Trần Nhơn, ngẩng lên:- Rõ!Chiếc Mig-17PF, sau khi cất cánh từ đầu Tây sang đầu Đông, nếu không được lệnh mới, Lâm Văn sẽ bay dọc sông Hồng ra Hưng Yên, độ cao 1.000 mét. Long nhìn hướng bay rất thẳng của Lâm Văn, anh biết rõ người phi công hiền lành như con gái ấy có những chiến công nổi bật… Sau trận không chiến ngày 14 tháng 6 năm 1965, anh chỉ huy biên đội bắn rơi 1 chiếc F4H ở Hồi Xuân (Thanh Hóa). Ngày 17 tháng 6 năm 1965, anh đã chỉ huy biên đội, bắn rơi 2 máy bay Mỹ, riêng anh bắn rơi 1 chiếc F-4B. Anh là người duy nhất của trung đoàn chiến đấu 2 trận, cả 2 trận biên đội anh đều bắn rơi máy bay phản lực Mỹ. Anh được phân công chuyển sang bay đêm và chỉ thời gian ngắn anh đã trở thành phi công ban đêm ưu tú.Lâm Văn bay dọc theo sông Hồng, bên phải lấp lánh nhiều ánh đèn của Thủ đô Hà Nội. Văn bay sâu xuống phía Nam, thi thoảng nhìn thấy những ánh đèn dầu màu vàng lẻ loi ở những nhà dân hai bên bờ sông. Lâm Văn vốn là người Việt gốc Hoa, quê ở Cà Mau, anh học giỏi chuyên môn nhờ vốn tiếng Hoa. Lâm Văn chân thành, sống đơn giản, bay giỏi, ít khi có thói ngông nghênh nên được mọi người yêu mến. Trên tai Lâm Văn bỗng vang lên:- 24, hướng bay 190 độ, Đông Đô gọi.Lâm Văn bóp micro:- 24 nghe Đông Đô rất tốt, hướng bay 190 độ, độ cao 1.000 mét.Trần Nhơn căng thẳng, cây thước tam giác anh cầm ở 1 góc, chiều dài đặt xuống dọc theo vệt đường bay của Lâm Văn, Nhơn vạch 1 đường chì theo hướng 190 độ. Hướng đó sẽ đưa chiếc Mig ra phía trước tốp địch định đánh. Long nhắc:- Anh Nhơn, qua trái 10 độ, bay đêm không nên tạo góc lớn.Trần Nhơn nghe Long nhắc, dù nhỏ, nhưng anh không làm theo. Đường bay của chiếc Mig-17PF, rõ ràng sẽ giao nhau với tốp địch ở phía trước khá xa. Long lại nói gần tai Nhơn:- Coi chừng xông trước.Nhơn quay lại, thắc mắc:- Anh biết gì? Để yên, tôi đang tạo thế.Lê Lạc thấy rõ, Trần Nhơn rất sĩ diện, anh ta sẽ không nghe bất kỳ ai. Bản thân anh ta nghĩ rằng mình giỏi. Dù sao cự ly đến địch còn xa, việc xử lý không có gì khó khăn. Lê Lạc tập trung theo dõi, Long chồm lên bàn, anh ước lượng, 1 phút nữa phải sửa hướng, nếu không sẽ… Long nhắc tiếp:- Sửa trái 20 độ ngay. Tiếp địch từ phía sau. Địch tốc độ nhỏ, anh Nhơn chú ý…Nhơn gắt:- Tôi biết rồi.Long biết, một người như Trần Nhơn, Long nhắc không dễ gì anh ta nghe anh. Vấn đề là, vì kết quả của không chiến và vì an toàn cho phi công, Long nhắc còn là vì, anh nhận ra, ở mặt trận mới, nếu chỉ vì tự ái cá nhân hoặc bất kỳ vì động cơ gì, cũng đều làm cho trận không chiến trở thành thất bại. Lê Lạc còn biết rõ hơn, Trần Nhơn đang có một ý định gì đó, dù là ý đồ của một sĩ quan cấp thiếu úy chẳng thể nào thay đổi hình thái bố trí và, điều anh ngày càng nhận rõ thái độ của Trần Nhơn không như ý nghĩ ban đầu của anh. Trong lúc đó, tốp máy bay của ta ngày càng tiến gần hơn tốp tiêm kích địch ở phía Tây chợ Bến. Tốp cường kích ở bên trái khá xa. Trần Nhơn chưa có động thái gì, sĩ quan dẫn đường ở mặt hiện sóng đoàn Sao Đỏ Lê Thiết bóp micro:- Đông Đô, Tam Đảo 2 nhìn rất rõ, xin phép dẫn tiếp cận.Tư lệnh Nguyễn Văn Tiên gật đầu:- Đồng ý, cho Thiết dẫn. Sở chỉ huy theo dõi chặt, can thiệp kịp thời.Trần Nhơn bóp micro:- Cho phép Tam Đảo 2, Đông Đô.Lê Thiết dõng dạc:- 24 vòng trái hướng 120 độ, độ cao 2500m.Như vậy là Lê Thiết đã cho vòng để tránh làm cho Lâm Văn đi trước địch. Long rất đồng tình với Lê Thiết, anh tập trung theo dõi. Trong tai Long nghe Lâm Văn phấn chấn:- 24 nghe rõ, 120 độ, 2.500m.Lê Thiết thông báo:- 24 cá sấu bên phải, 45 độ, 20km.Lê Thiết là một sĩ quan trẻ, người Tầm Vu, giọng nói rõ ràng, chững chạc. Anh là một chiến sĩ bộ binh chuyển sang không quân để làm phi công. Do quá mập, động tác chậm trong cử động, bị loại, nguyện vọng trở thành phi công của mình không được. Nhưng, Lê Thiết rất giỏi phân biệt các mục tiêu cố định và di động trên hiện sóng. Anh có khiếu gần như bẩm sinh để dẫn đường ở mặt hiện sóng. Thiết có cặp mắt sáng, nhận biết các sóng phản xạ chính xác, thuộc lòng các mục tiêu cố định. Anh bình tĩnh, tự tin, luôn dẫn đầu trong phát hiện và dẫn đánh chặn thực binh. Thiết tiếp tục:- 24, cá sấu bên phải, 65 độ…Lâm Văn trả lời:- 24 nghe rất rõ.- 24 vòng phải, hướng bay 300 độ. Cá sấu bên trái phía trước 15 km. 24 chú ý, quan sát đèn.- 24 nghe rất rõ.Lâm Văn quan sát, bầu trời nhiều sao, những ngôi sao màu trắng, chớp chớp ở xa. Những ngôi sao gần hơn màu vàng đậm, anh chưa thấy đèn. Long chồm hẳn lên bàn, tốp máy bay ta ngày càng đến gần địch. Sở chỉ huy bồn chồn. Tư lệnh không quân đã đứng lên từ lâu, ông hỏi Trần Nhơn:- Dẫn đường như thế đúng chưa? Vì sao Lâm Văn chưa phát hiện địch. Nè, cự ly còn mấy cây số nữa?Trần Nhơn lúng túng, Lê Lạc báo cáo:- Thưa, ban đêm không thể nhìn thấy xa hơn 2km nếu có đèn, còn không có đèn dưới 200 mét, chúng ta đã đánh một trận ban đêm hồi cuối năm 1964. Cự ly bây giờ là 8km, ra-đa chưa thấy được.Thượng tá gật đầu, ông nhớ chiếc T-28 số hiệu 963 do một trung úy phi công phản chiến Lào bay sang Việt Nam tháng 9 năm 1963, chúng ta sửa lại, huấn luyện phi công, ngày 15 tháng 12 năm 1964 phi công Nguyễn Văn Ba và Lê Tiến Phước đã từ chiếc T-28 trong đêm có ánh trăng mờ phát hiện được chiếc máy bay biệt kích, bắn rơi nó bằng 3 loạt đạn. Ông chỉ huy trận đánh đó, làm sao mà quên được. Ông nói:- Trên chiếc Mig-17PF có trang bị ra-đa?Lê Lạc nói:- Thưa, đúng là nó được trang bị ra-đa, nhưng để ra-đa phát hiện được, phải dẫn với góc vào gần bằng không và chênh lệch độ cao cũng gần bằng không.Ngay lúc đó, Lê Thiết dõng dạc:- 24 sửa trái 10 độ, độ cao 3.000 mét.- Nghe rõ.Lê Thiết phát lệnh:- 24, mở ra-đa.- 24 nghe rõ, mở ra-đa.