hấm thoắt ngót mười năm trời.Bây giờ Đức đã trở nên một sinh viên trường Đại học.Đỗ Sơ học Pháp Việt, Đức lên Hà Nội, học trường Bảo hộ. May được vào hạng ăn lương, nên Đức có thể theo học mãi. Đức ở trọ một nhà gần trường, cuối tháng trả năm đồng bạc cơm còn thì dùng tiền để mua sách và tiêu vào các thứ lặt vặt.Sau bà chủ trọ thấy Đức ngoan ngoãn, chăm chỉ, nhờ Đức dạy hai đứa con mới vỡ lòng, nên rồi bà không lấy tiền cơm của Đức nữa. Vì vậy, Đức để dành lương, và trong ngót mười năm, Đức không lúc nào túng thiếu.Nhưng từ năm ở Hà Nội, Đức không về qua trường cũ nữa.Tuy Đức rất cảm phục bụng ông giáo Chính, nhưng Đức chỉ để tâm mà thôi, vì biết chưa được vào lúc trả ơn thầy, Đức chờ đến khi làm nên sẽ hay.Nhưng mà buồn thay cho Đức! Một hôm Đức gặp người bạn học cũ hỏi thăm tin thầy Chính, thì bạn nói:- Sau cái năm anh không học ở đấy nữa, thầy phải đổi lên mạn ngược, và đổi lên tỉnh Sơn La.Đức rủn người, trợn mắt, hỏi:- Thế à! Rồi sau thầy về trường nào?- Tôi không biết.Đức thất vọng thở dài, rất buồn bã.Sực nghĩ đến rừng xanh, núi đỏ, nước độc, ma thiêng, đường trường đi con thuyền độc mộc lên ghềnh xuống thác, hàng hai mươi hôm, Đức nhăn nhó, than thở:- Không biết thầy có mạnh khỏe không?- Tôi cũng không rõ. Từ ngày ấy, tôi có được tin thầy nữa đâu.Buổi tối hôm ấy, Đức bỏ bữa cơm, ngồi viết giấy lên Sơn La, để vào trường, để hỏi thăm xem thầy hiện nay ở đâu.Hơn một tháng sau, Đức nhận được thư trả lời, có mấy dòng vắn tắt như sau này:Ông Đức,Tôi tiếp thư ông hôm nay, vội vàng trả lời để ông biết rằng: Các ông giáo trường tôi không có ai tên là Chính cả. Vậy thì có lẽ ông hỏi thăm ông Chính ở đây hồi chín năm về trước. Nếu có phải, thì ông ấy dã đổi về vùng Nam Định, dạy ở trường gì mà ở trên này, không ai nhớ tên nữa.Sở dĩ chúng tôi không nhớ tên, là vì những người tòng sự ở đây hiện nay, không ai cùng làm việc với ông Chính cả. Ai đổi lên Sơn La, cũng chỉ ở nhiều lắm là hai năm thôi.Cảm ơn ông, khí hậu tỉnh Sơn La bây giờ không độc lắm như bảy, tám năm về trước.VÂNĐức đọc đến câu sau cùng, lấy làm lo cho thầy lắm. Thường thường, gặp những người đã ở trên mạn ngược vài năm, Đức thấy người nào cũng xanh xao, có vẻ ốm yếu. Mà thầy giáo cũ của Đức, dáng người không được khỏe mạnh, thì chắc không sao tránh được sự yếu đau.Rồi nhân có người bạn dạy học tại Nam Định, Đức lại viết thư về đấy để hỏi. Được độ mười hôm sau, Đức tiếp thư trả lời:Anh Đức,Tôi đã cố công hỏi thăm cho anh, nhưng không ai biết được ông Chính mà anh hỏi dạy học ở trường nào cả. Cả tỉnh Nam Định chỉ có một người tên là Chính, làm ở tòa sứ, nay đã đổi về Phủ lý rồi. Hay là anh muốn hỏi thăm ông Chính ấy?Nhưng mà có người nói chuyện rằng đã lâu lắm, có một ông giáo ở Sơn La đổi về, vì ốm nặng quá, nên chỉ làm việc ở tỉnh này có vài tháng, rồi vào nằm ở nhà thương. Ở nhà thương ra, ông ấy xin nghỉ dạy học. Vậy có lẽ ông ấy là ông Chính chăng?Nếu ông ấy là người anh muốn hỏi, thì hiện nay ông ấy còn đi dạy học hay đã xin nghỉ hẳn, tôi không có thể trả lời được.PHÚCĐức buồn quá, Đức lại hối hận vì mình đã bạc bẽo, mấy năm thôi học không viết được một chữ thăm thầy, để đến nỗi bây giờ, giá có muốn trả ơn thầy, cũng không sao tìm được thầy nữa.Nhưng ai ngờ đâu đến nông nỗi này! Đức cho rằng nhờ trời Đức còn sống, mà làm nên, thì thiếu gì dịp tốt.Một hôm, có người nói chuyện với Đức rằng vùng Hải Dương cững có một ông giáo tên là Chính. Đức hỏi ông giáo Chính ấy họ gì, thì người ấy bảo không biết. Tuy vậy, Đức cũng liều viết giấy về trường tỉnh Hải Dương để hỏi. Nhưng kết quả, Đức lại chỉ nhận được mấy câu trả lời như những thư trước mà thôi.Thưa Ngài,Ở trường tỉnh lỵ Hải Dương hiện nay không có ai tên là Chính, có một ông giáo ở Sơn La đổi về đã lâu, những không tên là Chính.Tôi đã hỏi dò giúp Ngài, song cả hạt Hải Dương, không có ông giáo nào trùng tên với ông Chính mà Ngài hỏi cả.Kính thư,NGỌCTái bút. - Ở trường Nam Sách, có một ông giáo tên là Tuệ. Nếu có phải ông Tuệ này là ông mà Ngài nói cùng dạy Ngài trước với ông Chính, thì Ngài cứ vièt giấy về hỏi.Chẳng quản sự phiền phức. Đức lại biên thư hỏi ông giáo tên là Tuệ, thì ông này trả lời:Thưa ông Đức,Có lẽ Ngài lầm, vì tôi chưa được hân hạnh quen ông Chính. Ngày trước tôi ở Phú Ninh, rồi lên Phòng Tô. Tôi ở đây đã mười hai năm rồi. Các ông giáo mà tôi quen ở các nơi, cũng không ông nào tên là Chính cả. Tôi cũng quen ông Nhượng, nhưng ông Nhượng này hiện đã thôi dạy học, sau khi ông ấy đổi lên Đồng Văn.TUỆNhư vậy, thì Đức thật đã hết lòng dò la tin thầy, mà không sao biết được. Rồi nhớ lại ngày trước, khi thầy giúp cho mỗi tháng ba đồng bạc, Đức đã phải cố dò la hàng mấy năm mới biết là chính thầy. Vậy thì ông giáo Chính với Đức, như có cái gì nó làm cho thầy trò không biết bụng nhau.Nghĩ vậy, Đức càng ân hận, vì ngày ấy đã có một vài lần Đức tỏ ý oán ông giáo Chính nhất. Mà thầy đã cố tâm làm ra như thế để giấu kín bụng tốt của thầy. Nếu vậy thầy càng là người đáng phục.Thế thì quyết là cái ơn tầy trời biển mà thầy đã làm cho Đức, thầy không mong gì có ngày Đức trả. Nhưng bổn phận Đức là phải đền ơn thầy gấp trăm gấp nghìn.Rồi ngẫm nghĩ, Đức thấy có hai cách trả ơn. Nếu trả ngay được người làm ơn cho mình thì là nhất. Bằng không, mình có thể làm ơn cho nhiều người khác. Rồi những người khác nữa sẽ lại làm ơn cho mình. Cách thứ hai này đã làm thành ra câu phương ngôn: Ở hiền gặp lành.Nếu vậy thì ông giáo Chính hẳn hiện nay sung sướng lắm.Tuy nghĩ như thế mà Đức cũng áy náy, mấy tháng trời kém vui vẻ, và quyết sao cũng có một ngày tìm cho được thầy.Có một hôm, Đức rất buồn bã. Trời mưa phùn mà Đức cũng mặc quần áo, lang thang đi chơi phố, rồi đến Bờ Hồ, ngồi ở ga xe điện.Thấy những trẻ con, mặt mũi khôi ngô mà ăn mặc rách rưới, bán hàng rong ngoài đường, Đức chạnh lòng nghĩ đến cảnh mình ngày xưa. Bây giờ Đức được no ấm, và sẽ được tương lai rực rỡ, thì không tìm ra được ân nhân mà đền ơn.Một thằng bé bản báo mời Đức mua một tờ mới xuất bản. Đức thò tay vào túi quần, lấy hai xu, và cầm tờ báo, thở dài, mở ra đọc cho đỡ buồn.Bỗng Đức như người bị cảm. Tự nhiên Đức sửng sốt, đứng dậy, mặt nhăn nhó, ôm đầu, vẫy cái xe. Mọi người ngồi cạnh, không ai hiểu làm sao cả.Thì ra trong tờ báo, vô tình, Đức đã để mắt đến mấy dòng dữ dội...Về đến nhà, Đức cởi vội áo quần, lên giường nẳm, đắp chăn trùm kín mít.Một người bạn đến hỏi Đức, Đức thở dài, uể oải ngôi dậy, và đưa bạn đọc mục “Bá cáo việc riêng”.BÁ CÁO VIỆC RIÊNGTôi có lời bá cáo để các bà con thân thuộc biết cho rằng con trai tôi là Nguyễn văn Phú, vì ham chơi bời đã tự ý xin thôi học trường Cao đẳng Mỹ thuật. Hôm vừa rồi, tôi trách mắng nó, thì nó lại dằn dỗi và trốn đi mầt.Vậy xin các bà con thân thuộc đừng cho nó vay mượn gì kẻo tôi không chịu trách nhiệm về sự dại dột của nó.NGUYỄN HỮU CHÍNHGiáo họcTrường Nam Bình, Vĩnh YênRồi Đức nói chuyện với bạn:- Thoạt thấy tên thầy giáo cũ, tôi mừng rú lên. Nhưng đọc mấy lời này, tôi phát rét run đây đẩy. Tôi không ngờ thầy giáo tôi lại gặp những cảnh éo le như thế này.Rồi Đức kể cho bạn nghe cái ơn trời biển, và nói tiếp:- Tháng sau, thi ra xong, thế nào tôi cũng lên thăm thầy tôi.Người bạn hỏi:- Anh có quen Phú không?- Không, mà tôi cũng không biết mặt nữa. Anh có quen không?Người bạn gật đầu và kể:- Có, anh ta là người rất có tài, mà tính hạnh cũng khá. Nhưng chỉ vì chơi với nhiều người hư đốn, bị người ta rủ rê đi, nên bây giờ trong gia đình mới xảy ra chuyện đáng buồn này.- Thầy tôi rất nhân từ, đăng báo như thế này là một sự vạn bất đắc dĩ.- Phải, đến bạn bè khuyên bảo Phú không được, còn phải giận, nữa là ông cụ giáo.Đức thở dài, than:- Mà thầy tôi có giàu có như người ta đâu!- Tôi thấy một vài khi Phú kể cảnh gia đình, thì ra ông cụ giáo chẳng có gì cả. Giá không có nếp nhà của tổ tiên để lại ở nhà quê, thì có lẽ năm về hưu, ông cụ không biết ở vào đâu.Đức lắng tai nghe, bồn chồn cả dạ.Bạn lại nói tiếp:- “Trong nhà ông cụ, từ khi ở Sơn La về, gặp nhiều vận hạn quá: nào người ốm, nào người chết, nào bị mất trộm nữa.Ông cụ có để dành được ít vốn, nhưng lại sạch sành sanh. Rồi Phú lớn lên, lại không biết nghĩ, tiêu xài hoang phí, thì có núi cũng phải lở, nữa là vốn liếng của một ông giáo học”.Đức tiếp:- Một ông giáo học hay làm việc phúc đức.Rồi thở dài, Đức lấy kéo cắt mảnh báo, cất kỹ vào trong hòm.