51. QUẺ THUẦN CHẤN
Trên dưới đều là Chấn (sấm, động).

Vạc là một đồ dùng quan trọng trong nhà, làm chủ giữ nó, không ai bằng con trai trưởng, cho nên sau quẻ Ðỉnh tới quẻ Chấn. Chấn là sấm mà cũng là trưởng nam.
Thoán từ:
震, 亨.震來虩虩, 笑言啞啞.震驚百里, 不喪匕鬯.
Chấn hanh. Chấn lai hích hích, tiểu ngôn ách ách.
Chấn kính bách lý, bất táng chuỷ xướng.
Dịch: Sấm động thì hanh thông. Lúc sấm nổ ầm ầm mà nớp nớp lo sợ thì sau sẽ cười nói ha ha. Sấm động trăm dặm mà không mất muỗng và rượu nghệ (đồ tế thần)
Giảng: Sấm phát động thì vạn vật mới nảy nở, cho nên bảo là hanh thông.
Khi có điều gì kinh động mà nớp nớp lo sợ, giữ gìn sửa mình thì không bị tai hoạ mà sau sẽ được vui vẻ. Sấm vang động xa đến trăm dặm, mà tinh thần vẫn vững, không đến nỗi đánh mất đồ tế thần (cái muỗng và rượu làm bằng lúa mạch hoà với nghệ) thế là tốt, hanh thông. Nói đến việc tế thần là để diễn cái ý: giữ được tôn miếu, xã tắc.
Hào từ:
1.
初九: 震來虩虩, 後笑言啞啞, 吉.
Sơ cửu: chấn lai hích hích, hậu tiếu ngôn ách ách, cát.
Dịch: Hào này ở đầu thời sấm động. Hào từ y hệt Thoán từ, chỉ thêm hai chữ “hậu” (sau) và “cát” tốt.
2.
六二: 震來, 厲.億喪貝, 躋于九陵, 勿逐七日得.
Lục nhị: Chấn lai, lệ; ức táng bối, tê vu cửu lăng, vật trục, thất nhật đắc.
Dịch: Hào 2, âm: Sấm nổ, có cơ nguy, e mất của chẳng (sợ hãi) chạy lên chín từng gò để tránh; dù mất của những đừng đuổi theo, bảy ngày sẽ được.
Giảng: Hào này âm nhu lại cưỡi lên hào 1 dương cương, nhút nhát, sợ 1 áp bức, e có cơ nguy, lại ngại mất của, nên phải tránh xa (lên chín tầng gò); nhưng nó vốn trung, chính, khéo xử nên đừng quá lo mà khiếp sợ, cứ bình tĩnh, dù có mất tiền, sau cũng lấy lại được.
3.
六三: 震蘇蘇, 震行无眚.
Lục tam: Chấn tô tô, chấn hành vô sảnh.
Dịch: Sấm động mà sinh thác loạn; cứ tránh đi, bỏ điều bất chính thì không bị hoạ.
Giảng: Hào âm, ở vị dương, là hạng người bất chính, nên lo sợ tới thác loạn; nếu trở về đường chính thì không bị tai hoạ.
4.
九四: 震, 遂泥.
Cửu tứ: chấn, toại nê.
Dịch: Hào 4, dương: sấm động, bi say mê chìm đắm.
Giảng: Hào dương này, bất trung, bất chính, mà lại bị hãm vào giữa bốn hào âm, hai ở trên, hai ở dưới, nên gặp việc chấn động, lo sợ, không tự thoát được, chỉ chìm đắm thôi.
5.
六五: 震往來, 厲.意无喪, 有事.
Lục ngũ: Chấn vãng lai, lệ; ức vô táng, hữu sự.
Dịch: Hào 5, âm: Sấm tới hay lui cũng đều thấy nguy; cứ lo (ức) sao cho khỏi mất đức trung (vô táng), thì làm được công việc.
Giảng: Hào âm, hay lo sợ, chỉ thấy toàn là nguy, nhưng ở vị 5, có đức trung; cứ giữ đức đó thì sấm tới hay lui (vãng lai cũng có thể hiểu là hào 5 này tới hay lui) cũng không sao mà còn làm được công việc nữa.
6.
上六: 震索索, 視矍矍, 征凶.震不于其躬, 于其鄰, 无咎, 婚媾有言.
Thượng lục: Chấn tác tác, thị quắc quắc, chinh hung.
Chấn bất vu kì cung, vu kì lân, vô cữu, hôn cấu hữu ngôn.
Dịch: Hào trên cùng: Sấm động mà kinh hoảng, mắt nhớn nhác, nếu đi tới (hành động) thì xấu. Nếu đề phòng trước từ khi sự chấn động chưa tới bản thân mình, mới tới hàng xóm, thì không lầm lỗi, mặc dầu bà con có kẻ chê cười mình.
Giảng: Hào này âm nhu, gặp hoàn cảnh cực kỳ chấn động (vì ở trên cùng quẻ Chấn) cho nên có vẻ quá sợ sệt, mà không có tài nên không nên hành động gì cả, chỉ nên đề phòng trước thôi. Bốn chữ: “hôn cấu hữu ngôn” Chu Hi hiểu là nói về việc gả cưới, không khỏi có lời ngờ vực; các sách khác đều hiểu là bị bà con (hôn cấu) chê cười. Tại sao lại chê cười? Tại hào này nhút nhát: Tại không dám hành động chăng?

Truyện Kinh dịch - Đạo của người quân tử Lời nói đầu của VNthuquan Lời nói đầu của Nguyễn Hiến Lê Đã xem 1904779 lần. --!!tach_noi_dung!!--


50. QUẺ HỎA PHONG ĐỈNH
Trên là Ly (lửa), dưới là Tốn (gió)

--!!tach_noi_dung!!--
Cách là biến đổi, có công dụng “cách vật” (biến đổi các vật ) dễ thấy nhất là cái đỉnh (vạc) vì nó dùng để nấu ăn, biến đồ sống thành đồ chín; cho nên sau quẻ Cách tới quẻ Ðỉnh.
Thoán từ:
鼎: 元吉, 亨.
Ðỉnh: Nguyên cát, hanh.
Dịch: Vạc (nấu ăn): rất tốt, hanh thông.
Giảng: Nhìn hình của quẻ, ta thấy vạch đứt ở dưới cùng như cái chân vạc, ba vạch liền ở trên như cái thân vạc trong chứa thức ăn, vạch đứt ở trên nữa như hai tai vạc vạch liền ở trên cùng là cái đòn để khiêng vạc, vì vậy gọi là quẻ đỉnh.
Theo nghĩa thì nội quái Tốn là cây, gỗ (ở đây không nên hiểu tốn là gió), ngoại quái Ly là lửa; đút cây vào lửa để đốt mà nấu thức ăn.
Ở trên đã xét quẻ Tỉnh, về việc uống; ở đây là quẻ Đỉnh, về việc ăn. Cổ nhân trong việc nấu nướng, trước hết để tế Thượng đế, rồi để nuôi bậc thánh hiền. Tế Thượng đế thì cốt thành tâm, nuôi thánh hiền thì cốt trọng hậu. Đó là ý nghĩa câu trong Thoán truyện.
“thánh nhân phanh (chữ ở đây đọc là phanh như chữ dĩ hưởng Thượng đế, nhi đại phanh (đại ở đây là trọng hậu dưỡng thánh hiền”. Vì vậy quẻ Ðỉnh có cái nghĩa rất tốt.
Quẻ Ly có đức thông minh, sáng suốt; quẻ Tốn có đức vui thuận; hào 5, âm nhu mà được ngôi chí tôn, đắc trung, ứng với hào 2 dương cương ở dưới ; vậy quẻ Đỉnh có đủ những đức sáng suốt, vui thuận, đắc trung, cương (hào 2) nhu (hào 5) ứng viện nhau để làm việc đời, thì có việc gì mà không hanh thông?
Hào từ:
1.
初六: 鼎顛趾, 利出否, 得妾, 以其子, 无咎.
Sơ lục: Đỉnh điên chỉ, lợi xuất bĩ, đắc thiếp, dĩ kì tử, vô cữu
Dịch: Hào 1, âm:Vạc chống chân lên, trút những đồ dơ bụi bặm (bĩ) ra thì lợi; (ngẫu nhiên gặp may) như gặp được người thiếp để sinh con cho mình, không lỗi.
Giảng: Hào này là cái chân vạc, âm nhu mà ứng với hào 4 dương cương ở trên có cái tượng chống chân lên trên, tuy xấu, nhưng vì vạc chưa đựng thức ăn, chưa đặt lên bếp thì nhân nó chống chân lên mà trút hết các dơ bẩn ra, rốt cuộc hoá tốt; ngẫu nhiên gặp may như người đàn ông có vợ rồi, gặp một người thiếp thấp hèn nhưng sinh con cho mình, không có lỗi.
2.
九二: 鼎有實, 我仇有疾, 不我能即, 吉.
Cửu nhị: Đỉnh hữu thực, ngã cửu hữu tật, bất ngã năng tức, cát.
Dịch: Hào 2, dương: Vạc chứa thức ăn rồi; kẻ thù oán ta vì ghen tuông, nhưng không tới gần ta được. tốt.
Giảng: Hào này dương cương ở vị trung, hữu dụng rồi như cái vạc đã chứa thức ăn. Vì nó thân với hào 5 ở trên, mà không để ý đến hào 1 âm ở sát nó, nên nó bị 1 ghen tương mà oán nó. Nhưng nó quân tử, ứng với hào 5, nên 1 không tới gần mà hãm hại được nó. Nên cẩn thận thôi, vẫn là tốt.
3.
九三: 鼎耳革, 其行塞, 雉膏不食.方雨, 虧悔, 終吉.
Cửu tam: Đỉnh nhĩ cách, kì hành tắc, trĩ cao bất thực; phương vũ, khuy hối, chung cát.
Dịch: Hào 3, dương: như cái tai vạc dương thay đổi, chưa cất vạc lên được, thành thử mỡ chim trĩ (mỡ ngon) chưa đem ra cho người ta ăn; nhưng sắp mưa rồi, không còn ăn năn nữa, kết quả sẽ tốt.
Giảng: Hào này ở giữa lòng vạc, dương cương, là hạng người tốt, có hào trên cùng ứng với nó, nhưng bị hào 5 ngăn cách (cũng như cái tai vạc hào 5 còn dương sửa, chưa cất vạc lên được) thành thử chưa đắc dụng, cũng như món ăn (hào 3) chưa đem ra cho người ta ăn được. Nhưng 3 có tài, lại chính đáng (dương ở vị dương) thì chẳng bao lâu 5 vả sẽ hợp nhau, âm(5) dương (3) giao hào, tượng như trời sắp mưa, không còn gì ân hận nữa; lúc đó 3 sẽ đắc dụng, kết quả sẽ tốt.
4.
九四: 鼎折足, 覆公餗其形渥, 凶.
Cửu tứ: Đỉnh chiết túc, phúc công tốc (túc) kì hình ốc, hung.
Dịch: Hào 4, dương: Chân vạc gẫy, đánh đổ thức ăn của nhà công hầu, mà bị hình phạt nặng, xấu.
Giảng: Hào này ở vị cao, gần ngôi chí tôn, vậy là có trách nhiệm lớn, nhưng ứng hợp với 1, âm nhu ở dưới, nên không gánh nỗi trách nhiệm, như cái vạc gẩy chân, đánh đổ thức ăn, mà bị tội.
Theo Hệ từ hạ truyên Chương v, Khổng tử cho rằng hào này cảnh cáo những kẻ đức mỏng mà ngôi tôn, trí nhỏ mà mưu lớn, sức yếu mà gánh nặng.
5.
六五: 鼎黃耳, 金鉉, 利貞.
Lục ngũ: Đỉnh hoàng nhĩ, kim huyễn, lợi trinh.
Dịch: Hào 5, âm: Vạc có tai màu vàng, có đòn xâu bằng kim khí; giữ được đạo chính thì bền.
Giảng: Hào này là cái quai vạc, đắc trung cho nên tượng bằng màu vàng; ở trên nó là hào dương cương, tượng bằng cái đòn xâu bằng kim khí (chất cứng), vậy là người có tài, đức, chỉ cần giữ được đạo chính thôi.
6.
上九: 鼎玉鉉, 大吉, 无不利.
Thượng cửu: Đỉnh ngọc huyễn, đại cát, vô bất lợi.
Dịch: Hào trên cùng dương: vạc có cái đòn xâu bằng ngọc rất tốt, không gì là không lợi.
Giảng: Hào trên cùng này là cái đòn để xâu vào tai vạc mà khiêng; nó dương cương mà ở vị âm (chẳn), vừa cương vừa nhu, nên ví nó với chất ngọc vừa cứng vừa ôn nhuận. Ở cuối thời Đỉnh, như vậy là rất tốt.

°

Quẻ này cũng như quẻ Tỉnh, hào trên cùng tốt nhất vì tới lúc thành công. i duy có quẻ càn là bốn đức được hòan tòan, còn sáu quẻ kia tuy cùng có tứ đức mà bị hạn chế ít nhiều, nghĩa là phải có điều kiện nào đó, gặp hòan cảnh nào đó mới có được đức nào đó.
a) Ý nghĩa thông thường của tứ đức đó như sau:
Nguyên là đầu tiên, lớn, trùm mọi điều thiện.
Hanh là hanh thông, thuận tiện, tập hợp các điều hay.
Lợi là nên, thỏa thích, hòa hợp các điều phải.
Trinh là chính, bền chặt, gốc của mọi việc.
b) Dưới đây tôi ghi thêm một số ý nghĩa khác. Xét theo đạo người thì nguyên thuộc về đức nhân, hạnh thuộc về đức lễ, lợi thuộc về đức nghĩa, trinh thuộc về đức trí.
Đó là quan niệm của nhà Nho.
c) Riêng về quẻ Càn (Trời) thì có nhà cho rằng nguyên thuộc về mùa xuân (phát sinh vạn vật), hanh thuộc về mùa hạ (vạn vật nảy nở), lợi thuộc về mùa thu (vạn vật thành thục), trinh thuộc về mùa đông (vạn vật đạt tới kết thúc tốt đẹp)
Phùng Hữu Lan trong Tâm Lý họcđã phát huy thêm quan niệm đó mà cho Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh là bốn trình tự trong sự diễn tiến của Càn, hay là cái động lực vận hành tạo nên sinh mệnh:
“Nguyên là đầu, trỏ cái khởi đọan phát động của sinh mệnh, nghĩa là cái trạng thái của vật khi bắt đầu vào cuộc sống.
Hanh là hanh thông, là thông đồng, Khi sinh mệnh của vật đã hiển nhiên trong thực tế, tương thông với ngọai giới thì trạng thái của nó lúc đó gọi là hanh.
Lợi là thuận lợi, là trạng thái của sinh vật khi tương thông với ngọai giới, nó đã thích ứng được với hòan cảnh.
Trinh là thành tựu hẳn hòi, tức là trạng thái của sinh vật vì thích ứng được với hoàn cảnh một cách thuận lợi mà đã hình thành một cách tốt đẹp (Đại cương triết học Trung Quốc – Thượng – trang 170 – Cảo thơm)
d) Tào Thăng trong Chu Dịch Tân Giải (sách đã dẫn) cũng giải nghĩa đại khái như vậy, nhưng cho nguyên hanh lợi trinh chẳng phải chỉ là trình tự hình thành của sinh mệnh, mà của cả vũ trụ kia. Ông bảo:
“Nguyên là hồi càn và khôn mới giao nhau chứ chưa biến hóa.
Hanh là lúc càn, khôn đã giao với nhau rồi mà thôngvới nhau.
Lợi là lúc càn, khôn điều hòa nhau mà biến hóa.
Trinh là giai đọan càn không đã biến hóa xong rồi và định vị”
Theo Cao Hạnh trong Chu Dịch Cổ Kinh Kim Chú thì tất cả những cách giải thích kể trên đều là của người sau cả, chứ mới đầu, Kinh Dịch chỉ dùng để bói thì ý nghĩa nguyên hanh lợi trình khác hẳn:
đ) Nguyên là lớn, Hanh 亨 tức là chữ hưởng 享. Người xưa khi cử hành một cuộc cúng tế lớn (đại hưởng chi tế), bốc sư gặp quẻ Càn thì chép là nguyên hưởng (hưởng lớn).
Lợi, trinh [貞] tức là lợi chiếm [占]. Bốc sư gặp quẻ càn thì cho là làm việc tất có lợi, cho nên chép là lợi trinh.
Trong phần Dịch, chúng tôi theo cách giải thích thông thường nhất.
Cát (một quẻ cát) nghĩa là tốt lành.
Hung ngược lại với cát, xấu nhất
Hối là lỗi, ăn ăn.
Lận là lỗi nhỏ, tiếc.
Vô cữu là không có lỗi hoặc lỗi không về ai cả.
QUI TẮC
Ý nghĩa và tương quan của nội, ngọai quái:
Mỗi trùng quái tuy gồm hai đơn quái chồng lên nhau, nhưng chỉ diễn tả một tình trạng, một sự việc, một biến cố hay một hiện tượng; vậy nội quái và ngọai quái có tương quan mật thiết với nhau.
Tương quan đó ra sao? Có hai thuyết
- Thuyết thứ nhất được nhiều người chấp nhận nhất, thường thấy nhất trong Kinh Dịch, là sự diễn tiến tuần tự về thời gian: hào sơ là bứơc đầu hào thượng là bước cuối, các hào ở giữa là các giai đoạn trung gian.
Điều đó ta thấy rất rõ trong quẻ Thuần Càn. Dù hiểu Càn là đạo trời hay đạo của người, thì chúng ta cũng thấy cái luật diễn tiến lần lần từ lúc mới sinh ra vạn vật rồi tới lúc vạn vật biến hóa, thành thục, hòa hợp, thịnh cực rồi suy (đó là đạo trời), hoặc diễn tiến từ lúc người quân tử còn ẩn dật, tu đức để chờ thời, tới lúc bắt đầu xuất hiện nhưng vẫn phải tiếp tục tu dưỡng, giữ vững chí mình, xem xét thời cơ mà hành động chớ không nên vội vàng, sau mới làm được sự nghiệp lớn, và khi xong sự nghiệp rồi thì nên lui về, nhường cho người khác.
Không nói chỉ quẻ Thuần Càn, nội quái và ngọai quái như nhau: Những quẻ Hàm, Cấn, sư Đỉnh, Tiệm, Thái, Ly, Phệ, Hạp, Bí, Bác...mà nội quái khác ngọai quái, thì cũng vậy: những hào ở ngọai quái diễn tiếp những trình tự trong nội quái.
Chẳng hạn quẻ Hàm: hào 1 là ngón chân, hào 2 là bắp chân, hào 3 là đùi, hào 4 là tim, hào 5 là lưng, hào 6 là mép, lưỡi, sự cảm nhau tiến lần lần như từ ngón chân lên đến mép, lưỡi.
Quẻ Cấn cũng vậy: sự ngăn cản từ hào 1, ngón chân rồi tiến lần lần lên bắp chân, lưng quần, giữa thân mình, mép (hào 5)
Quẻ Tiệm là tiến lần lần: hào 1, con chim hồng tiến tới bờ nước, hào 2 nó lên phiến đá ở bờ, hào 3 nó lên tới 9dất bằng, hão nó nhảy lên cành cây, hào 5 nó lên tới gò cao và hào cuối cùng, nó bay bổng lên trời.
- Thuyết thứ nhì của Ch'u Chai và Winberg Chai trong phần giới thiệu cuốn 1 Chinh (bản dịch của J.Legge).
Mỗi đơn quái có ba hào thì hào 1 có ý nghĩa nên dè dặt vì là bước đầu, hào 3 có ý nghĩa phải đề phòng vì là lúc cùng cực, chỉ hào 2 là có ý nghĩa nên họat động.
Mỗi trùng quái cũng vậy:
Cặp 1 và 6: bất biến, vì là bước đầu và bước cuối.
Cặp 3 và 4L thay đổi, bấp bênh vì càn ở nội quái chưa lên ngọai quái, (hào 3) hoặc mới lên ngọai quái (hào 4)
Chỉ cặp 2 và 5 có nhiều tác động.
- Thuyết thứ ba, ít người áp dụng, tôi mới thấy J. Lavier trình bày trong cuốn Le Livre de la terre et du ciel, cho rằng tương quan giữa nội quái và ngọai quái là tương quan nhân quả.
Nội quái diễn cái nhân:
Hào 1 là thực thể (substance) của nhân.
Hào 2 là biểu thể (manifestation) của nhân.
Hào 3 là đặc tính (essence) của nhân.
Ngọai quái diễn cái quả:
Hào 4 là thực thể của quả.
Hào 5 là biểu thị của quả
Hào 6 là đặc tính của quả.
Như vậy hào 4 là cái quả của hào 1, hào 5 là cái quả của hào 2, hào 6 là cái quả của hào 3.
Tôi không biết thuyết đó có phải của Đạo gia hay không, chắc chắn không phải của Dịch học phái thời Chiến quốc, Hán sơ.
Tôi còn thấy có sách nói quẻ đơn sở dĩ có ba hào vì người đầu tiên vạch ra muốn có đủ tam tài (ba ngôi): trời, đất, người, Hào dưới cũng là đất, hào trên cũng là trời, hào giữa là người.
Do đó quẻ trùng có 6 hào thì hai hào ở dưới cùng cũng là đất, hai hào trên cùng là trời, hai hào ở giữa là người.
Thuyết này cũng rất ít khi thấy áp dụng.
Ý NGHĨA CÁC HÀO
Trung - Chính:
Dưới đây là một số qui tắc rất quan trọng, có thể nói là quan trọng nhất trong Dịch, trong nhân sinh quan của Trung hoa, chúng ta nên nhớ kỹ.
Trước hết chúng ta phải phân biệt bản thể, tính cách của hào, và vị trí của hào.
Hào chỉ có hai lọai: dương và âm. Đó là bản thể của hào.
Tính cách của dương là: đàn ông cương cường, thiện, đại, chính, thành thực, quân tử, phú quí.
Tính cách của âm là: đàn bà, nhu thuận, ác (xấu, trái với thiện), tà ngụy (trái với thành thực) tiểu nhân, bần tiện...
Như vậy, dương tốt đẹp, âm xấu xa. Nhưng đó chỉ là xét chung. còn phải xét vị trí của Hào nữa, mới định được là tốt hay xấu. Dù là hào dương mà vị trí không trung, chính thì cũng xấu; dù là hào âm mà vị trí trung chính thì cũng tốt.
Thế nào là trung?
Nội quái có ba hào: 1 là sơ, 2 là trung,3 là mạt.
Ngọai quái cũng có ba hào: 4 là sơ, 5 là trung, 6 là mạt. Vậy trung là những hào ở giữa nội quái và ngọai quái, tức hào 2 và hào 5, dù bản thể của hào là dương hay âm thì cũng vậy.
Thế nào là chính?
Trong 6 hào, những hào số lẻ 1, 3, 5 có vị trí dương; những hào số chẵn 2, 4, 6 vị trí âm.
Một hào bản thế là dương (nghĩa là một vạch liền) ở vào một vị trí dương thì là chính, ở vào một vị trí âm thì là bất chính.
Một hào bản thế là âm (nghĩa là một vạch đứt) phải ở vào một vị trí âm thì mới gọi là chính, nếu ở vào vị trí dương thì là bất chính.
Ví dụ quẻ Thuần Càn:sáu hào đều là hào dương cả (về bản thể), hào 2 và 5 đều là trung, nhưng hào 2 không chính, chỉ hào 5 mới được cả trung lẫn chính, vì hào 2 là dương ở vị trí âm (hào chẵn) mà hào 5 là hào dương ở vị trí dương (hào lẻ).
Bốn hào kia thì hào 1 vả 3 đắc chính mà không đắc trung;hào 4, 6 không đắc chính cũng không đắc trung.
Do đó hào 5 quẻ Càn là hào tốt nhất trong quẻ, mà danh từ "cửu ngũ" (cửu là dương, ngũ là thứ 5, cửu ngũ là hào thứ 5, dương) trỏ ngôi vua, ngôi chí tôn.
6 ______ không chính cũng không trung
5 ______ vừa trung vừa chính
4 ______ không chính cũng không trung
3 ______ chính mà không trung
2 ______ trung mà không chính
1 ______ chính mà không trung
Một thí dụ nữa, quẻ Thủy hỏa Kí tế:
6 ___ ___ chính mà không trung
5 ___ ___ vừa trung vừa chính
4 ___ ___ chính mà không trung
3 ___ ___ chính mà không trung
2 ___ ___ vừa trung vừa chính
1 ___ ___ chính mà không trung.
Trong 64 quẻ, không có quẻ nào mà hào nào cũng tốt ít nhiều có được một đức hoặc trung, hoặc chính, có hào (5) được cả hai, như quẻ này, cho nên mới có nghĩa là Kí tế: đã nên việc, đã xong, đã qua sông.
Quẻ này cũng có hào "cửu ngũ" nhưng ở đây, nó không trỏ ngôi vua, vì ở trong quẻ Càn, quẻ quí nhất (tượng trưng cho trời) đứng đầu 64 quẻ nó mới thực có giá trị lớn. Ở quẻ Kí tế trỏ việc đời nó chỉ tương đối có giá trị thôi.
Quan niệm trung chính là quan niệm căn bản của Dịch, cho nên Trương Kì Quân bảo: "Dịch là gì? chỉ là trung, chính mà thôi. Đạo lý trong thiên hạ chỉ là khiến cho việc không trung trở về chỗ trung, việc không chính trở về chỗ chính"
Thời - Vị trí của mỗi hào còn cho ta biết thời của mỗi hào nữa, vì như trên chúng ta đã biết, hào 1 là sơ thời, hào 3 là mạt thời của nội quái, hão là sơ thời, hào 6 là mạt thời của ngọai quái, cũng là mạt thời của trùng quái.
Xét về phương diện tĩnh thì là vị trí chính hay không chính, xét về phương diện động thì là cập thời hay không cập thời.
Lên hào 2, mới nên xuất hiện (nhưng chưa nên làm gì), như vậy là cập thời, hợp thời.
Lên hào 5, vừa trung vừa chính, tài đức đã trau giồi lâu rồi, là lúc làm nên sự nghiệp, làm là cập thời, không làm là bỏ lỡ thời cơ.
Tới hào 6, hào cuối cùng, thịnh cực rồi tất phải suy, không biết kịp thời rút lui, thì sẽ bị họa.
Vì vậy quan niệm thời còn quan trọng hơn quan niệm trung chính nữa, và Tiết Tuyên nói rất đúng:
"Sáu mươi bốn quẻ chỉ là một lẻ, một chẳn (một dương một âm); mà vì ở vào những thời khác nhau, cái "vị" (trí) không giống nhau, cho nên mới có vô số sự biến. Cũng như con người, chỉ có động với tĩnh, mà vì "thời" và (địa) "vị" không giống nhau, cho nên có cái đạo lý vô cùng; vì thế mới gọi là dịch (biến dịch)"
Về những quan niệm chính trung, thời, tôi sẽ xét kỹ hơn trong Chương VI.
TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC HÀO
Những hào ứng nhau:
Xét về vị trí, mỗi hào trong nội quái ứng với một hào trong ngọai quái:
Hào 1 ứng với hào 4: hào lẻ ứng với hào chẳn.
Hào 2 ứng với hào 5: hào chẳn ứng với hào lẻ.
Hào 3 ứng với hào 6: hào lẻ ứng với hào chẳn.
Vậy dương vị ứng với âm vị, và ngược lại (1). Đó chỉ mới là một điều kiện.
Còn phải một điều kiện nữa thì mới gọi là tốt: hai hào phải khác nhau về bản thể, một là dương, một là âm thì mới “ có tình” với nhau, mới “tương cầu”, tương trợ nhau như hào 1 và 4 quẻ Tụng. Nếu hai hào vị tuy khác nhau (một chẳn một lẻ) mà thể giống nhau (cùng dương cả, hoặc cùng âm cả) thì có khi kỵ nhau chứ không giúp nhau được gì như hào 2 và 5 quẻ Tụng. Nhưng cũng có khi ứng mà vô tình cũng tốt, như “hào 1 và 4 quẻ Phong, tương thành chứ không tương dịch (xin coi thêm Chương VI).
Trong ba cặp tương ứng 1-4, 2,5,3,6 thì:
- Cặp 2-5 quan trọng nhất, hai hào đều đắc trung cả mà hào 5 lại ở vào địa vị cao nhất.
Nếu hào 5 là âm (nhu), hào 2 là dương (cương) thì tốt, vì hào 5 là người trên (vua, cha, chồng) mà nhu, biết khiêm tốn, khuất kỉ, tín nhiệm người dưới (như Tề Hòan Công chịu nghe lời Quản Trọng); còn hào 2 là người dưới (bề tôi, con, vợ) cương trực nhưng lễ độ, biết giúp đỡ, khuyên răn người trên.
Đó là trường hợp các quẻ 4, 7, 11, 14, 18.. (coi phần dịch ở sau)
Nếu ngược lại hào 5 là dương (cương), hào 2 là âm (nhu) thì kém tốt, vì người trên tự tín quá, mà người dưới nhu thuận quá, không dám khuyên can người trên.
Đó là trường hợp quẻ 39 (Thủy Sơn Kiển), quẻ 63 (Thủy hỏa kí tế).
Xét chung thì như vậy, nhưng tốt hay xấu còn phải tùy ý nghĩa của tòan quẻ mà đóan:
- Cặp 1-4 không quan trọng mấy, nhưng vẫn thường được xét. Nếu hào 4 là âm, hào 1 là dương thì ý nghĩa khá tốt: lý do cũng như trường hợp hào 5 là âm, hào 2 là dương.
Ngược lại, nếu 4 là dương, 1 là âm thì kém: cả hai đều bất chính.
- Cặp 3-6 rất ít khi được xét tới. Vì lẽ hào 6 đã tới thời suy, cần phải rút lui, không cần người dưới giúp nữa; mà ngưới – hào 3 - ở vào một địa vị mập mờ, không chính đáng (cuối quả mà chưa lên được quẻ ngọai), muốn giúp hào 6 thì phải qua mặt hào 5 – đương cầm quyền trong quẻ - như vậy sợ bị tội.
Trong một quẻ nào có một hào làm chủ cả quẻ (coi phía dưới trang này) thì không xét những cặp ứng nhau theo những qui tắc kể tr6n, mà chỉ theo ý nghĩa tòan quẻ thôi.
Những hào liền nhau:
Sự tương quan giữa hai hào liền nhau không quan trọng bằng sự tương quan giữa những hào ứng nhau, cho nên dưới đây chúng tôi chỉ xét qua thôi.
Nguyên tắc là hai hào liền nhau thì một dương (xét về thể) một âm mới tốt. Có tất cả năm cặp: 1-2, 2-3,3-4,4-5,5-6.
- Quan trọng nhất là cặp 4-5 vì hào 5 là vua, hào 4 là vị đại thần ở bên cạnh vua.
Hào 4 mà nhu (âm), hào 5 mà cương (dương) thì thường tốt, vì cả hai hào đều chính vị, mà vị đại thần ở bên cạnh vua cần phải tôn trọng vua; không như hào 2 ở xa vua, chưa có chức phận gì, chỉ có tài đức, tiếng tăm thôi, không nhất thiết phải nghe theo mọi lời của vua.
- Ngược lại nếu 4 mà cương, 5 là nhu thì thường xấu: đại thần có thể lấn quyền vua. Tôi nói thường, vì có khi tốt, như trường hợp quẻ Lôi địa Dự ở trang sau. Còn phải tùy theo ý nghĩa của quẻ nữa.
- Cặp 5-6 cũng nên xét. Nếu 5 là âm, 6 là dương thì thường tốt vì vua tự đặt mình dưới một hiền nhân (hào 6), nghe lời hiền nhân thì mọi sự sẽ tôt.
Ngược lại, nếu 5 là dương, 6 là âm, thì xấu vì hào 6 không giúp gì được cho hào 5 cả. Chúng ta thấy trong trường hợp trên, hai hào 5 và 6 đều không chính mà ý nghĩa lại tốt; trong trường hợp dưới, hai hào đó đều chính cả (dương ở dương vị, âm ở âm vị) mà ý nghĩa lại xấu.
Một lần nữa, trong Dịch, không có qui tắc gì luôn luôn đúng, có rất nhiều lệ ngọai, phải tùy thời mà xét.
- Cặp 3-4 có một điểm giống nhau: cả hai đều ở khỏang nội quái bước qua ngọai quái, còn hoang mang không biết nên tiến hay thóai, cho nên còn có tên là “tế” 際 (ở giữa, ở trên bờ), là “nghi” (nghi ngờ).
Còn hai cặp 1-2, 2-3 không có gì đặc biệt, nên không xét.
Hào làm chủ:
Có một qui tắc nữa nên nhớ:
“chúng dĩ quả vi chủ, đa dĩ thiểu vi tôn”
Nghĩa là cái gì nhiều thì bỏ đi mà lấy cái ít.
Theo qui tắc đó, quẻ nào nhiều dương thì lấy âm làm chủ; ngược lại thì lấy dương làm chủ.
Như trong tám quẻ đơn, không kể hai quẻ càn, khôn ba hao đều dương hoặc đều âm, còn lại 6 quẻ kia thì ba quẻ:Chấn, Khảm, Cấn mỗi quẻ đều có 2 âm 1 dương, cho nên lấy dương làm chủ, mà coi những quẻ đó là dương; ba qủe ; tốn, đóai, mỗi quẻ đều có hai dương, một âm, cho nên lấy âm làm chủ, mà coi những quẻ đó là âm. Chúng ta nhận thấy những quẻ dương số nét đều lẻ, những quẻ âm số nét đều chẳn. (Một vạch đứt __ __ âm, kẻ làm hai nét).
Trong những quẻ trùng, cũng vậy.
Thí dụ quẻ Lôi Địa Dự ䷏ có năm hào âm, một hào dương (hào thứ tư) thì lấy hào dương đó làm chủ cả quẻ, hào chủ động trong quẻ, ý nghĩa tòan quẻ tùy thuộc nó cả.
Hào đó là vị cận thần có tài đức, cương cường (dương) ở bên cạnh ông vua nhu nhược (hào ngũ là âm), hào 4 không chế được các hào âm (kẻ tiểu nhân, kém đức) ở dưới, giúp được vua, khiến cho xa hội được vui vẻ (dự có ngĩa là vui vẻ sung sướng).
Một thí dụ nữa: quẻ Trạch thiên Quải ䷪ có năm hào dương, một hào âm thên là Càn (trời), dưới là Đoài (chằm)" href="index.php?tuaid=7355&chuongid=20">10. QUẺ THIÊN TRẠCH LÝ
11. QUẺ ĐỊA THIÊN THÁI 12. QUẺ THIÊN ĐỊA BĨ 13. QUẺ THIÊN HỎA ĐỒNG NHÂN 14. QUẺ HỎA THIÊN ĐẠI HỮU 15. QUẺ ĐỊA SƠN KHIÊM 16 QUẺ LÔI ĐỊA DỰ 17. QUẺ TRẠCH LÔI TÙY 18. QUẺ SƠN PHONG CỔ 19. QUẺ ĐỊA TRẠCH LÂM 20. QUẺ PHONG ĐỊA QUÁN 21. QUẺ HỎA LÔI PHỆ HẠP 22. QUẺ SƠN HỎA BÍ 23. QUẺ SƠN ĐỊA BÁC 24. QUẺ ĐỊA LÔI PHỤC 25. QUẺ THIÊN LÔI VÔ VỌNG 26. QUẺ SƠN THIÊN ĐẠI SÚC 27. QUẺ SƠN LÔI DI 28. QUẺ TRẠCH PHONG ĐẠI QUÁ 29. QUẺ THUẦN KHẢM 30. QUẺ THUẦN LY 31- QUẺ TRẠCH SƠN HÀM 32. QUẺ LÔI PHONG HẰNG 33. QUẺ THIÊN SƠN ĐỘN 34. QUẺ LÔI THIÊN ĐẠI TRÁNG 35. QUẺ HỎA ĐỊA TẤN 36. QUẺ ĐỊA HỎA MINH DI 37. QUẺ PHONG HỎA GIA NHÂN 38.QUẺ HỎA TRẠCH KHUÊ 39. QUẺ THỦY SƠN KIỂN 40. QUẺ LÔI THỦY GIẢI 41. QUẺ SƠN TRẠCH TỔN 42. QUẺ PHONG LÔI ÍCH 43. QUẺ TRẠCH THIÊN QUẢI 44. QUẺ THIÊN PHONG CẤU 45. QUẺ TRẠCH ĐỊA TỤY 46. QUẺ ĐỊA PHONG THĂNG 47. QUẺ TRẠCH THỦY KHỐN 48. THỦY PHONG TỈNH 49. QUẺ TRẠCH HỎA CÁCH 50. QUẺ HỎA PHONG ĐỈNH 51. QUẺ THUẦN CHẤN 52. QUẺ THUẦN CẤN 53. QUẺ PHONG SƠN TIỆM
Như quẻ Hỏa Phong Đỉnh ䷱ vạch đứt ở dưới cùng như cái chân vạc, ba vạch liền ở trên như cái thân vạc trong chứa thức ăn, vạch đứt ở trên nữa như hai tai vạc, vạch liền ở trên cùng là cái đòn để khiêng vạc, vì vậy gọi là quẻ Đỉnh (Vạc) và cả 6 hào đều giải nghĩa theo cái vạc.
Quẻ Thủy Phong Tỉnh ䷯ cũng hơi giống cái giếng, hào 1 mạch nước, hào 2,3 là lớp đất ở đáy giếng, hào 4 là lòng giếng, hào 5 là nắp giếng, hào 6 là miệng giếng, vì vậy gọi là quẻ Tỉnh (Giếng).
Quẻ Hỏa Lôi Phệ Hạp ䷔ gợi cho ta hình cái miệng hả rộng ra, với một cái que cản ngang miệng: hào 1, 6 là hàm dưới và hàm trên, hão là cái que, còn các hào kia là những vạch đứt, như miệng há ra. Hai hàm răng cắn cái que (vật ngăn cách) cho nó gẩy đi để hợp với nhau được, ngậm miệng lại được, do đó mà đặt tên quẻ là phệ Hạp (cắn để hợp lại).
Rõ ràng nhất là quẻ Sơn Lôi Di ䷚ y như cái miệng mở rộng để nuốt thức ăn (hai nét liền ở trên và dưới là hai hàm răng) cho nên đặt tên là quẻ Di: nuôi nấng.
Trường hợp này tựa như trường hợp 3 chỉ khác việc đặt tên quẻ thôi.
--!!tach_noi_dung!!--

đánh máy: Huyền Băng, sửa chữa và hiệu đính: Trương Củng, vnn, mọt sách
Nguồn: vnthuquan.net
Được bạn: ms đưa lên
vào ngày: 1 tháng 4 năm 2006

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--