Lãnh Đạo 4 có khuôn mặt thật nhân hậu. Ông ta cũng trên 50 tuổi. Không hỏi han gì chàng về bản tự khai, ông ta làm như thể hoàn toàn chẳng biết gì về diễn tiến tư tưởng của chàng. Có lẽ, ông ta thừa hiểu chàng chưa thèm đặt bút viết tự khai. Lãnh Đạo 4 là người có... trọng lượng, nói theo chủ nghĩa của cộng sản. Do đó, cái bàn nhỏ đã được thay bằng cái bàn lớn, cái ghế chàng ngồi có đệm >, trên bàn có lọ hoa tươi. Và, đặc biệt, hôm nay bình trà sứ, tách sứ Trung quốc. Ông Lãnh Đạo 4 mời chàng thuốc lá Thăng Long cao cấp bọc giấy bạc bên trong, giấy bóng kính bên ngoài; còn ông ta hút thuốc đen Tam Đảo rẻ tiền, đơn giản. - Anh Bá, anh có biết chúng tôi đánh giá trí thức ra sao không? - Chắc chắn, các ông ví người trí thức như cục phân, giá trị của trí thức không hơn cục phân. - Sự ví von ấy của Mao Trạch Đông. Nó đã chết rồi. - Nhưng đã nằm trong giáo điều. - Không còn giáo điều của Mao ở Việt Nam nữa. Không còn luôn cả ảnh hưởng tư tưởng Trung quốc ở Việt Nam luôn. Chúng ta sẽ xóa dần mọi vết tích nô lệ văn hóa Trung Quốc. Mao Trạch Đông đã quá đà công kích trí thức. Có hai loại trí thức. Trí thức tiến bộ, yêu nước và trí thức lạc hậu, phản động. Loại dưới vô dụng, cần tiêu diệt. Loại trên được đánh giá cao. - Được lùa vào cái chuồng tên là Hội Trí Thức Yêu Nước. - Anh thuộc loại trí thức nào? - Theo tôi, có hai hạng trí thức: Trí thức khoa bảng và trí thức dấn thân. Trí thức khoa bảng là hạng theo chủ nghĩa giá áo túi cơm. Hạng trí thức này dùng bằng cấp tiến sĩ, thạc sĩ của nó đánh đổi địa vị xã hội để thụ hưởng những tiện nghi biệt thự, xe hơi, vợ đẹp, con khôn. Khi đã thụ hưởng thừa mứa, nó bon chen vào chính trường và cố ngoi ngóp lên hàng lãnh tụ. Lãnh tụ quốc gia không xong, nó làm lãnh tụ phong trào, mặt trận, hội đoàn. Nó phải vác bằng được cái tiến sĩ, thạc sĩ của nó vào cuộc phiêu lưu chính trị giả tưởng. Xã hội ta là xã hội lạc hậu, kính trọng khoa bảng, vì vẫn tưởng trí thức khoa bảng còn nguyên vẹn khí khái của Chu Vãn An, Nguyễn Khuyến. Do đó, khoa bảng vẫn có đất phô trương. Một anh bác sĩ chủ tịch một hội đoàn vẫn được nể vì hơn một anh trung sĩ! Và anh bác sĩ chủ tịch lên mặt khinh bỉ anh trung sĩ chủ tịch. Nhưng nếu thời thế đổi thay như nó đã thay đổi, anh trung sĩ được ngoại nhân phong trung tướng tổng thống, trí thức khoa bảng sẽ biến thành nghị sĩ, dân biểu, bộ trưởng gia nộ Thái độ của trí thức khoa bảng là thái độ cho thuê bản thân bất cứ giá nào, với bất cứ người nào. Nó hèn mọn. ích kỷ và rất sợ chết. Nó giống hệt bọ hung. Còn sự lăng quăng của nó thì giống hệt bọ gậy. Trí thức dấn thân là những người biết đem kiến thức của mình soi sáng mọi u tối của dân tộc, biết cảm thông với dân tộc, biết chia xẻ nỗi đau khổ với dân tộc, dám vì dân tộc mà thắp lửa đấu tranh tìm kiếm hạnh phúc cho dân tộc, vinh quang cho tổ quốc. Trí thức dấn thân khước từ địa vị, quyền lợi cá nhân, không tham vọng quyền bính. Tâm hồn trí thức dấn thân là tâm hồn cách mạng, không bao giờ là tâm hồn cai trị, thống trị. Ý nghĩa chiến đấu của trí thức dấn thân khôn cùng. Họ có bằng cấp cao hoặc chẳng có bằng cấp gì thì vẫn cứ khinh thường khoa bảng. Giá trị của dấn thân vô hạn, tuyệt vời. Một người du đãng, một anh hạ sĩ biết làm đẹp quê hương, dám dấn thân chiến đấu cho tự do, dân chủ, hạnh phúc của dân tộc thì cũng kể là trí thức dấn thân. Bởi thái độ của họ đẹp, họ biết đem cái mà họ có cống hiến cho mọi người. Tôi nghĩ, người du đãng có lý tưởng chiến đấu giá trị hơn trí thức khoa bảng ngàn lần. Ông biết chứ, trong mọi dấy động của thời thế, ai là những kẻ dẫn đầu và lôi cuốn quần chúng? Những kẻ anh hùng ngang dọc mà cuộc đời hẹp hòi thường miệt thị là du đãng đấy. Lúc ấy, trí thức khoa bảng ở đâu? Nó nằm dưới váy vợ run sợ hoặc hí hửng chờ đọc tuyên ngôn, tuyên cáo chiến thắng! Với tôi, Nguyễn Nhạc là thần tượng của du đãng và việc làm của ông ta là lý tưởng của du đãng. Thiếu Nguyễn Nhạc không có Nguyễn Huệ. Nhưng tôi sẽ không nói với ông về > của Nguyễn Nhạc đâu, tôi sợ phải so sánh > với > - Anh tự xếp anh vào hạng trí thức nào? - Tôi hả, thưa ông? Ông đã biết rõ tôi thuộc hạng trí thức nào rồi. - Đảng quý trọng thái độ trí thức của anh, của những người như anh. - Cám ơn Đảng! Tôi nghĩ Đảng quý trọng trí thức trong chuồng Hội Trí Thức Yêu Nước mới phải chứ. - Anh không là người cộng sản, anh không thể hiểu nổi Đảng. Dưới ánh sáng quang vinh của Đảng, mọi vấn đề đều sáng tỏ. Hiện nay, ở Việt Nam, không còn trí thức nữa hay, nói chính xác, chỉ còn trí thức đầu hàng. Những tiến sĩ, phó tiến sĩ mới là do Đảng đào tạo, vậy gọi là trí thức cộng sản. Còn trí thức cũ, từ Nguyễn Mạnh Hà, Trần Văn Giàu đến Nguyễn Khắc Viện thì đã đầu hàng lâu rồi và sắp chết hết. Bọn trí thức phản kháng tiêu biểu là Nhân Văn Giai Phẩm thì bị diệt gọn. Nói tóm lại, miền Bắc không còn trí thức, hoặc rõ rệt, chỉ còn trí thức anh hùng lao động. Tôi nói về trí thức miền Nam chắc là anh thông suốt hơn. Đại trí thức mon men hàng học giả là Hồ Hữu Tường, chẳng hạn, có biết làm đẹp quê hương không? Không đâu, hắn đã đem tài năng của hắn phục vụ tên trùm chứa thổ, đổ hồ Lê Văn Viễn, tên giặc cỏ hà hiếp nhân dân, tên lái buôn thuốc phiện đầu độc nhân dân. Thế mà hắn còn vô liêm sỉ tự nhận mình là tù nhân chính trị, chống đối độc tài và ra ứng cử dân biểu, rồi quỵt nợ ngân hàng, dở nhiều trò nham nhở. Hắn đã dấn thân đấy. Anh biết bọn trí thức khúm núm đi giật lùi trước mặt Ngô Đình Diệm chứ? Anh đã biết trí thức khoa bảng nặng Nguyễn Cao Hách, Nguyễn Khắc Hoạch và đồng bọn > > chứ? Chúng nó ra vào cửa sau Sở Nghiên Cứu Chính Trị của Trần Kim Tuyến, tình nguyện làm mật vụ trí thức để có tiền xuất bản báo và địa vị xã hội. Bọn trí thức này, Ngô Đình Nhu đã khinh bỉ thậm tệ. Còn bọn trí thức khoa bảng mà chế độ nào cũng phục vụ, không cho nó địa vị, nó đối lập inh ỏi thì đầy rẫy ở Sàigòn ngày xưa. Bọn trí thức tồi tệ mà báo chí Sàigòn đã chửi đích danh chúng, gọi chúng là bọn > càng nhan nhản. Chúng nó hết bám đít Nguyễn Cao Kỳ lại theo chân Nguyễn Văn Thiệu. Thậm chí, chúng nó quỳ lạy mấy ông cố đạo, van xin mấy ông thầy chùa để làm nghị sĩ, dân biểu, bộ trưởng. Trí thức Sàigòn là thế, cho chúng nó vào cái chuồng Hội Trí Thức Yêu Nước, như anh nói là khoan hồng, đại lượng rồi. Để tôi nói về sinh hoạt của trí thức yêu nước trong > cho anh nghe. Nguyễn Xuân Oánh có yêu nước không? Nó chỉ yêu đào hát. Nó vì đào hát, vì sự nghiệp đào hát, vì gánh hát của vợ nó, vì sự lưu diễn Liên xô, Đông Âu của vợ nó mà cúc cung phục vụ chế độ mới. Ở chế độ cũ, nó phò thằng Nguyễn Khánh phường chèo. Thôi, tôi không kể tên chúng nó ra nữa, sợ anh buồn. Đảng khinh thường chúng, lần lượt cấp xuất cảnh cho chúng nó chuồn ra ngoại quốc. Anh hãy tưởng tượng nỗi lo lắng, hồi hộp của chúng khi chúng nộp đơn ở Phòng Công Tác Về Người Nước Ngoài và nỗi hồ hởi phấn khởi của chúng khi chúng bước lên máy baỵ Đảng ban phát ân huệ cho chúng nó. Đảng có bắt chúng nó đi học tập đâu? Chúng nó vẫn lái xe hơi, đánh quần vợt, cờ bạc, rượu chè. Vậy mà ra ngoại quốc, chúng bầy đặt > ngoác miệng chống cộng sản! Thái độ của chúng nó ở trại, ở nhà tù ra sao? Thằng Vũ Quốc Thông tranh cơm, ăn cắp xì dầu của tù nhân khác. Bao nhiêu tù nhân khác ráng chịu đói, có tranh cơm đâu? Chúng nó hưởng thụ quen rồi, không kham nổi thiếu thốn. Lũ thư lại mới tởm, chúng nó lười biếng lao động, chấp nhận bị chửi bới để làm việc lơ là, ăn cắp ngô, khoai, rau, sắn. Vậy mà ra ngoại quốc, chúng tự nhận là anh hùng tù ngục. Đứa làm chó săn đích thị, rêu rao đứa khác làm chó săn. Đấy, trí thức đang > ở Pháp, ở Mỹ... Anh muốn biết một loại trí thức Việt Nam hải ngoại bịp bợm và phản bội không? Loại bịp bợm lăng xăng viện sĩ hàn lâm thì chỉ đáng khinh, còn loại phản bội thì đáng tởm. Điển hình là thằng Trung ở Paris. Trước nó theo chúng tôi, hoạt động tích cực. Thành tích của nó là khiêng quan tài ở Paris để phản đối Mỹ chọi bom B52 ở Hà Nội. Đảng và nhà nước ta nghèo, không thể nuôi nó phè phỡn, gặp dịp thằng Trương Như Tảng trốn sang Pháp cấu kết với thằng Hoàng Văn Hoan nhận tiền của lũ bành trướng Bắc Kinh phá hoại tổ quốc Việt Nam, nó trở dáo theo thằng Tảng, thằng Hoan, tình nguyện làm Việt gian, đầy tớ của kẻ thù truyền kiếp của dân tộc. Đấy, trí thức yêu nước trong nước sáng chiều lo ra Bưu Điện nhận quà của thân nhân bên Mỹ, bên Tây gửi về, sáng chiều tới Câu lạc bộ của Hội ăn uống giá rẻ, sáng chiều hỏi han nhau giá bán thuốc, giá vải, giá quần, giá áo, sáng chiều đôn đáo các chợ trời; trí thức yêu nước ngoài nước phản bội, chỉ rình về Sàigòn phe phẩy, dụ dỗ kết hôn với gái đẹp để dẫn qua Tây, cho chúng nó vào cái chuồng là đúng. Đáng lẽ, phải nhốt chúng vào chuồng cạnh chuồng khỉ Sở Thú Sàigòn! Làm sao chúng tôi có thể dùng được chúng nó mà quý trọng chúng nó. Anh nghĩ đúng chứ? - Thưa ông Lãnh Đạo, tôi đã nói với ông rồi. Loại trí thức mà ông đề cập không bao giờ là trí thức cả. Những người tuổi trẻ như tôi đã biết khinh bỉ chúng. - Anh nghĩ gì về Hoàng Văn Hoan? - Trước hết, ông ấy già rồi. Với chúng tôi, những người già nua khụ khị, đầu óc đặc xệt bình vôi không có gì đáng để ý tới. Sau hết, một người cộng sản thì theo Nga hay theo Tầu vẫn là người cộng sản thôi. Con khỉ mặc quần áo người, diễn trò người thì vẫn cứ là khỉ... Nhưng nếu người cộng sản vụt thức, hoàn toàn vụt thức, dám chống đối chủ nghĩa cộng sản, đứng hẳn về quốc gia, dân tộc mà đấu tranh cho tự do, dân chủ và hạnh phúc cho giống nòi thì vấn đề khác đi. - Trương Như Tảng là người ấy? - Không bao giờ Trương Như Tảng có thể là người ấy. Trước hết, ông ta không phải là người cộng sản, ông ta chỉ là người theo đám cộng sản để ăn cái tàn bộ trưởng Tư pháp. Trương Như Tảng lả người thiếu đầu óc. Tất cả những kẻ theo đám cộng sản trong cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đều là những kẻ thiếu đầu óc, nếu không muốn liệt họ vào hạng > hoặc hạng lái buôn thời thế. Thí dụ, các ông không xóa Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, không giải thể cái Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam, Trương Như Tảng vẫn làm bộ trưởng Tư pháp, tôi tin chắc không có vấn đề Trương Như Tảng, ngàn năm sau ông ta cũng không biết > đâu. Vì ông ta bị cách chức Bộ trưởng, ông ta cay cú, ông ta > Sự thức tỉnh này đáng tội nghiệp hơn là đáng coi thường nếu ông ta yên phận chết già ở xứ người. Tôi nghĩ, nếu Tảng > vào hôm 1-5-1975, ông ta sẽ có giá hơn với những người muốn lợi dụng ông tạ Theo tôi và trong ý nghĩ của tôi, ông Trương Như Tảng đã chết. Nhưng, thưa ông Lãnh Đạo, tôi chưa thấy một người cộng sản nào dám tách khỏi chủ nghĩa, lãnh tụ, đồng chí để sám hối với dân tộc. Họa may là ông. - Anh tuyên truyền tôi? - Ông muốn làm anh hùng dân tộc, hay suốt đời chỉ nhận chỉ thị của các ông Lê Duẩn, Trường Chinh? Ông suy nghĩ di... - Anh là người của ai? - Tôi là người của dân tộc Việt Nam. - Anh quốc tịch Pháp. - Tôi vẫn mang quốc tịch Việt Nam. - Người mang quốc tịch Pháp hay quốc tịch Mỹ, xâm nhập Việt Nam bị pháp chế của nước Việt Nam kết tội xâm lăng, gián điệp. Anh hiểu chứ? - Tôi là người Việt Nam, tôi về nước Việt Nam vì tôi yêu nước tôi. - Ai đưa anh về? Tòa đại sứ cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Paris không cho phép anh về thì ai cho phép anh? Thế lực nào đưa đường dẫn lối cho anh về? - Xin ông bình tĩnh, ông Lãnh Đạo. Người cộng sản hay nói câu > Tôi chỉ cần về được Việt Nam và thực hiện mục đích của tôi, còn ai đưa tôi về, thế lực nào đưa tôi về, tôi chấp nhận cả. Ông muốn ai đưa tôi về, thế lực nào đưa tôi về, tôi đồng ý hết. - Anh ở trong tổ chức nào? - Tôi hoàn toàn độc lập, hoàn toàn cô đơn. Tôi chỉ ở trong tổ chức của những người tuổi trẻ hoạt động ngay trên quê hương tôi. Nói thẳng thắn, tôi về để vận động cách mạng tuổi trẻ, để làm cách mạng Tây Sơn thứ hai. - Anh đang nói chuyện với ai? - Với ông Lãnh Đạo, thưa ông. - Thế mà tôi cứ tưởng anh kể chuyện Phong Thần cho một nông dân. - Tôi rất thành khẩn. - Chỉ có một kẻ duy nhất đủ khả năng đưa anh về Việt Nam là Trung quốc. Một kẻ khả năng ngờ vực là bọn Tây thực dân đồn điền. Nghe tôi nói, anh Bá! - Tôi đang nghe ông. - Trung quốc âm mưu thâm độc vô cùng. Từ Hoàng Văn Hoan đến Trương Như Tảng, nó đẻ ra cả chục hệ phái chầu quanh Hoan và Tảng. Anh không nằm trong tổ chức của Hoan, của Tảng nhưng, chắc chắn vô tình hay cố ý, anh phải ở trong một hệ phái nào đó. - Tôi không ở trong một hệ phái, một tổ chức nào cả. - Anh cam kết? - Danh dự của tôi. Lãnh Đạo 4 cười. Ông ta không nói thêm câu nào. Buổi mạn đàm chấm dứt. Người công an bảo vệ đưa chàng về phòng.