ánh “Gió Bụi” của ông bầu Xưởng là một gánh hát nhỏ và nghèo. Đến nỗi giấc mơ duy nhất của ông là được chuyện gánh về thủ đô hát một tháng, một tuần hay chỉ một đêm thôi mà cũng chưa bao giờ thực hiện nổi. Cho đến bây giờ thì giấc mơ ấy thực sự đã chết trong lòng ông bầu già nặng lòng với nghệ thuật.Những cô đào lẳng, đào thương có chút nhan sắc; những chàng kép độc có giọng ca mùi mẫn; những anh hề có tài chọc cười duyên dáng, lần lượt bỏ bầu Xưởng ra đi tìm tiền tài và danh vọng ở phương trời khác. Rồi tới phiên anh soạn giả ruột, anh đạo diễn tâm huyết, anh họa sĩ hào hoa giã từ “Gió Bụi” để lại cho bầu Xưởng vài vở hát cũ mèm, vài tấm phông nham nhở màu sắc thì gánh của bầu Xưởng bắt đầu hấp hối trên miệng hố đen ngòm của đe dọa đói rách, bệnh tật...Bầu Xưởng gánh “Gió Bụi” bằng hai vai, bằng tự ái nghề nghiệp và bằng lòng kiêu hãnh của kiếp tài tử. Ông soạn lại các vở cũ, sơn phết lại phông, đạo diễn luôn tuồng kịch. Ông làm việc ngày đêm ôm đồm đủ thử, đủ mòn. Tóc ông bạc phơ râu ông dài tua tủa. Ông đâm ra thù đời, thù người. Ít lâu sau ông biến thành một bầu gánh khó tính độc tài không tin cậy ai cả trừ vợ ông và hai cô đào chánh, con gái yêu của ông.Bầu Xưởng đưa “Gió Bụi” lang thang khắp nẻo đường gió bụi lục tỉnh. Khi những đấng thiên tử những anh hùng hiệp sĩ xuất hiện trên sân khấu thì đồng thời cũng hiện những thằng ăn mày những thằng phản bội ở hậu trường. Gánh hát của bầu Xưởng toàn gặp thất bại ê chề. Chiếc xe chuyên chở phong cảnh hành lý và công nhân của bầu Xưởng đã bán đứt cho chủ vựa cá. Người ta bèn dùng nó vào việc thiết thực hơn là việc nghệ thuật. Thành thử mỗi lần chuyển gánh, bầu Xưởng lại phải mướn xe đò. Do sự mướn thuê đau buốt tim gan đó nên cứ một phen ra đi là một phen gửi lại chút ít đồ đạc làm kỷ niệm. Dần dà, đồ nghề thưa thớt. Thưa thớt luôn cả nghệ sĩ. Vì họ vội nghĩ tới một đời sống tầm thường, một đời sống không sóng gió nhưng no lành, yên ổn. Đào thì kết duyên với các thầy đại diện xã, các thầy hội viên cảnh sát hoặc các thầy trung sĩ trấn thủ quận lỵ, hoặc nữa, làm lẽ mấy ông chủ vựa cá, chủ xe đò... Kép thì lọt vào những đôi mắt xanh của các cô thợ may, các cô bán hàng ngoài chợ. Có anh tốt số vớ được cô nữ sinh con ông điền chủ ái mộ tài hoa. Thế là nghệ sĩ có quyền vĩnh biệt ông bầu, quên sáu câu vọng cổ, bài xàng xê và những tháng ngày đói rách để làm cuộc đời mới...Sự kiện này tiến diễn không ngừng khiến bầu Xưởng ứa nước mắt. Ông kiên nhẫn chịu đựng. Cái hy vọng ngày mai tươi sáng là ngọn nến leo lét trong đầu óc ông. Bầu Xưởng không thể bỏ cuộc vì ít ra ông còn một số đàn em trung thảnh với ông, số đàn em nguyện cùng ông, cùng gánh “Gió Bụi” rút ruột nhả tơ đến ngày trở về cát bụi. Bầu Xưởng lo vá lại mũ mãng, y phục và kết nạp thêm đảo kép trẻ. Mặc dù “Gió Bụi” nằm gánh nhiều nơi, mặc dù những lượng vàng dành dụm của vợ, của con gái tháo hết đổi cơm cháo, cà phê, thuốc lá cho nghệ sĩ, bầu Xưởng vẫn tin vào cơn gió thần, ngày nào đó, sẽ thổi tung “Gió Bụi” cho tiếng trống tuồng vang vang thuở oanh liệt lúc ban đầu.Và đây là giấc mơ thứ hai...Một buổi chiều u ám, gánh “Gió Bụi” của bầu Xưởng lạc loài tới Hậu Nghĩa. Hậu Nghĩa là một tỉnh lỵ mới thành lập. Từ công sở đến chợ búa, từ chùa chiền đến rạp hát, tường chưa khô mùi vữa, mái còn đỏ tươi dưới ánh nắng chói chang. Dân tỉnh lỵ rất dễ tính. Người ta đón người đến như đón bà con thân thuộc. Người đến, nếu ở lại lâu sẽ được săn sóc chu đáo, sẽ được an ủi tinh thần, giúp đỡ vật chất.Gánh “Gió Bụi” dĩ nhiên được hoan nghênh nhiệt liệt. Nó cũng giống những trái dừa giữa sa mạc nóng bỏng. Nó tới đúng lúc người ta khát khao. Bất kể sự rách rưới, nghèo đói, người ta chỉ cần biết nó là gánh cải lương đầu tiên đặt chân lên miền đất trẻ trung này.Bầu Xưởng sung sướng muốn khóc. Ông ta phấn khởi đôn đốc nghệ sĩ tập dượt lại những vở tuồng ruột. Hai ngày cái tỉnh lỵ nhỏ bé Hậu Nghĩa đã om sòm tiếng trống cổ động của gánh “Gió B!!!15976_9.htm!!!
Đã xem 3731 lần.
http://eTruyen.com