng chục mét trong nháy mắt. Zơ-râm nhìn xuống nước chảy ở dưới và đó là lần lên cao nhất từ trước tới giờ. Hai tay bụm chặt lên mặt, rồi hé kẻ tay để nhìn thoáng ra ngoài, rồi không biết mình đi đâu sao mà cứ lên mãi lên mãi, nên nhảy trong lồng cáp treo rất dễ bị đứt- Zơ-râm như con đười ươi quay cuồng trong chiếc lồng. John vỗ về như vỗ một em bé, nghĩ lại còn là em gái mình suốt gần chục năm trời xa cách mới có dịp để cưng chìu. Những bóng cây xanh rì lắc lư, lồng cáp treo cũng đung đưa như một quả chín mộng. Zơ-râm nhìn lên cao xem tượng Phật không biết là ai? Nhưng có phần được trấn an rằng nơi đó đang có những người đang đi. Ở trên đỉnh núi Bà nà, người ta tạt một bức tượng Phật cao vời vợi ẩn hiện trong màn sương khói mờ mờ. Mây trắng vút bay ngang như chới với giữa trời, Phật ngồi mỉm cười nhìn xuống không nói không rằng. Trông về thành phố Đà Nẵng với biển xanh ngát, gió mát lạnh làm nhiều người có hứng thú với mây trời hơn, khó mà không buông lời: "đẹp!" gỏn lọn. Đến nơi, gió lạnh phần phật cùng với những tảng mây trắng vụt qua ngang mặt. Khách hành hương mộ đạo, khấn vái ngay tại bàn thờ Phật cầu phúc lành. Có khi nào muốn nhìn hai người, John có phần nào đó tươi tỉnh và không quên dắt tay đứa "em gái" thơ ngây vững vàng từng bước đi lên núi. Khi ấy Zơ-râm như một người tình của chàng trai Mỹ, được dìu đi như là một đứa trẻ. Cái nhìn man dại, ngô ngố làm cho nhiều người thương hại, rõ ràng mọi người nhận ra là một người dân tộc mới rời khỏi vùng rừng núi âm u, tới đây mà vẫn lóng cóng như chưa từng va vấp với một ai ngoài thành thị và người ta không tránh được vài câu trêu cợt... Ở Việt Nam người ta sùng bái đạo Phật, ở trên núi Bà- Nà chỉ toàn là chùa chiền và những nơi thờ phụng linh thiêng. Riêng John thì muốn đi lên đấy để tìm kiếm người mẹ của mình, cho nên John cứ việc tìm những người già cỗi hy vọng xem có thể nào một lần bà Bru-ra cũng lên đây để nhìn về thành phố Đà Nẵng từ trên cao. Nhìn lại toàn cục câu chuyện và nỗi ngang trái của mỗi một số phận con người, nhìn lại cuộc chiến trước đây hoàn toàn chỉ gây đau khổ cho người dân vô tội. Tâm trạng trở về lại thời kỳ chiến tranh Việt Nam, một cuộc chiến mà không biết vì sao nó xảy ra. John liên tưởng Đà Nẵng hôm nay và Đà Nẵng vào thời gian lính Mỹ đồn trú, anh cảm giác như là thời gian đó lính Mỹ rất đơn độc. Nếu hỏi người dân Việt Nam, ngoài vụ việc thảm sát ở Mỹ Lai còn những vụ việc nào nữa không? Họ sẽ kể lại những người bị bỏ từ máy bay rơi xuống chết thê thảm, hoặc lính Mỹ cùng với lính Hàn Quốc từng giết hàng loạt đàn bà trẻ em và chôn chung trong một ngôi mộ. Đây đó, thỉnh thoảng đào lên thấy mấy chục bộ xương người bị vùi lấp cùng một hầm, nơi mà lính Mỹ từng càn quét.Thực sự còn rất nhiều vụ việc được quân đội ém nhẹm, nhất là những cuộc tàn sát người thiểu số trên rừng núi miền Trung du thì sao? Râm rang đây đó kể về tộc người Nu -Cao bị lính Mỹ bắn, chắc là do người ta hư cấu chăng? Những người thiểu số họ đủ sức dựng một câu chuyện, cố tình phơi bày tội ác lính Mỹ để được tiền bồi thường chăng? Câu chuyện ấy xảy ra hình như rất khớp với thời gian lính Mỹ lùng sục vào các vùng núi Trung Du và cũng là lúc lính Mỹ có những hành động tàn bạo nhất.Vào thời điểm quân đội Mỹ đổ bộ vào Đà Nẳng. Ngay tức khắc, từng tốp lính Mỹ được thả dù vào để tìm diệt Charlye (Việt Cộng). Những anh chàng sinh viên nếm mùi khổ nhọc nơi rừng sâu. Núi non hiểm trở, rắn rít dày đặt, nhất là vắt rừng bún vào người hút máu. Họ thấu hiểu những hiểm nguy từ rừng già, lại thêm đối phương thoắt hiện vô chừng. Nhóm lính Mỹ cứ phản xạ mất tỉnh táo, bắn bừa bãi. Cuộc chiến tranh Việt Nam vẫn còn nhiều điều bí ẩn, nhất là việc quân đội Mỹ thảm sát thường dân vô tội được họ giữ kín. Nước Mỹ chỉ biết được vài vụ thảm sát dân thường là do có một vài nhà báo phát hiện, rồi họ nghiêm khắc xử mấy vụ đó và đẩy trách nhiệm cho một vài người. Tựa như một quân đội chính qui, hiện đại như nước Mỹ không chấp nhận những hành động thảm sát dân thường. Chiến tranh Việt Nam qua đi. Thỉnh thoảng ai đó đứng ra chịu trách nhiệm và xin lỗi việc mình làm sai trái, còn nước Mỹ tựa như đứng ngoài cuộc. Tựa như các vị Tổng Thống Mỹ trước đã can dự, tìm mấy ông đó mà than phiền. Tựa như đó là quá khứ, cứ cho quá khứ đó lùi vào dĩ vãng. Thời buổi Toàn Cầu, mạng Internet tràn ngập thông tin, rất nhiều và rất nhiều những diễn biến quốc tế. Nhắc chi lại Chiến Tranh Việt Nam như là lạc hậu và như là những việc của những kẻ gàn. Quân đội Mỹ ngày nay can dự vào nội bộ nước khác, mỗi một ngày hiện hoá hơn và mỗi một ngày có lý do xác đáng hơn. Người ta lấy đó làm cái lý để giải thích cho cuộc Chiến Tranh Việt Nam, ( nếu cần thiết) tìm cách "rửa tội" cho cuộc xâm lăng trước đây. Thế nhưng, người ta không bao giờ chịu quan tâm đến một đạo quân xâm lược, đạo đức của kẻ xâm lược trên đất nước xa xôi dễ hình thành những hành vi điên rồ: Hãm hiếp và bắn bừa bãi thường dân vô tội. Tựa như người ta cho rằng, hành vi ấy xa xưa, ngày nay không còn nữa. Những người đã trải qua chiến tranh, từng chứng kiến việc làm của đạo quân xâm lược. Họ biết chắc chắn rằng, những tên lính cầm súng ống đi lang thang trên một đất nước xa lạ. Cứ hễ không có các nhà báo ở đó, cứ có dịp là sẽ làm những trò đồi bại. Cuộc đổ bộ của Mỹ vào Normandi, cứu châu Âu khỏi cuộc xâm chiếm của Đức Quốc Xã. Tựa như vậy, người Mỹ cũng nghĩ là đổ bộ vào Việt Nam là xong. Cho nên lúc ban đầu, mưu mẹo sao đó để can dự vào Việt Nam và đổ bộ lính Mỹ vào, thì mọi việc sẽ giải quyết. Tóm lại, những vị cấp cao cũng đôi khi nghĩ ngợi rất nông cạn, rồi họ đưa cả thế giới vào một dòng lịch sử khác. Thế nhưng, người ta lại thích giải thích những vị đó rất ư là trừu tượng. Mỗi buổi sáng, vị Tổng Thống Mỹ nào cũng phải vệ sinh như ai, cũng ho, cũng ngứa đầu, cũng hỉ mũi hoặc đứng ngồi cũng giống như người bình thường. Họ cũng nóng nảy, nổi giận và ganh ghét chen với những tình thương yêu nước như mọi người. Thế nhưng ý muốn của họ đòi hỏi việc gì, thì có phương cách và cả guồng máy chính phủ phải thi hành. Họ muốn xâm chiếm Việt Nam, xua quân vào đó. Vài câu lý luận, rồi binh lính ùn ùn sang Việt Nam. Ước gì, những vị Tổng Thống Mỹ nói: " Máu ta đổ hôm nay, cho hoà bình ngày nay", thì cũng đi đầu trong đoàn quân đó. Họ ở nhà, chỉ rõ kẻ thù là ở kia ở chỗ nọ, biết bao nhiêu con em trong nước Mỹ ra chiến trường. Trong trí tưởng tượng của con người, kẻ thù rất ác độc. Cho nên cần "giết ngay" kẻ thù ấy "để cứu" nhân loại. Những người lính Mỹ sang Việt Nam cũng nghĩ như vậy, rồi ngộ nhận kẻ thù chỗ này chỗ nọ. Nhận định kẻ thù nơi này nơi nọ xong thì bắn nhau, cứ hễ bên nào chết nhiều thì bên kia chiến thắng. Câu nói của của các vị Tổng Thống có giá trị, mọi thứ Tổng Thống nhìn đều có tầm ảnh huởng tương lai. Nhìn lại dân thường chết la liệt, đến nay lính Mỹ cũng chả biết kẻ thù cụ thể là đâu. Trí tưởng tượng là một người hung dữ, dần dà là những người ốm yếu không chịu ăn không chịu uống, không chịu ở những nơi văn minh như những người khác, rồi họ cũng chẳng biết thế nào kẻ thù. Khi kẻ thù nghèo khổ cần ra tay cứu giúp nhất thì lại bắn, nay hạnh phúc ấm no thì lại là "bạn bè". Gần như thế giới này, người ngồi cạnh ta chỉ cần lý luận hoà bình gì đó, thì coi chừng mai mốt hai người đó bắn nhau...để "gìn giữ hoà bình". Cuộc chiến tranh Việt Nam tốn quá nhiều con người của cả hai phía, vẫn chưa giải thích được vì sao nó xảy ra và đạt được những gì?